M ục đích và yêu c ầ u c ủa chuyên đề
M ục đích
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Phạm Văn Linh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại
- Xác định tình hình nhiễm bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại.
Yêu c ầ u
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trang trại Phạm Văn Linh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại đạt hiệu quả cao
- Xác định được tình hình nhiễm bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại
- Nắm vững quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn.
- Chăm chỉ, học hỏi để năng cao kỹ thuật, tay nghề của cá nhân.
Điề u ki ện cơ sở th ự c t ậ p
Điề u ki ệ n khí h ậ u
Trại nằm ở miền Bắc, nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu và đông Nhiệt độ mùa hè có thể lên tới 41,6 độ C, trong khi mùa đông có thể giảm xuống còn 4 độ C Độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào tháng 11 và 12, trong khi độ ẩm cao nhất thường rơi vào tháng 3 và 4 Huyện Bình.
Xuyên chịu ảnh hưởng chủ yếu từ hai loại gió: gió Đông Bắc vào mùa đông và gió Đông Nam vào mùa hè Sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông, cùng với gió Đông Nam vào mùa hè, gây khó khăn trong việc thiết kế chuồng trại và điều chỉnh tiểu khí hậu cho vật nuôi.
Cơ cấ u t ổ ch ứ c c ủ a tr ạ i
Trại gồm có 6 người: 01 chủ trại, 01 quản lí, 01 kĩ thuật của công ty, 01 công nhân, 02 sinh viên thực tập.
Cơ sở vật chất của trại
-Về cơ sở vật chất:
+ Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trại chú trọng đầu tư hơn hết
- Trại được xây dựng trên cánh đồng với diện tích 1ha đã xây dựng 2 chuồngchạy dài lợp mái tôn
Hệ thống chuồng được xây dựng hoàn toàn khép kín, với dãy cửa sổ bằng kính ở hai bên tường, mỗi cửa sổ có diện tích 1,2m² và cách nền 1,2m Khoảng cách giữa các cửa sổ là 1m, và trên trần được lắp đặt hệ thống chống nóng bằng bạt trắng.
-Trong các chuồng có các ô chuồng được ngăn cách bằng tường và thép chắn.
-Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, vòi uống nước cho lợn tự động
- Có hệ thống đèn điện sưởi ấm cho lợn con vào mùa đông
- Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng
- Có một máy phát điện công suất lớn đủ cung cấp điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện
Trại được liên kết với công ty cổ phần chăn nuôi Greenfeed Việt Nam Về cơ sở hạ tầng:
Trại xây dựng được chia thành hai khu vực riêng biệt: khu nhà ở và sinh hoạt dành cho công nhân, sinh viên, và khu chuồng nuôi, nhằm tách biệt khu nhà ở với khu sinh hoạt của công nhân.
Trại có một nhà kho để lưu trữ thức ăn cho lợn và một kho thuốc để bảo quản thuốc, vắc xin cùng dụng cụ kỹ thuật phục vụ cho việc chăm sóc và điều trị đàn lợn.
Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên địa hình cao, đảm bảo thoát nước tốt và cách ly với khu vực sinh hoạt của công nhân Chuồng 1 có 6 ô, mỗi ô rộng 73m2, trong khi chuồng 2 gồm 7 ô, với 6 ô đầu mỗi ô 69m2 và ô 7 rộng 24m2 Mỗi chuồng được trang bị 4 quạt thông gió lớn, cùng với hệ thống chiếu sáng và bóng đèn sưởi ấm, giúp duy trì nhiệt độ ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè Ngoài ra, thuốc và dụng cụ chăm sóc, điều trị bệnh cho lợn được cung cấp đầy đủ cho từng chuồng riêng biệt bởi công ty và trang trại.
Thu ậ n l ợi và khó khăn củ a tr ạ i
+ Trại được xây dựng gần cánh đồng nên cách xa khu dân cư, không làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh
+ Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc
+ Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay
Do trang trại nằm trong vùng khí hậu có hai mùa mưa và khô, năm qua lượng mưa giảm đã dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng Trong thời gian đó, trang trại phải sử dụng nước từ ao gần để đẩy máng, nhưng vẫn đảm bảo nguồn nước uống cho lợn là nước sạch.
+ Công tác xử lý chất thải và xác lợn chết của trang trại cũng còn một số vấn đề chưa tốt
2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 2.2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng, cơ sở di truyền của sự sinh trưởng
Có nhiều nhà nghiên cứu từng nghiên cứu về vấn đề này nên cũng nhiều khái niệm khác nhau về sinh trưởng
Theo Đặng Hoàng Biên (2016), sinh trưởng là quá trình tổng hợp và tích lũy chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài, giúp tăng kích thước và khối lượng các mô trong cơ thể.
