Kết quả điều tra thực hiện quyền chuyển đổ

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng và thế chấp quyền sử dụng đất tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên giai đoạn 2009 2013 (Trang 69 - 72)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 458,04 35,

3.3.1. Kết quả điều tra thực hiện quyền chuyển đổ

Mặc dù là địa phương đạt được nhiều kết quả tích cực trong chương trình dồn điền đổi thửa do Ban Thường vụ tỉnh ủy phát động. Nhưng trong giai đoạn sau khi hoàn thành đợt dồn điền đổi thửa, các dự án đầu tư phát triển kinh tế có xu hướng tăng. Huyện tiếp tục thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân để giao cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Khi thu hồi, không phải tất cả các thửa đất đều bị thu hồi toàn bộ mà có thể bị thu hồi một phần nên quá trình này làm cho các thửa ruộng đã bị manh mún trở lại, có những thửa còn lại chỉ vài chục m2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 không thể canh tác được. Trước tình trạng này các hộ gia đình tự giải quyết bằng cách tự đổi ruộng cho nhau

Theo kết quả điều tra vẫn có 10 hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mang tính tự phát tại các thửa ruộng nhỏ lẻ mà không thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước do vậy gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước về đất đai (xem chi tiết bảng 3.6). Trong giai đoạn từ năm 2009-2013.

Bảng 3.6 Kết quả điều tra về việc thực hiện quyền chuyển đổi QSDĐ tại huyện Khoái Châu

STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng Tỷlệ (%)

Tổng số hộ điều tra Trường hợp 130

1 Số hộ thực hiện chuyển đổi Trường hợp 10 100

Trong đó: Đất ở Trường hợp 0 0,0

Đất nông nghiệp Trường hợp 10 100

2 Diện tích (m2) (m2) 2792

3 Tình hình thực hiện quyền chuyển đổi

3.1 Hoàn tất tất cả các thủ tục Trường hợp 0 0 3.2 Chỉ khai báo tại UBND cấp xã Trường hợp 4 40 3.3 Giấy tờ viết tay có người làm chứng Trường hợp 4 40

3.4 Giấy tờ viết tay Trường hợp 2 20

3.5 Không có giấy tờ cam kết Trường hợp 0 0

4 Thực trạng giấy tờ tại thời điểm chuyển đổi

4.1 GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời Trường hợp 4 40

4.2 Giấy tờ hợp pháp khác Trường hợp 0 0

4.3 Không có giấy tờ Trường hợp 6 60

Đối với các xã có kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển thì ngoại trừ chuyển đổi QSDĐ theo chương trình "dồn điền, đổi thửa", người dân không chú trọng vào phát triển sản xuất nông nghiệp nên ít thực hiện quyền chuyển đổi QSDĐ. Mặc dù từ năm 2009 đến nay ở các xã này số lượng các thửa ruộng bị thu hẹp do quá trình thu hồi để chuyển sang đất sản xuất kinh doanh khá lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Đối với các xã mà kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với hầu hết người dân, sự thuận lợi trong quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình sử dụng đất (Đặc biệt là đối với các hộ muốn canh tác tập trung trên những thửa ruộng có diện tích lớn). Vì vậy, ở các xã này xảy ra tình trạng tự ý chuyển đổi QSDĐ.

Như vậy, tình trạng chuyển đổi QSDĐ mà không làm thủ tục khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn diễn ra trên địa bàn huyện với số lượng ít, trong 10 vụ tự ý chuyển đổi có 4 vụ là đầy đủ giấy tờ hợp pháp (GCNQSDĐ hoặc QĐ giao, cấp đất tạm thời), còn 6 vụ không có giấy tờ, qua điều tra cho thấy có những nguyên nhân chính như sau:

Khoái Châu là một huyện đang trong quá trình công nghiệp hoá mạnh, hàng năm UBND huyện thu hồi một diện tích nhất định đất nông nghiệp để giao cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Do đó các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thường giữ đất để được bồi thường trong trường hợp bị thu hồi đất. Vì vậy, một số vụ chuyển đổi chỉ là đổi đất tạm thời (không thực sự là chuyển QSDĐ cho nhau), chỉ có giá trị trong một thời gian ngắn theo vụ hoặc 1 vài năm. Nếu sau thời hạn này các thửa đất của mỗi bên không bị thu hồi tiếp thì sẽ tiếp tục đổi cho nhau còn nếu đất của một bên bị thu hồi, chủ sử dụng đất sẽ lấy về để giao lại cho Nhà nước lấy tiền bồi thường.

- Hầu hết các bên tham gia chuyển đổi QSDĐ cho nhau trong các trường hợp này có mối quan hệ họ hàng, bạn bè, làng xóm, sống cùng một thôn, xóm nên việc chuyển đổi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, không có các giấy tờ xác nhận và càng không làm các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà.

- Ngoài ra vẫn còn có trường hợp người sử dụng đất không hiểu rõ nghĩa vụ phải đăng ký, làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành chuyển đổi QSDĐ. Điều này phản ánh một thực trạng là việc tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Đất đai tới người dân vẫn chưa rộng khắp.

Về mặt quản lý nhà nước, do đã chuyển đổi ruộng đất, nên đa số các hộ gia đình đã sử dụng ổn định do đó việc chuyển đổi đất nông nghiệp không còn được thực hiện nữa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Đối với người sử dụng đất nông nghiệp, trên thực tế việc sản xuất nông nghiệp ngày càng có hiệu quả trên các mô hình sản xuất. Do những vấn đề nêu trên mà người sử dụng đất nông nghiệp không thực hiện việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng và thế chấp quyền sử dụng đất tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên giai đoạn 2009 2013 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)