PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử loài người đã chỉ ra rằng, trong những điều kiện nhất định, đời sống cộng đồng cần đến một quyền lực để giải quyết mâu thuẫn và sự hợp tác trong xã hội. Quyền lực đó giúp cho con người cố kết với nhau trong một xã hội để có sức mạnh đảm bảo an ninh bên trong và bên ngoài xã hội, giải quyết những vấn đề mang tính cộng đồng. Hơn nữa, chính sự phát triển sản xuất của xã hội loài người đã làm xuất hiện sự phân công lao động xã hội và cùng với nó là quyền lực chung để điều khiển quá trình này. Đây là một quá trình luôn phát triển và kéo dài vô tận, nên quyền lực xã hội để điều hành lợi ích chung là cần thiết là tất yếu bất kể cấp độ xã hội. Tuy nhiên, quyền lực trong xã hội luôn có hai mặt song hành với nhau. Quyền lực được sử dụng với mục đích tốt, vì lợi ích của cộng đồng và lợi ích của từng cá nhân. Song quyền lực cũng có thể được sử dụng nhằm mưu lợi cho một hoặc một số ít cá nhân làm tổn hại tới lợi ích của cộng đồng. Mặt khác, ngay cả khi quyền lực được sử dụng vì những mục đích tốt đẹp nhưng kết quả còn phụ thuộc vào cách thức dùng quyền lực là đúng hay sai. Nếu cách thức sử dụng quyền lực là hợp lý, đúng đắn sẽ nâng cao được hạnh phúc của con người theo khoa học. Ngược lại, nếu cách thức sử dụng quyền lực sai cũng đồng nghĩa với việc làm suy giảm hạnh phúc của con người. Vì vậy, quyền lực cần phải đươc kiểm soát để hạn chế mặt trái của nó. Vấn đề đặt ra là kiểm soát quyền lực ở cả hai khía cạnh: thứ nhất là dùng quyền lực đúng mục đích; thứ hai là dùng quyền lực tốt về đạo đức. Tuy nhiên, trên thực tế, cái đúng, cái tốt không dễ xác định và chưa chắc đã đi đôi với nhau. Kiểm soát quyền lực chính trị là một nhu cầu khách quan trong xã hội có giai cấp và là một nội dung quan trọng của nhà nước pháp quyền. Có thể nói, ngay từ thời cổ đại đã có cơ chế kiểm soát quyền lực. Trải qua các thời đại lịch sử, kiểm soát quyền lực chính trị từng bước được hoàn thiện cả trên phương diện nhận thức và thực tiễn. Việc tổ chức quyền lực như thế nào cho hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện của xã hội để việc sử dụng nó có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra ở mọi thời đại, là chủ đề quan tâm nghiên cứu của các nhà tư tưởng chính trị. Ở mỗi một thời kỳ lịch sử các nhà tư tưởng chính trị lại có những phương thức tổ chức và nắm giữ quyền lực chính trị khác nhau. Như thời cổ đại, Aritxtốt nêu ra phương thức phân quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Baruc Spinoza nhà tư tưởng chính trị lớn của Hà Lan thế kỷ thứ XVII đã khẳng định rằng, quyền lực nhà nước không phải là vô hạn. Theo ông, quyền lực nhà nước phải được tổ chức theo thiết chế đại biểu. Các thiết chế này ban hành các đạo luật để nhà nước cai quản xã hội và thực hiện việc giám sát nhà nước trong việc thực thi các đạo luật đó. J.Lôccơ và Môngtetxkiơ thì chủ trương phân quyền và tư tưởng phân chia quyền lực theo nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức nhà nước… Mặc dù có những quan niệm khác nhau nhưng đều tuân theo những nguyên tắc căn bản đảm bảo quyền lực chính trị được thực hiện đúng mục tiêu, hiệu quả. Một trong những nguyên tắc đó là nguyên tắc kiểm soát quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị cần phải kiểm soát xuất phát từ tính tập trung của nó. Quyền lực qua quá trình tổ chức đã cô đọng lại, dồn vào nhóm nhỏ lãnh đạo và cao hơn hết là một cá nhân. Quyền lực đó vận hành, chi phối các hoạt động của nội bộ tổ chức hoặc vận hành trong hệ thống các quan hệ với chủ thể khác. Chính do sự tập trung quyền lực quá mức hay phân tán đều có tác động tiêu cực đến sự phát triển. Người (nhóm người) có quyền lực thường có xu hướng tha hoá, lạm quyền, dẫn đến quan liêu, chuyên quyền độc đoán, quyết định công việc theo ý chí chủ quan vì lợi ích riêng, kìm hãm sự sáng tạo. Do tính chất tập trung của quyền lực như vậy nên nó dễ bị tha hoá, dẫn tới sự chuyên quyền độc đoán xâm phạm đến tự do của con người. