Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với thành trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện nhà lưới

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói pardosa pseudoannulata (araneae lycosidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 51 - 55)

3.2 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG VÀ THÀNH TRÙNG NHỆN SÓI (P. PSEUDOANNULATA) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

3.2.2 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với thành trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện nhà lưới

a. Ảnh hưởng trực tiếp

Qua kết quả ghi nhận Bảng 3.7 cho thấy các loại thuốc có ảnh hưởng khác nhau đối với thành trùng nhện sói, có hiệu lực gây chết dao động từ 2,5-100% tại thời điểm 72 giờ sau khi phun (GSKP). Trong đó Cyperan 10EC và Kinalux 25EC gây chết 100% rất nhanh tại thời điểm 3 GSKP; Proclaim 1.9EC, prevathon và Chess 50WG có tác động thấp gần như không khác biệt với đối chứng. Cụ thể như sau:

Bảng 3.7: Độ hữu hiệu của một số loại thuốc hóa học lên thành trùng nhện sói (P.

pseudoannulata) bằng phương pháp phun trực tiếp, trong điều kiện nhà lưới.

T(ºC) = 29,7; RH(%) = 61,0 Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) ở thời điểm sau khi phun thuốc

3g 6g 9g 12g 24g 48g 72g

Abatin 5.4EC 30,0 b 45,0 b 50,0 b 60,0 b 60,0 b 65,0 b 72,5 b Proclaim 1.9EC 0 c 0 c 2,5 c 5,0 c 5,0 c 10,0 c 12,5 c Chess 50WG 50WG 0 c 0 c 0 c 0 c 0 c 2,5 cd 2,5 d Cyperan 10EC 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a

Prevathon 5SC 0 c 0 c 0 c 0 c 0 c 2,5 cd 2,5 d

Kinalux 25EC 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a

Đối chứng 0 c 0 c 0 c 0 c 0 c 0 d 0 d

CV (%) 5, 65 11,66 12,26 16,54 16,54 19,43 18,39

Mức ý nghĩa       

Ghi chú:Ttrong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan.*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, g: giờ.

Tại thời điểm 3 và 6 GSKP, nghiệm thức Cyperan 10EC và Kinalux 25EC gây chết 100% nhện sói. Trong khi các nghiệm thức Proclaim 1.9EC (0%), Prevathon 5SC (0%), Chess 50WG (0%) không gây chết nhện sói và không có khác

38

biệt với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Riêng Abatin 5.4EC có h độ hữu hiệu tăng từ 30% lên 45% tại hai thời điểm 3 và 6 GSKP.

Đến thời điểm 9, 12 và 24 GSKP, Cyperan 10EC và Kinalux 25EC vẫn cho độ hữu hiệu cao nhất. Kế đến là Abatin 5.4EC có độ hữu hiệu tăng từ 45% lên 60%

tại thời điểm 24 GSKP. Proclaim 1.9EC có độ hữu hiệu tăng lên từ 0 đến 5% tại thời điểm 24 GSKP nhưng không có khác biệt với Prevathon 5SC và Chess 50WG qua thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Ở thời điểm 48 và 72 GSKP, các nghiệm thức đã có sự khác biệt tương đối với nhau và đối chứng. Trong đó, Cyperan 10EC và Kinalux 25EC vẫn là hai loại thuốc gây chết cao nhất và có khác biệt rõ rệt với các nghiệm thức khác. Tiếp theo là Abatin 5.4EC (72,5%) và Proclaim 1.9EC (12,5%) gây chết nhện sói cao và khác biệt với đối chứng tại thời điểm 72 GSKP. Còn lại Prevathon 5SC (2,5%) và Chess 50WG (2,5%) tuy có độ hữu hiệu tăng tại thời điểm 72 GSKP nhưng không có khác biệt ý nghĩa so với đối chứng.

