Triệu chứng Dựa trên tính chất của các chất độc và con đường chất độc vào cơ thể mà triệu chứng có những biểu hiện khác nhau Thể cấp tính: biểu hiện rối loạn hệ thống thần kinh, con [r]
Trang 3 1.Khái niệm độc chất
Là một chất liều lượng nhất định và trong dk
có thể làm thay đổi bệnh lý ở mô bào hay
khí quan cơ thể Chất độc có nhiều nguồn gốc và xâm nhập vào cơ thể theo nhiều
đường khác nhau
Có hai loại là Chất độc từ bên ngoài và chất độc sản sinh trong cơ thể
I.TRÚNG ĐỘC CHUNG
Trang 4 2 Khái niệm trúng độc
TRúng độc là dạng bệnh do chất đôc gây nên làm cho cơ thể có một số triệu chứng bệnh lý rối loạn thần kinh và TĐC
Trang 5 3 Hoàn cảnh gây trúng độc
Do gia súc ăn phải thức ăn chứa chất độc,
do không xử lý , nấm mốc
Do hoá chất lẫn vào Thức ăn
Do hơi độc gia sức hít vào
Do ăn lâu ngày một loại thức ăn
Do quá đói không phân biệt được,…
Trang 6 Chất độc tiếp xúc với cơ thể có thể gây nên các phản ứng như: xung huyết, viêm loét, hoại tử…
Chất độc gây rối loạn thần kinh đều phải thông qua quá trình phản xạ của hệ thần kinh trung ương
Chất độc tác động lên bộ phận nội cảm thụ của cơ thể rồi
truyền lên vỏ não làm rối loạn thần kinh và cuối cùng là các khí quan như: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu…
Chất độc vào trong máu sẽ di chuyển khắp nơi phá hoại toàn
cơ thể gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất ở mô bào.
Trong quá trình di chuyển, chất độc bị gan trung hòa hoặc được đào thải qua đường thở, phân, nước tiểu, sữa…
4 Cơ chế trúng độc
Trang 7 Dựa trên tính chất của các chất độc và con đường chất độc vào cơ thể mà triệu chứng có những biểu hiện khác nhau
Thể cấp tính:
biểu hiện rối loạn hệ thống thần kinh, con vật ở trạng thái hưng phấn hoặc
ức chế, co giật hoặc tê liệt
- khó thở có khi bị ngạt , niêm mạc tím bầm, tim đập nhanh và loạn nhịp
Sùi bọt mép, nôn mửa, ỉa chảy,có khi lẫn máu, chướng hơi dạ dạy ruột
Đái rắt (có khi lẫn máu), da nổi mẩn, đồng tử mở rộng hoặc thu hẹp
nhiệt độ cơ thể không tăng
tùy mức độ trúng độc mà gia súc có thể bị chết trong vài giờ hoặc vài ngày
Thể mãn tính:
Trúng độc kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm
Triệu chứng lâm sàng k thể hiện rõ
Biểu hiện rối loạn về tiêu hóa, đau bụng, chướng hơi, táo bón hoặc ỉa chảy Con vật yếu dần và chết.
5 Triệu chứng
Trang 8Chất độc là chỉ độc tố thâm nhập vào trong cơ thể sinh vật
Có nhiều loại chất độc bao gồm như khí clo, khí amoniac, sulfuahydro…Các kim loại và muối như Pb,Hg,Mg,As…; Một số hợp chất hữu cơ như
Benzen, metylic,formandehid…các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc giảm đau, chất độc từ đông vật như nọc rắn, nọc ong…chất độc từ thực vật như nấm độc, cà độc dược, lá ngón…và 1 số loại vi
khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn
6 Chẩn đoán chất độc và ngộ độc
chất độc
Trang 9Khi khám lâm sàng cần xem có phải ngộ độc
không, xem chất độc đó loại gì, gây hại gì
- Đối với các bệnh k có các biểu hiện điển hình
hoặc có nhiều cùng phát bệnh thì nghĩ ngay đến khả năng bị ngộ độc
Trang 10 Tìm hiểu các loại chất độc dễ xâm nhập vào cơ
thể và biểu hiện của nó
- Chất độc vào hệ thống thần kinh: Chủ yếu là não
bị ngộ độc, xung quanh hệ thần kinh các cơ bắp run động, chân rung, cử động mất cân đối, tê liệt… nếu ngộ độc cấp tính ở => phù não dẫn đến tử vong
Vd: chất độc Pb,Hg, thiếc hữu cơ, Mn, hợp chất
hữa cơ
Trang 11- Chất độc vào hệ thống hô hấp: Do hít phải chất độc thường gây ra các bệnh như Viêm mũi cấp tính, viêm họng cấp, viêm khí quản cấp, viêm phổi, phù phổi, suy
hô hấp…chất độc thương hay gặp là khí nitrogen dioxit, sulfuro dioxit, khí clo, amoniac.
