Giáo trình động vật hại nông nghiệp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI
Trang 2LỜI NểI ĐẦU
Trong bảo vệ cây có 3 nhóm dịch hại lớn là động vật, vi sinh vật và cỏ dại Nhóm động vật hại cây hoặc sản phẩm từ cây trồng bao gồm một số ít các đại diện của một số lớp động vật
Các lớp động vật chủ yếu có liên quan đến sự gây hại cây trồng bao gồm Côn trùng (Insecta), Nhện (Arachnida), Thú (Mamalia), Nhuyễn thể (Molusca) Trong các lớp đó thì các loài gây hại có số lượng đông đảo nhất thuộc lớp Côn trùng Các lớp còn lại có khi chỉ tập trung trong một bộ như bộ Ve bét (Acarina) thuộc lớp Nhện, hay tập trung trong một vài họ như họ ốc bươu vàng (Ampullariidae), họ ốc sên (Bradybaenae) hay họ Sên trần (Arionae) thuộc lớp Nhuyễn thể hoặc tập trung trong một họ như họ Chuột (Muridae) thuộc lớp Thú
Từ thời xa xưa, con người đã ghi nhận tác hại của côn trùng và tầm quan trọng của nhóm dịch hại này ngày một gia tăng Vì thế trong chương trình đào tạo của các trường đại học nông nghiệp ở nước ta đã hình thành môn “Côn trùng nông nghiệp” mô tả về các đặc
điểm sinh học, phát triển, sự gây hại và các biện pháp phòng chống côn trùng gây hại Một
số đại diện ngoài lớp côn trùng như nhện nhỏ hại cây, tuyến trùng cũng được đề cập thêm trong giáo trình này hoặc giáo trình Bệnh cây nông nghiệp
Ngày nay, tác hại của một số nhóm động vật ngoài lớp côn trùng như nhện nhỏ, chuột,
ốc, tuyến trùng, chim đối với sản xuất nông nghiệp ở trên thế giới và ở nước ta ngày một gia tăng
Do đó, Giáo trình “Động vật hại nông nghiệp” được xây dựng nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học về nhóm động vật hại này
Giáo trình cung cấp thông tin cơ bản về 3 nhóm động vật là Nhện nhỏ, Chuột và Ốc hại cây trồng
Theo chương trình đào tạo chuyên ngành Bảo vệ thực vật của Trường Đaị học Nông nghiệp I Hà Nội, giáo trình này được học vào năm thứ 3, sau các môn Sinh học, Côn trùng
đại cương và Côn trùng chuyên khoa Vì thế các đặc điểm chung của Động vật, của ngành Chân đốt (Arthropoda) được đề cập trong các môn học trên sẽ không được nhắc lại ở đây
mà chỉ nêu các nét đặc thù
Giáo trình “Động vật hại nông nghiệp” bao gồm 3 phần:
- Phần A Ốc bươu vàng, Ốc sên, Sên trần hại cây trồng và biện pháp phòng chống
- Phần B Nhện nhỏ hại cây trồng và biện pháp phòng chống
- Phần C Chuột hại cây trồng và biện pháp phòng chống
Từng phần được chia thành các chương đại cương nêu lên vị trí, phân loại, đặc điểm hình thái, giải phẫu, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và các chương chuyên khoa đề cập
Trang 3tới các loài gây hại chính trong sản xuất và biện pháp phòng chống chúng có thể được áp dụng ở nước ta và trên thế giới
Cuối các phần có danh lục các tài liệu tham khảo chính, sinh viên có thể tra cứu để mở rộng hiểu biết của mình Ngoài ra, sinh viên có thể tra cứu đọc thêm các tài liệu:
- Phạm Văn Biên (chủ biên) Chuột hại lúa ở Việt Nam và phòng trừ tổng hợp Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1998
- Cục Bảo vệ thực vật Ốc bươu vàng, biện pháp phòng trừ Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 2000
- G.W Krantz A manual of acarology, second edition Oregon State University
Ngoài ra, trên mạng Internet tại địa chỉ http//www.google.com, http//www.yahoo.com
có nhiều dẫn liệu phong phú về nhóm dịch hại này
Trong quá trình biên soạn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự đóng góp quí báu của:
- ThS Lê Đức Đồng, Cục Bảo vệ thực vật về nội dung chương A
- ThS Nguyễn Phú Tuân, Viện Bảo vệ thực vật về nội dung chương C
- KS Nguyễn Đức Tùng, Bộ môn Côn trùng về các hình vẽ và sắp xếp bản thảo Chúng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của anh chị em sinh viên và đồng nghiệp
Hà Nội, năm 2005 Tác giả
Trang 4Phần A
ốc bươu vàng, ốc sên, SẤN TRẦN HẠI CÂY TRỒNG
VÀ BIỆN PHÁP PHỀNG CHỐNG
Ốc bươu vàng, ốc sên và sên trần là những động vật Ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Chân bụng (Gastropoda)
Ngành Thân mềm có khoảng 130.000 loài sống ở môi trường nước và môi trường cạn,
đa dạng về hình thái cấu tạo Về cơ bản, cơ thể đối xứng hai bên Riêng ốc không có đối xứng hai bên Không có hiện tượng phân đốt rõ rệt Xoang cơ thể là thứ sinh và có các túi xoang nhỏ như xoang bao quanh tim và xoang sinh dục Cơ thể có 3 bộ phận: đầu, thân và chân Phần thân gồ cao về phía lưng tạo thành bao chứa nội quan Bên ngoài là lớp áo có vỏ
đá vôi cứng (vỏ ốc), thường có nhiều kiểu
Lớp Chân bụng (Gastropoda) là lớp lớn nhất trong ngành Thân mềm với khoảng 90.000 loài Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân và chân Bên ngoài có vỏ bọc Vỏ bọc liền, dạng xoắn ốc Vỏ ốc có thể tiêu giảm chỉ còn dạng gai đá vôi rải rác trong mô áo (sên
Arion) hoặc tiêu biến hoàn toàn (ốc bơi Pterotrachea) Đầu thường thò ra ngoài miệng vỏ
khi di động Đầu có 1 - 2 đôi tua và 1 đôi mắt Nhóm ốc có phổi, mắt ở đôi tua thứ 2 Miệng ở mặt bụng của phần đầu Chân là khối cơ lớn, đáy phẳng và có nhiều biến đổi tuỳ thuộc vào phương thức sinh sống Chân có thể hình thành vây bụng, đuôi lái, vây bên hoặc có nhiều tua
Đối với sản xuất nông nghiệp nước ta, trong 10 năm qua, một đại diện của Lớp Chân
bụng, loài ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata Lamarck, 1819) đã trở thành loài dịch hại
nguy hiểm cho sản xuất lúa trong cả nước
Ngoài ra, một số loài ốc sên và sên trần sống trên cạn gây hại một số rau màu, hoa và cây cảnh, cây trong vườn ươm Song cũng không loại trừ một số đại diện của ốc sên hoặc sên mới du nhập hoặc do điều kiện canh tác thay đổi đã trở thành những loài gây hại đáng cho cây trồng
Phần này chủ yếu đi sâu nghiên cứu về ốc bươu vàng và đề cập sơ bộ tới hai đại điện của ốc sên và sên
Trang 5Chương I
Vai trò, vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
của ốc bươu vàng
Ốc bươu vàng (OBV), Pomacea sp., là một loài sống ở vùng đầm lầy Nam Mỹ, mới
