GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC (CMC Telecom)
Giới thiệu tập đoàn CMC
CMC là tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm phát triển Tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con, CMC gồm 7 công ty thành viên hoạt động trong và ngoài nước Tập đoàn không ngừng khẳng định vị thế trên thị trường nội địa và mở rộng ra thị trường khu vực, quốc tế thông qua các hoạt động kinh doanh chủ lực.
Sản xuất, phân phối các sản phẩm ICT
Nguyễn Trung Chính và Hà Thế Minh là người đồng sáng lập ra tập đoàn CMC.
Giới thiệu CMC Telecom
CMC Telecom cung cấp hai dịch vụ chính: Cáp quang CMC (FTTH CMC) và Internet trên truyền hình cáp (VTVNet, EOC)
Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom), thành lập ngày 5/9/2008, là thành viên của Tập đoàn công nghệ CMC Mặc dù còn trẻ, CMC Telecom đã khẳng định vị thế của mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam nhờ vào tiềm lực tài chính, đội ngũ nhân sự chất lượng và công nghệ tiên tiến Đặc biệt, CMC Telecom là đơn vị viễn thông đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ Internet dựa trên công nghệ GPON hiện đại.
Tên giao dịch của công ty là Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Viễn Thông
Tên viết tắt: CMC Telecom
Hiện công ty có trụ sở chính tại Tầng 15, Tòa nhà CMC, 11 đường Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội và có 4 chi nhánh :
CMC Telecom chi nhánh Hà Nội: Tầng 12, Tòa nhà CMC, 11 đường Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội
CMC Telecom chi nhánh Hải Phòng: 104 Văn Cao, quân Ngô Quyền, TP Hải Phòng
CMC Telecom chi nhánh miền Nam: Tầng 4, tòa nhà Paxsky3, số 225 Bis đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, TP HCM
CMC Telecom chi nhánh miền Trung: 373 Nguyễn Văn Linh, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
1.2.2 Chặng đường phát triển của CMC Telecom
Hình 1 1: Chặng đường phát triển của CMC
1.2.3 Mạng lưới trong nước và quốc tế của công ty
Khả năng cung cấp dịch vụ trên 64 tỉnh
Hình 1 2: Mạng đường trục trong nước
Có 5 hướng kết nối ra quốc tế bằng đường đất liền và đường biển
Hình 1 3: Mạng lưới kết nối quốc tế.
Giới thiệu đơn vị CMC Telecom chi nhánh miền Trung
Công ty Cổ phần hạ tầng viễn thông CMC – Chi nhánh Miền Trung, thành lập ngày 11/9/2011, là một thành viên của Tập đoàn công nghệ CMC Hiện nay, CMC Telecom chi nhánh miền Trung được công nhận là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Đà Nẵng và trên toàn quốc.
Đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng Internet và dịch vụ giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân.
Đơn vị cam kết cung cấp giải pháp phần mềm ứng dụng đơn giản và hiệu quả, đồng thời tạo ra một môi trường sáng tạo và năng động, thu hút nhân tài Việt Nam.
Công ty chú trọng đến hợp tác với đối tác nước ngoài để cung cấp dịch vụ truyền dẫn chất lượng cao
1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty CMC Telecom chi nhánh miền Trung
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổng quan về cơ cấu tổ chức tại đơn vị
Nhiệm vụ các phòng ban:
Phòng giám đốc: Trực tiếp quản lý các phòng ban tại đơn vị
Chăm sóc khách hàng (CSKH) là quá trình tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ, kiểm tra thông tin hợp đồng và khảo sát chất lượng dịch vụ mà khách hàng nhận được.
Hành chính tổng hợp nh
Chăm sóc khách hàng Mass: dành cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và các hộ gia đình
Chăm sóc khách hàng Corp: dành cho các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn ( như các trường đại học, các công ty lớn )
Hành chính tổng hợp bao gồm việc kiểm tra hàng hóa và thiết bị khi nhập về đơn vị, đồng thời thu cước phí từ khách hàng sau khi đã ký hợp đồng.
Trung tâm thương mại: đàm phán với NCC, thẩm định hiệu quả kinh doanh khi sử dụng hạ tầng của NCC, mua sắm vật tư, trang thiết bị
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và nhận kết quả kiểm tra từ các bộ phận liên quan khi khảo sát khu vực mà khách hàng muốn đăng ký Nếu điều kiện khả thi, phòng sẽ tiến hành ký hợp đồng với khách hàng Phòng được chia thành hai bộ phận.
