Phát động toàn quốc kháng chiến, đánh bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp (12/1946-12/1947)

Một phần của tài liệu TỪ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN (Trang 38 - 46)

nhanh của thực dân Pháp (12/1946-12/1947)

Với bản chất hiếu chiến và âm mưu muốn trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, đến cuối năm 1946, Chính phủ Pháp đã ngả hẳn sang chính sách xâm lược Việt Nam bằng vũ lực. Chúng ngang nhiên xé bỏ mọi điều ước đã cam kết. Tháng 11 năm 1946, Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, Đồ Sơn; đưa thêm quân vào Đà Nẵng, Hà Nội. Với lực lượng quân sự có sẵn, Pháp âm mưu đánh úp cơ quan đầu não ta tại Hà Nội, tiêu diệt bộ đội chủ lực, mở rộng đánh chiếm cả nước ta bằng chiến lược "chớp nhoáng".

Xuất phát từ mong muốn hoà bình, cố gắng tránh sảy ra chiến tranh bằng mọi cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì các biện pháp hoà bình, ngăn chặn chiến tranh. Ngày 7 tháng 12 năm 1946, Người gửi thư cho Quốc hội và Chính phủ Pháp kêu gọi rút quân, ngừng xung đột vũ trang, song không được phía Pháp đáp lại. Bọn thực dân ở Đông Dương còn trắng trợn tuyên bố khôi phục điều ước bán nước của nhà Nguyễn (1884), coi Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là lãnh

thổ của Pháp. Tình thế buộc nhân dân ta không có sự lựa chọn nào khác là phải đứng lên cầm vũ khí chống giặc, bảo vệ Tổ quốc. Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo Pari - Sài Gòn (Ngày 13/12/1946): "Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hoà bình, chúng tôi không muốn chiến tranh… cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách…nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm" [42, 473]. Một cuộc chiến tranh mà Đảng ta đã dự báo: "Nhất định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp" [1, 304].

Ngày 16 tháng 12 năm 1946, Trung ương Đảng điện cho các Đảng bộ địa phương gấp rút chuẩn bị kháng chiến.

Trong các ngày 17, 18 và sáng 19/12/1946, Pháp đã ba lần gửi tối hậu thư cho ta đòi ta hạ vũ khí, trao quyền quản lý giữ gìn trật tự thành phố Hà Nội cho Pháp. Trước hành động ngang ngược của thực dân Pháp, ngay trong ngày 17 và 18 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị bất thường của thường vụ Trung ương Đảng, họp tại làng Vạn Phúc- Hà Đông. Hội nghị quyết định phát động toàn quốc kháng chiến và đề ra đường lối kháng chiến với tư tưởng cơ bản bao trùm xuyên suốt là thực hành kháng chiến toàn dân, toàn diện.

Chiều 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng chỉ huy ra lệnh cho toàn thể Vệ quốc quân và dân quân tự vệ bước vào chiến đấu. Đêm 19 tháng 12 năm 1946, các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam chủ động nổ súng đánh quân Pháp xâm lược tại Hà Nội và các thành phố lớn.Sự "Nín nhịn đã nung nấu trong lòng dân tộc ta biết bao uất hận, nổ thành một sức mạnh xung thiên" [11,22]. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

Để động viên khích lệ toàn dân bước vào cuộc kháng chiến, ngày 20 tháng 12 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến":

"Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào !

Chúng ta phải đứng lên!

… Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!…" [37, 480].

