Những khuyến nghị chính sách mang tính chiến lược lâu dà

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 140)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

70Dịch vụ bất động sản và cho

3.2.3.1. Những khuyến nghị chính sách mang tính chiến lược lâu dà

141

Qua nghiên cứu chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là ở Singapore và Trung Quốc, luận án đi đến những khuyến nghị chính sách mang tính chất chiến lược và lâu dài như sau:

Thứ nhất, cần phải có lộ trình cụ thể trong chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hầu hết các nước đều có nhu cầu thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, kể cả những nước dư thừa lao động và những nước thiếu lao động. Tuy nhiên, để thu hút hiệu quả lao động chuyên môn cao nước ngoài, cần phải có sự đánh giá lại tổng thể cơ cấu dân số, bước chuyển dân số của Việt Nam từ giai đoạn dân số vàng sang giai đoạn già hóa dân số, từ đó có những lộ trình cụ thể cho phát triển dân số và thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, khoảng 20 năm nữa Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ lực lượng lao động giảm. Điều đó có nghĩa là, chúng ta cần phải có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với bước chuyển dân số này, đồng thời phải định hướng việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài cho phù hợp với cơ cấu kinh tế 20 năm tiếp theo. Nếu điều kiện và nguồn lực hội tụ đủ, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2030-2035. Lúc đó, cơ cấu kinh tế của Việt Nam sẽ nghiêng về các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và các ngành dịch vụ hiện đại. Vì là nước đông dân, Việt Nam cần nỗ lực hấp thụ hết lực lượng lao động hiện có và chỉ bổ sung lao động chuyên môn cao nước ngoài trong những ngành nghề cần thiết nhất. Theo kinh nghiệm Singapore và Trung Quốc, lộ trình phát triển nguồn lực lao động chất lượng cao (trong đó có cả lao động chuyên môn cao nước ngoài) cần phải thiết kế bài bản từ bây giờ, trong đó chú trọng thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở lĩnh vực nào, trình độ nào, vùng và nước nào…., kèm theo đó là một hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ liên quan đến thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài.

Thứ hai, cần phải có quan điểm và chính sách rõ ràng trong thu hút Việt kiều trí thức trở về nước làm việc. Việt Nam có một lợi thế hơn hẳn so với các nước láng giềng là có khoảng gần 4 triệu người đang sinh sống khắp năm châu mà trong đó khoảng 300,000 người đã tốt nghiệp đại học và sau đại học. Trong số những trí thức Việt Nam này, có nhiều người là những nhà khoa học tên tuổi, chuyên gia đầu ngành hiện đang làm việc tại các đại học, viện nghiên cứu và công ty nổi tiếng ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Hà Lan, Nhật như các đại học Harvard, Standford, Yale, Tokyo,

142

Sydney… các công ty Microsoft, Monsanto, Mitsubishi...Cho đến nay, việc huy động chất xám của tri thức kiều bào ở Việt nam còn tự phát và manh mún, mới dừng ở việc mời các nhà khoa học về nước làm tư vấn cho một số dự án, tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Việc động viên khuyến khích các nhà khoa học kiều bào tầm cỡ tham gia vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước vẫn chưa làm được nhiều. Nhiều tri thức, người Việt ở nước ngoài mong muốn đóng góp trí tuệ và tâm huyết của mình cho đất nước, nhưng họ không biết trong nước cần gì và làm thế nào để có thể đóng góp, trong khi họ bị những ràng buộc về pháp lý, về thời gian... Trong khi đó các cơ quan chức năng trong nước chưa đưa ra những kế hoạch dài hơi, yêu cầu cụ thể cũng như những biện pháp, chính sách thỏa đáng để tranh thủ sự đóng góp chất xám của tri thức kiều bào. Quan trọng hơn là còn thiếu một cơ chế thông thoáng để tri thức kiều bào có nhiều cơ hội làm việc và phát triển, đóng góp trí tuệ của mình cho đất nước.

Tuy nhiên, để thu hút họ trở về nước làm việc, cần phải nhanh chóng thực hiện các chiến lược thu hút nhân tài Việt Kiều (có thể học tập Trung Quốc), đồng thời nới lỏng các quy định chính sách trong nước để họ thấy được Động cơ và Sự thuận tiện khi trở về nước làm việc (theo mô hình của hình 1.1). Cụ thể là, Việt Nam cần tạo bước đột phá trong xây dựng chính sách với việc nghiên cứu đề xuất Pháp lệnh về công tác đối với Việt Kiều nhằm đảm bảo thực thi nghiêm túc và hiệu quả các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước đối với kiều bào; Cần sớm thể chế hóa chính sách và pháp luật liên quan đến Việt kiều, loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết đối với Việt kiều, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký công dân, đăng ký thường trú cho Việt kiều trí thức hồi hương; Nhanh chóng hoàn thiện các quy định về việc Việt kiều được mua nhà, sở hữu nhà trong nước, đăng ký quốc tịch Việt Nam, cấp giấy xác nhận gốc Việt Nam. Hơn nữa, cần phải tạo một môi trường tốt trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học trong các trường đại học, các viện nghiên cứu và có những chính sách đãi ngộ tốt để thu hút Việt kiều trí thức về nước làm việc.

Thứ ba, cần nghiên cứu các quy chuẩn của hệ thống cấp thẻ làm việc đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài để có thể áp dụng tại Việt Nam trong tương lai. Là một nước đi sau trong chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực cấp thẻ làm việc đối

143

với lao động chuyên môn cao nước ngoài. Hiện nay Việt Nam mới đang dừng ở việc cấp giấy phép lao động cho lao động chuyên môn cao nước ngoài. Hệ thống cấp thẻ làm việc rất ưu việt, có thể giúp các nước tiếp nhận lao động (trong đó có Việt Nam) xác định rõ những đối tượng lao động ưu tiên (theo quốc tịch, tay nghề, trình độ, mức lương) và khiến quy trình khảo sát và sát hạch lao động chuyên môn cao nước ngoài được chặt chẽ, tránh những lỗ hổng trong chính sách thu hút và quản lý lao động chuyên môn cao nước ngoài. Lộ trình cấp phép thẻ có thể áp dụng theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài và trình độ phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)