VI/ Khủng hoảng nợ Dubai và Hy Lạp
1. Phân tích thị trường Việt Nam Nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế vừa qua đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam ở hầu hết các ngành.
Tốc độ tăng độ tăng trưởng GDP giảm: tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ đạt khoảng 6,7. Trong quý I/2009, tác động của khủng hoảng đã trở nên rõ ràng khi GDP chỉ tăng 3,1% so với năm trước, và thấp hơn 4 phần trăm so với mức tăng trưở ng bình quân của quí một của một vài năm trước. Theo số liệu thống kê, năm 2009 nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những khó khăn nhất định. Sản xuất công nghiệp tháng 1/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế chính phủ giảm 8,5%; khu vực kinh tế ngoài chính phủ giảm 2,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,2% (dầu mỏ và khí đốt tăng 14,6% các sản phẩm khác giảm 4,8%). Chính phủ cũng đã có những biện pháp điều chỉnh nhất định để khắc phục cuộc khủng hoảng này nhưng với những dư âm của nó cộng với việc Việt nam còn chập chững khi bước vào quá trình toàn cầu hóa khiến Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn và hiện nay, cách quản lý của chúng ta vẫn chưa theo kịp thị trường thế giới, Việt Nam vẫn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn xảy ra khủng hoảng nợ.
• Nền kinh tế đã quá nóng: Mức tăng trưởng bình quân hàng năm
của Việt Nam đã được duy trì ở mức 7-8%/năm. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 10%, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tài chính) tăng 8%, trong khi lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 3,4% đã cho thấy mức độ đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản. Dấu hiệu rõ ràng nhất là lạm phát tăng nhanh, giá cả hàng loạt các mặt hàng như thực phẩm, hàng tiêu dùng, xăng dầu tăng vọt, vòng quay
của tiền thấp; giá hàng hóa vẫn ở mức thấp; sản xuất chưa phục hồi. Chính sách tín dụng nới lỏng của NHNN (từ năm 2003 đến 2007, cung tiền tăng 25% mỗi năm trong khi giữ lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc không đổi) đã khiến lạm phát liên tục ở mức cao, và nhảy vọt đến trên 12% vào cuối 2007. Tổng dư nợ giữa 2007 là gần 1000 nghìn tỉ đồng, tăng hơn ba lần so với 2003 và nằm trong khoảng 90%-100% GDP 2007 cộng thêm các khoản đầu tư vốn nước ngoài lớn trong khi nền kinh tế không có khả năng hấp thụ được nguồn vốn lớn đã dẫn tới lạm phát xảy ra . Hiện nay, lạm phát đang ở mức rất cao (lên tới đỉnh điểm 28,3% vào tháng 8/2008) và các chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay có tính chất dễ dãi với lạm phát như chính sách hỗ trợ lãi suất, khuyến khích tăng trưởng tín dụng, nới lỏng kiểm soát giá năng lượng và thiết yếu (điện, xăng dầu), điều chỉnh tiền lương. Tình hình lạm phát này sẽ gây trở ngại cho cho chính sách tiền tệ (cản trở chính sách kích cầu của chính phủ) và dù thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định nhưng Chính phủ vẫn cần phải duy trì lãi suất cao để bảo đảm nguồn vốn trong nước; tốc độ tăng trưởng chậm dần sẽ tạo ra áp lực cho ngành ngân hàng và tạo môi trường không mấy thuận lợi cho tăng trưởng về trung hạn. Mặt khác, việc này cũng dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội vì khi giá cả hàng hóa gia tăng thì đa số người dân nghèo sẽ gặp khó khăn hơn.