"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời hịch cứu nước, khẳng định quyết tâm đánh thắng giặc Pháp xâm lược của toàn thể nhân dân Việt Nam, là sự phản ánh hết sức cô đọng, hoàn chỉnh tư tưởng toàn dân kháng chiến với lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Đó cũng chính là tư tưởng cơ bản có giá trị chỉ đạo mọi hoạt động chiến đấu và xây dựng lực lượng của quân, dân ta trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cụ thể hoá tư tưởng toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị" Toàn dân kháng chiến", nội dung khẳng định" mục đích cuộc kháng chiến là đánh thực dân phản động Pháp, giành độc lập thống nhất. Tính chất và phương châm kháng chiến là toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính. Chính sách kháng chiến là đoàn kết toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến, đoàn kết với nhân dân thế giới và nhân dân Pháp, chống thực dân phản động Pháp. Cách đánh là kết hợp du kích chiến với vận động chiến, bảo toàn lực lượng, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng. Đồng thời chỉ thị còn đề ra chương trình kháng chiến với 12 điểm cụ thể để thực hiện kháng chiến toàn diện về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao nhằm đưa cuộc kháng chiến của toàn dân ta đến thắng lợi.

Thời gian này, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng đã viết một loạt bài báo, sau được in thành cuốn sách nhan đề "kháng chiến nhất định thắng lợi" để giải thích đường lối kháng chiến của Đảng, đồng thời nhằm tuyên truyền giáo dục tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng toàn dân kháng chiến của Người nói riêng cho toàn Đảng toàn dân ta.

Trên cơ sở khái quát những kinh nghiệm lịch sử của dân tộc, kinh nghiệm chiến tranh thế giới và yêu cầu của kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài giải đáp những vấn đề chiến lược quân sự đang đặt ra với nhân dân ta.

Người giải đáp rất đơn giản, cụ thể cho mọi người hiểu rõ: "Toàn dân kháng chiến nghĩa là toàn cả dân, ai cũng đánh giặc. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, con trẻ, ai cũng tham gia kháng chiến"[34, 485].

Về trường kỳ kháng chiến, Người chỉ rõ: Địch muốn dùng cách đánh mau, thắng mau. Nếu chiến tranh kéo dài hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại. Vậy ta dùng chiến lược trường kỳ kháng chiến, để phát triển lực lượng, tăng thêm kinh nghiệm. Ta dùng chiến thuật du kích để làm cho địch hao mòn, cho đến ngày ta tổng phản công, để quét sạch lũ chúng. Người giảng giải: "Hai hòn đá cùng chọi nhau thì hai hòn cùng vỡ. Hai cái trứng cùng chọi nhau thì hai cái cùng vỡ. Phải một cái cứng một cái mền, thì khi chọi nhau một cái mới còn… Pháp có xe tăng đại bác, thì ta phá đường. Pháp có máy bay thì ta đào hầm. Pháp muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài. Nhất định ta thắng"[45, 56]. "Ta trường kỳ kháng chiến thì ta thắng lợi … nó lấy vũ lực, ta không sợ. Nó lấy chính trị, ta không mắc mưu. Nó lấy kinh tế phong toả thì ta lấy kinh tế ta đánh nó"[46, 58].

Người động viên nhân dân tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ, người nói: "Giồng khoai ba tháng mới có củ, giồng lúa bốn tháng mới được ăn; giồng tự do và độc lập, ít nhất cũng phải một năm hoặc năm, bảy tháng…

Muốn trị lửa phải dùng nước. Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng" [34, 485].

Nhờ những giải đáp đó, tư tưởng kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài của Hồ Chí Minh đã nhanh chóng thấm sâu vào ý thức các tầng lớp nhân dân ta, tạo ra một sức mạnh tổng hợp to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta đã giành thắng lợi ngay từ những ngày đầu kháng chiến.

