Năm 2019, Chiến lược toàn cầu vì hen (Global Initiative for Asthma - GINA) không còn khuyến cáo điều trị hen ở thiếu niên và người lớn với thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn (Short-Acting Beta 2 Agonist - SABA) đơn độc thay vào đó là điều trị corticosteroid hít (Inhaled Corticosteroid - ICS) tùy theo triệu chứng (ở hen nhẹ) hoặc hằng ngày [56]. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân hen vẫn tiếp tục lạm dụng thuốc hít SABA. Điều này đã được chứng minh liên quan đến kiểm soát hen kém và làm tăng nguy cơ cao của đợt kịch phát, nhập viện và thậm chí tử vong sớm [23], [38], [56]. Theo nghiên cứu SABINA, tỉ lệ lệ thuộc SABA ở Ý, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Mỹ lần lượt là 9%,16%,29%,30% và 38% [31]. Vấn đề bệnh nhân quá lệ thuộc vào điều trị SABA cùng với không tuân thủ ICS không chỉ giới hạn ở bệnh nhân hen nhẹ mà còn là một vấn đề nghiêm trọng ở mọi mức độ bệnh. Để giải quyết vấn đề quá lạm dụng SABA là một thách thức lớn đòi hỏi sự thay đổi thói quen từ cả bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân. Ở nhiều bệnh nhân đã gắn bó lâu dài với SABA có niềm tin thuốc cắt triệu chứng là cách tốt nhất để điều trị bệnh hen của mình [17],[42]. Hơn nữa, bệnh nhân có thể không ý thức được cách sử dụng SABA hiện tại là quá mức [56]. Việc thông báo thông tin đơn thuần về thay đổi điều trị theo khuyến cáo mới của GINA cho bệnh nhân được nhận thấy là không hiệu quả trong thay đổi hành vi của họ [32]. Năm 2020, nhóm nghiên cứu Center of Behavioral Medicine và International Primary Care Respiratory Group (IPCRG) ở Anh đã xây dựng bảng câu hỏi lệ thuộc SABA (Short-acting beta 2 antagonist Reliance Questionnaire - SRQ) [15]. SRQ được chứng minh có tính tin cậy nội tại và tính giá trị tiêu chuẩn chấp nhận được và kết quả nghiên cứu ủng hộ SRQ là công cụ tiềm năng để xác định những bệnh nhân có niềm tin quá mức - dấu hiệu của việc lạm dụng SABA ở bệnh nhân hen [15], [57]. SRQ được kết hợp với đánh giá mức kiểm soát hen theo GINA 2019 thành bảng câu hỏi đánh giá nguy cơ lệ thuộc thuốc cắt cơn (Reliever Reliance Test – RRT). RRT là một công cụ dễ thực hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, có hệ thống hỗ trợ sàng lọc bệnh nhân lệ thuộc SABA bởi các nhân viên y tế trong các chương trình tư vấn hen. Từ đó, nhắm tới mục tiêu can thiệp thay đổi hành vi cho những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất và là bước quan trọng đầu tiên hướng tới giải quyết vấn đề toàn cầu về sự lệ thuộc quá mức vào SABA [15]. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có công cụ đánh giá niềm tin của bệnh nhân hen vào SABA trên thực hành lâm sàng ngoài các dữ liệu kê toa và cấp phát thuốc. Mà những dữ liệu này thường không sẵn có và có thể không chính xác, đặc biệt ở nước ta vẫn còn bán SABA như loại thuốc không kê toa tại các quầy thuốc. Từ những đặc điểm và nhu cầu nói trên, nghiên cứu được tiến hành nhằm chuyển ngữ sang tiếng Việt và xác định tính tin cậy và tính giá trị của bảng câu hỏi RRT trên đối tượng bệnh nhân hen từ 18 tuổi trở lên qua khảo sát online được đăng trên các nhóm câu lạc bộ bệnh nhân hen trên Facebook. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Xác định tính tin cậy và tính giá trị của bảng câu hỏi RRT phiên bản tiếng Việt. Mục tiêu cụ thể: 1. Chuyển ngữ bảng câu hỏi RRT sang tiếng Việt theo quy trình chuẩn. 2. Xác định tính giá trị bề mặt và tính tin cậy nội bộ của bảng câu hỏi RRT phiên bản tiếng Việt dùng để sàng lọc bệnh nhân có niềm tin quá mức vào SABA qua khảo sát online được đăng trên các nhóm câu lạc bộ bệnh nhân hen trên Facebook.