du nhập vào châu Á từ những năm 1980 với mục đớch ban đầu là làm thức ăn giàu protein cho người Nhưng do khụng được quản lý chặt chẽ từ ao nuụi, chỳng lan rộng ra và trở thành loài gõy hại đỏng kể, mối đe doạ đối với sản xuất lỳa vựng Đụng Nam Á
Là loài có vòng đời khá ngắn, sức sống và sức sinh sản rất cao nên tốc độ lây lan của
ốc bươu vàng rất mạnh Không những thế chúng còn rất phàm ăn và ăn nhiều nên chúng có sức tàn phá lớn Trong năm năm qua đứng về mặt diện tích hại chúng là đối tượng xếp thứ 7 trong số 9 nhóm dịch hại quan trọng nhất trên lúa
Trong hơn 10 năm qua, thực hiện chỉ thị của Chính phủ, ngành BVTV đã thành công trong việc khống chế và đẩy lùi dịch OBV, đã xây dựng và áp dụng thành công biện pháp quản lý OBV tổng hợp trên cả nước
1 VAI TRề CỦA ỐC BƯƠU VÀNG
Đầu những năm 1980, ốc bươu vàng (OBV) (Pomacea sp.) được nhập từ Châu Mỹ La
tinh và Florida (Mỹ) vào Đài Loan nhằm phát triển công nghiệp thức ăn do OBV dễ nuôi, phát triển rất nhanh lại giàu protein Nhưng do giá bán OBV chế biến quá rẻ, mong muốn ban đầu biến thịt OBV thành thực phẩm bổ sung nguồn protein cho các vùng sản xuất lúa nghèo protein đã không thành hiện thực Do đó OBV không được chú ý nuôi dưỡng cách ly nữa mà để trôi nổi ra ngoài tự nhiên gây hại trên lúa nước Lúa của Đài Loan bị OBV tấn công mạnh từ đầu những năm 1980, đến năm 1986 đã có 103.000 ha lúa bị hại nặng và phải chi 30,9 triệu USD để phòng trừ Các nước Nhật Bản, Philippin, Thái Lan đều bị OBV tấn công mạnh vào đầu những năm 1980, các nước khác trong khu vực như Lào, Malaysia OBV xuất hiện gây hại muộn hơn, sau năm 1990 Chính phủ nhiều nước đã có những nỗ lực thu hẹp diện phân bố và hạn chế tác hại của OBV
Đối với nước ta, từ năm 1986 OBV được nhập một vài cặp không qua kiểm dịch vào miền Nam Việt Nam để nuôi thử nghiệm Trước năm 1990, công ty Liksin đã tiếp nhận OBV từ 1 Việt kiều ở Pháp để nuôi OBV mang tính hàng hoá Năm 1992, một tổ chức tư nhân Đài Loan liên kết với 2 cơ sở ở tỉnh Kiên Giang và ở thành phố Hồ Chí Minh nuôi và chế biến qui mô lớn OBV
Nhưng do không kiểm soát chặt chẽ lại gặp điều kiện thuận lợi, chỉ 3 năm sau OBV đã phát tán và lây lan trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước gây nên thiệt hại ghê gớm trên cây lúa
Trang 6Đầu những năm 1990 tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Lâm Đồng đã có nhiều cơ sở nuôi OBV, nhiều cơ quan thông tin đại chúng đã tuyên truyền coi đây như là
“một kỹ nghệ thực phẩm mới đem lại công ăn việc làm cho người dân” Đây là bài học đau xót về việc thiếu thông tin và buông lỏng quản lý
Do sinh sản rất mạnh, sức gây hại lớn và uy hiếp nghiêm trọng đến sản xuất lúa nên chỉ trong vòng 3 năm (1992-1995) Thủ tướng chính phủ phải ra 3 chỉ thị: Chỉ thị số 10 ngày 5/10/1992 về cấm không được nuôi và nhập OBV; Chỉ thị số 528 ngày 29/9/1994 về cấm nuôi và diệt trừ ngay OBV và Chỉ thị số 151 ngày 11/3/1995 về việc Tập trung lực lượng
nhanh chóng diệt trừ OBV Chỉ thị 151 nhấn mạnh “ nếu không khẩn cấp diệt trừ OBV kịp thời, triệt để sẽ gây tác hại không thể lường hết cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa”
Như vậy, từ một đối tượng được coi là động vật nhập khẩu để nuôi, OBV đã trở thành
đối tượng kiểm dịch nhóm II và hiện nay là loài dịch hại quan trọng gây hại phổ biến trên lúa ở nước ta
Mặc dù đã có nhiều cố gắng phòng trừ, nhưng trong 5 năm vừa qua (1999 - 2003) OBV vẫn còn là 1 trong 9 nhóm dịch hại quan trong nhất đối với cây lúa trong cả nước Trung bình hàng năm diện tích lúa cả nước bị hại là 128.402 ha và bị hại nặng là 1.338 ha, diện tích lúa bị hại ở miền Nam cao hơn 3 lần lúa bị hại ở miền Bắc (bảng 1.1) OBV hại lúa không chỉ ở các vùng lúa đồng bằng mà chúng còn xuất hiện gây hại khá nặng đối với vùng lúa ở trung du miền núi như Lai Châu, Lạng Sơn
Bảng 1.1 Diện tích lúa bị ốc bươu vàng gây hại (ha) 1999 - 2002
Năm Miền Bắc Miền Nam Cả nước Hại nặng
2000 39.567 59.088 98.655 1.500
2002 12.503 79.041 91.544 252 Tổng cộng 112.221 401.388 513.609 5.352
Trung bỡnh/năm 28.055,25 100.347 128.402,3 1.338
(Nguồn: Cục BVTV, 1999 - 2003)
Trong 9 nhúm dịch hại quan trọng nhất trờn lỳa trong 5 năm vừa qua, về diện tớch bị hại OBV xếp thứ 7, về diện tớch bị hại nặng OBV xếp thứ 9 và về diện tớch bị mất trắng OBV xếp thứ 8
Cỏc nước vựng Đụng Nam Á như Thỏi Lan, Malaysia, Indụnesia, Philippin đều bị OBV gõy hại Năm 1988, Philippin đó bị OBV phỏ hại nặng 80.000 ha, đến năm 1989 diện tớch này đó là 400.000 ha
Trang 72 VỊ TRỊ PHÂN LOẠI
OBV cú nguồn gốc ở vựng đầm lầy Nam Brazin, vựng biờn giới với Achentina và Paragoay (Nam Mỹ) Đầu tiờn chỳng được nhập để nuụi làm cảnh vào Florida và cỏc bang khỏc của Mỹ Năm 1981, được nhập vào Đài Loan nuụi nhõn để làm thực phẩm Trong cỏc năm 1980 - 1990, OBV đó trở thành loài dịch hại nguy hiểm trờn lỳa ở Đụng Nam Á (Nhật Bản, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Inđonesia, Việt Nam ) Hiện tại chúng được xếp là 1 trong 100 loài sinh vật ngoại lai (Invasive alien species) nguy hiểm nhất
Sơ đồ phân loại OBV được thể hiện tại hình 1.1
Cho tới nay có nhiều tên gọi OBV Tại một số nước như Philipin có 3 loài OBV
Pomacea canaliculata, P gigas và P cuprinap và Malaysia có 2 loài Pomacea canaliculata và P insularus Theo các mô tả thì loài OBV gây hại ở nước ta là Pomacea (pomacea) canaliculata Lamarck, 1819
Các loài ốc khác thường gặp trong hồ ao, ruộng lúa của nước ta có ốc nhồi (Pila polita), ốc vặn (Angulyagra polyzonata), ốc bươu (Cipangopaludina lecythoides) Đây là
những loài không gây hại trên lúa
Do là đối tượng mới, bùng phát mạnh mẽ và bị cấm nuôi và cấm nhập nên có thể nói tài liệu nghiên cứu về OBV ở nước ta là rất ít Những tài liệu này gồm báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu như “Nghiên cứu sinh học và kỹ thuật nuôi OBV” của Sở Thuỷ sản Hải Phòng;
Trang 8Kỹ thuật nuôi ốc vàng ba ba ếch của Nguyễn Duy Khoát (1992); Kết quả nghiên cứu về sự gây hại, các biện pháp phòng trừ OBV của Dự án FAO-TCP/VIE/6611 (1996); Nghiên cứu