Chất độc vào hệ thống máu: các chất độc khác nhau dẫn đến các tổn thương khác nhau
+ Chất độc trong máu: có thể gây thiếu máu suy thận cấp
Vd: Chất xà phòng, nọc rắn, 1 số thuốc miễn dịch gây thiếu máu như aspirin, quinin, sulfamid
Trang 12+ Các chất ứng chế tạo máu ở tủy sống: làm giảm
tế bào, giảm thành phần máu, gây khó khăn trong việc tái sinh máu khi bị thiếu máu
+ Biến tướng các chất độc trong việc hình thành
hemoglobin: Biểu hiện lâm sàng là niêm mạc có
màu tím sẫm và có triệu chứng thiếu dưỡng khí,
hemoglobin tăng cao, tb máu tồn tại ở dạng tiểu thể henin
+ Các chất độc làm cản trở quá trình đông máu:
Gây xuất huyết toàn thân, phát ban từng mảng trên da
Trang 13 Chất độc vào đường tiêu hóa
+ Gây ra các triệu chứng: Loét niêm mạc
miệng, dạ dày, thực quản, kèm với đau bụng dữ dội, nôn ra máu, tiêu chảy và viêm phúc mạc
Vd: các chất độc axit mạnh, kiềm mạnh,
phenol, thuốc trừ sâu…
Chất nhiễm vào gan thận, tim
+ Làm cho gan bị hoại tử, teo gan hoặc suy gan cấp tính
+ Tổn thương thận, tiểu quả thận bị hoại tử, bị tắc hoặc gây suy thận cấp tính, vào tim gây
viêm cơ tim
Vd: Chất độc benzen, photpho trắng, phenol…
Trang 14 Tiến hành xét nghiệm
Lấy mẫu máu, nước tiểu, sữa, nước dãi, chất chứa ở dạ dày hoặc các bộ phận bị ngộ độc kiểm tra hàm lượng độc tố
Xét nghiệm chức năng gan, thận, phổi,
máu, tủy, điện tâm đồ hoặc chiếu, chụp
Tổng hợp phân tích xác định chất độc
Trang 167.Các thao tác cụ thể khi cấp cứu ngộ
độc cấp tính.
Làm sạch các chất độc:
Nếu bị ngộ độc do hít vào đường hô hấp: Nhanh
chóng đưa bệnh súc rời khỏi hiện trường, đưa đến nơi có không khí thoáng mát, trong lành để cấp cứu
Ngộ độc do ô nhiễm ở da: Dùng xà phòng và nước
sạch để rửa da
Nếu bị ô nhiễm ở mắt: dùng nước chảy rửa sạch
mắt
Nếu bị rắn,rết cắn: băng chặn phía trên vết thương,
hút sạch chất độc, tiến hành giải độc và điều trị toàn thân
Trang 17 Ngộ độc do uống: gây nôn bằng cách kích thích
cuống lưỡi hoặc thành họng, sau đó rửa sạch dạ
dày.
Chú ý: đối với bệnh súc đã biết rõ nguyên nhân ngộ độc thì có thể dùng các dịch rửa dạ dày đặc biệt để rửa như sulfatnatri 2%, sodium iod 1%, axit tanic
0,5% hoặc chè đặc Dùng sulfatmagie hoặc
sulfatnatri để thụt rửa
Thúc đẩy việc đào thải các chất độc đã hấp thụ:
Tăng cường lợi tiểu: dùng dung dịch glucoza ưu
trương, nhằm làm giảm lượng chất độc trong máu, cải thiện chức năng lọc của thận, có lợi cho việc đào thải chất độc -> dùng các loại thuốc lợi tiểu (lasix,
fursemid…)
Trang 18 Kiềm hóa và axit hóa nước tiểu:
Mục đích: làm cho một số chất độc nhanh chóng được phân giải, mất hiệu nghiệm
Ví dụ: tạo môi trường kiềm tính có thể làm cho
photpho hữu cơ phân giải với tốc độ nhanh
Chất độc có lượng phân tử thấp (<50KD) mà
không kết hợp với hemoglobin như etylic, asenic, nhiều loại thuốc…có thể dùng phương pháp chích máu để tăng cường quá trình đào thải chất độc
Chất độc có dung lượng độc cao như thuốc diệt chuột, côn trùng… -> có thể thay máu hoặc thay huyết huyết tương
Trang 19Tăng cường khả năng giải độc của cơ thể:
- Các biện pháp thường dùng:
+ Tiếp oxy: không chỉ hiệu quả với các thương tổn
do ngộ độc phổ biến nhất là thiếu oxy gây nên, mà còn có hiệu quả đối với ngộ độc CO2 gây tức thở + Truyền glucose, vitamin C… để tăng cường giải độc gan.