TỔNG QUAN Y VĂN
HEN
Hen là một bệnh lý không đồng nhất, chủ yếu được biểu hiện qua viêm mạn tính ở đường hô hấp Triệu chứng lâm sàng của hen bao gồm khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, với sự thay đổi về cường độ và thời gian Bệnh còn kèm theo hiện tượng tắc nghẽn dòng khí thở ra do phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn và tăng tiết đờm.
1.1.2 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Hen có nhiều kiểu hình đa dạng với các biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh khác nhau Các yếu tố nguy cơ cho từng kiểu hình hen bao gồm di truyền, yếu tố môi trường và đặc điểm của vật chủ.
- Yếu tố nguy cơ trước sinh của hen gồm mẹ hút thuốc lá trong thai kì, dinh dưỡng, stress, sử dụng kháng sinh và sinh mổ
Yếu tố nguy cơ gây hen suyễn ở trẻ em bao gồm cơ địa dị ứng, tiếp xúc với khói thuốc lá, động vật, và việc bú sữa mẹ Ngoài ra, giảm chức năng phổi trong giai đoạn sơ sinh, tình trạng kinh tế xã hội, cũng như việc sử dụng kháng sinh và nhiễm trùng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Yếu tố nguy cơ thường gặp ở người lớn là tiếp xúc nghề nghiệp [45].
1.1.3 Cơ chế sinh bệnh học
Hen là bệnh lý viêm mạn tính đường thở, đặc trưng bởi sự hoạt hóa tế bào mast và thâm nhiễm bạch cầu ái toan, lympho T giúp đỡ Th2 Dị nguyên và kích thích vật lý kích hoạt tế bào mast, phóng thích các chất như histamine, leukotriene D4 và prostaglandin D2, dẫn đến co thắt phế quản và rò rỉ vi mạch Nhiều triệu chứng hen xuất phát từ sự co cơ trơn đường thở, vì vậy thuốc giãn phế quản là phương pháp hiệu quả để giảm triệu chứng và tăng tính đáp ứng của đường thở.
Cơ chế viêm mạn tính ở bệnh nhân hen phế quản vẫn chưa được hiểu rõ, mặc dù quá trình viêm có thể bắt đầu do tiếp xúc với dị nguyên Tuy nhiên, sau đó, tình trạng viêm dường như trở nên độc lập, dẫn đến việc bệnh hen không thể chữa khỏi hoàn toàn Viêm có thể được điều phối bởi tế bào tua gai, điều hòa tế bào Th2, gây ra sự gia tăng bạch cầu ái toan và sự hình thành Immunoglobulin E (IgE) từ tế bào lympho B.
Biểu mô đường thở giải phóng hơn 100 loại hóa chất trung gian và yếu tố tăng trưởng, đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối quá trình viêm và hỗ trợ sửa chữa các tổn thương do viêm gây ra.
