Thu hoạch 6 2-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 69)

Trước khi thu mua nguyên liệu thì công ty cử đại diện đến vùng nuôi kiểm tra chất lượng và kích cỡ của cá. Họ sẽ tiến hành lấy mẫu thử, mang về công ty để kiểm tra dư lượng kháng sinh hay những chất cấm khác. Những mẫu nào đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng thì công ty tiến hành việc thu mua với hộ nuôi đó. Sau khi giá cả đã được thống nhất giữa hai bên thì bắt đầu thu hoạch. Chi phí vận chuyển được chi trả bởi phía công ty và phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách từ vùng nuôi đến nơi thuyền chở. Nếu khoảng cách nhỏ h ơn 50km-60km thì tiền chi

trả là 450đ/kg, hơn 50km – 60km là 500đ – 600đ/kg. Một ao nuôi thu hoạch trong 2-5 ngày phụ thuộc vào nhu cầu của nhà máy cần nguyên liệu để chế biến nhiều hay ít. Cá sẽ ngưng cho ăn 2 ngày trước khi thu hoạch và việc sử dụng kháng sinh phải kết thúc trước 30 ngày.

Hình 2-4. Thu hoạch cá ( trái) và chuyển cá lên tàu (phải) 2.3.3.4 Vận chuyển từ nông trại đến nhà máy

Vì hầu hết các trang trại và nhà máy chế biến nằm kế phía bên sông, giao thông vận tải của cá da trơn từ trang trại đến nhà máy chế biến có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một cách tiện lợi bằng thuyền. Sau khi thu hoạch, cá được đựng trong thúng tre để thuyền vận chuyển. Các tàu thuyền được thiết kế đặc biệt để cho phép nước đi qua. Vì vậy, cá da trơn vận chuyển hoàn toàn trong nước sông trong giai đoạn vận chuyển và lưu giữ sống. Khi đến nhà máy, cá được chuyển ra khỏi tàu, cho vào các thùng nhựa và chuyển lên các xe chở đến nơi tiếp nhận nguyên liệu ở nhà máy. Mỗi xe có thể chuyển được 24 thùng với tổng lượng chuyển là 2 tấn. Chi phí chuyển cá từ tàu đến nơi tiếp nhận nguyên liệu bao gồm trong chi phí vận chuyển. Nếu có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển như hao hụt cá thì chi phí đó do người vận chuyển chịu trách nhiệm.

2.3.3.5 Sản xuất chế biến

Sau khi tiếp nhận thông tin đơn hàng từ bộ phận điều hành sản xuất, bộ phận thu mua lên kế hoạch thu mua cá nguyên liệu. Trước khi cá được đưa vào sản xuất thì cán bộ kiểm tra sẽ kiểm tra lại chất lượng của cá một lần nữa, chỉ có những con cá còn sống và không bị bệnh mới được tiếp nhận. Qui trình sản xuất chế biến cá được diễn ra như sau: (xem hình 2.6)

Cá được giết mổ và đặt vào trong bể chứa nước sạch. Cá sau khi rửa sạch sẽ đem đi fillet, rửa nước ở 100C để sạch máu. Tiếp đó là công đoạn lột da, chỉnh hình, soi ký sinh trùng, rửa lại, kiểm tra hóa chất, phân cỡ, phân hạng, cân, rửa với n ước ở 60

C và cấp đông bằng tủ đông gió hay đông tiếp xúc. Nhiệt độ cấp đông là -360C- -420C để làm cho nhiệt độ ở tâm đạt -180C. Sau cấp đông sẽ tiến hành mạ băng nếu nhà nhập khẩu yêu cầu. Sau cấp đông sẽ được kiểm tra bởi QC, nếu đạt thì chúng được đóng gói 2-4block /hộp carton. Với đông IQF thì sản phẩm được gói với 6,81kg/gói/thùng carton, thùng đư ợc ghép bằng băng dán hay buộc bằng nhựa và dán nhãn với thông số được in sẵn. Chất lượng nguyên liệu và sản phẩm được kiểm tra trong suốt quá trình chế biến như GMP, SSOP, HACCP

Các chi phí sn xuất cho cá Fillet ( đỏ và trắng)

Bảng 2.10. Chi phí sản xuất cho cá Fillet thịt đỏ và Fillet thịt trắng (năm 2009)