đặc tính sinh học và biện pháp phòng trừ của Lê Đức Đồng (1997); Ốc bươu vàng và biện phỏp phũng trừ (Cục BVTV, 2000)
3 ĐẶC ĐIỂM HèNH THÁI CẤU TẠO
3.1 Cấu tạo chung của Lớp Chân bụng (Gastropoda)
Lớp Chân bụng là lớp phong phú nhất trong ngành Thân mềm
Chúng có cơ thể không đối xứng (hình 1.2), đầu ở phía trước, có mắt và tua cảm giác Chân là khối cơ khoẻ nằm ở phía bụng Thân ở trên chân thường là 1 túi xoắn trong đó là khối phủ tạng Vỏ bên ngoài có hình xoắn chóp Có khi có nắp vỏ Vỏ có thể bị tiêu giảm theo các mức độ khác nhau như có thể không chứa đủ phần thân, vỏ bị vạt áo che phủ
(Aplysia), vạt áo phủ kín vỏ bé ở trong (Aplysia, sên trần Limax), vỏ tiêu giảm chỉ còn vụn
đá vôi rải rác (sên trần Arion) hoặc vỏ tiêu biến hoàn toàn như ở các loài chân bụng bơi
hoặc ký sinh (Thái Trần Bái, 2001)
Hình 1.2 Hình thái ngoài (A) và cấu tạo trong (B) của ốc sên Helix (theo Pechenik)
l Miệng; 2 Hạch miệng; 3 Hạch chõn; 4 Lỗ sinh dục; 5 Penis; 6 Âm đạo; 7 Tỳi gai giao phối;
8 Hậu mụn; 9 Tuyến nhầy; 10 Chõn; ll Ống dẫn trứng; 12 Ống dẫn tinh; 13 Ruột; 14 Tỳi nhận tinh;
15 Tuyến albumin; 16 Ống dẫn lưỡng tớnh; 17 Tuyến tiờu húa; 18 Tuyến lưỡng tớnh; 19 Thận;
20 Khoang bao tim; 21 Tõm thất; 22 Tõm nhĩ; 23 Tĩnh mạch phổi; 24 Khoang ỏo; 25 Tuyến nước bọt; 26 Diều; 27 Hạch nóo; 28 Mắt; 29 Tua đầu; 30 Ống dẫn tuyến nước bọt; 31 Lỗ thở; 32 Bờ vạt ỏo; 33 Vỏ
Trang 93.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo OBV Pomacea (pomacea) canaliculata Lamarck, 1819
Tên khoa học về họ này có nhiều tranh luận Năm 1758, Linneaus đã xếp nhóm ốc bươu vào trong họ Pilidae, coi đó là động vật sống ở trên cạn Cho tới năm 1915, Tổ chức định danh thế giới (ICZN, Số 13) công nhận chính thức tên Ampullaridae Gray 1824 thay cho tên Pilidae, Priston 1915 gồm các loài ốc có đời sống cả ở dưới nước (là chủ yếu) và ở trên cạn
Họ Ampullaridae Gray 1824 có 8 giống: Yropomuss, Asolene, Felipponea, Lanistes, Marisa, Pila, Pomacea và Saula Giống Pila có nguồn gốc ở châu Á và châu Phi
Đặc điểm phân loại của giống Pomacea là: có xi phông dài (dài nhất trong họ), râu cảm giác và môi dài, vỏ ốc gần như có hình đĩa, trứng không đẻ ở trong nước (khác với Pila
xi phông dài trung bình, vỏ ốc gần như có hình cầu) Giống Pomacea có 2 giống phụ là
Pomace (pomacea) và Pomacea effuse Tập hợp Pomacea (pomacea) canaliculata
Lamarck gồm có 5 loài phụ:
- Pomacea (pomacea) insularum (D'Orbigny, 1839)
- Pomacea (pomacea) lineata (Spix, 1827)
- Pomacea (pomacea) doliodes (Reeve, 1856)
- Pomacea (pomacea) haustrum (Reeve, 1856)
- Pomacea (pomacea) gigas/maculata (Perry, 1810)
Đặc điểm hình thái của OBV Pomacea (pomacea) canaliculata Lamarck:
- Trưởng thành (hình 1.3): Vỏ có màu màu vàng nâu, khi sống ở ao tù vỏ có màu nâu
đậm
- Vỏ ốc cuộn quanh 1 trục tạo thành trục ốc (collumella)
- Trên vỏ có đỉnh vỏ (apex) là nơi hình thành các vòng xoắn đầu tiên, thường khó phân biệt bằng mắt thường
- Vòng xoắn (spira): có 5 - 6 vòng bắt đầu từ đỉnh vỏ và cuối cùng là lỗ miệng, nơi phình to nhất Giữa các vòng xoắn có rãnh xoắn (sutura), những rãnh xoắn của OBV thường sâu hơn ốc ta, vì vậy chúng còn có tên gọi là ốc bươu vòng xoắn sâu (canaliculata = rãnh)
- Miệng vỏ có nắp (operculum) hình bầu dục có tâm lệch
Con đực cơ thể bé hơn con cái và có thể phân biệt dựa vào các đặc điểm sau:
Ốc đực Ốc cái
Kớch cỡ cơ thể 29,0 ì 20,0 mm 34,0 ì 23,0 mm
Trang 10H×nh 1.3 CÊu t¹o vá èc b−¬u vµng (Lª §øc §ång, 1977)
1 §Ønh vá; 2 Vßng xo¾n; 3 N¾p miÖng; 4 Vµnh miÖng; 8 R·nh xo¾n; 10 Trôc èc; 1-5 ChiÒu cao; 7 -
9 ChiÒu réng
Hình 1.4 Sơ đồ các cơ quan bên trong của OBV đực (Theo Ghesquiere)
Cấu tạo của các cơ quan bên trong (hình 1.4):
- Cơ quan tiêu hoá: Bên ngoài cùng là cơ quan miệng có răng kitin ở hai bên, giữa là lưỡi gai Răng kitin và lưỡi gai khi hoạt động giống như cấu tạo cắt xén
- Cơ quan hô hấp: OBV thở bằng mang và bằng phổi Đây là điểm khác biệt lớn với các nhóm khác Khi ở trong nước chúng dùng ống xi phông như ống thở của thợ lặn lấy không khí vào để hô hấp (hình 1.5) Phổi thông với ống xi phông hút ở bên trái Còn các dãy lá mang thông với xi phông thoát khí ở bên phải Do vậy, chúng có thể sống bình thường ở môi trường bẩn hoặc thiếu ôxy như trong ao tù hoặc mật độ nuôi rất cao hay như sống ở trên cạn trong điều kiện ẩm ướt một vài ngày Có ống xi phông và mang là ưu thế của OBV, nhờ đó chúng có thể sống cả ở trên cạn trong
Trang 11khoảng thời gian nhất định và khi ở dưới nước, ngay cả khi nguồn ụxy rất thấp trong nước
Hỡnh 1.5 Xi phụng của OBV (Theo Ghesquiere)
- Cơ quan sinh dục của con cỏi cú thể nhỡn thấy ổ trứng màu đỏ tươi từ bờn ngoài lớp
vỏ mỏng, cũn của con đực là tuyến tinh màu trắng và cơ quan giao phối hỡnh lũng mỏng cú rónh dẫn tinh
Trứng: hỡnh cầu hoặc hỡnh ụ van, dài 2 - 3 mm, màu hồng tươi, được đẻ thành ổ, mỗi ổ
cú 25 - 500 quả Lỳc mới đẻ trứng dớnh vào nhau khụng thể tỏch từng quả một nhưng đến khi sắp nở màu sắc quả trứng chuyển sang màu trắng nhờ, lỳc này cú thể tỏch riờng từng quả một do chất nhầy kết dớnh hết tỏc dụng
Ốc non: Vỏ rất mỏng, hình cầu, màu vàng hoặc nâu đen
Có thể chia làm 3 cỡ Sự khác biệt chủ yếu là kích thước:
- Ốc non cỡ 1: 2,0 ì 1,7 mm, vỏ rất mỏng, đỉnh màu hồng
4.2 Pha ốc non
Trang 12Khi mới nở ốc non có vỏ rất mềm, rơi từ ổ trứng xuống nước, nổi lập lờ trên mặt nước hoặc bám vào cành cây Trong 2 - 3 ngày đầu chúng không ăn Từ ngày thứ 4 - 5 trở đi chúng bắt đầu ăn các chất nổi trên mặt nước và động vật phù du Lớn hơn chúng ăn rong rêu, lá cây mềm Chúng ăn liên tục và tăng trưởng rất nhanh
4.3 Pha trưởng thành
Khi ốc cái nặng hơn 15g và ốc đực hơn 10g (khoảng hơn 2 tháng tuổi) là lúc chúng đã
có thể tiến hành giao phối và đẻ trứng Sau khi giao phối 1 - 2 ngày chúng bắt đầu đẻ trứng Khi đẻ trứng chúng bò lên cạn đẻ trứng: đẻ trên bờ ao, cọc cây hoặc các giá thể trên mặt nước khác Chúng đẻ từng quả một và dùng chất nhầy kết dính thành ổ Ốc trưởng thành đẻ trong đêm, thời gian đẻ 1 ổ kéo dài 3 - 4 giờ Sau khi đẻ chúng nghỉ ngơi tại chỗ rồi thả mình xuống nước
