Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 71 - 73)

III/ Khủng hoảng nợ Đôn gÁ

6. Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng

Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô: Hàn Quốc, Thái

Lan và Indonesia đã từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo sang một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và hướng tới chế độ mục tiêu lạm

phát, ổn định giá cả. Đồng thời, các nước nỗ lực gia tăng lượng dữ

trự ngoại hối chính phủ của mình. Từ 1997 đến 2005, năm nước bị ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng đã tăng lượng dự trữ ngoại hối của mình lên bốn lần, đạt 378 tỷ USD.

Cải cách khu vực tài chính: Các nước Đông Á đã thực thi các biện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính: (1) Xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính; (2) Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ, (3) Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác; (4) Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính; (5) Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời với nâng cao kỷ luật thị trường. Trong khi đó,các ngân hàng của Hàn Quốc đã áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây và đã giảm được tỷ lệ sở hữu gia đình tại các ngân hàng, tăng cường lợi ích cho các giám đốc bằng cách cho họ quyền chọn mua cổ phiếu, v.v... còn các ngân hàng Malaysia đã thay đổi tập quán cho vay của mình khi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay nhiều hơn.

Cải tổ cách thức quản lý của khu vực doanh nghiệp: Các nước

Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã hoàn thiện các thủ tục về phá

sản, nỗ lực tái cơ cấu nợ của các doanh nghiệp, củng cố các quy

định và tiêu chuẩn về cáo bạch, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao quyền lực và trách nhiệm của ban giám đốc, áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường mức vốn tự có của doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho các hoạt động mua lại và sáp nhập kể cả với doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài.

Cải cách các thị trường: Các nước Đông Á đã và đang phát triển

thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ của mình. Đồng thời, cải cách thị trường lao động đã cho phép các doanh nghiệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn, giúp doanh nghiệp của các nước Đông Á trở nên linh hoạt hơn.

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w