Trung tâm kinh doanh BSC: cho các doanh nghiệp lớn hay các tập đoàn
Trung tâm kinh doanh SME: cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trung tâm kỹ thuật: tiến hành lắp đặt thiết bị
1.3.1.1 Phòng trung tâm kỹ thuật (TTKT)
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức phòng Trung tâm kỹ thuật
Các bộ phận trong TTKT:
Quản lý hạ tầng ngoại vi (OSP): Triển khai hạ tầng
Quản lý thiết vị truy cập (CPE): lắp đặt thiết bị, test dịch vụ tại nhà khách hàng, kiểm tra các thiết bị đầu cuối khi gặp sự cố
Kỹ thuật dự án và quản lý mạng (KTDA): Lên kế hoạch triển khai, giám sát, đôn đốc thi công và tiến hành triển khai theo đúng timeline
Admin đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp công việc của phòng, kiểm tra và theo dõi thiết bị cho nhân viên thi công, đồng thời giám sát tiến độ công việc của đội ngũ nhân viên Ngoài ra, admin cũng hỗ trợ khách hàng khi gặp phải sự cố liên quan đến dịch vụ.
Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật (TV.HTKT): tư vấn giải pháp dịch vụ, giám sát dịch vụ cho khách hàng CORP
P Giám đốc Đặng Văn Hoàng Vỹ ng Vỹ iám đốc
P Giám đốc Đặng Văn Hoàng Vỹ
NOC – Network Operation Center là trung tâm vận hành mạng của CMC tại Đà Nẵng
Hình 1 4: Tổng quan về một phòng NOC
NOC bao gồm các bộ phận:
- ONOC: có nhiệm vụ cấu hình dịch vụ cho khách hàng, quản lý monitor
- INOC: có nhiệm vụ xử lý các sự cố về ngẽn băng thông
- TNOC: trung tâm vận hành truyền dẫn có nhiệm vụ vận hành mạng truyền dẫn, thiết kế tối ưu mạng lưới truyền dẫn liên tỉnh, đường trục, quốc tế
1.3.2 Sự phối hợp giữa các phòng ban
1.3.2.1 Quy trình triển khai dịch vụ tại đơn vị
- TTKD tiếp nhận yêu cầu của khách hàng gửi thông tin cho TV.HTKT
- TV.HTKT tiếp nhận thông tin từ TTKD và lên giải pháp triển khai
TTKT tiến hành khảo sát hạ tầng và đánh giá khả năng triển khai Nếu địa chỉ triển khai sử dụng hạ tầng của CMC, kết quả khảo sát sẽ được gửi cho TTKD để ký hợp đồng với khách hàng Ngược lại, nếu không sử dụng hạ tầng của CMC, TTKD sẽ gửi kết quả khảo sát cho TMĐT, để TMĐT thương thảo với nhà cung cấp khác dựa trên hợp đồng khung đã có, đồng thời thẩm định hiệu quả kinh doanh Cuối cùng, TTKD sẽ báo giá cho khách hàng và tiến hành ký hợp đồng.
- Sau khi nhận được hợp đồng thì TTKT tiến hành lắp đặt và NOC cấ u hình dịch vụ cho khách hàng
- TTKD thanh toán và gửi về phòng tổng hợp
1.3.2.2 Quy trình xử lý sự cố
- CSKH và TTKT tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và gửi lên bộ phận TV.HTKT
Bộ phận TV.HTKT phân loại các sự cố và cung cấp giải pháp hỗ trợ cho khách hàng nếu có khả năng Trong trường hợp không thể hỗ trợ, sự cố sẽ được chuyển giao cho các bộ phận liên quan khác.
NOC: Lỗi mạng core, định tuyến nghẽn băng thông
CPE: Lỗi thiết bị đầu cuối, access, lỗi liên quan đến hệ thống tại nhà khách hàng
CSKH: Hỗ trợ xử lý liên quan tới chính sách sau: bán hàng khiếu nại chất lượng dịch vụ
BC: Hỗ trợ xử lý liên quan tới tính cước, hóa đơn, thu ngân
1.3.3 Các sản phẩm và dịch vụ của CMC
Internet cáp quang (FTTH) là dịch vụ truy cập Internet sử dụng công nghệ cáp quang, hướng đến các doanh nghiệp, tổ chức, phòng Game và các điểm truy cập Internet Dịch vụ này cung cấp đường truyền tốc độ cao, ổn định và tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.