OBV có sức đẻ trứng lớn, mỗi con cái đẻ được 10 - 13 ổ trứng (khoảng 1000 - 1200 trứng/tháng) Thời gian đẻ trứng kéo dài từ 70 - 90 ngày
Vòng đời của OBV trải qua 3 pha phát triển: trứng, ốc non và ốc trưởng thành Trưởng thành vừa đẻ trứng và vừa tăng trưởng Thời gian các pha phát triển là tương đối dài (bảng 1.2, hình 1.6)
Tuổi thọ: OBV có thể sống từ 2 - 6 năm
Trang 13Hình 1.6 Vòng đời của ốc bươu vàng
Bảng 1.2 Thời gian các pha phát triển của ốc bươu vàng
Đồng, 1997) Ngoài ra chúng còn ăn các loại thức ăn đã chế biến để nuôi cá, cua và cả các loại rong rêu trong ao hồ
Đối với cây lúa: giai đoạn mạ non là thức ăn ưa thích của chúng nhưng đến khi lúa già
chúng ăn rất ít Khi ăn, chúng cắn đứt gốc cây mạ hay lúa non rồi lấy miệng nhai thân hoặc lá non, làm trụi cả đám mạ hay lúa non làm nhiều nơi phải gieo hoặc xạ 2 - 3 lần, vừa tốn thóc giống lại vừa chậm thời vụ
Ốc càng lớn tác hại càng mạnh: loại ốc 1 cm không gây hại, loại bằng hạt ngô tác hại
đã rõ, một con ốc một ngày ăn hết 5,26 - 9,33 dảnh lúa và khi ốc 4 - 5 cm (bằng quả bóng bàn) một ngày có thể ăn hại 11,96 - 14,33 dảnh lúa
Đối với lúa gieo thẳng trong 5 ngày 7 cặp ốc có thể ăn hết 1 m2
Nếu có thức ăn thích hợp hơn như bèo tấm, rong đuôi chó, bèo tổ ong thì sau khi cấy
15 ngày tác hại của OBV là không đáng kể Lúa cấy sau 30 ngày tác hại của ốc cũng không
đáng kể
4.5 Sự vận động
OBV vận động chậm chạp bằng cách bơi lờ đờ trong nước hoặc bò trên mặt đất ẩm Chúng có khả năng tự nổi trên mặt nước hoặc tự chìm xuống rất nhanh Việc lây lan mạnh của OBV trong thời gian qua chính là do khâu kiểm dịch không chặt chẽ, tự con người
Trang 14mang đến các vùng đất mới và quan trọng hơn cả là lây lan theo dòng nước chảy, nhất là qua các đợt lũ
4.6 Thiên địch
Có tới 40 loài thiên địch của OBV Trong số này có 2 loài thiên địch quan trọng là
kiến lửa Solenopsis geminata và loài châu chấu sừng Conocephalous longipennis tấn
- Bunocephalus sp và Liocassis sp (catfish)
- Pseudotropheus sp., Melanochromis sp., Cichlasoma sp., Aequidens sp
Trang 154.7 Sù ph©n bè g©y h¹i cña OBV ë n−íc ta
T¹i Nam Mü, OBV sinh sèng trong c¸c ®Çm lÇy, hå ao n¬i cã c¸c loµi thùc vËt hoang d¹i Ở nước ta chúng có mặt khắp đất nước, nhưng nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long Một số vùng đầm hoang, sông hồ với thảm thực vật hoang dã là nơi sinh sống và nguồn lây lan chính OBV vào ruộng lúa
Ở nước ta, căn cứ vào mức độ gây hại, có thể chia ra 3 vùng phân bố của OBV như sau:
- Vùng thường xuyên có nguy cơ gây hại nặng: đó là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi lúa sạ là chủ yếu, nguồn OBV lại rất phong phú do thảm thực vật hoang dại nhiều tại các đầm, kênh rạch, rừng ngập tự nhiên và nguồn ốc trôi dạt sau các đợt lũ
- Vùng có nguy cơ gây hại nặng nhưng không thường xuyên: Chủ yếu là các tỉnh miền Trung, Lạng Sơn, Điện Biên, nơi canh tác lúa gieo thẳng hoặc cấy mạ non là chính Dịch OBV phụ thuộc vào chế độ tưới nước và nguồn xâm nhập từ bên ngoài
Trang 16- Vựng ớt cú nguy cơ bị gõy hại: là cỏc tỉnh thuộc đồng bằng sụng Hồng và trung du miền nỳi phớa Bắc Tuy nhiờn nếu cấy mạ non hoặc gieo thẳng, mức độ gõy hại của OBV sẽ vẫn cao (Nguyễn Trường Thành và CTV, 2004)
Nghiờn cứu của Nguyễn Trường Thành và CTV (2004) cho biết ngưỡng phũng trừ OBV đường kớnh 3 cm cho mạ 10 ngày tuổi là 0,65 con/m2
Mới đõy, Viện Bảo vệ thực vật đó nghiờn cứu thành cụng 2 loại thuốc thảo mộc trừ OBV cú triển vọng tốt là CE-02 (10 kg/ha) và CH-01 (15 lớt/ha), cú thể diệt trừ 79,2 - 85,4% OBV trong khi khụng ảnh hưởng đến cỏ (Nguyễn Trường Thành và CTV, 2004)
5.3 Biện phỏp quản lý tổng hợp OBV (IPM)
Những thụng tin về IPM OBV đó được cơ quan khuyến nụng tại Đụng Nam Á và nhiều nơi xây dựng và áp dụng thành công (http:// www.applesnail.net) Dưới đây là những biện pháp chính (bảng 1.3):
- Sau khi bừa lần cuối, nhặt ốc bằng tay vào buổi sáng hoặc buổi chiều, lúc này dễ thấy chúng (hình 1.7)
- Sử dụng các loại lá mà OBV ưa thích như lá chuối, Musa paradisiaca L., lá Colocasia esculenta, lá đu đủ Carica papaya, xơ mít để tập trung OBV để bắt và
diệt
- Khi bừa lần cuối, kéo bao tải đựng đá hoặc vật nặng để tạo rãnh xung quanh ruộng (hình 1.8) và cứ 10 - 15 m tạo một rãnh sâu 5 cm và rộng 25 cm Đây là nơi tập trung OBV để dễ xử lý
Trang 17Hình 1.7 Nhặt ốc (Theo PhilRice)
Hình 1.8 Làm rãnh để thu ốc (Theo PhilRice)
- Làm phên hoặc lưới (đăng) để ngăn không cho OBV vào trong ruộng (hình 1.9)
Trang 18Hình 1.9 Làm phên ngăn ốc và cắm cọc thu trứng ốc (Theo PhilRice)
- Những vùng có nhiều OBV, nên cấy mạ 25 - 30 ngày tuổi
- Cắm cọc tre hoặc gỗ ngoài mương, ngoài đầm cho OBV đẻ trứng một vài ngày rồi tiêu diệt trứng (hình 1.9)
- Nếu có điều kiện, 3 ngày đầu sau cấy, tháo để mức nước cạn 2 - 3 cm để giảm sự di chuyển và phá hại của ốc và thu gom chúng tại rãnh
- Cho vịt con vào ruộng sau khi cấy lúa 3 - 5 tuần để chúng ăn trứng và ốc non
- Ngay sau khi cắt lúa cho vịt vào ruộng cho chúng ăn ốc (ốc lớn vịt không ăn được) (hình 1.10)
- Trường hợp mật độ ốc quá cao, 2 con /m2 đối với lúa mới sạ có thể sử dụng thuốc hoá học (Meta 6% 7,5-10 kg/ha; Padan 1-2 kg/ha; CuSO4 6-7,5 kg/ha; Vôi bột 600-
750 kg/ha khi mực nước 3 - 5 cm (Cục BVTV, 2000) Nên sử dụng thuốc thảo mộc trừ OBV
Hình 1.10 Thả vịt vào ruộng bắt ốc (Theo PhilRice)
Trang 19Bảng 1.3 Túm lược biện phỏp IBM OBV theo cỏc giai đoạn phỏt triển của cõy lỳa
Trước mựa vụ Trong mựa vụ Sau mựa vụ
Làm đất Sinh trưởng Trổ bụng Chớn Sau thu hoạch
A = Chăn thả vịt, nhặt bằng tay, tạo rãnh, sử dụng cây dẫn dụ và diệt các ổ trứng
B = Nhặt bằng tay, chăn thả vịt, bẫy bằng các tấm lưới, cắm cọc và diệt các ổ trứng
C = Điều chỉnh lượng nước, nhặt bằng tay, sử dụng các cây dẫn dụ và diệt các ổ trứng
D = Tiếp tục nhặt bằng tay, diệt ốc trưởng thành và trứng
E = Chăn thả vịt, chuẩn bị làm đất khô
CÂU HỎI ễN TẬP
1 Sự lây lan và gây hại của ốc bươu vàng?
2 Đặc điểm sinh học và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới OBV?
