CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CẢ NƯỚC TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6/2014
4.2.3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng
Gạo 5% tấm
Đây là loại gạo có chất lƣợng đặc biệt cao hơn các loại gạo khác. Tuy Việt Nam được biết đến là nước chuyên xuất khẩu các loại gạo cấp thấp nhưng riêng ở Cần Thơ loại gạo cao cấp này lại chiếm tỉ lệ khá cao trên 30% và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Trong giai đoạn 2011 – 6th2014, khi mà
giá gạo không ngừng sụt giảm do cạnh tranh thì chất lƣợng mới thực sự là tiêu chí đƣợc đặt lên hàng đầu của khách hàng. Vì thế mà mặc kệ tình hình chung đang chuyển biến ngày một xấu đi, riêng sản lƣợng gạo 5% tấm xuất khẩu thời gian qua vẫn tăng không ngừng từ 315.787,92 tấn năm 2011, lên 346.558,16 tấn năm 2012 cho đến năm 2013 thì đạt 399.654,04 tấn tương đương 43% sản lƣợng gạo xuất khẩu của Cần Thơ cùng năm. Chỉ trong vỏn vẹn 2 năm từ năm 2011 đến 2013, sản lƣợng xuất khẩu của mặt hàng gạo 5% tấm đã tăng lên 1 cách đáng kể với 83.866,12 tấn. Con số này ngoài chứng tỏ sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng còn khẳng định cho thành công của gạo cao cấp Cần Thơ.
Những năm gần đây, Cần Thơ triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn theo chỉ định của Nhà nước và được đánh giá là tỉnh thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng ra sức đầu tƣ thêm nhiều cơ sở vật chất, nâng cao kỹ thuật nên làm cho chất lƣợng gạo của Thành phố đƣợc cải thiện rõ rệt. Nhờ đó thu hút thêm nhiều hợp đồng tuy nhỏ lẻ nhƣng không thƣa thớt và nhất là giá cả rất khả quan. Tuy nhiên qua đến nửa đầu năm nay, xuất khẩu của loại gạo này tạm đang giảm xuống chỉ còn 113.930,28 ít hơn cùng kỳ năm trước 16.472,72 tấn. Nguyên nhân là do Thái Lan-nước nổi tiếng với các loại gạo cao cấp vẫn đang tiếp tục làm mƣa làm gió xả hàng giá rẻ nhằm đẩy đi hàng tồn kho.
Trong khi đó gạo ta tuy đã tốt lên nhƣng chất lƣợng vẫn kém Thái Lan một bậc nên bị hủy hợp đồng cũng là việc không hề khó hiểu.
36,01 43
33,66 38,53
36,59
3,93 3,38
6,87
3,84 2,96
12,79 17,02
31,68 12,08
25,5 12,93
11,08
10,63 13,86
15,58
37,66 29,44
24,19 18,3 18,49
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2011 2012 6th/2013 2013 6th/2014
Gạo khác Gạo 25% tấm Gạo 15% tấm Gạo 10% tấm Gạo 5% tấm
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – Sở Công Thương Cần Thơ, 2011-6th2014
Hình 4.10. Cơ cấu sản lƣợng gạo theo mặt hàng xuất khẩu của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6th2014
Gạo 10% tấm
Vì không phải là mặt hàng chủ lực của Cần Thơ nên gạo 10% tấm chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn trong tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu của cả Thành phố.
Thường chỉ khoảng 10% trở xuống, trong đó giai đoạn 2011-6th2014 chỉ chừng 2; 3%, cao nhất là năm 2013 với 6,87%. Loại gạo này thay đổi cũng không đáng kể tùy theo nhu cầu từng năm của khách hàng mà tăng hoặc giảm đôi phần nhƣng tỉ trọng vẫn tầm trong giới hạn. Năm 2011, sản lƣợng xuất khẩu của gạo 10% tấm là 33.097,88 tấn, đến năm 2012 thì tăng nhẹ 2.287,75 tấn tương đương 6,91% đạt 35.385,63 tấn. Sang năm 2013, sản lượng tăng khá nhiều đạt 63.849,5 tấn hơn năm cũ những 28.463,87 tấn. Trong đó chủ yếu là xuất sang các nước Châu Á như Trung Quốc, Singapore, Philippines…từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước với số lượng lớn. Về phía các đối thủ, do lượng hàng tồn còn quá lớn, Ấn độ cũng đã bắt đầu xuất khẩu với giá rất cạnh tranh đặc biệt là các loại gạo cấp trung bình và thấp từ năm 2013 nên nửa đầu năm 2014 này, sản lượng gạo 10% tấm lại tụt xuống chỉ còn 3,38% tương đương 10.709,5 tấn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 776,5 tấn.