• Cơ cấu kinh tế chậm chuyển đối : Suốt hàng chục năm qua, cơ
cấu các ngành kinh tế biến đổi rất chậm. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng giảm chậm: từ 34,18% GDP năm 2000 xuống còn 31% năm 2008. Tỷ trọng các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao: tài chính, giáo dục, y tế, bảo hiểm, các dịch vụ phát triển kinh doanh… còn rất nhỏ, không tăng, thậm chí còn có xu hướng giảm xuống, ngày càng xa so với khu vực. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên, lao động chi phí thấp. Trong 112 ngành kinh tế quốc dân, có 26 ngành có đóng góp từ 1% GDP trở lên; 21 sản phẩm có đóng góp từ 0,5 đến dưới 1% GDP, chủ yếu là sản phẩm sơ chế, nguyên liệu. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến trong GDP mới đạt trên 24%, kém xa các nước trong khu vực. Tỷ trọng giá trị gia tăng trung bình của tất cả các ngành,tổng sản lượng giảm từ hơn 45% năm 1999 xuống còn 41% năm 2007. Tỷ trọng này của ngành công nghiệp giảm từ 40% năm 2000 xuống còn 30% năm 2008. Những mất cân đối lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế, trong cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư…như khu vực kinh tế chính phủ đóng góp 34% GDP, chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư xã hội nhưng chỉ sử dụng 9% số lượng lao động. Khu vực ngoài chính phủ đóng góp 47% GDP, 32% tổng vốn đầu tư xã hội lại sử dụng 87% lao động xã hội. Trong đó, kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khoảng 10% GDP và sử dụng 7% số lao động. Cơ cấu vốn đầu tư thì ngày càng bất hợp lý. Giai đoạn 2000
– 2008, 72% tổng vốn đầu tư xã hội chỉ tập trung vào 20 ngành: khai thác than, dầu khí, điện, bất động sản, khách sạn, giao thông đường bộ, quản lý chính phủ… trong khi có nhiều ngành quan trọng như sản xuất lúa gạo, trồng và chế biến cao su, chè, cà phê, sản xuất phân bón, thuốc chữa bệnh, sản phẩm điện tử và đồ gia dụng…thì không được quan tâm đúng mức. Một ví dụ đơn giản là dành quá nhiều tiền đầu tư vào các dự án sân gofd. Việt Nam hiện nay là một nước số sân gold lớn trên thế giới với 140 sân gold trên tổng số dân 86 triệu người. Nền kinh tế cũng trở nên “lưỡng thể” khi mà các tập đoàn lớn của chính phủ có xu hướng đầu tư sang nhiều ngành không phạm trù kinh doanh của họ, một loạt các tập đoàn chuyển vốn để đầu tư sang lĩnh vực tài chính, bất động sản trong khi nhân sự của họ không đáp ứng đựơc nhu cầu về lĩnh vực họ đang đầu tư. Ví dụ như EVN đầu tư sang lĩnh vực viễn thông, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, hay Vinasin họ đều đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với những ưu đãi về nguồn vốn rẻ của chính phủ cho khu vực kinh tế chính phủ cộng thêm sự đầu tư dàn trải thiếu hiệu quả, cách quản lý vốn của các doanh nghiệp chính phủ thiếu hiệu quả dẫn tới các tập đoàn mắc nợ với tình trạng đáng báo động. Trong năm 2007 thì 70 tập đoàn lớn của chính phủ nợ tới 28 tỷ USD chiếm tới 40% GDP của năm 2007 dẫn tới tình trạng nợ của các tập đoàn trên số vốn chủ sở hữu ở mức rất cao như Cienco 5 (tổng công ty giao thông V) là 42 lần, Cienco I (tổng công
ty giao thông I) 22,5 lần, ở Vinasin là 22 lần, Lilama 21 lần. Tình hình nợ của các tập đoàn trở nên nguy hiểm với nền kinh tế khi mà số nợ này ngày càng tich tụ dẫn tới nguy hiểm cho nền kinh tế vốn đã nhạy cảm.