3 Biện pháp quản lý tổng hợp OBV?
Trang 20Chương II
ỐC SấN VÀ SấN TRẦN
Ốc sên và sên trần là những động vật thuộc lớp Chân bụng sống trong vùng khí hậu ẩm
ướt, thường gây hại cây trồng trong vườn, cây trồng quanh nhà
Tại một số vùng nếu tích luỹ số lượng cao, chúng là đối tượng gây hại đáng kể
Biện pháp quản lý tổng hợp ốc sên và sên trần về cơ bản là tương đối dễ thực hiện
1 CÁC LOÀI ỐC SấN VÀ SấN TRẦN QUAN TRỌNG TRấN THẾ GIỚI
Có khoảng 20 loài ốc sên và sên trần (sên) gây hại cây trồng trên thế giới Khu vực bị hại nặng là vùng ôn đới ẩm (bảng 2.1) Các nước bị thiệt hại nhiều có Anh, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Mỹ
Ngoài ra, tại nhiều vùng nhiệt đới, khí hậu ẩm ướt ốc sên và sên phát triển khá mạnh,
đôi khi gây hại đáng kể cây trồng nông nghiệp
Bảng 2.1 Các loài ốc sên và sên gây hại chính trên thế giới
Sờn: Deroceras sp., Arion sp., Limax sp.,
Milax sp., Tandonia sp.,
Cõy trồng nụng nghiệp trờn đồng ruộng
và trong vườn
Phõn bố rộng vựng ụn đới
Sờn: Agriolimax agrestis Cỏc loại cõy rau quả trong vườn Trung Quốc và chõu ỏ
Ốc sên: Theba pisana, Cernuella
virgata, Cochlicella sp
Cây ngũ cốc Trung Đông, Nam Phi và
úc
Ốc sên: Helix aspersa Cam chanh, cây ngũ cốc, cây rau
quả trong vườn
Thế giới
Ốc sên: Bradybaena similaris
(còn gọi là ốc sên châu Phi to)
2 ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ LOÀI ỐC SấN VÀ SấN TRẦN
2.1 Ốc sên Bradybaena similaris Férus (Họ Bradybaenae: Bộ Stylommatophora)
2.1.1.Vị trí phân loại
Ốc sên Bradybaena similaris Férus là loài động vật thân mềm thuộc lớp Chân bụng
(Gastropoda), bộ Mắt đỉnh (Stylommatophora), họ Bradybaenae (hình 2.1)
Trang 21Hình 2.1 Loài ốc sên Bradybaena similaris Férus (theo Bill Frans)
2.1.2 Ký chủ và đặc điểm gây hại
Ốc sên là loài ăn tạp, ký chủ rộng, gây hại nhiều loại rau như rau họ thập tự, cây họ cà, cây họ đậu gây hại cả cây non cũng như cây trưởng thành Ốc sên lúc nhỏ ăn thịt lá và để lại biểu bì lá Khi lớn chúng gặm cả lá và thân cây, ăn lá tạo thành các lỗ nhỏ có khi gặm
đứt cả thân cây hoặc gặm mép lá tạo thành các hình khuyết không đều hoặc gặm hết thịt lá
và để lại gân chính lá Gây hại nặng chúng có thể gặm đứt thân, gây chết cây non và cụt ngọn cây trưởng thành
2.1.3 Đặc điểm hình thái và tập tính
Vỏ ốc sên thường có màu vàng nhạt tới vàng đậm, đường kính khoảng 10 - 16 mm, vỏ
có 5 - 6 vòng xoắn Ốc sờn mỗi năm phỏt sinh 1 - 2 lứa, gõy hại nặng vào giữa thỏng 3 đến đầu thỏng 5 và từ thỏng 9 đến thỏng 11, là thời điểm mỏt mẻ trong năm
Chỳng đẻ trứng vào nơi đất tơi xốp, độ ẩm cao gần rễ cõy; trong cỏc khe nứt, dưới cỏc phiến đỏ, dưới cỏc cành lỏ mục Ốc sên đực cái cùng cơ thể, có thể sinh sản theo kiểu đực cái dị thể và cũng có thể sinh sản đực cái đồng cơ thể Ốc sờn thớch những chỗ rõm mỏt, độ
ẩm cao, đặc biệt là nơi cú nhiều mựn rỏc Ốc sờn phỏt triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 15 -
25oC, nhiệt độ đất từ 12 - 18oC; hàm lượng nước trong đất từ 20 - 30% Ốc sờn phỏt triển kộm khi nhiệt độ cao hơn 30oC Khi thời tiết quỏ khụ núng hoặc lạnh ốc sờn thường tiết ra một chất keo trắng bịt kớn miệng vỏ và ở trong đú khụng cử động cũng như khụng ăn Ốc sờn ban ngày trỳ ẩn trong cỏc chỗ rõm mỏt, ban đờm mới bũ ra hoạt động, ốc sờn hoạt động mạnh nhất từ 23 giờ tới 1 giờ sỏng Những ngày mưa ốc sờn hoạt động cả ban ngày
2.2 Sờn trần Agriolimax agrestis Lin (Limax agrestis Lin.) (Họ Arionae, Bộ
Stylommatophora)
2.2.1 Vị trớ phõn loại
Sờn trần Agriolimax agrestis Lin (Limax agrestis Lin.) cũn gọi là sờn, là loài động vật
thõn mềm khụng vỏ thuộc lớp Chõn bụng (Gastropoda), bộ Mắt đỉnh (Stylommatophora),
họ Sờn trần Arionae (hỡnh 1.2)
Trang 22Hỡnh 2.2 Sờn trần Agriolimax agrestis Lin (theo Bill Frans)
2.2.2 Ký chủ và đặc điểm gõy hại
Gõy hại cỏc loại rau và cỏc cõy trồng nụng nghiệp khỏc Cỏc cõy non, mầm non, lỏ non thường bị gõy hại nặng hơn Sờn trần gõy hại để lại cỏc lỗ thủng trũn trờn lỏ Những chỗ sờn trần bũ qua thường để lại một vạch chất nhớt
2.2.3 Đặc điểm hỡnh thỏi và tập tớnh
Sờn trần A agrestis thõn thể mềm, nhẵn búng, khụng vỏ, cú màu xỏm đậm hoặc màu
xanh đen Con trưởng thành cơ thể dài từ 40-50 mm, phần trước cơ thể cú một đụi rõu thịt,
đầu rõu cú mắt Sờn trần A agrestis đực cỏi cựng cơ thể, cú thể sinh sản theo kiểu đực cỏi
dị thể và cũng cú thể sinh sản đực cỏi đồng cơ thể Vũng đời của sờn trần A agrestis khoảng 250 ngày Sờn trần A agrestis phỏt triển tốt nhất ở điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ từ
15-25oC, hàm lượng nước trong đất từ 20-30% Nhiệt độ cao hơn 30oC khụng thớch hợp cho sờn phỏt triển Sờn ban ngày ẩn nấp, tối mới ra hoạt động (khi hoàng hụn xuống sờn bắt đầu bũ ra khỏi chỗ trỳ ẩn và hoạt động mạnh nhất từ 22 - 23 giờ, từ sau giữa đờm tới sỏng sờn hoạt động giảm dần cho tới 6 giờ sỏng hụm sau chỳng tỡm lại về chỗ ẩn nấp Vào những ngày trời mưa, sờn chui ra hoạt động cả ngày Sờn thường đẻ trứng vào trong đất tại những nơi cú độ ẩm cao, kớn đỏo Chỳng đẻ mạnh nhất vào thỏng 4, thỏng 9 và thỏng 10 Mỗi sờn trưởng thành cú thể đẻ tới vài trăm trứng
3 BIỆN PHÁP PHềNG CHỐNG ỐC SấN VÀ SấN TRẦN
- Thu bắt ốc sên hoặc sên bằng tay vào sáng sớm khi sên và ốc sên ch−a chui vào chỗ
ẩn nấp Làm liên tục trong 2 tuần sẽ giảm đáng kể thiệt hại
- Sau khi thu hoạch, cày sâu lật đất, phơi đất làm thối trứng sên và ốc sên
Trang 23- Vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ, cắt cỏ bờ, khơi thông kênh mương giúp tiêu nước để giảm ẩm độ đất
- Luân canh với cây trồng nước ở những nơi có thể
- Tại các vùng bị sên trần gây hại nặng có thể dùng ni lông phủ trên mặt luống để làm giảm sự gây hại
- Có thể dẫn dụ ốc sên bằng cách dùng lá cây, cỏ dại hoặc lá rau tạo thành các đống nhỏ để dẫn dụ, hoặc dùng các miếng gỗ đặt xung quanh ruộng để dụ ốc và sên đến rồi ban ngày lật miếng gỗ để thu bắt
- Có thể dùng miếng đồng tạo thành đai bao quanh cây ăn quả hoặc đóng vào các miếng gỗ xung quanh để ngăn không cho ốc và sên bò vào vườn hoặc luống cây
- Dùng nước bia để bẫy trong đêm hoặc cắt các loại củ, quả mà ốc sên và sên ưa thích rải trên mặt ruộng, sáng ra thu bắt và giết chúng
- Rắc vôi bột giữa các luống, đầu luống hoặc giữa các cây tạo thành các dải phân cách đối với sên trần
- Có thể sử dụng vịt, gà hoặc một số thiên địch của ốc sên, sên
- Dùng bả độc (chủ yếu là Metaldehyde) trộn (hoặc nén thành viên) với bột đậu hoặc bột ngô (tỷ lệ 1:20) rải trên mặt luống khi chiều xuống
- Phun Sulfat đồng trên luống hoặc trên cây có tác dụng diệt trừ ốc và sên
CÂU HỎI ễN TẬP
1 Đặc điểm phát sinh gây hại và biện pháp phòng chống ốc sên và sên?