Internet Leased Line là dịch vụ cho phép thuê kênh truyền dẫn vật lý riêng biệt, nhằm kết nối và truyền tải thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ và mạng viễn thông riêng của khách hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau.
Khác với kết nối Internet thông thường, đường truyền kênh thuê riêng cung cấp tốc độ linh hoạt từ 128 Kbps đến nxGbps, phù hợp cho các doanh nghiệp và tổ chức lớn tại Việt Nam Đối tượng sử dụng bao gồm khách sạn, ngân hàng, các bộ ban ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng, đại sứ quán, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện và các công ty trong lĩnh vực giải pháp CNTT, tất cả đều cần một đường truyền riêng với tốc độ cao và ổn định.
1.3.3.2 Dịch vụ dữ liệu trực tuyến
Máy chủ là một loại máy tính được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội, có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn nhiều so với máy tính thông thường Nó đóng vai trò nền tảng cho mọi dịch vụ trên internet, vì mọi dịch vụ trực tuyến đều cần thông qua một máy chủ để hoạt động Máy chủ được chia thành ba loại chính.
Máy chủ riêng:là máy chủ chạy trên phần cứng
Máy chủ ảo là loại máy chủ được hình thành thông qua công nghệ ảo hóa, cho phép tách một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau Những máy chủ ảo này có chức năng tương tự như máy chủ riêng, nhưng chúng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc.
Máy chủ đám mây là sự kết hợp của nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ, được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây.
Cho thuê chỗ đặt máy chủ: là dịch vụ cung cấp không gian để đặt các máy chủ vật lý tại các datacenter theo tu rack
Domain: là tên miền của 1 website như: com, vn…
Hosting: Khi ta đã có domain thì cần một chỗ để chứa các hình ảnh , bài viết Thì đó được là hosting hoặc server
Email: là dạng email theo tên miền
Một số hoạt động trong quá trình thực tập
Nhân viên đến công ty đúng giờ để nhận hướng dẫn và phân công từ giám đốc và các trưởng phòng Sau đó, họ chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết cho công việc trước khi di chuyển đến các công trình để thi công.
Sinh viên thực tập được giao nhiệm vụ làm việc cùng bộ phận admin và theo sát các nhân viên thi công để hỗ trợ, quan sát và học hỏi quy trình lắp đặt hệ thống thiết bị cũng như cách cài đặt để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả theo yêu cầu.
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Internet cáp quang, hay FTTH (Fiber-To-The-Home), là dịch vụ truy cập Internet hiện đại nhất với đường truyền hoàn toàn bằng cáp quang đến địa chỉ thuê bao Mạng cáp quang mang đến cho khách hàng khả năng sử dụng nhiều dịch vụ viễn thông chất lượng cao, bao gồm cả dịch vụ truyền hình giải trí.
1.1.2 Mô hình FTTH cơ bản
Hinh 2 1: Mô hình FTTH cơ bản.
MÔ HÌNH TRIỂN KHAI MẠNG FTTH
Tìm hiểu chung về hệ thống FTTH
Internet cáp quang, hay còn gọi là FTTH (Fiber-To-The-Home), là dịch vụ truy cập Internet hiện đại nhất với đường truyền hoàn toàn bằng cáp quang đến địa chỉ thuê bao Mạng cáp quang cung cấp cho khách hàng khả năng sử dụng đa dạng dịch vụ viễn thông chất lượng cao, bao gồm cả dịch vụ truyền hình giải trí.
1.1.2 Mô hình FTTH cơ bản
Hinh 2 1: Mô hình FTTH cơ bản
FTTH (Fiber To The Home) là dịch vụ mạng cáp quang cung cấp kết nối đến từng hộ gia đình Công nghệ quang cho phép FTTH đạt tốc độ rất cao, đồng thời hỗ trợ dịch vụ triple play, bao gồm internet tốc độ cao, VoIP và IPTV trên cùng một đường truyền.