Quá trình viêm mạn tính trong hen phế quản dẫn đến sự tái cấu trúc đường thở, bao gồm sự gia tăng số lượng và kích thước của tế bào cơ trơn, mạch máu và tế bào tiết nhầy Một đặc điểm mô học quan trọng là sự lắng đọng collagen (xơ hóa) dưới màng đáy biểu mô, do viêm bạch cầu ái toan gây ra, và điều này có thể xuất hiện ngay cả ở bệnh nhân có triệu chứng hen khởi phát Mặc dù corticosteroid có khả năng ức chế quá trình viêm phức tạp này ở hầu hết bệnh nhân, nhưng nếu ngừng sử dụng thuốc, tình trạng viêm và triệu chứng sẽ tái phát, ngay cả khi hen đang được kiểm soát tốt.
Bệnh hen thường bắt đầu từ thời thơ ấu, có thể tự khỏi trong thời thanh thiếu niên và tái phát ở tuổi trưởng thành Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí thay đổi và có phản ứng tốt với điều trị giãn phế quản và corticosteroid Mức độ nặng của hen thường ổn định, với bệnh nhân hen nhẹ hiếm khi chuyển thành hen nặng, trong khi bệnh nhân hen nặng thường có triệu chứng từ khi khởi phát Tuy nhiên, ở một số trường hợp, đặc biệt là hen khởi phát muộn, chức năng phổi có thể suy giảm tương tự như bệnh nhân COPD Bệnh nhân hen nặng có thể có kiểu viêm giống như COPD và thường kém đáp ứng với corticosteroid.
1.1.4.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán hen theo GINA 2019
- Tiền sử có các triệu chứng hô hấp thay đổi
- Các triệu chứng điển hình là khò khè, khó thở, nặng ngực và ho.
Người bị hen thường có nhiều hơn một trong các triệu chứng nêu trên;
Các triệu chứng biến đổi theo thời gian và cường độ;
Các triệu chứng thường xảy ra hoặc nặng hơn vào ban đêm hay lúc thức giấc;
Các triệu chứng thường khởi phát khi gắng sức, cười lớn, tiếp xúc các dị nguyên hay không khí lạnh;
Các triệu chứng thường xảy ra hoặc trở nên xấu đi khi nhiễm vi rút.
- Bằng chứng giới hạn luồng khí thở ra biến đổi
Trong quá trình chẩn đoán, cần ghi nhận ít nhất một lần chỉ số FEV1 thấp và tỷ lệ FEV1/FVC thấp hơn mức bình thường Đối với người lớn, tỷ lệ FEV1/FVC bình thường là lớn hơn 0,75 - 0,80, trong khi đối với trẻ em, tỷ lệ này là lớn hơn 0,85.
Ghi nhận biến đổi chức năng hô hấp cao hơn ở người khỏe mạnh Ví dụ: o FEV1 tăng hơn 12% và 200mL so với giá trị ban đầu (ở trẻ em,
>12% giá trị dự đoán) sau khi hít thuốc giãn phế quản Được gọi là
“giãn phế quản hồi phục”. o Trung bình hằng ngày lưu lượng đỉnh thay đổi > 10% (ở trẻ em,
>13%). o FEV1 tăng hơn 12% và 200mL so với giá trị ban đầu (ở trẻ em,
>12% giá trị dự đoán) sau 4 tuần điều trị bằng thuốc kháng viêm (ngoài các đợt nhiễm trùng hô hấp).
Sự thay đổi vượt mức càng lớn trong nhiều lần đánh giá thì việc chẩn đoán hen càng chắc chắn hơn.
Việc thăm dò nên được lặp lại trong khi có các triệu chứng, vào sáng sớm hay sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản.
Hồi phục phế quản có thể không được quan sát trong các trường hợp đợt cấp nặng hoặc khi có nhiễm virus Nếu không thấy hồi phục phế quản trong lần thăm dò chức năng hô hấp đầu tiên, các bước tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tính cấp bách lâm sàng và sự sẵn có của các phương pháp thăm dò khác.
Làm thêm các thăm dò khác để hỗ trợ chẩn đoán bao gồm cả thử nghiệm gây co thắt phế quản.