Trang 24Phần B NhÖn nhá h¹i c©y TRỒNG VÀ BIỆN PHÁP PHỀNG CHỐNG
1 VAI TRÒ CỦA NHỆN NHỎ HẠI CÂY
Cho tới những năm cuối của thế kỷ XX, nhện nhỏ hại cây và côn trùng được xác định
là 2 nhóm đối tượng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
- Ở nước ta, trong hai mươi năm trở lại đây, rất nhiều loại cây trồng bị nhện nhỏ hay còn gọi là bét hại cây (Phytophagous mite) gây hại khá nặng Đặc biệt là các loại cây trồng được thâm canh cao như bông, chè, cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải, đậu đỗ, cà chua, khoai tây, thược dược, hoa hồng và nhiều loài cây làm thuốc, cây cảnh
- Nhện nhỏ làm cho cây còi cọc, điểm sinh trưởng bị chết, lá, hoa và quả bị rụng làm giảm đáng kể năng suất, đặc biệt là chất lượng và giá trị hàng hoá của sản phẩm Tuy nhiên trong sản xuất, người ta thường chỉ phát hiện được triệu chứng gây hại của nhện nhỏ khi đã muộn, lúc quả đã rụng hoặc đã bị ”rám”, điểm sinh trưởng hoặc lá bị ”cháy đen” hoặc ”đốm bạc”
- Theo thống kê tại một số nước, thiệt hại do nhện phá trên cây táo có thể lên tới
50 - 60%, lê 90%, dâu tây 40 - 70%, Ví dụ như đối với cây tre, một loại cây trồng lâm nghiệp chính tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, trong các năm 1997 - 2000, 2 loài nhện hại đã làm giảm sản lượng măng 20 - 40% hoặc nhiều hơn, làm cho nhiều rừng tre, trúc bị “cháy” phải huỷ bỏ (Yan và Zhi., 2000) Một ví dụ khác nữa
là loài nhện xanh Mononychus tanajoa hại sắn, cùng với rệp sáp, trong những năm
1980 ở châu Phi đã gây nên thiệt hại hàng năm khoảng 1,8 tỷ đô la Mỹ
- Ngoài tác hại trực tiếp, một số loài nhện nhỏ hại còn truyền các bệnh virus nguy hiểm cho cây
Trang 25- Không chỉ có vậy, nhện nhỏ còn tấn công gây hại mạnh và giảm chất lượng sản phẩm nông sản sau thu hoạch và chế biến
Do những đòi hỏi cần có những nghiên cứu sâu sắc về nhóm động vật có tầm quan trọng này nên từ giữa thế kỷ 20 cho tới nay đã hình thành ngành Ve bét học (Acarology)
Ve bét là nhóm động vật có tỷ lệ loài mới được miêu tả vào loại cao nhất trong giới động vật (hình 3.1)
Hình 3.1 So sánh tỷ lệ loài mới được phát hiện từ 1800-1960 của Giới động vật (A), toàn
bộ Ve bét (Ac) và Trombiculidae (Whartson, 1964)
4 Bộ Đuôi roi Pedipalpi hoặc Uropigi
5 Bộ Chân dài Phalangidea hoặc Opiliones
6 Bộ Nhện lớn Araneida
7 Bộ Ve bét Acarina
Trang 26Bộ Ve bét (Acarina)
Lớp Nhện (Arachnida)
Ngành Chân đốt
(Arthropoda)
Giới Động vật (Animalia)
Hình 3.2 Sơ đồ vị trí phân loại nhện nhỏ hại cây trồng
Nhện nhỏ nằm trong bộ Ve bét (Acarina), bộ lớn nhất của lớp Nhện và là một trong 3
bộ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với con người Đại đa số ve bét sống trên cạn, một số ít sống dưới nước (Hydracarina) Chúng là một trong rất ít nhóm động vật mà giữa chúng có
sự khác biệt lớn về kích thước, phương thức sinh sống và nơi cư trú
3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Thuật ngữ “Acari” (Ve bét) được ghi nhận vào những năm 1650 Nhưng bệnh “sốt do ve” đã được chép trên giấy cỏ ở Ả rập vào năm 1550 trước Công nguyên Có thể nói đây là tài liệu đầu tiên ghi nhận sự hiểu biết của con người về ve bét Sau đó Hommer đề cập đến
sự xuất hiện của ve trên chó vào năm 850 trước Công nguyên và 500 năm sau, học giả Aristote mô tả về một loài ve ký sinh trên châu chấu Ngoài ra, những hiểu biết tương tự còn thấy trong các tài liệu ghi chép của Hypocrates, Plutarch Cho mãi tới những năm
1660 ve bét vẫn được coi là “chấy rận” hay côn trùng nhỏ
Người đầu tiên đặt tên khoa học Acarus cho ve bét là Linnaeus vào năm 1735 Trong cuốn “Hệ thống tự nhiên” lần thứ nhất Linnaeus đã đặt tên chính xác cho loài Acarus siro
và mãi sau này trong lần tái bản thứ 10 tập sách đó, tác giả đã định tên cho 29 loài ve bét
gộp trong 1 giống Acarus (Barker & Whartson, 1952; Krantz, 1978) Sau đó gần 2 thế kỷ
các nhà tự nhiên học và phân loại học như Lattreille, Leach, Duges, de Geer, Koch (thế kỷ XIX); Kramer, Megnin, Canestrini, Michael, Berlese, Reuter, Vitzthum và Oudemans (cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX) đã có rất nhiều cống hiến nhằm hệ thống hoá một cách chi tiết về ve bét Các nghiên cứu chủ yếu là về đặc tính sinh học phát triển của những loài
Trang 27ve bét có ý nghĩa kinh tế xã hội đối với con người Tuy vậy đại đa số các công trình này đều tập trung vào định loại và nghiên cứu cơ bản
Cho đến năm 1950 đã có 30.000 loài ve bét được mô tả trong tổng số ước tính hơn nửa triệu loài trên hành tinh (Krantz, 1978)
Trước đây, do thiếu hiểu biết về phương thức sinh sống và nơi ở của nhóm ve bét người ta cho rằng chúng là nhóm ký sinh, bằng chứng là nhiều loài được tìm thấy trên cơ thể động vật lớn, chim, thú và trên thực vật Nhưng nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng đất mới
là nơi trú ngụ phong phú của ve bét
Nghiên cứu về ve bét hại cây (mà mới đây thường dùng thuật ngữ nhện nhỏ hoặc nhện hại cây) mới chỉ được tập trung mạnh vào nửa sau của thế kỷ XX Những công trình nghiên cứu đáng kể tập trung vào phân loại gồm có "Giới thiệu về nhện nhỏ" của Baker và Whartson (1952), "Hướng dẫn về các họ nhện nhỏ" của Baker và ctv (1958), "Ve bét sống trên cạn tại các đảo thuộc Liên hiệp Anh" của Evan và ctv (1961), "Sổ tay về ve bét học" của Krantz (1978) Những công trình này tập trung giới thiệu về hệ thống phân loại, mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm phân loại của các nhóm, các họ, các giống tại một số vùng trên thế giới Một số công trình không chỉ đề cập tới phân loại mà còn đề cập tới tác hại và các khả năng phòng trừ nhện nhỏ hại cây, nổi bật hơn cả là cuốn "Nhện nhỏ hại cây trồng kinh tế" của Jeppson và ctv (1975) và cuốn ”Nhện đỏ chăng tơ, đặc điểm sinh học và phòng chống” do Helle và Sabelis (1985) làm chủ biên
Nhóm nhện nhỏ hại cây trồng chủ yếu thuộc vào 2 tổng họ: Nhện chăng tơ Tetranychoidea và Nhện U sần (Eriophyoidea) Các công trình phân loại nhóm Tetranychid đã được Ewing (1913), McGregor (1950), Prichard và Baker (1955), Jeppson
và ctv (1975) tổng hợp và chỉnh lý Công trình khá hoàn chỉnh về họ Tenuipalpidae đã được Meyer (1979) biên soạn Công trình của Jeppson và ctv (1975) đã phân loại tới các giống của nhóm Eriophid Rất nhiều công trình nghiên cứu về tập tính gây hại của những loài nhện hại có ý nghĩa kinh tế cũng như khả năng phòng chống chúng trong sản xuất nông nghiệp thường tập trung ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản Trong vùng Đông Nam Á, nghiên cứu về nhện nhỏ hại chưa nhiều Baker (1975) ghi nhận có 90 loài nhện chăng tơ ở Nhật Bản và Thái Lan
Tại Việt Nam các loài thường gặp trên cây trồng là 19 loài (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994)
Đã có một số nghiên cứu khá chi tiết về đặc điểm sinh học gây hại và biện pháp phòng chống nhện nhỏ hại chè của Nguyễn Văn Đĩnh (1994) và Nguyễn Thái Thắng (2001), nhện nhỏ hại cây ăn quả (Nguyễn Văn Đĩnh, 1992 và 1994; Nguyễn Thị Phương, 1997; Nguyễn Thị Bình, 2002; Trần Xuân Dũng, 2003) Chuyên khảo về nhện nhỏ hại và biện pháp phòng chống đã nêu tóm lược về các loài nhện nhỏ hại quan trọng cũng như biện pháp phòng chống chúng ở Việt Nam (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002)
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Vai trò của nhóm nhện nhỏ hại cây là gì? Tại sao tác hại của nhện nhỏ hại ngày một tăng?