Gạo 15% tấm
Là một loại gạo cấp trung đƣợc phân phối chủ yếu từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước, gạo 15% tấm có tỉ lệ cũng khá lớn trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Cần Thơ trước đây nhưng trong giai đoạn 2011-6th2014 đang có dấu hiệu giảm dần. Năm 2011, do nhu cầu nhập khẩu loại gạo này của Malaysia tăng nên sản lƣợng xuất khẩu đạt cao nhất trong các năm là 220.051,84 tấn tương đương 25%. Nhưng bắt đầu từ năm 2012 tỉ lệ này đã không ngừng giảm xuống chỉ còn trên dưới 15% với sản lượng đạt 153.052,16 tấn năm 2012 và 112.319,64 tấn vào năm 2013. So với năm 2011, sản lƣợng xuất khẩu loại gạo 15% tấm hai năm tiếp theo đã giảm lần lƣợt là 8,48% và 13,42% bởi nhu cầu thời nay đã biến đổi. Gạo cấp cao càng đƣợc quan tâm, ƣu chuộng thì các loại gạo cấp thấp hay cấp trung nhƣ gạo 15% tấm càng bị suy giảm là việc hiển nhiên. Giống nhƣ các sản phẩm khác, gạo xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nhu cầu nên khi Singapore và Đông Timor thình lình tăng lƣợng nhập khẩu loại gạo này những tháng đầu năm 2014, thì gạo 15% lại trở lại chiếm một tỉ lệ không kém gạo 5% là bao đạt 31,68% tương đương 100.271,36 tấn.
Bảng 4.1. Sản lƣợng xuất khẩu gạo theo từng mặt hàng của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6th2014
Đơn vị : Tấn
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – Sở Công Thương Cần Thơ, 2011-6th2014 Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 6th/2013 Năm 2013 6th/2014
Chênh lệch (%)
2012/2011 2013/2012 6th14/6th13 Gạo 5% tấm 315.787,92 346.558,16 130.403,00 399.654,04 113.930,28 9,74 15,32 (12,63) Gạo 10% tấm 33.097,88 35.385,63 11.486,00 63.849,50 10.709,50 6,91 80,44 (6,76) Gạo 15% tấm 220.051,84 153.052,16 49.553,00 112.319,64 100.271,36 (30,45) (26,61) 102,35 Gạo 25% tấm 134.406,57 99.644,00 50.097,00 128.837,63 33.647,30 (25,86) 29,30 (32,84) Gạo khác 159.596,79 264.807,05 145.898,00 224.767,19 57.914,56 65,92 (15,12) (60,30) Tổng 862.941,00 899.447,00 387.437,00 929.428,00 316.473,00 4,23 3,33 (18,32)
Gạo 25% tấm
Gạo 25% tấm có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm, nhưng việc tăng hay giảm này không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của các công ty. Bởi đây là loại gạo chủ yếu đƣợc xuất khẩu ủy thác theo sự điều hành của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nên chỉ đơn phương chịu sự tác động từ phía chính phủ thông qua các hợp đồng tập trung mà hai công ty đại diện đấu thầu giành đƣợc. Nhìn chung tỉ lệ của loại gạo này chiếm khoảng 10- 15% tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu của Cần Thơ. Trong đó năm 2011 là cao nhất với 134.406,47 tấn tương đương với 15,58% và thấp nhất là năm 2012 đạt 99.644 tấn tương đương 11,08% nếu bỏ qua không tính 6 tháng đầu năm nay.
Từ năm 2011-2012, sản lƣợng xuất khẩu của gạo 15% tấm đã giảm 34.762,47 tấn gần 25% nhƣng sang năm 2013 đã khá hơn một chút, tăng 29.193,63 tấn đạt 128.837,63 tấn với đích đến cuối cùng phần lớn là Singapore và Philipines.
Nửa đầu năm nay, tình hình xuất khẩu gạo ngày càng khó khăn, đa số các mặt hàng gạo đều sụt về số lƣợng lẫn giá. Riêng gạo 25% tấm tuy cũng giảm hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng không quá nhiều đạt 33.647,3 tấn ít đi 16.449,7 tấn so với 50.097 của năm 2013.