1.1.4.2 Đánh giá điều trị hen
- Mức độ kiểm soát triệu chứng
Bảng 1.1 Mức độ kiểm soát triệu chứng hen theo GINA 2019
Trong 4 tuần qua bệnh nhân có Kiểm soát hoàn toàn
Triệu chứng ban ngày hơn 2 lần/tuần
Không có tiêu chuẩn nào
Cần dùng thuốc cắt cơn vì triệu chứng hen hơn 2 lần/tuần
Giới hạn hoạt động do hen
- Nguy cơ kết cục xấu:
Nguy cơ cơn hen cấp
Nguy cơ tắc nghẽn luồng khí cố định
Nguy cơ tác dụng phụ thuốc
- Mức độ nặng bệnh hen
Hen nhẹ: kiểm soát tốt với trị liệu hen bậc 1 và/hoặc 2 (corticoid hít liều thấp và SABA)
Hen trung bình: kiểm soát với bậc 3 (corticoid hít liều thấp và LABA)
Hen nặng: chỉ đạt kiểm soát nếu dùng bậc 4/5 hoặc không đạt kiểm soát dù bậc 4/5 (corticoid/LABA liều cao có thể kèm các thuốc thêm vào)
1.1.5.1 Mục tiêu điều trị hen
Kiểm soát triệu chứng và duy trì hoạt động tích cực bình thường.
Giảm nguy cơ đợt cấp, tắc nghẽn cố định vá tác dụng phụ thuốc.
- Thuốc kiểm soát triệu chứng:
Corticosteroid hít (ICS) là loại thuốc chống viêm hàng đầu trong điều trị bệnh hen, giúp giảm triệu chứng, cải thiện chức năng hô hấp và nâng cao chất lượng cuộc sống Ngoài ra, ICS còn giảm nguy cơ xảy ra cơn kịch phát, nhập viện và tử vong liên quan đến bệnh hen.
Phối hợp ICS và thuốc đồng vận beta giãn phế quản tác dụng dài (LABA)
Thuốc kháng thụ thể leukotriene
Tiotropium, thuốc kháng kháng thể IgE, thuốc kháng interleukin – 5/5R và thuốc kháng interleukin – 4R
Thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn (SABA) dạng hít là lựa chọn hàng đầu để giảm nhanh triệu chứng hen và co thắt phế quản, đặc biệt trong cơn kịch phát cấp tính và trước khi gắng sức SABA nên được sử dụng ở liều thấp nhất và chỉ khi cần thiết Mặc dù run tay và nhịp tim nhanh có thể xảy ra khi lần đầu sử dụng SABA, nhưng khả năng dung nạp sẽ phát triển nhanh chóng khi sử dụng thường xuyên Việc sử dụng quá mức hoặc đáp ứng kém cho thấy tình trạng hen không được kiểm soát tốt.
ICS – formoterol liều thấp là thuốc cắt cơn hiệu quả cho bệnh nhân hen nhẹ, giúp giảm đáng kể nguy cơ cơn kịch phát nghiêm trọng so với việc chỉ sử dụng SABA Ngoài ra, nó cũng được chỉ định cho bệnh nhân hen vừa – nặng, không chỉ trong điều trị duy trì mà còn trong điều trị cắt cơn, mang lại hiệu quả kiểm soát triệu chứng tương tự nhưng giảm nguy cơ cơn kịch phát so với việc dùng SABA khi cần.
Thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn hạn kém hiệu quả hơn thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (SABA) khi sử dụng lâu dài Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng cholinergic ngắn hạn trong cơn hen cấp kết hợp với SABA có thể giúp giảm nguy cơ nhập viện.