Dựa vào Hình 3.7, Cyperan 10EC và Kinalux 25EC là hai loại thuốc gây chết mạnh nhất và nhanh nhất đối với nhện sói. Kế tiếp là Abatin 5.4EC gây chết nhện sói ở mức trung bình, có hiệu lực gây chết đạt 30% tại 3 GSKP và 72,5% tại 72 GSKP. Các loại thuốc còn lại có hiệu lực gây chết rất thấp và gần như không khác biệt với đối chứng.

Nhìn chung, qua thí nghiệm 3.2.2 a, nhận thấy thuốc Cyperan 10EC và Kinalux 25EC có độ độc cao nhất đối với thành trùng nhện sói. Thuốc Chess 50WG và Prevthon 5SC, Proclaim 1.9EC hầu như không gây độc cho thành trùng nhện sói. Thuốc Abatin 5.4EC gây chết cho thành trùng nhện sói nhưng có tác động chậm so với Cyperan 10EC và Kinalux 25EC.

b. Ảnh hưởng gián tiếp

Qua kết quả ghi nhận Bảng 3.8 cho thấy các loại thuốc có ảnh hưởng khác nhau đối với thành trùng nhện sói, có độ hữu hiệu dao động rất cao từ 0-100% tại thời điểm 72 GSKP. Trong đó Cyperan 10EC và Kinalux 25EC gây chết cao tại thời điểm 3 GSKP; Proclaim 1.9EC, Prevathon 5SC và Chess 50WG có tác động thấp gần như không khác biệt với đối chứng. Cụ thể như sau:

Tại thời điểm 3, 6, 9 và 12 GSKP, nghiệm thức Cyperan 10EC và Kinalux 25EC gây chết nhện sói cao và có khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Cụ thể, Cyperan 10EC có độ hữu hiệu tăng từ 10% lên 40%; Kinalux 25EC có độ hữu hiệu cao nhất từ 30% lên 92,5% từ thời điểm 3 GSKP đến 12 GSKP. Tại thời điểm 3 và 6 GSKP, Abatin 5.4EC tuy có gây chết nhện sói nhưng rất thấp và không có khác

39

biệt về mặt thống kê so với đối chứng; đến thời điểm 9 và 12 GSKP có độ hữu hiệu tăng từ 2,5 lên 22,5% mới cho sự khác biệt với đối chứng. Trong khi các nghiệm thức Proclaim 1.9EC (0%), Prevathon 5SC (0%), Chess 50WG (0%) không gây chết nhện sói và không có khác biệt với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 3.8: Độ hữu hiệu của một số loại thuốc hóa học lên thành trùng nhện sói (P.

pseudoannulata) bằng phương pháp phun gián tiếp, trong điều kiện nhà lưới.

T(ºC) = 29,1; RH(%) = 64,6 Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) ở thời điểm sau khi phun thuốc

3g 6g 9g 12g 24g 48g 72g

Abatin 5.4EC 2,5 c 2,5 c 10,0 c 22,5 c 37,5 c 47,5 c 55,0 b Proclaim 1.9EC 0 c 0 c 0 d 0 d 5,0 d 10,0 d 15,0 c

Chess 50WG 0 c 0 c 0 d 0 d 0 d 0 d 0 d

Cyperan 10EC 15,0 b 17,5 b 30,0 b 40,0 b 60,0 b 72,5 b 90,0 a

Prevathon 5SC 0 c 0 c 0 d 0 d 0 d 0 d 7,5 cd

Kinalux 25EC 30,0 a 77,5 a 90,0 a 92,5 a 97,5 a 100 a 100 a

Đối chứng 0 c 0 c 0 d 0 d 0 d 0 d 0 d

CV (%) 37,65 43,39 34,29 25,75 26,34 26,15 24,95

Mức ý nghĩa       

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan.*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, g: giờ.