FTTH hoạt động dựa trên công nghệ Ethernet với các switch layer 2 làm việc tại lớp access được đấu vào mạng core theo công nghệ metro ethernet
Đường truyền có tốc độ ổn định; tốc độ truy cập Internet cao
Không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp
An toàn cho thiết bị, không sợ sét đánh lan truyền trên đường dây
Nâng cấp băng thông dễ dàng mà không cần kéo cáp mới
1.1.4 So sánh FTTH và ADSL
Yếu tố so sánh ADSL FTTH
- Môi trường truyền tín hiệu
Cáp đồng truyền bằng tín hiệu điện
Cáp quang truyền tín hiệu bằng ánh sáng
- Tốc độc truyền dẫn Không cân bằng (Bất đối xứng, Download >
Upload) Tối đa là 20Mbps
Cho phép cân bằng (đối xứng, Download Upload) Công nghệ cho phép tối đa là 10Gbps
- Tốc độ cam kết ra quốc tế
Thường không có cam kết
- Bảo mật Thấp, do cáp đồng là tín hiệu điện nên dễ bị đánh cắ tín hiệu trên đường dây Mặt khác
Cáp quang được sản xuất từ lõi thủy tinh và truyền tín hiệu bằng ánh sáng, giúp ngăn chặn khả năng truyền dẫn sét, từ đó bảo vệ an toàn cho hệ thống máy chủ và dữ liệu Việc không dẫn điện cũng giúp giảm thiểu rủi ro bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây, đảm bảo an toàn tối đa cho thông tin.
- Chiều dài cáp Tối đa là 500m để đạt sự ổn định cần thiết
Có thể lên đến 10km
Độ ổn định của tín hiệu bị ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường và điện từ, dẫn đến sự suy giảm theo thời gian Trong quá trình truyền dẫn, tín hiệu thường chỉ đạt khoảng 80% tốc độ cam kết ban đầu.
Cao và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, xung điện hay sét, dây dẫn này đảm bảo tín hiệu không bị suy hao trong quá trình truyền dẫn, giúp đạt tốc độ tối đa.
- Khả năng ứng dụng các dịch vụ đòi hỏi download và upload đều cao như: hosing sever riêng, VPN,
Không phù hợp vì tốc độ thấp và chiều upload không vượt quá 1Mbps Modem không hỗ trợ Wireless
Rất phù hợp vì tốc độ cao và có thể tùy biến tốc độ Download và Upload Thiết bị hỗ trợ Wireless.
Hệ thống mạng của CMC
1.2.1 Tổng quang công nghệ GPON
GPON là thuật ngữ viết tắt của Gigabit-capable Passive Optical Networks
GPON, theo các khuyến nghị của chuẩn ITU-T G.984.x, hỗ trợ cả Ethernet và ATM, TDM (PSTN, ISDN, E1 & E3) Hai thành phần chính của GPON bao gồm OLT (Optical Line Termination) và ONT.
(Optical Network Termination) hay còn được gọi là ONU (Optical Network Unit)
GPON sử dụng bước sóng riêng cho chiều downstream và upstream Do đó chỉ cần sử dụng chung 01 sợi cáp quang cho cả chiều thu và phát:
Chiều downstream sử dụng bước sóng 1490 nm, cho phép cung cấp tốc độ lên đến 2,488 Gbit/s Dữ liệu trong chiều downstream được truyền phát đồng thời đến tất cả các ONT thông qua phương thức TDM.
Chiều upstream trong GPON sử dụng bước sóng 1310 nm, cho phép đạt tốc độ truyền dữ liệu lên tới 1,244 Gbit/s Dữ liệu trong chiều upstream được truyền tải thông qua phương thức TDMA, một trong những khái niệm cơ bản của GPON.
GEM (Generic Encapsulation Method) là đơn vị nhỏ nhất để truyền dữ liệu trong công nghệ PON, cung cấp hướng thông tin kết nối Các khung GEM và byte mào đầu được đóng gói thành khung GTC và truyền tải giữa OLT và ONU.
T-CONT (Transmission Containers) là tập hợp các kết nối logic dành cho lưu lượng chiều upstream, trong đó lưu lượng dịch vụ được truyền tải qua các GEM-port khác nhau Những GEM-port này sẽ được phân loại và gán vào các T-CONT khác nhau.