THUỐC ĐỒNG VẬN BETA 2 TÁC DỤNG NGẮN
Hình 1.1 Cơ chế hoạt động thuốc đồng vận beta 2 [26]
Các chất đồng vận beta 2 kích hoạt thụ thể beta 2, dẫn đến việc kích thích con đường Gs- adenylylcyclase-cAMP-PKA, gây ra phosphoryl hóa và giãn cơ trơn phế quản Thụ thể beta 2 có mặt trên nhiều loại tế bào trong đường hô hấp, tạo ra các tác động bổ sung Ngoài ra, thuốc đồng vận beta 2 còn có khả năng giãn phế quản một cách gián tiếp bằng cách ức chế sự phóng thích các hóa chất trung gian co phế quản từ tế bào viêm và các chất dẫn truyền thần kinh gây co thắt từ các dây thần kinh hô hấp.
- Ngăn cản sự phóng thích hóa chất trung gian từ tế bào mast (qua thụ thể beta 2)
- Ngăn cản rò rỉ vi mạch, phù niêm mạc phế quản sau tiếp xúc với histamine, LTD4 và PGD2
- Tăng tiết chất nhầy từ các tuyến dưới niêm và vận chuyển ion qua biểu mô đường thở
- Giảm dẫn truyền qua sypnap trên các dây thần kinh cholinergic đường thở bằng cách tác động lên thụ thể beta 2 tiền synap ức chế phóng thích acetylcholine (Ach).
Mặc dù các tác động bổ sung của đồng vận beta 2 có thể liên quan đến hiệu quả phòng ngừa của thuốc, nhưng tác dụng giãn phế quản nhanh chủ yếu là do ảnh hưởng trực tiếp đến cơ trơn trong đường hô hấp.
- Tác động được lí giải về mặt dược lí học
Bất tương hợp thông khí – tưới máu
Tác động chuyển hóa như tăng acid béo tự do, insulin, glucose, pyruvate và lactate máu [26].
- Tác động không được lí giải về mặt dược lí học
Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thường xuyên các SABA cổ điển như fenoterol, albuterol và terbutaline có thể làm tăng nhẹ đáp ứng của đường thở đối với các tác nhân giãn phế quản không đặc hiệu như histamine và metacholine, cũng như các kích thích đặc hiệu như dị nguyên và gắng sức Sự tăng cường này có thể dẫn đến nguy cơ hẹp đường thở cao hơn khi gặp kích thích, đồng thời yêu cầu liều điều trị cao hơn để duy trì sự cân bằng.
Sử dụng đồng vận beta 2 thường xuyên có thể làm gia tăng tình trạng viêm do phản ứng dị ứng, cả sớm và muộn, thông qua việc tăng cường sự phóng thích hóa chất trung gian từ tương bào sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Sự giảm nhạy cảm của thụ thể beta 2 do việc sử dụng chất đồng vận kéo dài có thể dẫn đến dung nạp thuốc, làm giảm hiệu quả của tác dụng giãn phế quản và chống co thắt phế quản của các đồng vận beta 2.
1.2.3 Sự lệ thuộc thuốc SABA của bệnh nhân hen
Các chuyên gia về hen cho rằng sự lệ thuộc vào thuốc hít cắt cơn SABA là một yếu tố trong "nghịch lý điều trị hen" Mặc dù bệnh nhân tin rằng SABA giúp kiểm soát hen, nhưng loại thuốc này không điều trị tình trạng viêm, dẫn đến nguy cơ cao mắc cơn kịch phát đe dọa tính mạng trong tương lai.
Bệnh nhân thường gắn bó với SABA do nhiều lý do, như việc sử dụng lâu dài, chi phí thấp hơn so với liệu pháp chứa ICS, và khả năng cải thiện triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả của SABA Để thay đổi hành vi lệ thuộc vào SABA, cần hiểu rõ những lý do này.
SABA là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh nhân hen suyễn, và sự giảm triệu chứng hiệu quả đã tạo ra mối quan hệ phụ thuộc lâu dài giữa SABA và bệnh nhân.