Cá thịt đỏ Fillet thịt trắng

Khoản mục chi phí Đơn giá (đ/kg) Tỷ lệ (%) Đơn giá (đ/kg) Tỷ lệ (%) CP trực tiếp 25.998 82,39 40.829 84,59 NVL trực tiếp 23.944 75,89 37.154 76,98 NC trực tiếp 2.054 6,51 3.675 7,61 CP gián tiếp 5.555 17,61 7.437 15,41 Khấu hao 1.564 4,96 2.285 4,73 Vật liệu bao bì 1.468 4,65 2.056 4,26 Khác 2.523 8,00 3.096 6,41 Giá thành 31.553 100,00 48.266 100,00 Giá bán 31.525 48.214

Qua bảng phân tích chi phí sản xuất hai loại cá Fillet thịt đỏ và thịt trắng ở trên, ta thấy chi phí để sản xuất ra một kg thịt trắng cao hơn nhiều với chi phí sản xuất ra một kg thịt đỏ. Hình 2-6. Qui trình chế biến (Nguồn: phòng Quản lý chất lượng) CẤP ĐÔNG IQF MẠ BĂNG CÂN 2 TN NGUYÊN LIỆU FILLET TẠO HÌNH KT KÝ SINH TRÙNG PHÂN CỠ, LOẠI RỬA 2 XẾP KHUÔN CẤP ĐÔNG TX CÂN 1 RỬA 1 LẠNG DA TÁCH KHUÔN BAO GÓI BẢO QUẢN

Ở cả chi phí trực tiếp lẫn gián tiếp, chi phí dành cho sản xuất cá fillet thịt trắng luôn cao hơn hẳn so với chi phí dành cho sản xuất cá fillet thịt đỏ. Bởi định mức làm ra cá fillet thịt trắng luôn cao hơn so với định mức để làm ra cá fillet thịt đỏ. Giá bán vì thế mà cũng cao hơn hẳn so với giá bán cá fillet thịt đỏ.

Tuy nhiên, trong năm vừa qua việc kinh doanh của công ty bị thua lỗ: cứ bán 1 kg cá thịt đỏ thì bị lỗ 28 đồng, và bị lỗ 52 đồng đối với cá fillet thịt trắng. Những khó khăn từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các nhược điểm trong hoạt động nội bộ công ty cũng như chạy theo cuộc cạnh tranh về giá buộc công ty phải giảm giá bán, dẫn đến sự thua lỗ.

2.3.3.6 Bảo quản, lưu kho

Sau khi đóng gói sản phẩm được giữ ở -200C và được đặt trên kệ cách sàn 15cm, cách tường 20cm, cách trần 50cm, cách dàn lạnh ít nhất là 1m. Lối đi giữa các kệ là 50– 100cm. Công ty có 6 phòng lạnh mỗi phòng chứa 2500 tấn

Hình 2-7. Đóng gói sản phẩm và lưu giữsản phẩm trong kho lạnh 2.3.3.7 Vận chuyển từ kho đến cảng

Tất cả thành phẩm sau khi được chế biến đều phải qua kho để thực hiện việc kiểm tra trước khi xuất hàng đi. Thành phẩm hoặc sẽ được xếp vào cont tại nhà máy, hoặc là được chuyển ra cảng bằng xe lạnh- 20feet, 40feet. Để đưa hàng tới khách hàng thường phải qua rất nhiều đoạn với việc sử dụng ph ương thức vận chuyển khác nhau. Ở mỗi đoạn đường công ty đứng ra thuê một nhà vận chuyển riêng cho tới khi hàng đến được tay khách hàng.

2.3.3.8 Khách hàng

Sản phẩm cá Tra, cá Basa sản xuất tại công ty hiện đã có mặt hơn 90 quốc gia trên Thế Giới, trong đó Ukraine chiếm thị phần lớn nhất với 27,85% doanh thu, tiếp sau là Liên minh Châu Âu chiếm 17,23% và sau nữa là các nước Châu Á (17,19%), Đông Âu (15,09%), Trung Đông (9,21%), Châu M ỹ (7,52%), Châu Phi (3,36%), và Châu Úc (2,56%).

Công ty có thể tìm kiếm khách hàng qua bộ phận marketing và bán hàng, liên lạc trực tiếp với họ qua mail hoặc điện thoại. Ngoài ra, nguồn khách hàng mà công ty có được có thể thông qua một người môi giới. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với ng ười môi giới hoặc ký hợp đồng với khách hàng sau đó chi hoa hồng cho người môi giới.