Tại Hà Nội, ngay đêm 19/12 quân và dân ta đã đồng loạt tiến công các mục tiêu địch trong trung tâm thành phố. Thực hiện sự phối hợp chiến đấu với bộ đội, nhân dân ta khiêng cả bàn ghế, giường tủ, hòm xiểng, cánh cửa…. ra đường phố, tạo những chướng ngại vật để cản bước tiến công của địch; công nhân hoả xa đẩy cả các toa tàu ra đường phố; nhân dân hạ cột điện chắn ngang các ngã tư ngã năm… Tất cả các tầng lớp nhân dân lao động, trí thức, học sinh, tiểu thương, tư sản, nhà sư… đều hăng hái tham gia phục vụ chiến đấu và động viên bộ đội, tự vệ hăng hái chiến đấu. Nhiều thanh niên nam nữ tình nguyện nhập ngũ ngay từ những ngày đầu kháng chiến. Nhân dân nội thành thì tản cư ra ngoài cùng nhân dân ngoại thành đào hào chiến đấu và phá đường giao thông của địch. Nhân dân ở các địa phương ven Hà Nội tổ chức thêm tự vệ sẵn sàng bổ sung vào nội thành chiến đấu. Nhiều tỉnh (như Sơn Tây, Hà Đông, Phúc Yên, Thái Nguyên…) chủ động đưa lực lượng về tăng viện cho Hà Nội chống giặc.

Trong những ngày tết Đinh Hợi, tết kháng chiến đầu tiên trên chiến luỹ giữa thủ đô Hà Nội, quân và dân ta đã đón thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Người biều dương: "Các em là đội quyết tử. Các em quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại…" Người động viên: "Các em hăng hái tiến lên, lòng già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em"[47,36].

Sự biểu dương, khích lệ động viên của Hồ Chủ tịch càng làm cho tinh thần chiến đấu của quân dân thủ đô thêm hăng hái, giành giật kiên cường với địch để giữ từng căn nhà, từng góc phố.

Sau hai tháng chiến đấu, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sắc bén của Đảng và Hồ Chủ tịch, quân và dân Hà Nội- những người tình nguyện "sống chết với Thủ đô", đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu hao và kìm chân địch trong thành phố vượt xa thời gian dự kiến ban đầu.

Mặt khác, để bảo toàn lực lượng, kháng chiến lâu dài, chiều ngày 14 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Bộ tổng chỉ huy rút lực lượng chiến đấu ra khỏi thành phố. Một lần nữa, nhờ sự che chở giúp đỡ của nhân dân, Trung đoàn Thủ đô đã vượt qua vòng vây dày đặc của kẻ thù, rút quân an toàn, thực hiện một "cuộc rút lui kỳ diệu" trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta. Thắng lợi của 60 ngày đêm chiến đấu ở Hà Nội không chỉ là thắng lợi của tinh thần

quyết chiến quyết thắng của Vệ quốc đoàn và Tự vệ Hà Nội, mà còn là thắng lợi của ý chí, trí tuệ của những người dân Thăng Long-Hà Nội, đại diện cho quyết tâm, trí tuệ của toàn dân, của cả dân tộc. Thắng lợi đó đã có tác dụng quan trọng cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của quân, dân các chiến trường cả nước.

Tại các thành phố, thị xã khác, cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong thành phố đã gây cho quân Pháp bị nhiều tổn thất nặng nề, ta đã thực hiện kìm chân địch, giữ được các thành phố, thị xã từ một đến ba tháng (như ở thành phố Nam Định giữ được ba tháng, ở Huế được 50 ngày, ở Đà Nẵng được một tháng).

Cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở Hà Nội và các thành phố thị xã, đã đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp định đánh úp cơ quan đầu não và tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta nhằm kết thúc chiến tranh theo ý đồ của chúng. Thắng lợi đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện kế hoạch di chuyển các cơ quan Trung ương, di chuyển kho tàng, máy móc, trang bị lên chiến khu Việt Bắc, để thực hiện lãnh đạo toàn dân kháng chiến lâu dài.