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thiết kế tổ chức thực thi quyền lực là phải thiết lập được các cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị để chống chuyên chế, đảm bảo tự do của con người. Theo chủ nghĩa Mác Lênin, mọi quyền lực đều có nguồn gốc từ nhân dân, xã hội nhưng lại bị tha hoá trở thành cái đối lập, xa lạ với xã hội, quay trở lại thông trị lại nhân dân. Nguyên nhân của sự tha hoá đó là do sự tồn tại của bất bình đẳng, áp bức trong xã hôi. Vì vậy, kiểm soát quyền lực chính trị một cách triệt để nhất, chính là giáo dục sự tự kiểm soát thông qua việc xoá bỏ dần các điều kiện thực tế sinh ra bất bình đẳng chính trị, giai cấp trong xã hội. Xoá bỏ tính chính trị của quyền lực để việc thực thi quyền lực chính trị thực sự có hiệu quả, thực hiện quyền lực công chỉ phục vụ lợi ích của nhân dân và cộng đồng. Kiểm soát quyền lực chính trị được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: kiểm soát quyền lực trong Đảng, kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước, kiểm soát quyền lực bằng các thể chế, cơ chế từ bên ngoài. Ngoài ra còn có kiểm soát quyền lực chính trị bằng các yếu tố khác như: tập quán, thông lệ truyền thống, công luận… Tuỳ thuộc vào mục đích của chủ thể, quyền lực và điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội mà phương thức kiểm soát nào được lựa chọn đóng vai trò chủ đạo, hoặc một số phương thức được sử dụng kết hợp với nhau. Kiểm soát quyền lực chính trị luôn là một vấn đề nan giải và phức tạp cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Từ trong lịch sử, các nhà tư tưởng đều đã chỉ ra rằng, khi con người từ bỏ thế giới tự nhiên để bước vào thế giới văn minh của xã hội loài người thì cũng là lúc bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn, những nghịch lý mà họ phải chấp nhận và tim cách giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa sự cần thiết phải có quyền lực chung và tự do cá nhân; mâu thuẫn giữa cái đúng, thiện nhưng không phải lúc nào cũng thuộc về số đông; mọi quyền lực. Vì vậy, mặc dù về mặt lý thuyết, tư tưởng quyền lực đều thuộc về nhân dân đã được thừa nhận phổ biến từ khá lâu, song trên thực tế cho tới nay, nhân dân vẫn chưa phải là chủ thể thực sự, chưa có khả năng kiểm soát được quyền lực do mình uỷ quyền. Kiểm soát quyền lực là một vấn đề đang được quan tâm trong tổ chức và thực thi quyền lực ở Việt Nam hiện nay, nhưng lại đặt nặng kiểm soát bằng đạo đức. Điều này có nguyên nhân từ truyền thống lịch sử của nước ta trọng về đức trị, song cơ bản xuất phát từ yêu cầu tất yếu của một đảng lãnh đạo cách mạng phải có năng lực và phẩm chất đạo đức trong sáng. Đảng luôn coi trọng và đề cao sự tự kiểm soát của Đảng thông qua mỗi đảng viên và các tổ chức đảng, sự tự kiểm soat thông qua giáo dục, nhận thức và tự kiềm chế, thực hiện “ tự phê bình và phê bình” của đảng viên. Sự kiểm soát bằng đạo đức vẫn đang phát huy vai trò của mình, góp phần nhất định trong việc nâng cao năng lực, sức mạnh của Đảng. Tuy nhiên, hiệu quả trước mắt của sự kiểm soát này chưa cao. Những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay như: tình trạng mất dân chủ trong Đảng, sự thoái hoá phẩm chất của một bộ phận đảng viên, sự vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, tình trạng tham nhũng phổ biến xảy ra ở hầu hết tất cả các lĩnh vực của bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp cho đến các cơ quan bảo vệ pháp luật, toà án… là những biểu hiện của quyền lực thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Một trong những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X xác định là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Mục tiêu mà chúng ta đặt ra có đạt được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc chúng ta có thiết kế và thực thi được những thể chế, cơ chế, có khả năng kiểm soát quyền lực hay không, nhất là trong bối cảnh hiện nay, quyền lực của nhân dân đang bị vi phạm nghiêm trọng. Vì vậy, kiểm soát quyền lực chính trị không chỉ là một nguyên tắc để giữ và thực thi quyền lực chính trị mà còn là yêu cầu bức xúc ở nước ta hiện nay. Để góp phần làm rõ hơn về vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị nên như thế nào trong điều kiện hiện nay ở nước ta, em xin lựa chon đề tài: “Vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị và kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn của mình
Lý luận về kiểm soát quyền lực chính trị
Tính tất yếu của việc kiểm soát quyền lực chính trị 7 1.1 Quan niệm về quyền lực và kiểm soát quyền lực chính trị
Quan niệm về quyền lực và kiểm soát quyền lực chính trị
Quan niệm quyền lực chính trị
Quyền lực được hiểu là một loại quan hệ khách quan trong đời sống xã hội, thể hiện qua các mối quan hệ tương tác khác nhau Trong xã hội, có những mối quan hệ xung đột và chống đối, nhưng cũng có những mối quan hệ hợp tác, nơi không ai chống đối hay tiêu diệt ai Tuy nhiên, chỉ có quan hệ chỉ huy - phục tùng mới thực sự đại diện cho quyền lực trong các mối quan hệ xã hội.