Dạng 1: T-CONT có băng thông cố định và chủ yếu được sử dụng cho các dịch vụ yêu cầu độ trễ thấp và độ ưu tiên cao, như VOIP
Dạng 2 và dạng 3 của T-CONT cung cấp băng thông đảm bảo, chủ yếu phục vụ cho các dịch vụ video và dữ liệu với mức độ ưu tiên cao hơn.
Dạng 4: T-CONT là phương thức hiệu quả nhất, chủ yếu phục vụ cho các dịch vụ dữ liệu như Internet và các dịch vụ ưu tiên thấp, không cần băng thông lớn.
Dạng 5: T-CONT bao gồm tất cả các loại băng thông và có thể mang tất cả các dịch vụ
ONU–ID (ONU Identifier): Là một định danh 8 bit duy nhất mà OLT gán cho ONT trong suốt quá trình hoạt động của ONT
ALLOC_ID (Allocation Identifier): Là một số có chiều dài 12 bit mà OLT gán cho ONT để định nghĩa T_CONT ID
DBA (Dynamic Bandwidth Allocation): Là sự điều khiển phân chia băng thông nhằm tối ưu việc sử dụng băng thông giữa OLT và các ONU
Ranging: Là việc OLT tính toán độ trễ và và thiết lập đăng ký với mỗi ONT thông qua bản tin PLOAM
SR – DBA (Status Report DBA): Là hình thức phân chia băng thông dựa theo kết quả tính toán gần nhất của OLT
NSR-DBA (Non Status Report DBA): Là hình thức phân chia băng thông theo phương pháp dự đoán trên cơ sở băng thông từ các ONU
Hinh 2 2: Định dạng frame GTC chiều downstream
Khung GTC downstream có thời gian 125us và chiều dài 38880 bytes, đạt tốc độ dữ liệu 2.48832 Gbps Hình 2.2 minh họa chi tiết định dạng của khung GTC downstream.
OLT phát tín hiệu PCBd theo phương thức broadcast, cho phép tất cả các ONU nhận được toàn bộ thông tin này Các ONU sau đó sẽ hoạt động dựa trên các dữ liệu liên quan được chứa trong PCBd.
Trường Psync chỉ ra vị trí bắt đầu của frame
Trường Ident bao gồm một bộ đếm Superframe 8-KHz, phục vụ cho hệ thống mã hóa và cung cấp tốc độ đồng bộ thấp giữa các tín hiệu tham chiếu Đồng thời, trường PLOAM thực hiện chức năng báo hiệu OAM và cảnh báo ngưỡng.
Trường BIP(Bit Interleaved Parity) được dùng để ước lượng tỉ lệ lỗi bit
Trường Plend chứa thông tin về chiều dài của bản đồ băng thông upstream (US BW) Plend được gửi hai lần, và mỗi thực thể trong bản đồ US BW đại diện cho một cấp phát băng thông cụ thể tới một T-CONT Số lượng thực thể này được chỉ định trong trường Plent.
ALLOC_ID xác định băng thông được cấp phát cho T-CONT, với giá trị tối thiểu là 254, thường dùng cho địa chỉ ONU trực tiếp Trong quá trình Ranging, ALLOC_ID đầu tiên gán cho ONU là 254, được xem là ALLOC_ID mặc định và được sử dụng cùng với ONU-ID trong bản tin PLOAM Nếu ONU yêu cầu nhiều ALLOC_ID, giá trị sẽ lớn hơn 255 ALLOC_ID 254 cũng là giá trị kích hoạt ONU, giúp phát hiện các ONU chưa biết.
Trường Flag cho phép truyền upstream của khối mào đầu lớp vật lý (PLOu) cho một ONU được chỉ định
Trường Slot Start và Stop chỉ ra bắt đầu và kết thúc cửa sổ upstream
Trường CRC sử dụng trong việc phát hiện và sửa lỗi
Trường GTC payload chứa chuỗi các khung GEM (GPON Encapsulation Method), trong đó các khung GEM Downstream được lọc tại ONU dựa vào trường Port ID trong header của mỗi khung Mỗi ONU được cấu hình để nhận diện các Port-ID mà nó có thể nhận, với Port-ID đóng vai trò là định danh duy nhất cho mỗi khung GEM.
Thời gian của khung Upstream GTC là 125us với chiều dài 19400 bytes, dẫn đến tốc độ dữ liệu đạt 1.24416 Gbps Hình 2.4 minh họa định dạng của khung Upstream GTC.
