6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
2.3.3. Xây dựng nhân vật qua đời sống nội tâm
Đi sâu khai thác thế giới nội tâm chính là con đƣờng mà văn xuôi tự sự hiện đại lựa chọn nhằm khám phá và thể hiện con ngƣời một cách chân thực và sâu sắc. Bởi thế giới nội tâm chính là nơi thể hiện rõ nét nhất bản chất thật sự của con ngƣời. Con ngƣời hiện đại hay giấu mình đi, hay tạo nhiều “mặt nạ” cho mình, nhiều khi họ “nghĩ một đằng nhưng làm một nẻo”, vì thế qua ngoại hình, diện mạo, nhiều khi không thể thấy đƣợc chuẩn xác bản chất đích thực của con ngƣời. Cho nên, chỉ có thể hiểu và diễn tả con ngƣời một cách đích thực khi khám phá và biểu đạt thế giới nội tâm của họ.
Trong truyện ngắn Tạ Duy Anh xuất hiện nhiều nhân vật với những diễn biến tâm lí phức tạp. Họ luôn phải sống trong trạng thái tinh thần căng thẳng, luôn phải cố gồng mình lên để chống chọi với những biến đổi của thời cuộc. Nhà văn thƣờng đặt nhân vật vào trong những tình huống lựa chọn căng thẳng, qua đó hé mở về cuộc đời, tính cách, số phận nhân vật. Nhân vật “tôi” trong Bước qua lời nguyền luôn bị dằn vặt trong sự lựa chọn giữa tình yêu và thù hận, giữa hạnh phúc riêng tƣ và nghĩa vụ trả thù. Chính vì vậy, “tôi” luôn phải sống trong tình trạng ngột ngạt, căng thẳng, phải gồng mình lên để “che
chắn tứ bề”, phải sống sao cho “ba vuông bảy tròn giữa những con người luôn cứng đờ vì thiên kiến”. Ngay cả khi lựa chọn tình yêu, “tôi” cũng không
tránh đƣợc trạng thái tâm lí dằn vặt, đau khổ: “Một đêm nào đó, tôi úp mặt lên
gối khóc nức nở, quằn quại trong nỗi ân hận đành mang tội với ông và chú Hai tôi” [4, tr.66].
Nhân vật “tôi” trong Vòng trầm luân trần gian cũng đƣợc xây dựng chủ yếu qua đời sống nội tâm. Nhà văn không chú trọng miêu tả ngoại hình nhân vật mà chủ yếu hƣớng tới những suy nghĩ sâu sắc của nhân vật về cuộc đời:
“Con người thật khốn khổ. Đời nọ làm tội đời kia, người này làm tội người
khác… tạo thành cái vòng trầm luân ngay trên trền gian” [4, tr.97]
Trong truyện ngắn Tạ Duy Anh đời sống nội tâm nhân vật thƣờng đƣợc thể hiện rõ trong những hồi ức, hoài niệm. Các nhân vật của ông thƣờng sống trong tâm trạng hồi tƣởng về quá khứ với những suy tƣ, trăn trở về một thời
“huy hoàng” nhƣng cũng đầy đau khổ. Lão Đình trong Tội tổ tông Lão Quán
trong Gã Thọt, nhân vật “nguời cha” trong Một câu chuyện cười, Ngôi nhà của
cha tôi …đều có những suy nghĩ, ám ảnh về quá khứ. Qua thế giới nội tâm đầy
ẩn ức ấy, ngƣời đọc hiểu hơn về số phận con ngƣời trƣớc những biến cố thăng trầm của lịch sử.
Khảo sát truyện ngắn Tạ Duy Anh có thể nhận thấy, nhà văn ít chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật mà chủ yếu khắc sâu đời sống nội tâm nhân vật. Thông qua những diễn biến tâm lí, nhân vật hiện lên chân thực, sống động và có chiều sâu. Bằng việc khai thác thế giới nội tâm nhân vật, Tạ Duy Anh tỏ ra là nhà văn có biệt tài trong việc nắm bắt tâm lí con ngƣời, khả năng quan sát miêu tả tinh tế, thấu suốt chiều sâu tâm hồn con ngƣời.
Nhƣ vậy, qua việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh (từ miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, đến khai thác thế giới nội tâm) có thể khẳng định Tạ Duy Anh là nhà văn rất sắc sảo trong cảm nhận và miêu tả về con ngƣời. Điều đó phần nào lí giải sự hấp dẫn mạnh mẽ của những trang truyện ngắn của ông. Tạ Duy Anh thực sự đã mê hoặc ngƣời đọc bằng phong cách văn chƣơng độc đáo và tinh tế của mình.
Chƣơng 3
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH
Trần thuật là phƣơng diện cơ bản của phƣơng thức tự sự. Nó có tác dụng soi sáng nội dung tƣ tƣởng và thể hiện sự sáng tạo độc đáo cả nhà văn. Nghệ thuật trần thuật đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện, tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không đủ điều kiện để khảo sát đƣợc tất cả các phƣơng diện của nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh mà chỉ tập chung vào một số phƣơng diện nổi bật nhƣ: điểm nhìn trần thuật, kết cấu trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.