Gạo khác
Bao gồm nhiều loại gạo nhƣ nếp, tấm hay có cả gạo thơm, các loại gạo khác không có xu hướng biến đổi theo một chiều mà lúc tăng lúc giảm tùy năm, tùy nhu cầu không cố định. Tổng quát thì các loại gạo khác chiếm tỉ lệ cũng khá cao trong tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu của Cần Thơ, đứng thứ hai chỉ sau gạo 5% tấm. Năm 2011, các loại gạo này xuất khẩu đƣợc 159.596,79 tấn, tương đương 18,49% là năm có tỉ lệ thấp nhất trong 3 năm. Sang năm 2012, sản lƣợng xuất khẩu đã đƣợc tăng lên đáng kể 105.210,26 tấn đạt mức 264.807,05 tấn chiếm gần 30% tổng sản lƣợng trong năm của Thành phố.
Nhƣng sự tăng lên này không kéo dài đƣợc lâu khi đến năm 2013 chỉ còn lại 224.767,19 tấn các loại gạo này đƣợc xuất đi, giảm 40.039,86 tấn tức 15,12%
so với năm 2012. Tính cho đến 6 tháng đầu năm nay thì các loại gạo này đã chiếm được 18,3% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Cần Thơ tương đương 57.914,56 tấn. Nếu so với năm 2011 thì tỉ lệ này là rất cao, bởi chỉ mới 6 tháng đầu năm mà các loại gạo khác đã xuất khẩu chiếm xấp xỉ tỉ lệ xuất khẩu của cả năm 2011. Nhƣng nếu so với 6 tháng năm 2013 thì xuất khẩu của các loại gạo khác đã giảm đáng kể, sụt 87.983.44 tấn tương đương 60,3% năm 2013 và 19,36% tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu của Cần Thơ.
Tóm lại, theo cơ cấu mặt hàng thì ta thấy Cần Thơ hiện đang xuất khẩu các loại gạo cấp cao như gạo 5% tấm là chủ yếu và ngày càng có xu hướng
tăng lên. Các loại gạo nhƣ gạo 15% và các loại gạo khác có tỉ lệ cũng khá cao dao động từ 12-35% trong tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu, nhƣng không có xu hướng rõ ràng mà luân phiên tăng giảm phụ thuộc vào nhu cầu từng năm của khách hàng. Riêng gạo 25% tuy không thuộc khả năng chi phối của Thành phố nhưng đang có xu hướng giảm dần với tỷ lệ trong khoảng 15% đổ lại do nhu cầu thế giới đang hướng đến các sản phẩm cấp cao hơn nên làm giảm lượng nhập khẩu các loại gạo cấp thấp nhƣ gạo 25% tấm. Cuối cùng là gạo 10% tấm, đây là loại gạo chiếm tỷ trọng xuất khẩu thấp nhất ở Cần Thơ. Loại gạo này không mấy phổ biến ở Cần Thơ vì một mặt khách hàng của ta không có nhu cầu, mặt khác vì chịu cạnh tranh khá gây gắt từ phía Ấn Độ với giá cả vô cùng cạnh tranh đã dẫn đến tỉ trọng loại gạo này không cao, chỉ chiếm một phần be bé khoảng 2-6% tổng sản lƣợng.
4.2.3.2. Về giá cả xuất khẩu
Theo quy luật tự nhiên, thường ta thấy gạo có chất lượng càng cao thì giá cả càng đắt đỏ. Nhưng một khi đã gia nhập thị trường thế giới, chịu tác động từ nhiều phía thì không ai có thể đảm bảo 100% lúc nào gạo cấp cao cũng đƣợc giá hơn các loại gạo khác. Tiêu chí chất lƣợng giờ đây đã không còn là yếu tố độc quyền chi phối giá cả mà nó còn phụ thuộc nhiều vào từng thị trường tiêu thụ, từng thời điểm ký kết hợp đồng. Và sau đây là những biến đổi giá cả trong suốt giai đoạn 2011-6th2014 của mỗi mặt hàng gạo.