Trang 282 Vị trí phân loại của nhện nhỏ hại cây trồng? Các nhóm nhện nhỏ hại cây?
3 Đặc điểm về lịch sử nghiên cứu nhện nhỏ trên thế giới và Đông Nam Á?
Trang 29Chương IV
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CẤU TẠO
Nhện nhỏ có đặc điểm cấu tạo chung của lớp Nhện và có đặc điểm cấu tạo chung của
bộ Ve bét như cơ thể tập trung hình thành một khối, không có phần bụng riêng rẽ, mặt lưng
có tấm mai kitin phát triển, phần phụ miệng phức tạp, đa số có 4 đôi chân, chỉ có nhóm Nhện u sần (Eriophid) có 2 đôi chân, không có râu
Cơ thể nhện hại có 2 phần là đầu giả phía trước (gnathosoma) và phần sinh dưỡng hay còn gọi là thân (idiosoma) ở phía sau Phần idiosoma được chia ra làm 2 phần là thân trước (propodosoma) và thân sau (hysterosoma) Các cơ quan đạt được mức độ phát triển nhất định đảm bảo sự hoạt động hài hoà với môi trường sống
1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHUNG
1.1 Đặc điểm hình thái của lớp Nhện (Arachnida)
Lớp Nhện bao gồm các loài động vật có cơ thể chia làm 2 phần là đầu - ngực
(cephalothorax) và bụng (abdomen), có 4 đôi chân nhưng không có râu (hình 4.1)
Lớp Nhện chỉ có mắt đơn Phần thứ nhất của cơ thể gồm 6 đôi chi phụ: 2 đôi hàm
và 4 đôi chân Đôi hàm I - Hàm dưới (mandibles) và đôi hàm II - Hàm trên (maxillae) Hàm dưới (mandibles) hay còn gọi là kìm (chelicarae) nằm ở phía trên,
trước miệng và bao gồm 2 hoặc 3 đốt Chức năng của nó là bắt giữ và thường để giết
con mồi Hàm trên (maxillae) nằm ở phía sau hàm dưới, mỗi bên 1 chiếc Mỗi hàm trên có 1 xúc biện (palpus) lớn Xúc biện có thể có hình dạng rất khác nhau, nhiều khi
có cấu tạo giống như chân còn gọi là chân xúc giác (Thái Trần Bái, 2001), vì thế nhiều loài nhện được coi là có 5 đôi chân Thông thường chân xúc giác rất phát triển, đặc biệt là đốt thứ nhất
Chân của nhện gồm 7 đốt (Krantz, 1978) Tính từ trong cơ thể ra gồm: đốt gốc (coxa), đốt chuyển I (trochanter), đốt đùi (femur), đốt chuyển II (patella), đốt ống (tibia), đốt bàn (metatarsus) và vuốt bàn chân (tarsus)
Nhện thở bằng hệ thống ống khí quản và thở bằng túi phổi Tận cùng bên ngoài khí quản là các lỗ thở thường nằm ở phía dưới bụng
Trang 30Hỡnh 4.1 Đặc điểm hỡnh thỏi cấu tạo của lớp Nhện
1 Mắt; 2 Kìm; 3 Chân xúc giác; 4 Đốt đùi của chân xúc giác; 5 Chân; 6 Phổi; 7 Lỗ thở; 8 Ruột giữa;
9 Gan; 10 Tim; 11 Tuyến trứng; 12 Nhú tơ; 13 Các loại tuyến tơ; 14 Hậu môn
1.2 Đặc điểm hỡnh thỏi của
bộ Ve bột (Acarina)
Cơ thể Ve bột tập trung hỡnh
thành một khối, khụng cú phần
bụng riờng rẽ, mặt lưng cú tấm mai
kitin phỏt triển, phần phụ miệng
phức tạp, cú 4 đụi chõn (riờng nhúm
Nhện u sần (Eriophid) chỉ cú 2 đụi
chõn), khụng cú rõu, cũn cỏc đặc
điểm khỏc giống như đặc điểm
chung của lớp Nhện
Ở phớa trước, cấu trỳc của bộ
phận miệng dài ra, cú dỏng riờng
biệt giống như đầu giả
(gnathosoma)
Như vậy, cơ thể nhện hại bao
gồm 2 phần đầu giả phớa trước
(gnathosoma) và phần sinh dưỡng
hay cũn gọi là thõn (idiosoma) ở
phớa sau Phần idiosoma được chia
ra làm 2 phần là thõn trước
Hỡnh 4.2 Cấu tạo ngoài và sự sắp xếp lụng của nhện đỏ Tetranychus urticae Koch (Jeppson và CTV, 1975)
Trang 31(propodosoma) và thân sau (hysterosoma) (Hình 4.2)
2 CẤU TẠO CHI TIẾT
2.1 Đầu giả
Đầu giả (gnathosoma) chỉ có phụ miệng Phía bên trong đầu giả rất đơn giản, chỉ gồm
có một ống mà qua đó thức ăn được chuyển qua Não nằm ở phía sau gnathosoma tức là trong phần thân idiosoma, mắt ở trên mặt lưng hoặc mặt bên của lưng, trong phần thân trước (propodosoma)
Hình 4.3 Cấu tạo đầu giả (gnathosoma) của nhện chăng tơ
(1, 2) Stylophore và kìm của Lindquístiella sp.; (1) Mặt lưng, với ngòi châm phóng to, (2) Mặt bụng; (3) infracapitulum và chân xúc giác của Tetranychus sp., mặt bụng bên trái; (4) Mặt bụng của infracapitulum; 7) Chân xúc giác, mặt dưới nhìn nghiêng, (8) Chân xúc giác nhìn từ trên Ch l: gốc kìm; f ch: bao cố định
(Helle & Sabelis, 1985)
2.2 Kìm
Trang 32Phía trên miệng là đôi kìm có 3 đốt Đôi kìm kéo dài cùng với đôi chân xúc giác Chúng là những cơ quan tìm kiếm và thu lượm thức ăn Cấu tạo hình dáng của kìm có nhiều biến đổi nhưng kìm không bao giờ là cơ quan cảm giác Gốc của đốt kìm thứ 3 thường biến đổi tạo thành dạng linh hoạt cử động được như một ngón đính vào cuối đốt 2 Những đốt hay kìm này có răng để ôm ghì vật mồi hoặc cắn xé và nghiền thức ăn Đối với nhóm ký sinh, những chiếc kìm này thon mỏng, kéo dài hơn và nhọn sắc hơn Biến đổi của ngón chuyển động này có thể biến thành dạng kim châm để chích vào bề mặt của ký chủ Bên trong lỗ miệng là thực quản có tác dụng như một bơm hút thức ăn Tại đó có một số
cơ duy trì hoạt động của kìm và xúc biện Tuyến nước bọt cung cấp men để tiêu hoá thức ăn
2.3 Chân xúc giác
Chân xúc giác (xúc biện) có cơ quan cảm giác hoá học là những chiếc lông giúp định hướng đến nơi có thức ăn Không chỉ có các lông cảm giác hóa học mà còn có các lông cảm giác cơ học (Hình 4.4) Tuy nhiên, thông thường xúc biện có nhiều biến đổi và trở thành cơ quan bắt giữ, xé thức ăn như hàm trên của côn trùng
Hình 4.4 Cơ quan cảm giác
(a) Lông trên lưng của loài T urticae; (b) Lông trên chân xúc giác của Tetranychus lintearius A,B: Lông
cảm thụ hóa học vách dầy; C: Lông cảm thụ hóa học vách mỏng; E,F,G: Lông cảm thụ vật lí (Helle & Sabelis, 1985)
Trang 33hysterosoma) Giữa 2 phần này có thể có rãnh khía khá sâu Hai đôi chân trước đính vào propodosoma trước và 2 đôi chân sau đính vào hysterosoma Trên idiosoma có các mảnh da còn gọi là tấm đĩa Mảnh da phía trước có thể phủ kín toàn bộ propodosoma, một hay nhiều mảnh da phía sau che phủ phần lưng còn lại Cơ quan sinh dục và hậu môn nằm ở vị trí có các tấm da lồi bảo vệ Tấm da trên sinh dục hay tấm hậu môn có thể được kéo dài phủ kín một phần hay toàn bộ vùng hậu môn sinh dục (Hình 4.5)