• Thâm hụt cán cân thương mại : Thâm hụt thương mại tăng nhanh
và tỷ giá dao động bất thường là những dấu hiệu của những rủi ro ngầm ẩn. Việt Nam cũng đang tích luỹ một lượng lớn nợ ngoại tệ không được phòng vệ. Hiện tại dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 16 tỷ USD và các doanh nghiệp chính phủ hiện nay bị ép phải bán 50% số ngoại tệ mà họ giữ. Trong khi đó, thâm hụt thương mại đã tăng tới 18 tỷ USD trong năm 2008 và nới rộng trong những đầu năm 2009 với tỷ lệ tăng 1,5 tỷ USD mỗi tháng. Không những vậy còn có nguy cơ thâm hụt ngân sách nhà nước khi lãi suất tăng vọt làm chi phí giá thành tăng, nợ quá hạn, nợ xấu dềnh lên. Hệ thống tài chính ngân sách nguồn thu giảm rõ rệt qua lãi doanh nghiệp và thuế của dân và tổ chức kinh tế giảm. Thị trường xuất khẩu, an sinh xã hội….cũng chao đảo làm cho bội chi ngân sách vượt khỏi tầm kiểm soát và khả năng cân đối của nền tài chính TTCK giảm sút nghiêm trọng
• Chính sách tỉ giá hối đoái cố định: Chính sách này thường khiến
nền kinh tế nước ta chịu nhiều áp lực. Tháng 11 năm ngoái, NHNN Việt Nam giảm giá Việt Nam đồng, đây cũng là lần thứ ba kể từ
lên hệ thống tiền tệ. Tuy nhiên, mặc dù kể cả khi NHNN Việt Nam phá giá 5.3% giá trị đồng VND vào tháng 11/2009 thì áp lực phá giá tiếp tục đồng VND vẫn ở mức rất cao. Tình trạng suy yếu nghiêm trọng của Việt Nam đồng và nếu người dân cho rằng tiền Việt Nam sẽ còn suy yếu hơn nữa, khi họ chuyển sang tích trữ đô la Mỹ thì càng làm cho đồng tiền Việt Nam suy yếu thêm. Điều này dẫn đến Việt Nam trở nên mất uy tín đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
• Nợ nước ngoài tăng : Hiện tại, nợ của của chính phủ Việt Nam
đang tăng nhanh, chiếm 44,6% của GDP năm 2008. (GDP năm 2008 khoảng 89,8 tỷ USD) và dự kiến sẽ thêm hơn 8 tỷ USD vốn ODA trong năm 2010 (được cam kết tài trợ). Hiện nay, các khoản nợ quốc gia của Việt Nam được Moody xếp hạng Ba3 và Standard & Poor’s xếp hạng BB. Giữa năm 2008 vừa qua, Standard & Poor’s đã hạ thấp mức xếp hạng chỉ số tín dụng quốc gia của Việt Nam từ “ổn định” (stable) xuống “tiêu cực” (negative). Tháng 6 năm 2009, Fitch Ratings đã đánh tụt một bậc xếp hạng định mức tín nhiệm nợ dài hạn bằng đồng nội tệ của Việt Nam xuống mức BB-. Với mức xếp hạng này, Việt Nam đang có chung định mức tín nhiệm nợ đồng nội tệ với Kenya và Serbia. Trong số 18 nền kinh tế châu Á mà Fitch theo dõi, Việt Nam có mức xếp hạng tín nhiệm nợ nội tệ đứng thứ 4 từ dưới lên, cao hơn so với Sri Lanka, Papua New Guinea và Mông Cổ. Ngoài ra, hiện nay chi phí bảo hiểm nợ quốc
gia của Việt Nam khỏi vỡ nợ có thể sẽ tăng vọt lên mức 400 điểm cơ bản nếu vấn đề mất cân đối cán cân vãng lai tiếp tục xấu đi. Mức chi phí bảo hiểm này hiện nay là vào khoảng 231 điểm. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi và có cơ sở nền tảng yếu kém như Mexico, Dubai, Latvia và với mức nợ như vậy thế giới đang lo ngại về Việt nam có thể là một Dubai thứ hai .
• Hiệu qủa hoạt động của bộ máy chính quyền: Tình trạng tham nhũng, sự thiếu trách nhiệm và thiếu minh bạch cùng nền hành chính quan liêu đều có tác động xấu tới tính hiệu quả của bộ máy chính quyền. Một lượng tiền lớn có nguồn gốc tham nhũng, rửa tiền, và đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán, tạo nên bong bóng tài sản. Tham nhũng là tình trạng phổ biến ở mọi cấp chính quyền ở Việt Nam và là rào cản quan trọng ngăn cản công cuộc đầu tư nước ngoài (Theo Chỉ tiêu Xếp hạng Tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2009, thì Việt Nam đứng thứ 120 trong số 180 quốc gia). Các quyền lợi cố hữu và những thành phần bảo thủ trong chính phủ vốn quan tâm nhiều hơn tới vấn đề an ninh có thể gây ảnh hưởng tới công cuộc cải cách kinh tế và tái cấu trúc doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu quả. Trong năm tới có thể các vấn đề chính sách sẽ bị đóng băng hoặc bị xoay theo chiều hướng bảo thủ trong bối cảnh các phe phái đang tranh giành vị trí trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 sẽ khai mạc vào đầu năm 2011.
