Kết cấu trần thuật

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 72 - 73)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.2. Kết cấu trần thuật

Theo lí thuyết truyền thống thì kết cấu là “sự tạo thành và liên kết các bộ

phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [44, tr.52]. Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, nó “không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm” [29, tr.156]. Nhƣ vậy, nói

một cách tổng thể nhất, kết cấu là “sự tổ chức”, “sự tạo thành” và liên kết các bộ phận trong tác phẩm văn học. Nó đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tƣ tƣởng, chủ đề tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả,… tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm nhƣ là một hiện tƣợng thẩm mĩ.

Cùng với các tác giả của văn xuôi đƣơng đại, Tạ Duy Anh đƣợc xem là ngƣời có nhiều đổi mới trong việc xây dựng kết cấu truyện ngắn. Kế thừa và phát huy những thành tựu nghệ thuật của những ngƣời đi trƣớc, nhƣng không lặp

lại một cách máy móc, Tạ Duy Anh đã không ngừng nỗ lực đổi mới kĩ thuật viết. Ông đã khẳng định mình với một lối viết riêng, không lặp lại, không trộn lẫn.

Khảo sát truyện ngắn Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy có một số kiểu kết cấu nổi bật sau:

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)