Đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 104 - 105)

- Về nhận thức của các bên có liên quan và sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra sau thông quan

TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH

3.2.3.2. Đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan

trong hoạt động kiểm tra sau thông quan

3.2.3.1. Hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động kiểm tra sau thông quan quan

Xây dựng mới trụ sở cho Chi cục KTSTQ đảm bảo điều kiện làm việc (bao gồm cả nơi tiếp và làm việc với doanh nghiệp), nhất là trong bối cảnh biên chế đang được tăng cường trong giai đoạn hiện nay.

Trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc (bàn, ghế làm việc, tủ tài liệu, máy vi tính… cho công chức KTSTQ), phương tiện đi lại (xe máy, xe ô tô…) phục vụ công tác xác minh, điều tra. Đồng thời, đầu tư trang thiết bị trang thiết bị như: máy ghi âm, máy ghi hình, máy tính xách tay, máy giám định tài liệu.

3.2.3.2. Đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan quan

Quan tâm đầu tư và trang bị đúng mức đến hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ KTSTQ mà trọng tâm là thông tin liên quan đến các đối tượng KTSTQ, thông tin liên quan đến hàng hóa XNK và các thông tin khác liên quan đến hoạt động KTSTQ. Các thông tin này phải được cập nhật thường xuyên và có hệ thống từ các đơn vị trong ngành Hải quan, trong ngành tài chính, từ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước và thông tin từ nước ngoài.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các phần mềm chương trình quản lý, phục vụ cho yêu cầu quản lý và hoạt động KTSTQ. Tập trung đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật doanh nghiệp; xác định và kiểm tra đối với những doanh nghiệp, loại hình và mặt hàng trọng điểm (rủi ro cao), trong đó chú trọng kiểm tra về giá, định mức hàng gia công và sản xuất - xuất khẩu, mã số hàng hoá, xuất xứ ASEAN, các ưu đãi về thuế. Tiến tới xây dựng hệ thống lựa chọn đối tượng kiểm tra tự động, dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin tiên tiến; tăng cường ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong mô hình nghiệp vụ KTSTQ.

Quản lý doanh nghiệp là một bước tiến mới trong công tác Hải quan, đó là việc chuyển công tác quản lý tại một thời điểm sang quản lý một quá trình chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp. Về lâu dài, ngành Hải quan cần phải có một hệ thống dữ liệu thông tin riêng, thống nhất, không những chỉ quản lý về nhân thân doanh nghiệp XNK mà còn phải nắm bắt được đầy đủ các thông tin về hàng hóa XNK (đối với hàng hóa nhập khẩu kể từ khi được đưa lên tàu, hành trình chuyên chở cho đến khi cập cảng và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa đó, đối với hàng hóa xuất khẩu từ trong quá trình sản xuất đến quá trình giao dịch, trao đổi mua bán xuất qua cầu tầu ra nước ngoài). Để thực hiện được, khâu quan trọng nhất là cần phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu với các đơn vị quản lý khác.

Kỹ thuật quản lý rủi ro được áp dụng trong cả quy trình nghiệp vụ KTSTQ và cả trong việc quản lý, tổ chức thực hiện. Trong những năm gần đây, ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Quảng Ninh nói riêng đặc biệt quan tâm đến quản lý nội bộ, việc sử dụng công chức KTSTQ có năng lực và được đào tạo sẽ thực sự hiệu quả đối với quản lý rủi ro. Sự đào tạo và kinh nghiệm phù hợp sẽ cho phép công chức KTSTQ xác định ra những rủi ro cố hữu trong những tình huống nhất định và vạch ra những hành động khắc phục phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w