(1) Tetranychus sp.; (2) của con đực trưởng thành; (3) Tetranychus sp nhìn mặt bên, phần cuối phóng to cơ
quan sinh dục và (4) nhìn mặt bụng; (5) Mặt bên của Lindquistiella sp với dương cụ và cấu trúc phụ (các chữ
bên chỉ số thứ tự lông (Helle & Sabelis, 1985)
Các cơ quan như vận động, hô hấp, cảm giác và sinh dục đều nằm ở phần idiosoma Đặc điểm cấu tạo bên trong của 2 nhóm nhện nhỏ hại cây phổ biến được trình bày tại hình 4.6 và hình 4.7
Trang 34Hình 4.6 Đặc điểm hình thái cấu tạo của nhóm Tetranychid
Ve: Ventriculus, D.T: ống thở lưng, TG: Tuyến nước bọt, BS: Gốc kìm, Md PI: Đĩa (xương) hàm, S: Kìm; R:
Mỏ, Oes M: Thực quản, FB: Thể mỡ, CNM: Khối thần kinh trung tâm, VT: Khí quản bụng, OW: Vách buồng trứng, P Ov: ống dẫn trứng, Va: Âm đạo, A: Hậu môn, SR: Túi chứa tinh, A Ov.: Vòi trứng trước, P.Ov: Vòi trứng sau, NT: Mô dinh dưỡng (mỡ), H: Ruột sau và cơ quan bài tiết (Blauvelt, 1945)
Hình 4.7 Đặc điểm hình thái cấu tạo con cái của nhóm Eriophid
fc: Vuốt lông bàn chân, r: Mỏ, sd: ống dẫn nước bọt, C: Kìm, SG: Tuyến nước bọt, NS: Cơ quan thần kinh, Fg: Ruột trước, GF: Lỗ đẻ trứng, ME: Trứng hoàn chỉnh, Yp: Thể vàng, NT: Nếp nhăn, Mg: Ruột giữa, Mv: Vách nhỏ, Dev Oocytes: Trứng phát triển, NC: Tế bào bổ trợ, o: Trứng, Ov: Quá trình trứng phát triển, Hg: Ruột sau, RS: Ruột thẳng (túi), T: Ruột thẳng, AS: Giác hậu môn (Jeppson và ctv dẫn, 1975)
2.6 Da và biểu bì (cuticle)
Da có cấu tạo và chức năng như da côn trùng, được coi là bộ xương ngoài, vỏ bọc cơ thể và là chỗ dựa cho hệ cơ Nhờ có các cấu tạo đặc biệt của lớp biểu bì nên da của nhện chống được sự bốc hơi nước cũng như các chất độc thấm vào cơ thể (Hình 4.8) Các ống thông từ phía dưới (tế bào nội bì) lên đem theo các vật chất cho biểu bì trên và đây cũng chính là đường dẫn một số hoá chất hoặc dung dịch từ trên bề mặt vào
Trang 35Panonychus ulmi K có tuyến tơ nhỏ nên sinh ra ít tơ
2.9 Hệ thống khí quản
Gồm 3 nhánh chính là khí quản lưng, khí quản bên và khí quản bụng (Hình 4.9) Ngoài cùng của khí quản là các lỗ thở (Stigma) Lỗ thở nối với các ống riêng rẽ được sclerotin hóa tạo nên peritreme (Hình 4.10) Cấu trúc khí quản giống như của côn trùng
Trang 36Hình 4.9 Hệ thống khí quản loài T urticae
(a) Ống khí quản chính, (b) Khí quản chính, khí quản phụ và đoạn cong sigmoid (Vẽ theo Blauvelt, 1945) ATR: Khí quản phụ; CT: Khí quản trung tâm; DT: Khí quản lưng; MTR: Khí quản chính; SIP: Đoạn cong sigmoid; VT: Khí quản bụng
Hình 4.10: Xu thế tiến hóa của Peritremes
1 Bryobia praetiosa Koch; 2 Petrobia (Tetranychina) harti (Ewing); 3 Eutetranychus africanus (Tucker);
4 Oligonychus coffeae (Nietner); 5 Eotetranychus smithi Pritchard and Baker; 6 Tetranychus neocaledonicus André (Theo Helle & Sabelis, 1985)
2.10 Chân
Nhện nhỏ có 4 đôi chân, nhóm Eriophid chỉ có 2 đôi chân Chân gồm 5 đốt (Lindquist,
1985): đốt chuyển I (trochater), đốt đùi (femur), đốt chuyển II (genu), đốt ống (tibia) và đốt bàn chân (tarsus) Phía cuối đốt bàn chân thường có vuốt hoặc móng vuốt với các cấu
tạo đặc biệt như đệm (Hình 4.11) Vị trí hình dáng các lông, biến đổi đốt bàn chân nhất là đệm của vuốt của các đốt bàn chân là kết quả của quá trình thích nghi và là đặc điểm phân loại quan trọng (Lindquist, 1985) Đối với họ Tetranychidae chẳng hạn, sự tiến hóa phần đệm (Pad - like empodium) là nơi đầu mối tiếp xúc trực tiếp giữa nhện hại và bề mặt giá
thể được biểu hiện rõ nét trên các giống Bryobia, Marainobia, Petrobia, Panonychus, Tetranychus, Oligonychus (Lindquist, 1985; Prichard &Baker, 1955 )
Trang 37Hình 4.11 Chân I - IV của nhện cái trưởng thành loài Tetranychus sp
(Helle và Sabelis, 1985)
Những biến đổi cơ bản dễ nhận thấy là trên cơ thể số lượng lông giảm, lông ngắn dần lại Nổi rõ hơn là phần đệm nơi tiếp giáp giữa cơ thể và bề mặt giá thể như lá, thân , thay đổi theo chiều hướng phần đệm và vuốt từng bước ngắn và tròn dần (Hình 4.12, 4.13)
Trang 38Hình 4.12 Đốt ống và đốt bàn chân I, nhìn từ phía trên của con đực Lindquistiella sp
chỉ rõ sự tiến hóa của đệm và vuốt bàn chân (1-15)
(Helle và Sabelis, 1985)
Trang 39Hình 4.13 Mối liên hệ trong quá trình tiến hóa đệm trên đôi chân I của con cái
(Helle & Sabelis, 1985)
2.11 Cơ quan sinh dục
Cơ quan sinh dục cái: buồng trứng, vòi trứng, túi chứa tinh và âm đạo Ngoài cùng cơ quan sinh dục nằm phía dưới bụng, nơi có nếp gấp âm đạo Buồng trứng nằm ở giữa bụng, phía dưới hạch thần kinh
Cơ quan sinh dục đực: Sự khác biệt về hình dạng dương cụ giữa các giống trong họ nhện chăng tơ là rõ ràng Có giống dương cụ vát nhọn như chiếc kim dài trong khi có giống dương cụ tù và phía ngoài cùng phình to Sự khác biệt dương cụ là đặc điểm phân loại quan trọng (Hình 4.14)
Trang 40Hình 4.14 Xu thế tiến hóa của dương cụ
1 Bryobia imbricata Meyer; 2 Monoceronychus californicus McGregor; 3 Porcupinychus insularis (Gutierrez); 4 Afronobia januae Meyer; 5 Petrobia (Tetranychina) apicalis (Banks); 6 Eonychus grewiae Gutierrez;
7 Tenuipalpoides dorychaeta Pritchard and Baker; 8 Eutetranychus africanus (Tucker); 9 Panonychus ulmi (Koch); 10 Allonychus braziliensis (McGregor); 11 Schizotetranychus schizopus (Zacher);
12 Platytetranychus multidigituli (Ewing); 13 Eotetranychus pruni (Oudemans); 14 Eotetranychus ancora Baker and Pritchard; 15 Oligonychus milleri (McGregor); 16 Oligonychus pratensis (Banks); 17 Tetranychus kanzawai Kishida; 18 Tetranychus urticae Koch (Theo Helle & Sabelis, 1985)
2.12 Hệ thần kinh và cơ quan cảm giác
Hình 4.15 (a) Tuyến Prosoma của T urticae nhìn nghiêng; (b) Khối thần kinh trung ương
loài T Urticae
AN: Thần kinh bụng; APGL: Tuyến - tiêu hóa trước; CHN: Thần kinh kìm; CPC: Rãnh tuyến tiêu hóa; CXGL: Tuyến khớp; ES: Ống tiêu hóa; NI - NIV: Thần kinh chân I - IV; ON: Thần kinh thị giác; PN: Thần