Khả năng-hiện thực Khả năng là cái đang “tồn tại hiện thực” mà trong sự vận động nhất định sẽ có, sẽ xẩy ra khi có các điều kiện thích hợp tương ứng.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 47 - 48)

III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

6. Khả năng-hiện thực Khả năng là cái đang “tồn tại hiện thực” mà trong sự vận động nhất định sẽ có, sẽ xẩy ra khi có các điều kiện thích hợp tương ứng.

sự vận động nhất định sẽ có, sẽ xẩy ra khi có các điều kiện thích hợp tương ứng.

Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại thực sự bao gồm tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và những hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức. Phạm trù vật chất khác với phạm trù hiện thực, vật chất bao gồm tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người; còn hiện thực bao gồm bao gồm tất cả những gì đang tồn tại khách quan (vật chất) lẫn những gì đang tồn tại chủ quan (ý thức); theo nghĩa này, hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan được dùng để phân biệt các hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần.

Tùy thuộc vào sự hình thành khả năng, có khả năng tất nhiên (được gây nên bởi các tương tác tất nhiên như khi gieo đồng xu, xuất hiện một trong hai mặt) và khả năng ngẫu nhiên (được gây nên bởi các tương tác ngẫu nhiên, mặt xu sấp hay ngửa trong ví dụ trên). Khả năng tất nhiên còn được chia thành khả năng gần (đã gần đủ hoặc đủ điều kiện để chuyển thành hiện thực) và khả năng xa. Ngoài ra còn có các loại khả năng chủ yếu, thứ yếu; khả năng tốt, xấu; khả năng cùng tồn tại, không cùng tồn tại; khả năng thuận, khả năng nghịch v.v.

Mối liên hệ biện chứng giữa khả năng với hiện thực và ý nghĩa phương pháp luận của nó 1) Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, luôn chuyển hóa cho nhau. Vì vậy, cần dựa vào hiện thực, nhưng cũng phải tính đến khả năng 2) ở cùng một sự vật, hiện tượng, có thể tồn tại một số khả năng. Vì vậy, cần lựa chọn và thực hiện khả năng 3) ngoài những khả năng vốn có, khi có thêm những điều kiện mới sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới. Vì vậy, cần chú ý tới khả năng tất nhiên, khả năng gần 4) bản thân mỗi khả năng tăng lên hoặc giảm đi tùy thuộc vào sự biến đổi của sự vật, hiện tượng trong những điều kiện cụ thể. 5) trong lĩnh vực xã hội, khả năng không tự biến thành hiện thực. Vì vậy, cần tạo điều kiện cần thiết để nhân tố chủ quan tham gia vào quá trình đó.

Khi nghiên cứu các cặp phạm trù cần liên hệ chúng với nhau và với các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, bởi thế giới muôn hình, muôn vẻ, cho nên, dù quan trọng đến mấy, chỉ riêng các cặp phạm trù hoặc các quy luật cơ bản sẽ không phản ánh được các mối liên hệ bản chất của thế giới một cách đầy đủ bởi "Quy luật nắm lấy cái gì là yên tĩnh- mà chính vì vậy mà mỗi quy luật, mọi quy luật đều chật hẹp, không đầy đủ, gần đúng"36.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w