2.3.4 Tổng kết cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứngmặt hàng cá Tra, cá Basa tại CTCP Nam Việt qua đề tài tốt nghiệp của mặt hàng cá Tra, cá Basa tại CTCP Nam Việt qua đề tài tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Hoài Anh

Để giải quyết đềtài “Phân tích chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa tại CTCP Nam Việt”, sau khi đi tìm hiểu, phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tại CTCP Nam Việt, tác giả đã liệt kê các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ thuộc chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa. Tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá và lựa chọn ra các yếu tố là điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và nguy cơ có thể tác động đến chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa củaCTCP Nam Việt.

Từ đó, tác giả đi xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi (EFE) và ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE). Ma trận EFE giúp tác giả tóm tắt và đánh giá tầm ảnh hưởng của các tác lực ngoại vi đối với hoạt động của doanh nghiệp. Còn ma trận IFE cho tác giả nhìn nhận rõ các điểm mạnh, yếu của chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa hiện tại của CTCP Nam Việt.

Kế thừa từ kết quả nghiên cứu ở trên, ta cócác cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu củachuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa tại CTCP Nam Việt đượctổng hợp:

Các vấn đề cốt lõi

ĐIỂM YẾU ĐIỂM MẠNH

Hậu cần đầu vào

- Chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa thực sự ổn định.

- Công ty thiếu sự liên kết với nhà cung cấp dẫn đến tình trạng ép giá lẫn nhau, làm giảm lợi nhuận của toàn chuỗi cung ứng.

- Thu mua theo hình thức bán mão, không có sự phân biệt size cá, dẫn đến chi phí tồn kho tăng cao, làm giảm lợi thế khi cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh.

-Đầu tư và mở rộng vùng nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP chủ động được nhu cầu nguyên liệu cho các thị trường khó tính.

Sản xuất - Chưa tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn VSATTP trong sản xuất như sử dụng hóa chất,phụ gia làm gia tăng trọng lượngảocủacá.

- Số lượng nguyên liệu thu mua đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất làm tăng khả năng cung cấp sản phẩm của chuỗi.

- Hệ thống kiểm tra vi sinh, hóa lý đạt chuẩn giúp Công ty kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi tung ra thị trường.

Marketing và Bán

hàng

- Sự đầu tư cho công tác nghiên cứuvà phát triểnthịtrườngcònhạn chế, chỉ tìm hiểu thị trường qua kênh khách hàng, internet, báo chí… dẫn đến khó có cơ sở chính xác để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Chưa chú trọng phát triển thị trường nội địa, chỉ sử dụng hình thức bán ủy thác cho các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến khi thị trường nhập khẩu giảm sản lượng các thành phần trong chuỗi chịu áp lực lớn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

- Có uy tín và vị thế lớn mạnh thể hiện ở việc, Nam Việt liên tục giữ vị trídẫn đầu trong chế biến và xuất khẩucá Tra, cá Basa (2006-2008).

Dịch vụ khách hàng

- Đầu ra hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu làm ảnh hưởng đến những lợi ích khi Công ty giao dịch và ký kết hợp đồng.

- Doanh nghiệp thiếu sự liên kết với các nhà nhập khẩu dẫn đến sự bấp bênh trong khâu tiêu thụ.

- Nhanh chóng giải quyết các khiếu nại của khách hàng, trong 24h sẽ phản hồi lại những khiếu nại của khách hàng, tạo dựng được mối quan hệ tốt và nâng cao uy tín với khách hàng

Các vấn đề cốt lõi

NGUY CƠ CƠ HỘI

Môi trường kinh tế

- Lãi suất ngân hàng giảm tạo điều kiện cho các thành phần trong chuỗi cung ứng vay vốn, đầu tư tái sản xuất

- Tỷ giá hối đoái tăng giúp Công ty nâng cao lợi thế cạnh tranh tại thị trường nhập khẩu.

Môi trường chính trị pháp luật

-Xu hướng mở rộng ngoại giao tạo cơ hội cho Công ty mở rộng thị trường và được hưởng những ưu đãi khi xuất khẩu.

Môi trường văn hóa

xã hội

- Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng là cơ sở để các thành phần trong chuỗi cung ứng từ nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu gia tăng sản lượng và doanh thu.

Môi trường tự nhiên

- Ô nhiễm môi trường gia tăng ảnh hưởng đến môi trường sống của cá và chất lượng Cá nguyên liệu cung cấp cho nhà máy.