Ở thời điểm 24 và 48 GSKP, độ hữu hiệu của các loại thuốc tuy có thay đổi nhưng sự khác biệt ý thống kê giữa các nghiệm thức vẫn không đổi so với thời điểm trước. Trong đó Kinalux 25EC có độ hữu hiệu tăng từ 92,5% lên 100%; kế tiếp là Cyperan 10EC có hiệu lực gây chết từ 40% lên 72,5% tại thời điểm 48 GSKP; tiếp theo là Abatin 5.4EC có độ hữu hiệu tăng gấp đôi từ 22,5% lên 47,5%. Proclaim 1.9EC có độ hữu hiệu tăng từ 0% lên 10% nhưng vẫn không có sự khác biệt với Prevathon 5SC, Chess 50WG và đối chứng qua phép thử thống kê.

Đến thời điểm 72 GSKP, các nghiệm thức đã có sự khác biệt rõ rệt với nhau và đối chứng. Trong đó, Cyperan 10EC (90%) và Kinalux 25EC (100%) là hai loại thuốc gây chết cao nhất và có khác biệt rõ rệt với các nghiệm thức khác. Tiếp theo là Abatin 5.4EC (55%), Proclaim 1.9EC (15%) và Prevathon 5SC (7,5%) gây chết nhện sói cao và khác biệt với đối chứng tại thời điểm 72 GSKP. Còn lại là Chess 50WG (0%) hoàn toàn không gây chết nhện sói.

Dựa vào Hình 3.8, Cyperan 10EC và Kinalux 25EC là hai loại thuốc gây chết mạnh nhất và nhanh nhất đối với nhện sói. Kế tiếp là Abatin 5.4EC gây chết nhện sói ở mức trung bình, có độ hữu hiệu tăng khá cao từ 2,5% tại 3 GSKP lên 55% tại 72 GSKP. Các loại thuốc còn lại có hiệu lực gây chết rất thấp và gần như không khác biệt với đối chứng.

40

Nhìn chung, qua thí nghiệm 3.2.2 b, nhận thấy thuốc Cyperan 10EC và Kinalux 25EC có tỉ lệ gây chết cao cho thành trùng nhện sói. Các loại thuốc còn lại có ảnh hưởng đến nhện sói nhưng không cao. Trong đó, Chess 50WG là loại thuốc có tác động gây chết cho thành trùng nhện sói.

Tóm lại, qua các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu lên ấu trùng và thành trùng nhện sói Pardosa pseudoannulata, trong cả điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới nhận thấy rằng: so với phương pháp phun trực tiếp thì phương pháp phun gián tiếp, nhện sói có tỉ lệ chết thấp hơn. Các loại thuốc gồm Cyperan 10EC và Kinalux 25EC có độ độc cao đối với nhện sói, kết quả này phù hợp với tổng hợp của Nabil El-Eakeil và ctv.,(2013) rằng nhện sói có tính mẫn cảm cao với các loại thuốc có gốc cúc tổng hợp như cypermethrin, gốc lân hữu cơ.

Thuốc Chess 50WG có hoạt chất chính là pymetrozine, là một loại thuốc có độc tính thấp (EPA, 2003), có tác động nội hấp và lưu dẫn mạnh trong cây, có tác động gây độc lên hệ thần kinh (Boina D.R. và ctv., 2010), do đó ích ảnh hưởng đến nhện sói qua tiếp xúc, chỉ ảnh hưởng một phần đến ấu trùng. Thuốc Prevathon 5SC có chứa hoạt chất Chlorantraniliprole, có tác dụng lưu dẫn mạnh, gây chết cho côn trùng thông qua việc tiêu hóa các thành phần thực vật chứa thuốc[3], do đó chỉ ảnh hưởng ít đến nhện sói.Các loại thuốc Abatin 5.4EC[1], Proclaim 1.9EC[2] là các thuốc trừ sâu thế hệ mới nguồn gốc sinh học, có cơ chế gây tê liệt các cơ làm và chết từ từ do bỏ ăn.

41

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói pardosa pseudoannulata (araneae lycosidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)