Hinh 2 4: Định dạng frame GTC chiều Upstream
PLOu ở vị trí bắt đầu của burst upstream của ONU chứa "preamble", đảm bảo hoạt động chính xác của lớp vật lý trong liên kết burst-mod upstream Trường PLOu bao gồm trường ONU-ID, giúp nhận dạng duy nhất từng ONU.
Lớp vật lý upstream OAM(PLOAMu) chịu trách nhiệm quản lý chức năng Ranging, kích hoạt ONU và phát thông báo cảnh báo
Trường PLSu (Power Leveling Sequence) chứa thông tin về mức độ công suất quang tại ONU được nhìn từ OLT
Trường DBRu (dynamic bandwidth report) thông báo chiều dài hàng đợi của mỗi T-CONT tại ONU
Một số hình ảnh thực tế
Thực tế cùng bộ phận CPE
2.1.1 Các thiết bị cần thiết
- Kiềm, kẹp bấm đầu cáp, tua vít
- Máy tính xách tay dùng để kiểm tra tín hiệu và suy hao tín hiệu tại nhà khách hàng
- Dây thắc lưng và ti để leo các trụ tiếp điểm
- Dây cáp để kết nối mạng từ thiết bị vào máy tính để kiểm tra tín hiệu
Để kiểm tra xem thiết bị mạng tại nhà khách hàng có bị hư hỏng hay không, có thể sử dụng một số thiết bị dự phòng như Router và Modem thay thế.
2.1.2 Thái độ của nhân viên đối với khách hàng
Nói chuyện với khách hàng nhẹ nhàng, vui vẻ Tạo cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng Và có thái độ làm việc nhiệt tình
2.1.3 Quá trình lắp thiết bị mới
Khi tại nhà khách hàng có đường dây đã cấp tín hiệu thì CPE tiến hành đến nhà khách hàng lắp thiết bị đầu cuối
* Các bước để gắn một thiết bị mới cho khách hàng
Hinh 2 16: Đi dây cho các thiết bị
- Tắt các thiết bị liên quan (như Router, Modem, Máy tính)
- Chỉnh anten của Router đứng vuông với mặt đất
- Kết nối dây internet vào Modem
- Kết nối internet từ cổng Modem đến cổng WAN trên Router
- Kết nối cổng LAN trên Router đến máy tính
- Cấp nguồn (nguồn 12V) và bật các thiết bị
Kiểm tra trạng thái các đèn trên Router để biết được việc kết nối có thành công hay không
- Đầu tiên phải thiết lập giao thức TCP/IP ở chế độ tư động nhận địa chỉ
Hinh 2 17: Nhập địa chỉ IP vào web
- Sau đó đăng nhập User name: admin và Passwork: admin và Enter
Hinh 2 18: Giao diện để đăng nhập vào router
Thiết lập cấu hình Router:
Hinh 2 19: Giao diện thiết lập Router
Sau khi đăng nhập xong thì vào thiết lập Router:
- Thiết lập địa chỉ IP
- Thiết lập loại kết nối WAN như PPPOE, Dynamic IP, Static IP, …
- Thiết lập tên và mật khẩu theo nguyện vọng của khách hàng…
2.1.4 Xử lý một số sự cố internet tại nhà khách hàng
Sử dụng phần mềm Avitar để đo tín hiệu cáp (tín hiệu từ Master đến nhà khách hàng)
- Lỗi treo Master ở các tiếp điểm
- Thay thế Master tại node bị treo
- Lỗi suy hao: Có nhiều loại suy hao như: suy hao ONT tại các note, suy hao tại OLT, suy hao đường dây…
- Đo lại tín hiệu quang và hàn lại cáp
- Khi đèn PON chớp tắt màu đỏ thì đường dây cáp đi vào nhà khách hàng gặp vấn đề
- Kiểm tra đường dây tại nhà khách hàng, kiểm tra lại bộ đầu chia ( đối với cáp đồng trục)
- Bấm lại đầu cáp và kiểm tra lại tín hiệu
2.1.5 Một số hình ảnh thực tế
Hinh 2 20: Modem cho cáp đồng
Hinh 2 21: Modem cho cáp quang.