Gạo 5% tấm
Là mặt hàng chất lượng cao nên giá loại gạo này cũng tương đối cao hơn so với các loại gạo khác của Cần Thơ. Trung bình từ năm 2011-6th2014, gạo 5% tấm có giá 457,77 USD/tấn, trong đó cao nhất là năm 2011 đạt 475,17 USD/tấn và thấp nhất là năm 2012 chỉ còn 450 USD/tấn. Năm 2011, do giá gạo Thái Lan tăng nên kéo theo các loại gạo thành phố ta cũng đƣợc dịp tăng theo và không phải là một ngoại lệ, gạo 5% tấm đương nhiên cũng được giá cao ngất ngưỡng 475,17 USD/tấn. Sang năm 2012 trước cạnh tranh quyết liệt từ phía Ấn Độ cũng nhƣ lúc này giá gạo Thái Lan đã hạ nhiệt, vì thế giá gạo Cần Thơ vốn không phải tăng do bản chất cũng nhanh chóng rớt xuống 25,17 USD/tấn, đạt 450 USD/tấn đối với mặt hàng gạo 5% tấm. Và kể từ đó loại gạo này duy trì ở mức giá loanh quanh 450 USD/tấn khi năm 2013 đạt 451,3 USD/tấn, qua đến nửa đầu năm nay thì tăng nhẹ 4,87 USD/tấn tương đương 1,08% đạt 454,49 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Loại gạo này của Thành phố có chất lượng tương đối cao nhưng giá lại mềm hơn so với Thái Lan nên khá hút hàng trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó xu hướng chyển sang sử dụng gạo cao cấp của khách hàng ngày càng nhiều cũng là lý do thúc đẩy xuất
khẩu loại gạo này của Cần Thơ, chiếm tỷ trọng cao cả về sản lƣợng lẫn kim ngạch.
Gạo 10% tấm
Chiếm một tỉ trọng đặc biệt nhỏ trong số các loại gạo xuất khẩu, tuy biến động giá của mặt hàng gạo 10% không ảnh hướng lớn đến giá gạo chung của Cần Thơ nhƣng vẫn có một phần tác động nhất định. Nhìn chung trong giai đoạn 2011-6th2014, giá gạo của mặt hàng này có xu hướng giảm dần. Từ 477,56 USD/tấn năm 2011, giảm một mạch 54,2 USD/tấn tương đương 11,35% xuống còn 423,36 USD/tấn vào năm 2012. Qua năm 2013 thì duy trì ở mức đó khi giá chỉ lênh lệch 3,38 USD/tấn đạt 426,74 USD/tấn. Nhƣng đến gần đây nhất, giá gạo 10% tấm lại tiếp tục giảm xuống còn 413,4 USD/tấn, so với 423,25 USD/tấn của 6 tháng đầu năm 2013 thì đã sụt mất 9,85 USD/tấn.
Nguyên nhân là do nguồn cung của mặt hàng này ngày càng dồi dào, trong đó Myanmar có thể nói là đối thủ tiêu biểu. Nước này qua các năm có sản lượng xuất khẩu gạo 10% tấm tăng cao nhƣng giá thì vẫn giữ ở mức thấp nên dẫn đến mặt bằng giá chung của loại gạo này bị kéo xuống, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh, muốn ký đƣợc hợp đồng thì phải chấp nhận xuất với mức giá rẻ tương tương.
Gạo 15% tấm
Nếu giá gạo 10% tấm còn có lúc tăng lúc giảm thì giá gạo 15% tấm từ 2011-6th2014 chỉ một chiều giảm xuống chút ít không ngừng. Giống nhƣ nhiều loại gạo khác, trong giai đoạn này năm 2011 là năm huy hoàng nhất của giá gạo 15% tấm khi đạt 477,92 USD/tấn còn cao hơn so với gạo 5% tấm cùng thời điểm 2,75 USD/tấn. Đây là một minh chứng rõ rệt cho vấn đề giá gạo ngoài phụ thuộc vào chất lượng còn chịu ảnh hưởng từ thị trường xuất khẩu và thời điểm giao kết hợp đồng. Bước sang năm 2012, giá loại gạo này bắt đầu trượt dốc, đầu tiên sụt mạnh 58,6 USD/tấn tương đương 12,26% xuống chỉ còn 419,32 USD/tấn vào năm 2012, sau đó tiếp tục giảm 5,07 USD/tấn vào năm 2013 đạt 414,25 USD/tấn và cho đến nửa đầu năm 2014 thì chỉ còn 405,64 USD/tấn, ít hơn cùng kỳ năm trước đến 6,52 USD/tấn. Trong thời kỳ khó khăn đầy rẩy cạnh tranh nhƣ hiện nay, những loại gạo bậc trung hay thấp nhƣ gạo 15% tấm phải chịu áp lực rất lớn về mặt giá cả. Đó là do không có điểm đặc thù riêng biệt làm rào cản, các đối thủ nhƣ Ấn Độ, Campuchia, Myanmar lại phát triển mạnh mẽ loại gạo này, giảm giá nhờ quy mô, trong khi nhu cầu thì lại đang dần chuyển hướng. Tổng hợp các vấn đề trên, có thể nói để xuất được loại gạo này các doanh nghiệp Cần Thơ không có lý do gì để tăng hoặc giữ giá.