• Trong lĩnh vực tài chính: đây là thị trường rất nhạy cảm, nó chịu
tác động từ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước nên TTTC là nơi đầu tiên ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 ảnh hưởng. Cuộc khủng hoảng cũng có những tác động gián tiếp và nhất định đến Việt Nam. Hiện nay, hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chịu sự chi phối bởi các NHTM không được kiểm soát một cách hiệu quả với lượng nợ xấu khá lớn trong khi Việt Nam vẫn thiếu các văn bản luật có hiệu quả để điều chỉnh các sai phạm trong quá trình hoạt động.
- TTCK: TTCK đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng
TTCK Việt Nam thật ra vẫn là thị trường sơ khai, chưa lành mạnh, độ nhạy cảm cao, dễ lâm vào bất ổn chủ yếu là do các yếu tố trong nội bộ như thiếu tính công khai, thiếu minh bạch, dân chúng khó tiếp cận, tồn tại giao dịch nội gián, a nhiều vào tâm lý người đầu tư và tâm lý đám đông hơn là kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty được niêm yết trên thị trường. Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã sụt giảm tới 80% và vào cuối năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt bán chứng khoán rút vốn về nước khiến cho các chỉ số chứng khoán Việt Nam trên cả hai sàn sụt giảm nghiêm trọng. So với thời điểm đầu năm 2008 đến nay, chỉ số VN-Index sụt giảm 72% và HasTC- Index giảm 74%. Cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam đạt tới 40% GDP, nhưng sự sụt giảm
quá mạnh trong 2008 là một chuyển động ngược không ngờ tới; hiện chỉ đạt khoảng 19% GDP, thấp hơn cả mức cuối năm 2006 (22,6 GDP). Ngoài ra, huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó khăn vì do tâm lý, các nhà đầu tư nội địa cũng bắt đầu bán tháo chứng khoán ra khỏi thị trường để hướng tới các kênh đầu tư an toàn hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp chính phủ lớn trong các năm tới.Việc huy động vốn qua thị trường vốn càng khó khăn khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ làm chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao. Hơn nữa, việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng rất khó khăn và chi phí tăng cao. Đi cùng với sự suy giảm của thị trường, năm 2008, hoạt động của các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư rơi vào khó khăn và nhiều trường hợp lỗ lớn. Hàng loạt công ty chứng khoán mới thành lập đã phải thực hiện cắt giảm nhân sự hoặc tìm kiếm đối tác nước ngoài, nhằm duy trì khả năng tồn tại qua cuộc khủng hoảng tài chính và môi trường cạnh tranh khốc liệt và trong tương lai gần nhiều công ty chứng khoán và quỹ đầu tư đứng trước nguy cơ phá sản. Mặt khác, đa số nhà đầu tư trên TTCK còn thiếu hiểu biết và chạy theo tâm lý bầy đàn, điều này cũng góp phần không nhỏ đến nguy cơ rút vốn ồ ạt hay bong bóng tài sản.
- Hệ thống ngân hàng: Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện
nay chịu ảnh hưởng rất lớn từ nội tại nền kinh tế, đặc biệt là các chính sách vĩ mô của NHTW. Theo số tư liệu từ hội nghị ngành ngân hàng thì tính đến cuối năm 2008, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng. Trước mắt có những khó khăn như lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR - đang tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các NHTM và doanh nghiệp. Mặc dù số nợ này không lớn, chỉ khoảng hai tỷ USD, nhưng lại buộc phải tái cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như thế sẽ ảnh hưởng tình hình tài chính của một số ngân hàng và doanh nghiệp. Hơn nữa, khủng hoảng ở Mỹ có thể làm cho