Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 32 - 35)

II. Các hình thức Tín dụng 1 Tín dụng thương mạ

3. Tín dụng nhà nước

2.3 Nguyên nhân chủ quan

- Cho vay không tuân thủ đúng nguyên tắc, điều kiện cho vay và các qui định khác trong thể lệ Tín dụng hiện hành.

- Thẩm định, điều tra không đầy đủ và thiếu chính xác các thông tin về người vay, thực trạng tài chính, uy tín, năng lực sử dụng vốn và khả năng trả nợ của người vay (trong điều kiện khả năng cho phép và phạm vi trách nhiệm của từng cán bộ cho vay).

- Cán bộ Ngân hàng không có biện pháp xử lý cần thiết và hữu hiệu khi kiểm tra phát hiện người vay sử dụng sai mục đích vốn vay.

- Khi cán bộ tín dụng, hoặc trưởng, phó phòng đã có ý kiến không đồng ý nhưng Giám đốc vẫn giải quyết cho vay.

3. Những tác hại của rủi ro Tín dụng

III.1 Đối với Ngân hàng

Về mặt tài chính

- Do không thu được nợ (cả gốc và lãi) Ngân hàng đã bị giảm doanh thu cũng như lợi nhuận trong khi vẫn phải trả tiền lãi (lãi đầu vào của vốn huy động) gây mất cân đối trong thu chi nghiệp vụ.

- Nợ quá hạn chính là hậu quả mà Ngân hàng phải gánh chịu, không thu được nợ vòng quay vốn Tín dụng không được thực hiện. Ngân hàng không có khả năng đảm bảo vốn lưu động, hạn chế cả vai trò phục vụ lẫn chức năng kinh doanh của Tín dụng Ngân hàng.

Về mặt xã hội

- Từ rủi ro Tín dụng dẫn đến rủi ro thanh toán, mất lòng tin, mất tín nhiệm trong nhân dân gây tâm lý không ổn định, khách hàng có thể ồ ạt rút tiền từ Ngân hàng vì sợ rủi ro sẽ đến với họ.

- Đối với cơ quan quản lý cấp trên, Ngân hàng bị mất lòng tin, không tin tưởng vào sự hoạt động của Ngân hàng cơ sở.

- Đối với cán bộ công nhân viên do làm ăn thua lỗ gây tâm lý chán nán, không tin tưởng vào sự hoạt động của chính bản thân mình, sợ mất việc, thất nghiệp.

III.2 Đối với nền kinh tế

- Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, các doanh nghiệp và dân cư. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra có thể dẫn đến phá sản các Ngân hàng và từ đó có khả năng lây lan sang các Ngân hàng khác, tạo cho dân chúng một tâm lý lo sợ và người dân sẽ đua nhau rút tiền trước thời hạn.

- Trên thế giới nhiều Ngân hàng từng xảy ra nhiều đổ vỡ mất cân đối trong thu chi nghiệp vụ Ngân hàng làm phá sản hoặc giải thể Ngân hàng.

- Ở nước ta, hệ thống Tín dụng sụp đổ trong những năm 1990-1991 là một ví dụ. Khi các Ngân hàng bị phá sản sẽ kéo theo một bộ phận các doanh nghiệp, dân cư mất vốn từ đó ảnh hưởng đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân. Hiện tượng sụp đổ các Ngân hàng là một vấn đề mà chính phủ các nước đều lo ngại. Do đó Ngân hàng Trung ương phải có các khuyến cáo cho các Ngân hàng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra,… cũng như chính sách tài trợ vốn khi biến cố xảy ra.

Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, thiệt hại trong kinh doanh Tín dụng của các Ngân hàng chính là ở sự quản lý và phòng ngừa rủi ro.

4. Biện pháp hạn chế rủi ro Tín dụng

- Ngân hàng phải phân tích các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời kết hợp các biện pháp phân chia rủi ro nhưng lại không tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc một ngành kinh tế hẹp. Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước tổ chức Tín dụng không được phép cho một khách hàng vay mượn quá 10% vốn tự có và quỹ dự trữ. Tổng số vốn cho mười khách hàng vay không vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay của tổ chức Tín dụng.

- Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động Ngân hàng có quy mô và phạm vi rộng lớn, đối tượng phục vụ đa dạng hơn, mối quan hệ có tính chất dây chuyền giữa các tổ chức Tín dụng xuất hiện ngày càng lớn. Bởi vậy các tổ chức Tín dụng cần phải giải quyết hợp lý vấn đề vừa cạnh tranh, vừa kết hợp nhau trong quá trình kinh doanh để tồn tại và phát triển của chính mình. Để giải quyết được vấn đề này, các tổ chức Tín dụng phải phối hợp với nhau trong việc tìm hiểu, nắm chắc tình hình “sức khỏe” khách hàng của mình. Cụ thể là tập trung vào nghiên cứu các yếu tố: Năng lực pháp lý, khả năng tài chính của người điều hành, tình hình kinh tế của đất nước. Từ đó có đối sách thích hợp với từng khách hàng, nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn Tín dụng.

- Các tổ chức Tín dụng sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng khi thực hiện tốt chu kỳ khép kín của khoản Tín dụng đã cung cấp. Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam quy định việc trích dự trữ đặc biệt bù đắp rủi ro là 10% trên tổng lợi nhuận ròng sau khi quyết toán tài chính hàng năm.

- Ngoài ra, chúng ta còn phải tìm hiểu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương thông qua khả năng chiết khấu, tái chiết khấu thị trường vốn, thị trường vàng, ngoại tệ,…

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng... (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w