MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.1.1 Mục tiêu Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến kếtquả học tập của sinh viên trường Đại học Tài Chín
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –
MARKETING
Người hướng dẫn: ThS Hà Đức Sơn
Sinh viên thực hiện:
- Nguyễn Hồ Quỳnh Như (nhóm trưởng)
- Trần Thị Thảo Hiền
- Trần Khánh Duy
- Lê Thị Kim Thuận
TP HCM, Tháng 10, 2020LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, cùng toànthể Quý thầy cô trường Đại học Tài chính – Marketing đã tận tình truyền đạt nhữngkiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện thuận lợi để nhóm hoàn thành đề tài nghiêncứu này
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS.Hà Đức Sơn –
Trang 3giảng viên trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu khoa học - đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho nhóm trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học không tránh khỏi những thiếu sót, do đó nhóm nghiên cứu rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng
năm 2020
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐÊ TÀI
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1 1.1MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2 1.1.1 Mục
tiêu chung 2 1.1.2 Câu hỏi nghiên cứu 2 1.1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3 1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.3 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN
Trang 4CỨU 4 1.3.1 Về mặt lý luận 4 1.3.2 Về mặt thực tế 4 1.4 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6 2.1 CÁC KHÁI NIỆM
CỦA VẤN ĐỀ XÃ HỘI 6 2.1.1 Mạng xã hội ( Social Network Site- SNS) 6 2.1.1.1Khái niệm 6 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển mạng xã hội 7 2.1.1.3 Một sốmạng xã hội 8 2.1.1.4 Các tính năng cơ bản 8 2.1.1.5 Việc sử dụng mạng xã hội 92.1.2 Kết quả học tập 9 2.1.2.1 Khái niệm 9 2.1.2.2 Việc học tập của sinh viên trườngđại học Tài chính – Marketing 10 2.2 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT 11 2.2.1 Thuyết hànhđộng hợp lý (TRA) 11 2.2.2 Lý thuyết về sự hòa nhập của Tinto 12 2.2.3 Lý thuyết vềkết quả học tập 13
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 14 2.3.1 Ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên (Jomon Aliyas Pual,
Hope M.Baker, Justin Daniel Conchran,2012) 14 2.3.2 Ảnh hưởng của mạng xã hộilên kết quả học tập của sinh viên (Sandra Okyedie Mensah) – Đại học Malaysia 15 2.3.3 Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học công nghiệp thực phẩm TP.HCM (Lê Thị Thanh Hà, Trần Tuấn Anh, Huỳnh Xuân Trí, 2017) 17 2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 18
CHƯƠNG 3
THIẾT KÊ NGHIÊN CỨU 23 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 23 3.2 NGHIÊN
CỨU SƠ BỘ 23 3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 24 3.3.1 Thiết kê mẫu nghiêncứu 24 3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 27 3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá
27 3.3.4 Hồi quy đa biến 28
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 4.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN 30 4.2 KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO CRONBACH ALPHA
30 4.2.1 Giới tính 30 4.2.2 Nền tảng mạng xã hội 31 4.2.3 Khoa 31 4.2.4 Thời gian sửdụng mạng xã hội mỗi ngày 32 4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA 33 4.4 PHÂNTÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI 36 4.4.1 Phân tích biến độc lập 36
4.4.2 Phân tích biến phụ thuộc 41 4.5 KIỂM ĐỊNH SỰ VI PHẠM CÁC GIẢ ĐỊNHCỦA MÔ HÌNH HỒI QUY 42 4.5.1 Giả định liên hệ tuyến tính 42 4.5.2 Kiểm định
mô hình hồi quy và các giả thiết nghiên cứu 43 4.6 SỰ VI PHẠM CÁC GIẢ ĐỊNHCỦA MÔ HÌNH HỒI QUY 45 4.6.1 Giả định về tính độc lập của sai số (không có sự
Trang 5tự tương quan giữa các phần
dư) 45 4.6.2 Giả định không có đa cộng tuyến giữa các biến độc lập 45 4.6.3 Giả địnhliên hệ tuyến tính 45 4.6.4 Giả định phần dư có phân phối chuẩn 46 4.7 KẾT QUẢKIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC NHAU VỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP GIỮA CÁC NHÓM YẾU TỐ 47 4.7.1Giới tính 47 4.7.2 Nền tảng Mạng xã hội 48 4.7.3 Khoa 48 4.7.4 Thời gian sử dụngmạng xã hội mỗi ngày 49
CHƯƠNG 5
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN 52 5.1 KẾT LUẬN 52 5.2 HÀM Ý