- Diện tích mặt nước lớn là điều kiện tốt để gia tăng sản lượng nuôi và giúp Công ty chủ động hơn về nguồn nguyên liệu

Khách hàng

- Xuất hiện nhiều rào cản kỹ thuật, khi xuất khẩu sẽ có nguy cơ mất các thị trường quan trọng.

Nhà cung cấp

- Số lượng nhà cung cấp thường xuyên biến động dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thừa hoặc thiếu nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến, gây khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm.

Đối thủ cạnh tranh

- Các doanh nghiệp trong ngành đối phó nhau cùng giảm giá làm giảm lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi cungứng.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY

3.1 Đánh giá vị thế của Công ty trong ngành

Vớiqui mô công suất chế biến lớn đã tạo ra cho công ty các lợi thế nhất định:

- Có thể mua những ao cá có sản lượng từ 500 tấn đến 1.000 tấn nên dù mua với giá rẻ hơn từ 100 đồng đến 500 đồng hơn so với các doanh nghiệp mua giá cao khác nhưng người nuôi vẫn thích bán cho NAVICO. Nguồn nguyên liệu cá này có quanh năm đáp ứng đủ và kịp thời cho việc sản xuất và xuất khẩu ổn định. - Chế biến thành phẩm fillet chỉ trong 1 ngày nên hạn chế đáng kể hao hụt cá bị

chết. Ngược lại, nếu 1 ao cá cần chế biến nhiều ngày thì chắc chắn tỷ lệ cá chết do hao hụt trong quá trình vận chuyển và lưu giữ chờ tiếp nhận sẽ ảnh hưởng chi phí.

- Tất cả phụ phẩm từ cá Tra, cá Basa (nội tạng, mỡ, da, bong bóng, bao tử …) được công ty thiết kế theo dây chuyền tự động chuyển về Nhà máy chế biến phụ phẩm; nhà máy chế biến Gelatin thành những sản phẩm có giá trị cao nh ư dầu cá, bột cá, Gelatin. Ngoài ra, nhà máy sản xuất bao bì luôn chủ động và đáp ứng kịp thời cho các Nhà máy đông lạnh. Do đó, chi phí sản xuất thành phẩm của công ty luôn thấp hơn so với nhữngdoanh nghiệp cùng ngành nghề.

Bên cạnh đó, mối quan hệ xuất khẩu sản phẩm Cá Tra, Cá Basa với 90 quốc gia trên thế giới, đã giúp cho công ty có thể xuất hàng nhanh chóng, giảm được chi phí tồn kho, gia tăng lợi nhuận.

3.2 Một số biện pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

Qua thực tiễn sản xuất ngành thủy sản nói chung và hiện trạng chuỗi cung ứng cá Tra, cá Basa ở CTCP Nam Việt nói riêng, chúng ta có thể nhận diện được vai trò của doanh nghiệp chế biến tiêu thụ không chỉ là “đầu tàu” mà thậm chí đóng vai trò là yếu tố quyết định đến sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Bởi vì, chỉ có doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mới có khả năng, hiểu r õ và phản

ứng nhanh nhạy với tín hiệu của thị tr ường. Sự bền vững trong liên kết và sự hình thành chuỗi cung ứng nhanh hay chậm tùy thuộc phần lớn vào sự chia sẻ lợi nhuận và chia sẻ rủi ro của doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm đối với các đối tác liên kết cấu thành chuỗi cung ứng.

3.2.1 Hội nhập dọc ngược chiều để giải quyết nguyên liệu đầu vào

Chúng ta được biết chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm phần lớn là xuất phát từ nguồn nguyên liệu đầu vào. Do đó, một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng thành phẩm không đảm bảo chính là chất lượng của nguyên liệu đầu vào. Vậy thì làm sao đểkiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào.Ở đây, giải pháp hội nhập dọc ngược chiều được đưa ra là nhằm giải quyết tốt đầu vào của doanh nghiệp.

3.2.1.1 Đầu tư thêm vùng nuôi của doanh nghiệp đạt chuẩn Global GAP

Hiện nay, doanh nghiệp đang sở hữu v ùng nuôi đạt tiêu chuẩn Global GAP với sản lượng hằng năm đáp ứng được 20 % nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp phần nào chủ động hơn về nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng cho những thị trường khó tính.

Tuy nhiên, con số 20 % vẫn còn ít so với nhu cầu nguyên liệu cần thiết đặc biệt là cầu sản phẩm cá Tra, cá Basa đang có xu hướng tăng cao. Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần nam việt (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)