Các lợi ích thị trƣờng và phi thị trƣờng của tài nguyên môi trƣờng

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 137 - 138)

- NM có chi phí xử lý ô nhiễm biên thấp NM có chi phí xử lý ô nhiễm biên cao

b. Cơ sở định giá môi trƣờng:

4.3.1 Các lợi ích thị trƣờng và phi thị trƣờng của tài nguyên môi trƣờng

Một tài nguyên môi trƣờng trong nhiều trƣờng hợp có thể cung cấp các dịch vụ trái ngƣợc nhau. Ví dụ : một vùng đất hoang dã có thể đƣợc sử dụng vào những mục đích giải trí mà không hề bị xâm phạm, hoặc khai thác cho mục đích thƣơng mại thông qua việc khai thác gỗ. Mâu thuẫn đất ở đây là mâu thuẫn giữa lợi ích của sự phát triển (kinh tế) và lợi ích của sự bảo tồn môi trƣờng. Các dạng mâu thuẫn này ở các nƣớc đang phát triển ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi chúng ta phải định ra giá trị bằng tiền của các loại hình dịch vụ mà các tài nguyên môi trƣờng đem lại để có thể đo lƣờng đƣợc lợi ích và chi phí trong việc sử dụng các tài nguyên môi trƣờng đó, từ đó có thể định đƣợc cách sử dụng nào là tối ƣu. Nhìn chung việc tính toán các chi phí thƣờng là dễ hơn.

Lợi ích thị trường: rõ ràng việc kiểm soát đƣợc mức độ ô nhiễm môi trƣờng sẽ nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Điều này có thể đƣợc gọi là lợi ích thị trƣờng. Ví dụ, việc nạo vét một con sông sẽ làm tăng sản lƣợng cá, tạo ra sức hút lớn đối với các loại hình du lịch; chi phí cho y tế và số ngày nghỉ việc do mắc bệnh từ sử dụng nƣớc của ngƣời lao động cũng sẽ đƣợc giảm xuống. Cơ bản tất cả các lợi ích thị trƣờng này có thể tính đƣợc ra thành tiền bởi vì các loại hàng hoá và dịch vụ này đều đã đƣợc định giá.

Lợi ích phi thị trường : tiếp tục với ví dụ trên, khi chất lƣợng dòng sông đƣợc tăng lên các hoạt động vui chơi giải trí trên sông ví dụ nhƣ bơi thuyền, bơi lội, sẽ tăng lên; chủng loại các loài sinh vật ở sông sẽ đa dạng hơn rất nhiều và số ngƣời chết sớm do mắc các bệnh vì nguồn nƣớc bẩn sẽ giảm xuống.

Tuy nhiên, đáng tiếc là các loại “hàng hoá” trên không đƣợc đƣa ra kinh doanh trong bất cứ thị trƣờng nào, do đó chúng không hề đƣợc định giá, đó là các loại hàng hoá phi thị trƣờng. Để đánh giá lợi ích phi thị trƣờng chúng ta phải ƣớc lƣợng hay suy đoán số tiền mà mọi ngƣời sẵn sàng chi trả (hay sẵn sàng chấp nhận) cho những lợi ích này.

Nói tóm lại, chúng ta cần phải xác định cách mọi ngƣời đánh giá về các lợi ích thị trƣờng và phi thị trƣờng thu đƣợc từ các tài nguyên môi trƣờng. Tuy nhiên, việc đánh giá lợi ích (của hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng) thƣờng có một số khó khăn nhất định. Cụ thể :

Chương 4 – Định Giá Môi Trường Trang 129

- Các tài nguyên môi trƣờng là loại hàng hoá phi thị trƣờng, không có một thị trƣờng nào mà ngƣời ta trao đổi hay mua bán chất lƣợng của môi trƣờng, cho nên chúng ta

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế môi trường ngô văn mẫn (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)