Sinh trưởng là quá trình tăng trưởng về khối lượng và kích thước cơ thể, xảy ra do sự gia tăng kích thước và khối lượng của tế bào Để đánh giá sinh trưởng, người ta thường thực hiện cân định kỳ khối lượng và đo các kích thước cơ thể Đối với lợn, thường đo bốn kích thước: chiều dài thân, vòng ngực, chiều cao vây và vòng ống Thời điểm đo thường diễn ra ở các tháng tuổi như sơ sinh, 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 18, 24 và 36 tháng.
2.2.1.2 Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể
Sự sinh trưởng và phát triển của gia súc, đặc biệt là lợn, tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật, bao gồm sự không đồng đều trong sinh trưởng và sự phát triển theo giai đoạn Cường độ sinh trưởng thay đổi theo độ tuổi, tốc độ tăng khối lượng cũng khác nhau, và các cơ quan trong cơ thể phát triển không đồng nhất.
Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là ở giai đoạn 21 ngày tuổi, nhưng sau đó có sự giảm sút do lượng sữa của mẹ giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con cũng giảm.
Trong quá trình phát triển, xương của con vật phát triển trước, tiếp theo là cơ và cuối cùng là mỡ Lợn tăng trọng nhanh từ sơ sinh đến trưởng thành, sau đó tốc độ tăng khối lượng chậm lại và cuối cùng ngừng hẳn Khi lớn lên, kích thước và khối lượng các cơ quan, bộ phận không tăng đều mà có sự khác biệt về mức độ.
2.2.1.3 Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể
Trong cơ thể lợn, nhu cầu dinh dưỡng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và tùy thuộc vào các hoạt động chức năng của các bộ phận khác nhau.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ưu tiên cho hoạt động thần kinh, sinh sản, phát triển bộ xương, tích lũy nạc và cuối cùng là tích lũy mỡ Nghiên cứu cho thấy, khi dinh dưỡng cung cấp cho lợn giảm 20% so với tiêu chuẩn, quá trình tích lũy mỡ bị ngưng trệ, và khi giảm 40%, sự tích lũy nạc và mỡ hoàn toàn dừng lại Do đó, việc nuôi lợn với chế độ dinh dưỡng không đầy đủ sẽ không đạt được khối lượng và chất lượng thịt mong muốn.
2.2.1.4 Ảnh hưởng của quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt
Lợn thịt đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, chiếm từ 65 - 80% tổng đàn Giai đoạn nuôi lợn thịt là bước cuối cùng trong quy trình sản xuất, quyết định sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi lợn.
Chăn nuôi lợn thịt hiệu quả yêu cầu lợn phải có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn, giảm thiểu công chăm sóc và đảm bảo phẩm chất thịt tốt.
2.2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn
Mỗi giống lợn mang lại chất lượng và năng suất thịt khác nhau, trong đó giống lợn nội thường có khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt thấp hơn so với giống lợn ngoại.
Khả năng sản xuất và chất lượng thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó di truyền đóng vai trò quan trọng nhất, bên cạnh điều kiện ngoại cảnh và chế độ ăn uống.
Hồng Sơn (2014) chỉ ra rằng các chỉ tiêu thân thịt như tỉ lệ móc hàm, tỉ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn có sự khác biệt rõ rệt giữa các giống lợn Đặc biệt, lợn Móng Cái có khối lượng trung bình tăng khoảng 300.
350 gam/ngày, trong khi con lai F1 (nội x ngoại) đạt 550 - 600 g/ngày Lợn ngoại nếu chăm sóc, nuôi dưỡng tốt có thể đạt tới 700 - 800 g/ngày.
Phẩm chất thịt của lợn ngoại và lợn lai vượt trội hơn so với lợn nội, với tỷ lệ thịt nạc cao hơn đáng kể Hiện nay, việc áp dụng phương pháp lai kinh tế cho phép kết hợp nhiều giống lợn nhằm tận dụng những đặc điểm tốt nhất từ các giống khác nhau Sản phẩm của phương pháp này là những con giống đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng thịt Kết quả khảo sát cho thấy lợn Landrace và lợn Đại Bạch có khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt nạc cao hơn nhiều so với lợn Móng Cái.
Thời gian và chế độ nuôi
Là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt.
Theo Trịnh Hồng Sơn (2014), thời gian nuôi có tác động lớn đến năng suất và chất lượng thịt lợn, với sự thay đổi hóa học của mô cơ và mô mỡ chủ yếu diễn ra trong giai đoạn trước 4 tháng tuổi Hai phương thức nuôi lợn được đề xuất dựa trên quy luật sinh trưởng và tích lũy chất dinh dưỡng là nuôi lấy nạc, yêu cầu thời gian ngắn và khối lượng giết thịt nhỏ, và nuôi lấy mỡ, cần thời gian dài hơn và khối lượng giết thịt lớn hơn Bên cạnh đó, phương thức cho ăn tự do có khả năng sản xuất thịt cao hơn so với cho ăn hạn chế.
* Khí hậu và thời tiết