Hầu hết bệnh nhân hen thường tìm kiếm sự giảm triệu chứng ngay lập tức mà không nhận thức được tầm quan trọng của việc điều trị kiểm soát triệu chứng lâu dài Nhiều người vẫn chưa hiểu rằng việc sử dụng thường xuyên thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (SABA) có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh hen của họ chưa được kiểm soát tốt.
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mãn tính lo ngại về việc bị kỳ thị, dẫn đến việc từ chối sử dụng thuốc kiểm soát triệu chứng thường xuyên Do đó, cần có kế hoạch giáo dục và tư vấn liên tục để nhấn mạnh tầm quan trọng của liệu pháp chống viêm Chương trình tư vấn động lực cần thời gian dài để tìm hiểu lý do lệ thuộc SABA ở từng bệnh nhân nhằm đảm bảo tuân thủ điều trị GINA 2019 khuyến cáo không nên điều trị SABA đơn độc cho bệnh nhân hen nhẹ, trong khi NICE khuyến nghị bệnh nhân hen tham gia các buổi đánh giá thường xuyên về kiểm soát hen, kỹ thuật sử dụng ống hít và có kế hoạch hành động rõ ràng Những buổi đánh giá này giúp giáo dục bệnh nhân về phương pháp kiểm soát hen và nâng cao hiểu biết về các phương pháp điều trị hiện tại.
Chiến dịch sức khỏe cộng đồng Break Over-Reliance của AstraZeneca đang được triển khai toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích hành động từ bệnh nhân và nhà hoạch định chính sách về điều trị hen và nguy cơ lệ thuộc vào SABA Sáng kiến này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi về hành vi và chính sách liên quan, đồng thời khuyến khích bệnh nhân hoàn thành bảng câu hỏi RRT để cải thiện quản lý bệnh.
BẢNG CÂU HỎI NGUY CƠ CẮT TRIỆU CHỨNG RELIANCE RELIEVER
RRT hỗ trợ bác sĩ lâm sàng nhận diện mối quan hệ giữa bệnh nhân và SABA, từ đó tạo cơ hội cho cuộc trao đổi về mức độ lệ thuộc vào SABA đơn trị Điều này giúp bác sĩ và bệnh nhân thảo luận về các lựa chọn điều trị hen phù hợp hơn.
Bảng câu hỏi RRT, được phát triển bởi Amy Chan và cộng sự vào năm 2020, là phiên bản mở rộng từ bảng câu hỏi SRQ Nó bao gồm 5 câu hỏi đóng, nhằm thu thập quan điểm của bệnh nhân hen về việc sử dụng bình xịt cắt triệu chứng Hệ thống tính điểm của bảng hỏi RRT được thiết lập với các mức độ từ "rất không đồng ý" = 1 đến "không đồng ý" = 2.
“không chắc” = 3, “đồng ý” = 4, “rất đồng ý”=5 Điểm cuối cùng của RRT được tính bởi tổng số điểm 5 câu hỏi ở phần 1.
Bảng câu hỏi SRQ có độ tin cậy cao với hệ số Cronbach’s alpha đạt 0.74 Giá trị tiêu chuẩn của SRQ được xác định qua tương quan nghịch giữa điểm số SRQ và sự tự đánh giá tuân thủ ICS (r= -0.291, p 0,05 cho thấy điểm số của 5 câu hỏi RRT và meanRRT không có mối liên hệ đáng kể với giới tính và trình độ học vấn Tuy nhiên, điểm số của RRT2 có mối tương quan yếu với tuổi, trong đó tuổi càng cao thì điểm số RRT2 càng cao, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 0,3 Hơn nữa, hệ số Cronbach’s alpha của toàn bộ bảng câu hỏi không bị ảnh hưởng đáng kể khi loại bỏ từng câu hỏi.
BÀN LUẬN
ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1 Đặc điểm dân số đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân hen là 45,35±18,56 tuổi, với độ tuổi dao động từ 18 đến 88 tuổi Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu khác về bệnh hen tại Việt Nam, trong đó hơn 50% đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 41 trở lên (55,2%).
