Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 73 - 77)

III. Phân tích Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ Dư nợ trong ngắn, trung hạn tại NHNo&PTNT quận Cái Răng

5. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả điều tra Tín dụng, thẩm định phương án sản xuất, kinh doanh của cán bộ Tín dụng và cũng gián tiếp phản ánh khả năng thu hồi vốn của các Ngân hàng đối với các khoản vốn vay.

Để đánh giá rủi ro Tín dụng người ta thường dùng tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ. Tỷ lệ này phản ánh có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn trong tổng dư nợ. Bên cạnh đó còn nói lên hiệu quả của việc đầu tư Tín dụng, tỷ lệ này càng nhỏ thì hoạt động Tín dụng càng có hiệu quả, tỷ lệ này được gọi là tốt khi nó nhỏ hơn 2%.

5.1 Nợ quá hạn trên dư nợ ngắn, trung hạn

Đối với Ngắn hạn: năm 2007 là 6.09%, năm 2008 là 5.87%, năm 2009 là 1.90%. Từ kết quả trên cho thấy tình hình nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn trong hai năm 2007 và 2008 vượt định mức, do đó hiệu quả hoạt động Tín dụng không cao. Tuy nhiên tỷ lệ đã giảm nên cũng tạm chấp nhận được và hy vọng trong những năm sau đó nó lại giảm mạnh hơn. Và điều đó đã được điều chỉnh trong năm 2009 với việc tăng doanh số thu nợ đã phần nào giảm được tình hình nợ quá hạn ngắn hạn và đưa tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn về mức nhỏ hơn 2% đạt mức qui định. Từ đó cho thấy hiệu quả của Ngân hàng ngày càng được nâng cao hơn.

Đối với trung hạn: Năm 2007 là 0.67%, năm 2008 là 3.35%, năm 2009 là 2.06%. Theo số liệu trên cho ta thấy trong năm 2007 hiệu quả hoạt động của Ngân hàng rất tốt, bằng chứng là tỷ lệ nợ quá hạn trung hạn trên dư nợ trung hạn trong năm 2007 đạt tỷ lệ rất nhỏ 0.67% nhỏ hơn nhiều so với mức qui định. Tuy nhiên trong năm 2008 tỷ lệ này lại tăng mạnh 3.35% lớn hơn mức qui định là 2% do đó trong

năm 2008 hoạt động của Ngân hàng kém hiệu quả. Nguyên ngân năm 2008 kém hiệu quả là do tình hình cho vay của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn do biến động lãi suất nên nợ quá hạn theo đó cũng tăng lên vì người dân gặp nhiều khó khăn trong vấn đề vốn. Trong năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn trung hạn trên dư nợ giảm mạnh, mặc dù không đạt định mức nhưng cũng tương đối hiệu quả và hiệu quả hơn năm 2008.

Đối với tình hình chung về tổng nợ quá hạn trên dư nợ thì Ngân hàng hoạt động chưa thật sự hiệu quả trong hai năm là 2007 và 2008 vì tỷ lệ nợ quá hạn vượt định mức 2%. Cụ thể trong năm 2007 là 4.03% và năm 2008 là 4.99% tăng hơn so với năm 2007. Trong năm tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ giảm còn 1.95% nhỏ hơn đinh mức do đó Ngân hàng hoạt động rất hiệu quả.

Bảng 18: So sánh tình hình nợ quá hạn trên dư nợ ngắn, trung hạn tại Ngân hàng qua ba năm 2007 – 2009

ĐVT: Triệu đồng; % Chỉ tiêu Đối tượng Nợ quá hạn Dư nợ NQH/DN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ngắn hạn 5,641 5,885 2,717 92,664 100,314 143,199 6.09 5.87 1.90 Trung hạn 381 1,789 1,583 56,795 53,358 77,024 0.67 3.35 2.06 Tổng cộng 6,022 7,674 4,300 149,459 153,673 220,223 4.03 4.99 1.95

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Theo bảng số liệu ta có nhận xét về tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ theo thành phần kinh tế như sau:

Đối với nông nghiệp: năm 2007, 2008 tình hình hoạt động của Ngân hàng chưa thật hiệu quả do tỷ lệ nợ quá hạn nông nghiệp trên dư nợ nông nghiệp lớn hơn định mức. Cụ thể năm 2007 có tỷ lệ là 10.68%, năm 2008 là 8.27%. Tuy nhiên trong năm 2008 tỷ lệ giảm hơn so với năm 2007. Đến năm 2009 thì tình hình hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả cao do tỷ lệ nợ quá hạn nông nghiệp trên dư nợ nông nghiệp chỉ là 1.84% nhỏ hơn định mức. Có được hiệu quả đó là do sự chủ động của Ngân hàng: trong năm 2009, Ngân hàng đã mở rộng Tín dụng thông qua việc gia tăng doanh số thu nợ, giảm lãi suất cho vay, tăng doanh số cho vay dẫn đến đồng vốn đến tay người dân nhiều hơn, nạn cho vay nặng lãi bị thu hẹp và không có điều kiện phát sinh trong nông thôn. Ngân hàng tiếp tục cho vay nhằm trang trải chi phí về giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, vật nuôi, …

Bảng 19: So sánh tình hình nợ quá hạn trên dư nợ theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng qua ba năm 2007 - 2009

ĐVT: Triệu đồng; % Chỉ tiêu Đối tượng Nợ quá hạn Dư nợ NQH/DN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nông nghiệp 2,594 2,618 1,007 24,299 31,648 54,641 10.68 8.27 1.84 Xây dựng 2,006 2,491 1,829 43,698 38,229 43,020 4.59 6.52 4.25 TM-DV 1,147 1,846 1,003 76,317 71,901 105,039 1.50 2.57 0.95 khác 275 719 461 5,145 11,895 17,523 5.34 6.04 2.63

Tổng cộng 6,022 7,674 4,300 149,459 153,673 220,223 4.03 4.99 1.95

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Đối với xây dựng: qua ba năm 2007, 2008, 2009 tỷ lệ nợ quá hạn xây dựng trên dư nợ xây dựng mặc dù có giảm nhưng vẫn chưa giúp được cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả trong vấn đề cho vay và thu nợ đối với đối tượng xây dựng. Cụ thể trong năm 2007 là 4.59%, năm 2008 là 6.52%, năm 2009 là 4.25% tỷ số vẫn vượt định mức; mặc dù có giảm nhưng vẫn còn tương đối cao nên kéo theo tình hình tín dụng của các thành phần kinh tế khác ảnh hưởng theo.

Đối với TM-DV: Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ năm 2007 là 1.5%, năm 2008 là 2.57%, năm 2009 là 0.95%. Theo số liệu trên cho thấy Ngân hàn hoạt động hiệu quả đối với đối tượng TM-DV trong các năm 2007 và năm 2009. Ngược lại thì năm 2008 tình hình hoạt động chưa thật hiệu quả.

Đối với đối tượng khác: Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ năm 2007 là 5.34%, năm 2008 là 6.04%, năm 2009 là 2,63%. Qua số liệu trên thì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chưa cao. Tuy năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ đối với đối tượng khác giảm đáng kể nhưng tình hình vẫn chưa thật hiệu quả, hi vọng rằng trong những năm tới sẽ có những chính sách cải thiện nhằm tăng hiệu quả hoạt động Tín dụng đối vói đối tượng đang xét.

Hình 13: So sánh tình hình nợ quá hạn trên dư nợ theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng qua ba năm 2007 - 2009

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w