- Đáp ứng được mục tiêu đề ra
S Áp dụng đối với lao động nước ngoài có tay
2.2.3.1. Tác động đến việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoà
Lao động nước ngoài vào Singapore tăng lên rất nhanh kể từ thập niên 1970 đến nay. Vào năm 1970, dân số Singapore là 2.074.500 người, trong đó người nước ngoài là 60.900 người. Vào năm 1980, dân số Singapore đạt 2.413.900 người, trong đó có 131.800 người nước ngoài (không tính lao động nước ngoài đã có quốc tịch Singapore). Năm 1990, dân số Singapore là 3.047.100 người, trong đó người nước ngoài là 311.300 người. Vào năm 2000, dân số Singapore là 4.027.900 người, trong đó người nước ngoài là 754.500 người. Vào năm 2010, dân số Singapore là 5.076.700 người, trong đó người nước ngoài khoảng 1.305.000 người. Vào năm 2012, dân số Singapore là 5.312.400 người, trong đó người nước ngoài là 1.494.200 người (Theo Ủy ban thống kê Singapore).
Hình 2.3. Tăng trưởng dân số Singapore trong giai đoạn 1970-2010 (nghìn người)
Nguồn: Chan Chi Ling (2011), A New nation of immigrants? Challenges and opportunities posed by Singapore’s population growth, ESS essay competition 2010/2011, trang 4.
Ghi chú: (*): Người nước ngoài không không có quốc tịch Singapore (**): Người nước ngoài có quốc tịch Singapore
67
Nếu tính theo tốc độ tăng trưởng dân số hang năm của Singapore, có thể thấy số lượng người nước ngoài vào Singapore có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Vào năm 1990, tốc độ tăng dân số Singapore bản địa là 1,7%/năm, thì tốc độ tăng trưởng dân số có quốc tịch nước ngoài là 9%/năm. Vào năm 2007, tốc độ tăng dân số có quốc tịch nước ngoài đạt cao nhất từ trước đến nay (19%/năm) trong khi tốc độ tăng dân số bản địa chỉ là 1%/năm. Năm 2012, tốc độ tăng dân số bản địa là 0,9%/năm, có xu hướng giảm dần so với các thập niên trước đó, trong khi tốc độ tăng dân số nước ngoài vẫn đạt 7,2%/năm (Theo Ủy ban thống kê Singapore).
Xét theo cơ cấu dân số, vào năm 1970 lao động nhập cư chiếm 3,2% lực lượng lao động, năm 1980 đã tăng lên chiếm 7,4%, năm 1990 tăng lên chiếm 16,1%, năm 2000 chiếm 28,1%, năm 2010 chiếm 37,3% và năm 2012 chiếm 28,2% (Theo Ủy ban thống kê Singapore). Như vậy, có thể thấy cứ 3 người đang sống ở Singapore hiện nay sẽ có 1 người nước ngoài, đây là nước được đánh giá là có tỷ lệ người nước ngoài cao nhất trong khu vực châu Á.
Hình 2.4. Cơ cấu dân số Singapore giai đoạn 1970-2010 (%, nghìn người)
Nguồn: Chan Chi Ling (2011), A New nation of immigrants? Challenges and opportunities posed by Singapore’s population growth, ESS essay competition 2010/2011, trang 4.
Xét về nguồn gốc quốc tịch của người nước ngoài đến Singapore sinh sống và làm việc, có thể điểm lại những quốc tịch chủ yếu như Trung Quốc, Malaysia,
68
Indonesia, Filipino, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản, Sri Lanka, Anh, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Đức và Pháp. Số liệu của các năm khác nhau cho thấy, người Trung Quốc và người Malaysia chiếm tỷ lệ lớn trong số những người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Singapore (khoảng 200.000 người/nước), tiếp đó là người Indonesia và Philippin (khoảng 130.000-150.000 người/nước). Những người nước ngoài có quốc tịch ngoài châu Á chỉ chiếm từ 5000-15.000 người/nước, một tỷ lệ tương đối nhỏ.
