CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ D Ữ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố nội SINH tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU (Trang 42 - 43)

3.1 Mô hình nghiên cứu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sựdao động của giá cổ phiếu, có thểdo tác động của nhóm yếu tố ngoại sinh hoặc nhóm yếu tố nội sinh hoặc có mặt cùng lúc cả hai yếu tố. Từ khung lý thuyết của chương 2 kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của 3 tác giả Fadzlan Sufian, Nguyễn Thị Vân Anhvà Vũ Phúc Thịnh. Mô hình nghiên cứu các yếu tố nội sinh tác động đến giá cổ phiếu của luận văn này được đề nghị như sau:

PRiR = βR0R+ β1R RBeta + βR2RROA + βR3ROE + βR R4RROS + βR5REPS + β6R RD/E + βR7RP/E + βR8RP/B + βR9RMaCa + βR10Rg + βR11RPBR + βR12RQUA + eRi

Mô hình nghiên cứu trên có 12 biến độc lập được chia làm ba nhóm đại diện thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.1 Sơ đồ mô hình nghiên cứu đề nghị

3.2 Mô tả các biến và giả thuyết kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình

PRiR = βR0R+ β1R RBeta + βR2RROA + βR3ROE + βR R4RROS + βR5REPS + β6R RD/E + βR7RP/E + βR8RP/B + βR9RMaCa + βR10Rg + βR11RPBR + βR12RQUA + eRi

PRiR: giá cổ phiếu của Công ty thứ i ΒRiR: các hệ số hồi qui của mô hình

Beta(chỉ số rủi ro): có thể sử dụng hệ số βtrong mô hình CAPM, phần bù rủi ro hoặc sử dụng độ lệch chuẩn (ϭ) của suất sinh lợi của chứng khoán tính theo từng ngày. Thông thường rủi ro càng cao nhà đầu tư đòi hỏi mức sinh lời càng cao dẫn tới chỉ số P/E thấp, giá cổ phiếu thấp. Kỳ vọng tương quan giữa Beta và khảnăng sinh lời cổ phiếu hay với giá cổ phiếu (vì P = EPS * P/E) sẽ là nghịch biến (-).

MaCa: theo Fama French chứng khoán của Công ty có giá trị thị trường nhỏ sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn chứng khoán của Công ty có giá trị thị trường lớn nếu các yếu tốkhác không đổi. Vì thếđây là một yếu tố cần quan tâm và được đưa vào trong mô hình để tìm mối tương quan giữa nó và khảnăng sinh lời cổ phiếu. Như vậy, kỳ vọng về dấu giữa khảnăng vốn hóa trịtrường và giá cổ phiếu là cùng dấu (+).

ROE,ROA: theo các nghiên cứu trước đây đơn cử là nghiên cứu của tác giả Fadlan Sufian (2011) đã sử dụng tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) như là một biến phụ thuộc đểđo lường khảnăng sinh lợi của ngân hàng (doanh nghiệp). ROA và ROE thể hiện khả năng lợi nhuận thu được trên một đồng tài sản (ROA) hay trên 1 đồng vốn cổđông (ROE). Hai tỷ số này rất quan trọng vì nó phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn tài chính và đầu tư của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Giá trị của hai chỉ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp càng có hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Ta kỳ vọng ROE và ROA sẽđồng biến với giá cổ phiếu (+).

g: tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp là chỉ tiêu khá quan trọng đối với giá cổphiếu. Đểxác định g ta lấy lợi nhuận ròng của quý đang xét so với cùng kỳquý trước đó.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố nội SINH tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)