Bảng 4.1 Tuổi trung bình của bệnh nhân hen
Tác giả, năm Số bệnh nhân hen Tuổi
Nguyễn Văn Thọ và cs, 2012 [47] 106 46 ± 15,6
Trần Thanh Hải và Tạ Văn Trầm, 2011 [5] 300 47,82 ± 13,21
Theo nghiên cứu của Ethan A Halm và cộng sự (2006), chỉ có dưới 50% bệnh nhân hen ở người trưởng thành tuân thủ đúng phác đồ điều trị và sử dụng các dụng cụ hít một cách chính xác Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi, có thể do họ có mức độ hiểu biết về sức khỏe thấp.
Niềm tin về bệnh hen suyễn, đặc biệt là quan niệm cho rằng đây chỉ là một bệnh cấp tính và lo ngại về tác dụng phụ của thuốc như ICS, có thể dẫn đến sự tuân thủ điều trị kém Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ giới tính không chênh lệch rõ, với số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới, tương tự như một cuộc điều tra dịch tễ lớn tại Việt Nam với 14.246 người dân từ 16 tuổi trở lên, cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới là 4,6% so với 3,6% ở nữ giới Tuy nhiên, kết quả này không phù hợp với hầu hết các nghiên cứu khác trong nước và các nghiên cứu toàn cầu về hen.
Bảng 4.2 Tỉ lệ mắc hen theo giới tính
Tác giả, năm Tỉ lệ mắc hen (%)
Nguyễn Văn Thọ và cs, 2012 [47] 45,3 54,7
Huỳnh Anh Kiệt, Lê Thị Tuyết Lan, 2013 [3] 34,26 65,74
Trần Thanh Hải và Tạ Văn Trầm, 2011 [5] 54 46
Theo y văn, tỷ lệ mắc hen ở nữ giới cao hơn nam giới, với số liệu lần lượt là 9,8% và 6% Sự chênh lệch này không thay đổi giữa các chủng tộc và các mức sống khác nhau từ năm 2001 Tuy nhiên, do phương pháp chọn mẫu thuận tiện và kích thước mẫu nghiên cứu nhỏ, kết quả của nghiên cứu có thể không phản ánh chính xác tỷ lệ giới tính trong dân số.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân hen có trình độ học vấn cao, với 67,1% tốt nghiệp cấp III trở lên Kết quả này tương đồng với tỷ lệ được ghi nhận trong nghiên cứu của Huỳnh Anh Kiệt và Lê Thị Tuyết Lan (2013) cũng như của Nguyễn Quang Chính.
Năm 2017, chỉ có khoảng 16,4% người có trình độ học vấn thấp (tiểu học), và bệnh nhân hen có thể bị bỏ sót trong nhóm này do khả năng tiếp cận và tham gia khảo sát online kém hơn.
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân hen kiểm soát tốt theo tiêu chuẩn GINA chỉ đạt 20%, một con số thấp, tương đồng với nhiều nghiên cứu khác tại Việt Nam và các nước Châu Á.
Bảng 4.3 Tỉ lệ mức kiểm soát hen theo GINA/ACT
Tác giả, năm Tỉ lệ mức kiểm soát hen (%)
Không kiểm soát Việt Nam
7 vùng miền sinh thái trên cả nước
Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn, 2012*[6]
TP HCM Nguyễn Như Vinh, 2019
Tiền Giang Trần Thanh Hải và Tạ
Hà Nội Bùi Thị Hương và cs,
Đánh giá mức kiểm soát hen theo tiêu chí ACT ở Việt Nam cho thấy có ít nghiên cứu về hiệu quả quản lý và điều trị hen trong cộng đồng Theo tiêu chí kiểm soát của GINA, đa số bệnh nhân hen thường ở trong tình trạng không kiểm soát hoặc kiểm soát kém Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng mức độ kiểm soát hen kém có thể do khảo sát online ngẫu nhiên qua các nhóm câu lạc bộ bệnh nhân hen trên Facebook, nơi mà nhiều bệnh nhân chưa được tiếp cận với điều trị phù hợp Họ thường chia sẻ những trường hợp cá nhân đã thử nhiều phương pháp nhưng vẫn không kiểm soát được triệu chứng, trong đó nhiều phương pháp là từ kinh nghiệm dân gian chưa được chứng minh khoa học, như nhau mèo, thạch sùng, và mật cá.