+ Tiêm gluthlione: là hợp chất hóa học vô cùng
quan trọng với cơ thể, là chất có hoạt tính giải độc rất mạnh.
Trang 20Cách truy?n d?ch.mp4
Trang 21Giải độc mang tính đặc biệt:
Chủ yếu dùng các loại thuốc giải độc đặc biệt:
Ngộ độc muối nitrit, anilin, nitrobenzen: dùng
xanh methylen 1% pha với dung dịch đường
glucose tiêm chậm vào tĩnh mạch Sau 1-2 giờ có thể tiêm lại liều như thế, nhưng cần tránh liều quá lớn trong 1 tuần.
Ngộ độc nhóm kim loại: dùng nhóm hợp chất
thuốc thionalit (e) là hiệu quả tốt nhất đối với
arsenic, thủy ngân, chì…
Ngộ độc cyanogen: tiêm natrinitrit 3%, sau đó lập tức tiêm natrithiosunfat 15- 20%.
Trang 22 Ngộ độc thuốc trừ sâu có photpho hữu cơ: tiêm tĩnh mạch pyralocin methylclorid.
Ngộ độc thuốc trừ sâu có chứa flo hữu cơ: có thể dùng acetamide ( thuốc giải độc flo) pha với
Nếu chất độc ở ngoài da thì dùng nước lã, nước
xà phòng để rửa…
Trang 23 Giải độc bằng phương pháp lý hóa học:
+ Dùng than hoạt tính, bột kaolin để hấp thụ chất độc
+ Dùng chất hồ hoặc lòng trắng trứng cho uống để bảo vệ niêm mặc ruột và tạo thành lớp protit bao lấy chất độc
+ Dùng các chất hóa học mục đích trung hòa hoặc gây kết tủa chất độc
Chữa theo triệu chứng:
Trợ sức, trợ tim, trợ máu,…
- Tăng cường chăm sóc tốt gia súc, cho ở nơi kín gió, bắt nhịn ăn hoặc cho ăn cháo có đường, dùng các loại thuốc tăng cường cơ năng ở gan
Trang 24hướng dẫn.
Trang 25 1.Nguyên nhân
-Cho gia súc ăn nhiều sắn
-Khẩu phần ăn chứa sắn chế biến không đúng cách
-Gia súc đói, đột nhiên ăn nhiều sắn
II.TRÚNG ĐỘC SẮN
Trang 294 Bệnh tích
Niêm mạc mắt trắng bệch hay tím bầm
Phổi xung huyết và thủy thũng
Dọc khí quản chứa nhiều bọt trắng
Dạ dày, ruột, gan, lá lách xung huyết
Ruột non có khi xuất huyết
Máu tím đen, khó đông
Trang 315 Điều trị
Nguyên tắc điều trị
Nhanh chóng thải trừ chất độc ra ngoài, tìm mọi biện pháp ngăn trở sự kết hợp của acid
cyanhydric với men hô hấp, đồng thời tăng
cường khả năng giải độc của gan
Trang 32 Hộ lý:
Để con vật nơi yên tĩnh, đầu cao hơn đuôi
Đối với trâu bò phải tháo hơi dạ cỏ
Trang 33 Điều trị:
Dùng pp thụt rửa dạ dày hay gây nôn bằng apomorphin
Đại gia súc: 0.02 -0.05 g/con
Tiểu gia súc: 0.01-0.02 g/con tiêm dưới da
Trang 34 Có thể dùng bleumethylen 1% tiêm dưới da, liều 1ml/kgTT, tiêm tĩnh mạch.
Dùng nitrat natri 1% liều 1ml/kgTT, tiêm tĩnh mạch
Sau đó dùng thyosunfat natri 1% liều
1ml/kgTT, tiêm tĩnh mạch để khử HCN còn lại
Cho gia súc uống nước đường, mật hoặc
tiêm dd glucoza đẳng trương, kết hợp với
cafein hay long não để trợ tim
Trang 356 Phòng bệnh
Nếu cho gia súc ăn sắn tươi phải loại bỏ vỏ, ngâm sắn vào nước trước khi nấu, khi nấu nên hở vung để HCN theo hơi nước thoát ra ngoài
Khi dùng thức ăn là sắn, không cho gia súc
ăn no ngay, trong khẩu phần nên phối hợp nhiều loại, không cho ăn sắn với số lượng lớn