Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí HS các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nghiệm theo mẫu.. - GV nhận xét ghi lại kết quả thí nghiệm của[r]
Trang 1Tuần: 8 Ngày soạn: 10/10/2017 Tiết: 16 Ngày dạy: 13/10/2017
Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
I MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1 Kiến thức:
- Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh (ngọn và lóng ở một số loài)
2 Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thí nghiệm về sự dẫn nước và muối khoáng của thân
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1 Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 14.1
2 Học sinh:
- Các nhóm làm thí nghiệm ở nhà Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu:
Nhóm cây Chiều cao (cm) Ngắt ngọn
Không ngắt ngọn
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1 Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
6A1:………
6A2:………
6A3:………
6A4:………
2.Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên các loại thân chính? Đặc điểm chính của từng loại thân?
3 Hoạt động dạy và học:
Mở bài: Hàng ngày, hàng tháng cây đều có sự dài ra, vậy cây dài ra là do đâu? Tiết này
ta sẽ tìm hiểu
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thân dài ra do phần nào của cây?
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí
nghiệm (theo mẫu)
- GV nhận xét ghi lại kết quả thí nghiệm của
nhóm lên bảng
- Cho HS thảo luận theo nhóm :
+ So sánh chiều cao của 2 nhóm cây ngắt
ngọn và không ngắt ngọn?
+ Từ thí nghiệm trên, hãy cho biết thân dài ra
là do bộ phận nào?
+ Xem lại bài “Sự lớn TB” giải thích vì sao
HS các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm
- HS thảo luận theo nhóm và ghi lại:
+ Cây không ngắt ngọn dài ra, cây ngắt ngọn không dài ra được nữa
+ Thân dài ra do phần ngọn
+ Các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia
Trang 2thân dài ra được?
GV nêu vấn đề: Vậy sự dài ra của thân ở các
loại cây có giống nhau không ?
GV bổ sung và treo hình 14.1 giải thích lại
trên tranh
Cho HS đọc thông tin hình 7:
+ Tại sao người ta thường bấm ngọn những
cây ăn quả trước khi ra hoa ?
+ Tỉa cành có ích lợi gi ?
và lớn lên thân dài ra
Đại diện nhóm trả lời nhóm khác nhận xét bổ sung
Đọc thông tin để biết : sự dài ra của thân các loại cây khác thì khác nhau ở một số cây người
ta bấm ngọn hoặc tỉa cành
Tiểu kết:
Thân dài ra do phần ngọn, lóng Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
Hoạt động 2 : Giải thích các hiện tượng thực tế
GV cho HS hoạt động theo nhóm để thảo luận
giải thích câu hỏi trong SGK
- GV nhận xét bổ sung
+ Ở địa phương em những loại cây nào đã bấm
ngọn, tỉa cành có kết quả ?
- GV cho HS nêu một số thắc mắc để cùng bạn
trao đổi
- Hoạt động theo nhóm giải thích:
+ Khi trồng đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả người ta thường ngắt ngọn
+ Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim) lấy sợi (gai, đay người ta thường tỉa cành xấu, sâu mà không bấm ngọn) đaị diện nhóm đứng lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
Tiểu kết:
- Để tăng năng suất cây trồng , người ta thường bấm ngọn hay tỉa cành
+ Bấm ngọn với những cây lấy quả, hạt, thân.
+ Tỉa cành đối với những cây lấy gỗ hay lấy sợi
IV CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1
Củng cố:
- HS đọc kết luận SGK
- Làm bài tập:
Đánh dấu x vào cây bấm ngọn hoặc tỉa cành trong bảng sau:
Tên cây Bấm ngọn Tỉa cành
Cây cà chua x
2
Dặn dò:
- Đọc em có biết Trò chơi giải ô chữ SGK.
- Ôn lại bài (cấu tạo miền hút của rễ)
V RÚT KINH NGHIỆM.