Thực tế cùng bộ phận OSP
2.2.1 Các dụng cụ khi làm việc
- Dây thắt lưng an toàn, ti và thang dùng để leo trụ gắn hộp thiết bị của CMC
- Kiềm bấm dây, dao bóc vỏ sợi quang
- Cuộn dây cáp quang của CMC dùng để hàn nối dây cáp khi bị đứt
Hinh 2 23: Cuộn dây cáp quang và thùng đồ đựng thiết bị
Hinh 2 24: Các dây nối quang
- Máy đo tín hiệu quang tại các node
Hinh 2 25: Máy đo tín hiệu quang
- Kiểm tra tín hiệu tại các node
- Kiểm tra hạ tầng đường dây
2.2.3 Một số hình ảnh thực tế
Hinh 2 26: Cáp quang thuê bao 2FO
Hinh 2 27: Sợi quang bị đứt và tia sáng laser
Hinh 2 28: Kiểm tra tín hiệu tại node
Tuần Thời gian Công việc Người phụ trách Ghi chú
Gặp gỡ ban lãnh đạo công ty là cơ hội quan trọng để trao đổi về các yêu cầu thực tập từ phía trường học cũng như mong muốn cá nhân Trong buổi gặp, cần thảo luận rõ ràng về thời gian làm việc và các quy định chung của công ty để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả trong quá trình thực tập.
- Giới thiệu các bộ phận trong phòng TTKT
- Đọc tài liệu về PON (Passive Optical Network)
Nguyễn Mạnh Hà Đặng Văn Hoàng Vỹ
15/06/2017 - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức tại đơn vị
- Tìm hiểu về qui trình làm việc của đơn vị
Tuần Thời gian Công việc Người phụ trách Ghi chú
Tuần 2 19/06/2017 - Tìm hiểu về qui trình làm việc của đơn vị
20/06/2017 - Báo cáo qúa trình thực tập lần 1
- Chỉnh sửa lại phần cơ cấu tổ chức đơn vị
Nguyễn Mạnh Hà Trần Chánh Trung
21/6/2017 - Đọc tài liệu về GPON
22/06/2017 - Đọc tài liệu về GPON
23/06/2017 - Đọc tài liệu về GPON
19/06/2017 - Tìm hiểu về qui trình làm việc của đơn vị
20/06/2017 - Báo cáo qúa trình thực tập lần 1
- Chỉnh sửa lại phần cơ cấu tổ chức đơn vị
Nguyễn Mạnh Hà Trần Chánh Trung
Tuần 3 26/06/2017 - Đi thực tế cùng bộ phận
CPE khu vực Thanh Khê
27/06/2017 - Đi thực tế cùng bộ phận
CPE khu vực Hòa Khánh
28/06/2017 - Đi thực tế cùng bộ phận
CPE khu vực Sơn Trà
29/06/2017 - Viết bài sau khi đi thực tế
30/06/2017 - Làm file biên bản nghiệm thu năm 2016 –
- Làm file danh sách Khách hàng FTTH năm
Tuần Thời gian Công việc Người phụ trách Ghi chú
Tuần 4 3/07/2017 - Thực tế cùng bộ phận
4/07/2017 - Thực tế cùng bộ phận
5/07/2017 - Thực tế cùng bộ phận
6/07/2017 - Viết bài sau khi thực tế
7/07/2017 - Viết bài sau khi thực tế
Tuần 5 10/07/2017 - Đọc tài liệu về các dịch vụ và sản phẩm của công ty
11/07/2017 - Làm file biên bản nghiệm thu năm 2016 - 2017
12/07/2017 - Đọc tài liệu về các dịch vụ và sản phẩm của công ty
10/07/2017 - Đọc tài liệu về các dịch vụ và sản phẩm của công ty
11/07/2017 - Làm file biên bản nghiệm thu năm 2016 - 2017
Tuần Thời gian Công việc Người phụ trách Ghi chú
Tuần 6 17/07/2017 - Thực tế tại phòng NOC
18/07/2017 - Thực tế tại phòng NOC
19/07/2017 - Thực tế tại phòng NOC
20/07/2017 - Thực tế tại phòng NOC
21/07/2017 - Thực tế tại phòng NOC
- Làm file theo dõi vật tư chi tiết năm 2016-2017
25/07/2017 - Làm file theo dõi vật tư chi tiết năm 2016-2017
26/07/2017 Tổng hợp và làm bài báo cáo
27/07/2017 Tổng hợp và làm bài báo cáo 28/07/2017
Tuần Thời gian Công việc Người phụ trách Ghi chú