Bảng 4.2. Giá các mặt hàng gạo xuất khẩu của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6th2014
Đơn vị : USD/Tấn
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – Sở Công Thương Cần Thơ, 2011-6th2014 Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 6th/2013 Năm 2013 6th/2014
Chênh lệch (%)
2012/2011 2013/2012 6th14/6th13
Gạo 5% tấm 475,17 450,12 449,62 451,30 454,49 (5,27) 0,26 1,08
Gạo 10% tấm 477,56 423,36 423,25 426,74 413,40 (11,35) 0,80 (2,33)
Gạo 15% tấm 477,92 419,32 412,16 414,25 405,64 (12,26) (1,21) (1,58)
Gạo 25% tấm 415,60 395,24 395,61 396,52 385,87 (4,90) 0,32 (2,46)
Gạo khác 609,57 453,68 469,69 473,92 468,34 (25,57) 4,46 (0,29)
Tổng 491,54 438,79 444,61 443,01 432,86 (10,73) 0,96 (2,64)
Gạo 25% tấm
Đây là loại gạo có giá cả xuất khẩu thấp nhất trong tất cả các loại gạo của Thành phố Cần Thơ. Một phần vì gạo 25% tấm thuộc loại gạo chất lƣợng thấp, mặt khác do loại gạo này chủ yếu xuất theo hình thức ủy thác thông qua những hợp đồng xuất khẩu tập trung của nhà nước nên giá không bằng được xuất khẩu trực tiếp. Thời điểm giá cao nhất của loại gạo này là vào năm 2011 đạt 415,6 USD/tấn. Tuy nói là cao nhƣng so với các loại gạo khác cùng năm, gạo 25% tấm phải nói là thất giá nhất. Thời kỳ hoàng kim của giá gạo mà mặt hàng này vẫn có giá không cao thì tiếp theo các năm 2012, 2013 lại càng thấp với giá lần lƣợt là 395,24 USD/tấn và 396,52 USD/tấn. So với năm 2011, giá gạo 25% tấm 2 năm tiếp theo thất thoát khoảng 20 USD/tấn tức gần 5%, từ hàng 400 sụt xuống chỉ còn hơn 300 USD/tấn. Chẳng dừng lại ở đó, khi vào nửa đầu năm nay, giá gạo 25% tấm lại tiếp tục giảm thêm 9,74 USD/tấn so với 6 tháng cùng kỳ năm trước là 395,61 USD/tấn, xuống chỉ còn 385,87 USD/tấn.
Nguyên nhân không gì khác là do các hợp đồng tập trung mà ta giành đƣợc đầu năm 2014 có giá tương đối rẻ với nguyên nhân sâu xa là bởi bị hố do chưa tìm hiểu kỹ tình hình trước khi đưa ra giá thầu.
Gạo khác
Các loại gạo khác của Thành phố Cần Thơ nhìn chung trong thời gian qua 2011-6th2014 xuất khẩu đƣợc với giá rất cao. Nhƣng tăng giảm không ổn định của từng loại đã góp phần thay đổi bất chợt giá gạo trung bình mỗi năm của các loại gạo này. Năm 2011, khi mà tất cả các loại gạo đều đồng loạt tăng giá thì các loại gạo này có giá trung bình hết sức lý tưởng đạt 609,57 USD/tấn.
Vào những năm tiếp theo, mặc dù giá đã bị điều chỉnh giảm đáng kể nhƣng những loại gạo này vẫn luôn giữ vị trí quán quân về giá các loại gạo xuất khẩu của Cần Thơ. Trong đó, năm 2012 đạt 453,68 USD/tấn, sang năm 2013 thì tăng thêm 4,46% tương đương 20,24 USD/tấn, đạt 473,92 USD/tấn cao hơn giá gạo 5% tấm cùng năm những 22,62 USD/tấn. Đó là do bắt đầu từ năm 2013, một trong các loại gạo thuộc nhóm này là gạo thơm Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ khách hàng thế giới hơn nên giá cả cũng có phần cao hơn. Trong 6 tháng đầu năm nay, giá các loại gạo này ảnh hưởng xấu từ tình hình gạo thế giới nên cũng giảm đi 1,35 USD/tấn so với nửa đầu năm 2013, đạt 468,34 USD/tấn. Tuy giá giảm nhƣng chỉ là tạm thời và không hề đáng ngại nên đánh giá chung về các loại gao này vẫn là rất có tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới đặc biệt là gạo thơm.
Tóm lại, giá gạo xuất khẩu của Cần Thơ trong suốt thời gian 2011-6th2014 chia làm 2 nhóm, một bên tăng và một bên giảm. Trong đó, gạo 5% tấm và các