4.1.1.5 Đặc điểm bộ câu hỏi RRT của đối tượng nghiên cứu
Bảng câu hỏi RRT được xây dựng vào năm 2020, do đó, hiện có rất ít dữ liệu để so sánh với các nghiên cứu khác, ngoại trừ nghiên cứu gốc của Amy Chan và cộng sự.
Bảng 4.4 So sánh kết quả nghiên cứu đặc điểm bảng câu hỏi RRT giữa nghiên cứu của Amy Chan [15] và chúng tôi.
Nghiên cứu của Amy Chan*
Nghiên cứu của chúng tôi**
PTĐY 60,5 53,7 meanRRT ĐTT-ĐPT 3,62 ± 0,75 3,4(2,8-4) ĐTT-ĐPT: độ tập trung và độ phân tán
PTĐT: Phần trăm bệnh nhân hen trả lời đồng ý/rất đồng ý
* Trung bình ± độ lệch chuẩn
** Trung vị (khoảng tứ phân vị)
Bộ câu hỏi RRT đo lường mức độ nguy cơ quá lệ thuộc SABA, với điểm tổng RRT được chuyển đổi thành điểm mean RRT để thuận tiện cho việc đánh giá Điểm mean RRT cao cho thấy bệnh nhân tin tưởng vào sự cần thiết và nhu cầu sử dụng SABA trong kiểm soát hen, phản ánh mức độ nguy cơ quá lệ thuộc SABA Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm mean RRT có trung vị là 3,4 với khoảng tứ phân vị từ 2,8 đến 4, thấp hơn so với nghiên cứu gốc của Amy Chan, là 3,62 ±.
0,75) Một trong những lí giải cho chuyện này có thể là đối tượng nghiên cứu có niềm tin vào trị liệu khác ngoài SABA.
Vai trò định tính của bộ câu hỏi RRT
Mỗi câu hỏi trong bảng câu hỏi RRT được thiết kế để xác định niềm tin cốt lõi dẫn đến sự lệ thuộc vào SABA của bệnh nhân Mức độ đồng ý với các ý kiến càng cao cho thấy vai trò thúc đẩy việc sử dụng SABA càng lớn Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân hen đồng ý với RRT1 là cao nhất, trong khi với RRT3 là thấp nhất, kết quả này tương đồng với nghiên cứu gốc của Amy Chan và cộng sự.
Nhiều bệnh nhân tin rằng việc sử dụng bình xịt cắt cơn (SABA) để giảm triệu chứng là cách tốt nhất để kiểm soát hen, nhưng điều này cho thấy họ chưa nhận thức rõ rằng việc sử dụng SABA thường xuyên là dấu hiệu của kiểm soát hen kém Một nghiên cứu phỏng vấn 80 bệnh nhân hen từ Anh, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Nhật Bản đã chỉ ra rằng đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân phụ thuộc vào SABA Hơn nữa, quan điểm cho rằng “bình xịt cắt cơn là phương pháp điều trị duy nhất đáng tin cậy” thể hiện sự coi trọng quá mức vào SABA trong việc kiểm soát bệnh hen.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐIỂM CỦA BẢNG CÂU HỎI RRT VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.2.1 Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi và đặc điểm dân số và trình độ học vấn
Nghiên cứu cho thấy có sự tương quan thuận, yếu nhưng có ý nghĩa thống kê (p