Bảng 2.8. Người nước ngoài ở Singapore phân theo quốc tịch (các năm khác nhau)
Quốc tịch Số lượng người Năm
Trung Quốc 200.000 - Malaysia 200.000 2009 Indonesia 150.000 - Filipinno 136.489 2004 Ấn Độ 90.000-100.000 2006 Bangladesh 80.000-90.000 2009 Myanmar 50.000-60.000 2008 Thái Lan 45.000 - Nhật Bản 26.370 2007 Sri Lanka 20.000 - Anh 20.000 2008 Mỹ 15.000 2008 Australia 15.000 2007 Hàn Quốc 13.509 2009 Đức 6.500 2009 Pháp 5.000 2007
Nguồn: Brenda S.A.Yeoh (2012), Migration and divercities: challenges and possibilities in global-city Singapore, National University of Singapore, trang 20.
Tính theo cơ cấu ngành nghề, lao động nước ngoài ở Singapore tập trung chủ yếu ở các ngành chế tạo, xây dựng, thương mại, dịch vụ chăm sóc cá nhân và cộng đồng. Vào năm 2008, tính theo ngành, ngành chế tạo chiếm tới 24,9% lao động nước ngoài, ngành xây dựng chiếm 23,1% , ngành chăm sóc cá nhân và cộng đồng chiếm 18%, ngành thương mại chiếm 12%. Ngoài ra, những ngành nghề khác như nhà hàng khách sạn, dịch vụ chuyên gia, dịch vụ hỗ trợ và hành chính .. cũng thu hút lao động
69
nước ngoài rất đông. Tính theo tổng lực lượng lao động, lao động nước ngoài làm việc đông nhất trong ngành xây dựng (70,7% trong tổng lực lượng lao động của ngành xây dựng), tiếp theo là ngành chế tạo (48,8% tổng lực lượng lao động của ngành chế tạo). Các ngành nghề khác như thương mại, nhà hàng khách sạn, dịch vụ chăm sóc cá nhân và cộng đồng tập trung đông đảo lực lượng lao động nước ngoài.
Lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Singapore:
Lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Singapore làm việc chủ yếu trong các ngành chế tạo, thông tin,viễn thông, dịch vụ tài chính, chuyên gia, hành chính, hỗ trợ cộng đồng… Khác với lao động phổ thông nước ngoài vào Singapore dưới dạng cấp giấy phép lao động, lao động chuyên môn cao nước ngoài vào làm việc tại Singapore được cấp các loại thẻ P1, P2, Q1, S (xem nội dung các loại thẻ P, Q, S ở bảng 2.2). Theo số liệu của Bộ nhân lực Singapore, tính đến tháng 12 năm 2007, Singapore có khoảng 900.800 lao động nước ngoài (tính cả lao động nước ngoài đã có quốc tịch Singapore), trong đó lao động chuyên môn cao có thẻ P1, P2, Q1là 99.200 người, lao động chuyên môn cao có thẻ S là 44.500 người. Tính đến tháng năm 2010, trong tổng số 1.113.200 lao động nước ngoài (tính cả lao động nước ngoài có quốc tịch Singapore), có 143.300 người có thẻ P1, P2, Q1và có 98.700 người có thẻ S. Tính đến tháng 6/2012, trong tổng số 1.234.100 lao động nước ngoài ở Singapore (tính cả lao động nước ngoài có quốc tịch Singapore), có 174.700 người có thẻ P1, P2, Q1, 128.000 người có thẻ S.
Bảng 2.9. Lao động trong nước và lao động nước ngoài theo ngành ở Singapore năm 2008 Ngành Tổng (nghìn người) LĐ trong nước (nghìn người) LĐ nước ngoài (nghìn người) Lao động nước ngoài (% tính theo ngành) Lao động nước ngoài (% tính theo tổng lực lượng LĐ) Chế taọ 586,3 311,9 274,4 24,9 46,8 Xây dựng 360,0 105,5 254,5 23,1 70,7 Thương mại 401,3 269,5 131,8 12,0 32,8
Vận tải, kho bãi 197,7 182,4 15,3 1,4 7,7 Nhà hàng, khách sạn 179,0 120,0 59,0 5,4 33,0 Thông tin, viễn thông 85,1 87,0 -1,9 -0,2 -2,2 Dịch vụ tài chính 160,6 123,6 37,0 3,4 23,0