Ăngghen nhấn mạnh rằng quyền lực là yếu tố thiết yếu trong xã hội hiện đại, khi mà sự hợp tác và phức tạp hóa các quá trình tương tác giữa các cá nhân ngày càng gia tăng Hoạt động liên hợp đòi hỏi phải tổ chức lại cách thức làm việc, và điều này không thể thiếu đi quyền uy Khái niệm quyền uy mà Ăngghen đề cập chính là quyền lực, trong đó quyền uy được hiểu là ý chí của người khác mà chúng ta phải chấp nhận, đồng thời sự phục tùng trở thành nền tảng của quyền uy đó.
Theo Ăngghen, quyền lực trong xã hội xuất phát từ hoạt động sản xuất của con người, bao gồm quyền uy và sự phục tùng Những yếu tố này được hình thành từ điều kiện vật chất trong quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm Sự tồn tại của xã hội yêu cầu quyền lực chung để điều khiển và buộc mọi người tuân theo các quy định, đảm bảo an ninh và an sinh cho cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng Quyền lực chung này, hay còn gọi là quyền lực công, là khả năng buộc người khác hành động theo ý chí của một chủ thể nào đó.
Chính trị thực chất là mối quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, nhóm xã hội và quốc gia dân tộc, trong đó lợi ích kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất Mối quan hệ này thể hiện qua việc phân bổ các giá trị mà xã hội tạo ra, cho thấy rằng chính trị chính là sự tương tác giữa các giai cấp và nhóm xã hội trong việc phân chia các giá trị xã hội.
Quyền lực chính trị được hiểu là khả năng áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị, nhằm mang lại lợi ích cho một giai cấp, lực lượng xã hội hoặc quốc gia - dân tộc.
Quyền lực chính trị là khái niệm cốt lõi trong chính trị học, được xem như là khoa học nghiên cứu về quyền lực chính trị, bao gồm đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực Dù có nhiều cách hình thành và luận giải khác nhau, các quan niệm về quyền lực chính trị đều thống nhất rằng nó là yếu tố thiết yếu cho sự phát triển của xã hội loài người.
Quyền lực chính trị hiện nay được hiểu qua nhiều khía cạnh khác nhau: nó có thể được xem là quyền sử dụng sức mạnh cho mục đích chính trị, hay là quyền lực xã hội nhằm giải quyết lợi ích giai cấp, dân tộc và nhân loại Quyền lực này cũng thể hiện quyền lực của một hay liên minh giai cấp, cho phép các nhóm xã hội chi phối và tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước để tối đa hóa lợi ích của mình Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quyền lực chính trị là quyền lực của một hay liên minh giai cấp, phản ánh khả năng của một giai cấp trong việc thực hiện lợi ích khách quan của mình Thực chất, quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.
Quyền lực chính trị, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, là khả năng quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến chính trị, tổ chức và hoạt động nhằm đảm bảo sức mạnh của một giai cấp, chính đảng hoặc tập đoàn xã hội Quyền lực này giúp giành và duy trì quyền lãnh đạo, điều khiển bộ máy nhà nước, đồng thời xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong quốc gia Nó cũng liên quan đến việc thiết lập quan hệ chính trị, kinh tế và ngoại giao với các quốc gia, tổ chức quốc tế, khu vực, nhằm đảm bảo sự phát triển quốc gia phù hợp với lý tưởng giai cấp.
