Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng với bệnh nhân. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng bệnh nhân nằm viện chiếm tỷ lệ từ 20 – 50% 1,2. Suy dinh dưỡng làm gia tăng các biến chứng sau mổ, làm kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị 3. Gần đây, vấn đề dinh dưỡng ở bệnh nhân nằm viện đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm thấu đáo 4.Đối với bệnh nhân phẫu thuật, dinh dưỡng càng đóng vai trò quan trọng. Suy dinh dưỡng làm gia tăng các biến chứng phẫu thuật như: nhiễm trùng vết mổ, xì bục miệng nối, chậm lành vết thương…Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng còn liên quan đến các biến chứng khác như: viêm phổi, nhiễm trùng huyết…6. Ở bệnh nhân chấn thương, suy dinh dưỡng cũng là yếu tố liên quan đến bệnh suất và tử suất, kéo dài thời gian nằm viện 7.Về bệnh lý ngoại khoa và dinh dưỡng có một vài nghiên cứu như nghiên cứu của Phạm Văn Năng 8 trong năm 2006 về yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của biến chứng nhiễm trùng sau mổ trên bệnh nhân phẫu thuật bụng, nghiên cứu của Nguyễn Thùy An năm 2010 về tình trạng nhiễm trùng vết mổ và suy dinh dưỡng tại bệnh viện Chợ Rẫy 5. Những nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân tiền phẫu khá cao (55,7% theo Phạm Văn Năng 8, 56,7% theo Nguyễn Thùy An 5) và hầu như không có xu hướng giảm qua nhiều năm 9,10. Tại bệnh viện Bạch Mai, nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương và cộng sự (2011) cho thấy: tỷ lệ SDD của bệnh nhân phẫu thuật theo SGA là 66,4% (BMI2cm, giảm khối cơ nặng
Chú ý: Khi do dự giữa A hoặc B thì chọn B, giữa B và C thì chọn C1
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 Số liệu được nhập 2 lần để kiểm soát sai số
Phân tích bằng phần mềm STATA 13
Số liệu sau khi phân tích sẽ được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ của phần mềm Excel, Word
Sai số và khống chế sai số
Các sai số có thể gặp là: sai số do đối tượng không nhớ, sai số do ước lượng sai, sai số do dụng cụ đo lường không chuẩn
2.8.2 Cách khắc phục sai số
Giải thích rõ với các đối tượng về ý nghĩa và mục tiêu của cuộc điều tra
Kỹ thuật cân đo chính xác, dụng cụ cân, đo được sử dụng như nhau trên toàn bộ đối tượng
Các công cụ thu thập thông tin đã được thử nghiệm và điều chỉnh nếu cần để có độ chính xác cao
Bộ câu hỏi rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu
Các định nghĩa, tiêu chuẩn, chỉ tiêu rõ ràng để phân loại đúng tình trạng dinh dưỡng
Tập huấn thống nhất kỹ thuật thu thập số liệu: số liệu nhân trắc (cân, đo chiều cao), cách hỏi ghi khẩu phần…
Kiểm tra lại mỗi phiếu sau khi phỏng vấn
Chọn lựa các điều tra viên có năng lực và kinh nghiệm
Trong quá trình điều tra có giám sát viên tham gia giám sát
Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện sau khi nhận được sự phê duyệt từ Hội đồng thẩm định đề cương và sự đồng ý của Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được thông báo đầy đủ về mục đích và nội dung nghiên cứu, và họ có quyền tự nguyện tham gia cũng như rút lui bất kỳ lúc nào mà không cần lý do Thông tin cá nhân của họ được bảo mật, và các số liệu nghiên cứu được quản lý chặt chẽ, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, viết báo cáo và cung cấp thông tin khi cần thiết.
Nghiên cứu chỉ có mục đích nhằm đề ra những biện pháp nâng cao sức khỏe bệnh nhân, ngoài ra không có mục đích nào khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n6) Đặc điểm n %
Trình độ học vấn Dưới cấp 3 60 56,6
Trong nghiên cứu với 106 đối tượng, có 71 bệnh nhân nam và 35 bệnh nhân nữ Tỷ lệ bệnh nhân có trình độ học vấn dưới cấp 3 chiếm 56,6%, trong khi đó, những người có trình độ từ cấp 3 trở lên chiếm 43,4% Đáng chú ý, phần lớn bệnh nhân tham gia nghiên cứu đến từ vùng nông thôn, chiếm 70,8%.
Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n6)
Trong nghiên cứu với 106 đối tượng, phần lớn người tham gia đều từ 31 tuổi trở lên, với nhóm tuổi 31-60 chiếm 50% Nhóm tuổi trên 61 tuổi chiếm 49,1%, trong khi chỉ có 1 người thuộc nhóm 18-30 tuổi, chiếm 0,9%.
Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng theo vị trí phẫu thuật (n6)
Phẫu thuật dạ dày là loại phẫu thuật phổ biến nhất, chiếm 40,5% tổng số bệnh nhân Tiếp theo là phẫu thuật đại tràng với 24,5% và phẫu thuật trực tràng/hậu môn chiếm 18% Tỷ lệ phẫu thuật tại ruột non là thấp nhất, chỉ đạt 17%.
3.2 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước-sau phẫu thuật đường tiêu hóa
3.2.1 Tình trạng giảm cân của bệnh nhân trước phẫu thuật
Biểu đồ 3.3 Tình trạng giảm cân của bệnh nhân trước phẫu thuật so với cân nặng cách đó 6 tháng (n6)
Hầu hết bệnh nhân (71,7%) đã trải qua giảm cân trong 6 tháng trước phẫu thuật, với 44,3% trong số đó giảm dưới 5% trọng lượng cơ thể Chỉ có 1,9% bệnh nhân ghi nhận giảm cân vượt quá 10%.
Dạ dày Ruột non Đại tràng Trực tràng/HM
Biểu đồ 3.4 Tình trạng giảm cân trước khi nhập viện theo các loại PT
Tình trạng giảm cân trước phẫu thuật ở các bệnh lý về dạ dày là cao nhất, đạt 88,4%, tiếp theo là bệnh lý đại tràng với 84,6% Trong khi đó, bệnh lý trực tràng/hậu môn ghi nhận tỷ lệ giảm cân là 47,4%, và ruột non có tỷ lệ thấp nhất với 38,9%.
3.2.2 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo BMI
Bảng 3.2 Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của bệnh nhân trước-sau phẫu thuật (n6)
BMI Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật n % n %
Cân nặng trung bình(kg) 52,9 ± 7,7 51,7 ± 7,6
Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5) ở bệnh nhân trước phẫu thuật là 14,2%, nhưng tăng lên 24,5% sau phẫu thuật Trong số 106 bệnh nhân, có 11 người gặp tình trạng thiếu năng lượng trường diễn sau phẫu thuật Cân nặng trung bình của bệnh nhân trước phẫu thuật là 52,9 ± 7,7 kg, trong khi sau phẫu thuật giảm còn 51,7 ± 7,6 kg.
Dạ dày Ruột non Đại tràng Trực tràng/HM
Bảng 3.3 Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của bệnh nhân trước phẫu thuật xếp theo vị trí phẫu thuật đường tiêu hóa (n6)
Vị trí phẫu thuật CED Không CED p* n % n %
Bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5) có tỷ lệ thấp nhất tại vị trí phẫu thuật ruột non (5,6%), trong khi tỷ lệ cao nhất được ghi nhận ở vị trí đại tràng và trực tràng/hậu môn (19,2% và 15,8%) Tuy nhiên, sự khác biệt về vị trí phẫu thuật không đạt ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.4 Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của bệnh nhân trước phẫu thuật xếp theo nhóm tuổi (n6)
Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn phổ biến hơn ở nhóm tuổi trên 61, với tỷ lệ 22,6%, so với 5,8% ở nhóm tuổi 31-60 Đặc biệt, nhóm tuổi 18-30 không gặp tình trạng thiếu năng lượng này Có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi và tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI của bệnh nhân trước phẫu thuật (p < 0,05).
3.2.3 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật theo SGA
Biểu đồ 3.5 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật theo
Nhận xét: Bệnh nhân không có nguy cơ về dinh dưỡng (SGA-A) là
75,5%, có nguy cơ SDD mức độ nhẹ đến vừa (SGA-B) là 22,6%, nguy cơ mức độ nặng (SGA-C) là 1,9%
Bảng 3.5 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật theo SGA của các loại phẫu thuật (n6)
Loại phẫu thuật SGA-A SGA-B SGA-C n % n % n % p*
Theo đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật bằng chỉ số SGA, nhóm bệnh nhân phẫu thuật đại tràng có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) mức độ SGA-B cao nhất (34,6%), tiếp theo là phẫu thuật trực tràng/hậu môn (26,3%) và dạ dày (18,6%), trong khi phẫu thuật ruột non có tỷ lệ thấp nhất (11,1%) Chỉ có 1 bệnh nhân thuộc nhóm phẫu thuật trực tràng/hậu môn được đánh giá có nguy cơ SDD mức độ SGA-C, chiếm 5,3% Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm bệnh và tình trạng dinh dưỡng (p>0,05).
3.2.4 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật theo nồng độ Albumin và Hemogobin
Bảng 3.6 Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số Albumin (n6)
Nhận xét: Trong 106 bệnh nhân có chỉ số Albumin, tỉ lệ Albumin ≥
35g/l là 66%, tỷ lệ Albumin < 35 g/l là 34% Tỷ lệ albumin < 35g/l ở nữ cao hơn nam (42,9% so với 29,6%) Sự khác biệt về giới với tình trạng Albumin chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05
Bảng 3.7 Nồng độ Albumin của bệnh nhân trước phẫu thuật theo vị trí bệnh lý (n6)
Loại phẫu thuật Al