Khi cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các thành phố lớn đang diễn ra quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán "thực dân Pháp sẽ dốc hết lực lượng để tiến công ta". Do vậy, để thực hiện toàn dân kháng chiến được lâu dài và tránh những tổn thất do kẻ địch gây ra, Người chỉ thị: "Mỗi một nhà, mỗi một làng phải làm ngay những việc sau đây:

1. Đào hầm trú ẩn để tránh nạn tàu bay

2. Của cải và lương thực thì cất dấu cẩn thận phòng địch đốt phá.

3. Phải có kế hoạch sẵn sàng, khi cần thì tản cư có trật tự, không lộn xộn.

4. Phải có kế hoạch rộng để tăng gia sản xuất, một mặt kháng chiến, một mặt làm ăn"[48, 241].

Thực hiện chủ trương tản cư để kháng chiến lâu dài và chiến lược "Vườn không nhà trống" để đánh địch, Người gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước thực hiện "phá hoại để kháng chiến" và "kiên quyết tản cư". Người chỉ rõ: "Đánh thì phải phá hoại", phá để chặn địch lại "không cho chúng tiến lên", "không cho chúng lợi dụng", đến ngày thắng lợi "sẽ cùng nhau kiến thiết sửa

sang, sẽ làm những đường xá, cầu cống khoẻ hơn, những nhà cửa tốt hơn và xứng đáng một dân tộc tự do độc lập hơn" [49, 26]. Và Người khẳng định: "Tản cư cũng là kháng chiến".

Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, các địa phương đã thực hiện đưa đón hàng chục vạn đồng bào tản cư ra khỏi vùng có chiến sự. Ngay những ngày đầu kháng chiến, ở Bắc bộ, nhân dân đã phá sập phần lớn các hầm mỏ và 3/4 số máy móc không thể di chuyển ra vùng tự do. Trong 1 năm đầu kháng chiến ta đã phá 1060 km đường sắt, 5640 km đường ô tô, 30000 cầu cống, 59100 ngôi nhà, 84 đầu máy xe lửa và 868 toa xe. Ta đã huy động được 32000 công nhân các địa phương, vận chuyển 733 cỗ máy nặng 6714 tấn qua chặng đường 7768 km về nơi tập kết an toàn. Công nhân ngành quân giới đã vận chuyển 39400 tấn máy móc, vật tư lên chiến khu. Đó là cơ sở để sau này ta xây dựng được 57 cơ sở công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp quốc phòng) và trong 9 năm kháng chiến ta đã sản xuất được 12000 tấn vũ khí đạn dược cho kháng chiến [17, 158].

Đầu năm 1947, chiến sự lan rộng ra khắp các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Trước sức tiến công lớn của địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm động viên nhân dân giữ vững tinh thần chiến đấu. Mặt khác Người đặc biệt quan tâm đến đồng bào ở vùng bị địch chiếm. Người yêu cầu Chính phủ và toàn dân phải quan tâm hơn đến đồng bào đang lâm vào cảnh nô lệ, nhắc nhở các cấp chính quyền "vô luận thế nào cũng không được bỏ dân bơ vơ". Người chỉ thị cho Bộ Nội Vụ phải phái người đến những vùng địch đang chiếm để giữ vững tinh thần của nhân dân. Đây chính là quan điểm "dân bám đất, cán bộ bám dân, bộ đội bám địch", được Người nêu lên ngay từ ngày đầu kháng chiến nhằm phát huy sức mạnh "toàn dân kháng chiến". Người nhắc nhở cán bộ đảng viên các cấp: "Trong lúc này, tư tưởng và hành động của mỗi đảng viên có quan hệ đến toàn quốc". Và "trong lúc này dân tộc đang ở ngã tư đường, sống hay chết, mất hay còn, mỗi một đồng chí và toàn cả đoàn thể phải đem tất cả tinh thần và lực lượng ra để đưa toàn dân quay về một hướng nhằm vào một mục đích: Đánh đuổi thực dân Pháp và làm cho nước thống nhất và độc lập"[50, 71].

Tháng 5 năm 1947, tổng kết 6 tháng đầu toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh chỉ rõ cho nhân dân thấy xu thế phát triển thắng lợi của ta và thất bại của địch: dù thực dân Pháp động viên

hàng chục vạn quân, chi phí hàng chục triệu bạc hòng chớp nhoáng cướp nước ta, song kháng

Một phần của tài liệu TỪ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w