Quyền lực chính trị được hiểu là khả năng sử dụng sức mạnh của một cá nhân hoặc liên minh giai cấp để thực hiện sự thống trị chính trị Điều này bao gồm việc áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp của họ, chủ yếu thông qua việc đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
Quyền lực chính trị chỉ hình thành trong xã hội có giai cấp và nhà nước, với sự khác biệt rõ rệt về vị trí và vai trò của các giai cấp Sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội là yếu tố quyết định hình thành quyền lực chính trị Trong xã hội đơn giản, quyền lực chủ yếu nằm trong tay một vài giai cấp, nhưng khi xã hội phát triển, nhiều giai cấp và lực lượng xã hội khác sẽ tham gia vào quyền lực chính trị Đặc biệt, trong xã hội không còn giai cấp, quyền lực chính trị sẽ không tồn tại Quyền lực chính trị phụ thuộc vào ba yếu tố: sự phân công lao động xã hội, khả năng sử dụng nguồn lực của các giai cấp và năng lực chi phối quyền lực nhà nước để đạt được mục đích của giai cấp mình.
Giai cấp có thể ở vị trí thống trị, nhưng do sự phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của giai cấp đó trong hệ thống sản xuất có thể thay đổi, dẫn đến việc quyền lực chính trị chuyển giao cho giai cấp khác Sự thay đổi này đã diễn ra qua các phương thức sản xuất, với quyền lực lần lượt thuộc về giai cấp chủ nô, phong kiến, và tư sản Quyền lực chính trị là một yếu tố khách quan trong từng giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, và mỗi giai cấp đều có khả năng hiện thực hóa lợi ích của mình Tuy nhiên, không phải mọi lực lượng xã hội tổ chức thành giai cấp đều có quyền lực chính trị ngay lập tức; quyền lực này chỉ được thực sự nắm giữ khi giai cấp đó giành và duy trì quyền lực công, thể hiện qua quyền lực nhà nước Sự hình thành quyền lực công trong lịch sử xã hội khẳng định tính tất yếu và bản chất gắn bó của quyền lực chính trị với nó.
Trong mọi xã hội, tổng giá trị sản xuất luôn thấp hơn tổng nhu cầu của các thành viên, dẫn đến tình trạng thiếu hụt giá trị Điều này tạo ra bất đồng và mâu thuẫn trong việc phân bổ các giá trị thiếu hụt Để giải quyết những mâu thuẫn này, cần có quyền lực công để đưa ra và áp đặt các giải pháp phân bổ giá trị, nhằm giảm thiểu xung đột và ngăn chặn bùng nổ xã hội Từ đó, có thể thấy rằng sự tồn tại của các giai cấp và quyền lực công là điều tất yếu trong xã hội.
Quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng trong xã hội, giúp thiết lập hệ thống chính trị và tổ chức đời sống chính trị, từ đó hình thành các quan hệ chính trị Nó cũng đảm bảo quản lý hiệu quả công việc của nhà nước và xã hội, lãnh đạo các cơ quan quyền lực cùng các hoạt động chính trị và phi chính trị Hơn nữa, quyền lực chính trị còn kiểm soát các quan hệ chính trị và xã hội, đồng thời xây dựng một kiểu cầm quyền đặc trưng cho xã hội, tạo nên chế độ xã hội và nhà nước nhất định.
1.1.2 Quan niệm về kiểm soát quyền lực chính trị
Trong lĩnh vực chính trị và pháp lý, các khái niệm như kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm soát và kiểm sát thường bị hiểu nhầm và sử dụng thay thế cho nhau Ở Việt Nam, sự phân biệt giữa các khái niệm này chưa rõ ràng, vì chúng thường gắn liền với chức năng của các cơ quan cụ thể Ví dụ, kiểm tra thường liên quan đến Uỷ ban kiểm tra Đảng, giám sát gắn với Quốc hội, thanh tra thuộc về Thanh tra nhà nước, và kiểm sát liên quan đến Viện kiểm sát Giám sát, theo Từ điển tiếng Việt, là quá trình theo dõi và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo tuân thủ quy định Nó không chỉ bao gồm việc kiểm tra mà còn có thể dẫn đến việc luận tội và xử lý đối tượng giám sát Thanh tra là quá trình điều tra và làm rõ sự việc, trong khi kiểm tra là đánh giá thực tế Kiểm sát có nghĩa là tra xét, còn kiểm soát là việc giám sát và kiểm tra việc chấp hành pháp luật nhằm phát hiện và ngăn chặn những vi phạm.
Các khái niệm kiểm tra, thanh tra, giám sát và kiểm soát có nội dung tương đồng và thường được sử dụng thay thế cho nhau Khái niệm giám sát bao gồm cả kiểm tra và kiểm sát, cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa các thuật ngữ này trong thực tiễn.