QUẢN TRỊ 54 5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 56 5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨUTIẾP THEO 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 1
KHẢO SÁT: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING” 61 PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU 64 PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA 66 PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 69 PHỤ LỤC 5
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY 92 PHỤ LỤC 6
KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT 98 MỤC LỤC HÌNH
Hình 2-1: Mô hình hành động hợp lý TRA (Icek Ajzen, Martin Fishbein, 1975) 11 Hình 2-2: Mô hình lý thuyết về sự hòa nhập của Tinto ( 1975) 11 Hình 2-3: Mô hình ảnh hưởng của mạng xã hội trực tuyến về hiệu suất học tập của học
sinh (2012) 13 Hình 2-4: Mô hình về ảnh hưởng của mạng xã hội lên kết quả học tập của sinh viên (Sandra Okyedie Mensah) – Đại học Malaysia (2016) 14 Hình 2-5: Mô hình về các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh
viên trường đại học công nghiệp thực phẩm TP.HCM ( 2017) 15 Hình 2-6: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tập của
sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing 18 Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu 20
Trang 6Hình 4-1: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh
viên trường Đại học Tài chính- Marketing 39 Hình 4-2: Đồ thị phân tán phần dưchuẩn hóa 40 Hình 4-3: Biểu đồ tần suất các phần dư chuẩn hóa 40 Hình 4-4: Biểu đồtần số P-Plot 41
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2-1: Danh mục kết quả học tập 12 Bảng 3-1: Bản câu hỏi khảo sát 22 Bảng 4-1:Thống kê về giới tính của người làm khảo sát 26 Bảng 4-2: Thống kê về Nền tảngmạng xã hội thường sử dụng của người làm
khảo sát 27 Bảng 4-3: Thống kê về Khoa của người làm khảo sát 27 Bảng 4-4: Thống
kê về Nền tảng mạng xã hội thường sử dụng của người làm khảo sát 28 Bảng 4-5: Kếtquả Cronbach’s Alpha thang đo Thời gian sử dụng mạng xã hội 29 Bảng 4-6: Kết quả
Cronbach’s Alpha thang đo Các mối quan hệ trên mạng xã hội 29 Bảng 4-7: Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Công cụ học tập 30 Bảng 4-8: Kết quảCronbach’s Alpha thang đo Các thông tin trên mạng xã hội 30 Bảng 4-9: Kết quảCronbach’s Alpha thang đo Kết quả học tập 31 Bảng 4-10: Kết quả các hệ số của phântích EFA biến độc lập lần 4 31 Bảng 4-11: Kết quả phân tích EFA biến độc lập lần 32Bảng 4-12: Đặt lại tên nhân tố và mã hóa biến 33 Bảng 4-13: Kết quả Cronbach’sAlpha thang đo Thời gian dành cho các mối quan hệ trên mạng xã hội 34 Bảng 4-14:Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo đo Tìm kiếm và trao đổi thông
tin 34 Bảng 4-15: : Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Mục đích sử dụng mạng xã hội 35 Bảng 4-16: Kết quả các hệ số phân tích EFA đối với biến phụ thuộc 35 Bảng 4-
17 : Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc 36 Bảng 4-18: Ma trận hệ số tương quan giữa các biên độc lập với biến phụ thuộc 37 Bảng 4-19: Tóm tắt mô hình hồi quy sau khi loại nhân tố 38 Bảng 4-20: Các thông số thống kê của mô hình hồi quy sau khi loạinhân tố 38 Bảng 4-21: Kiểm định phân tích Independent Samples T-Test của nhóm biến giới tính 41
Bảng 4-22: Kiểm định sự đồng nhất phương sai của nhóm biến Nền tảng mạng xã hội
42 Bảng 4-23: Kiểm định phân tích Krusal Wallis của nhóm biến Nền tảng mạng xã hội 42 Bảng 4-24: Kiểm định sự đồng nhất phương sai của nhóm biến khoa 42 Bảng 4-25: Kiểm định phân tích Krusal Wallis của nhóm biến Khoa 43 Bảng 4-26: Kiểm định sự đồng nhất phương sai của nhóm biến khoa 43 Bảng 4-27: Kiểm định phân tíchANOVA của nhóm biến giới tính 43
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa
Trang 7TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UFM Trường Đại học Tài chính- Marketing SI
Tìm kiếm thông tin EN Giải trí
FA Tính thời thượng
ST Công cụ tìm kiếm
TG Thời gian sử dụng mạng xã hội MQH Mối quan hệ trên mạng xã hội
TT Tìm kiếm thông tin CCHT Công cụ học tập
KQ Kết quả học tập
TGM Thời gian dành cho các mối quan hệ trên mạng xã hội
TK Tìm kiếm và trao đổi thông tin MD Mục đích sử dụng mạng xã hội
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI
STT HỌ VÀ TÊN MSSV Lớp
SỐ ĐIỆN THOẠI
1 Nguyễn Khánh Duy
2 Trần Thị Thảo Hiền
3 Nguyễn Hồ Quỳnh Như
4 Lê Thị Kim Thuận
1821002130
CLC_18DTM02 1821003223 CLC_18DTM02 1821003361 CLC_18DTM02 1821003421 CLC_18DTM02
0366158904 nkduy1811@gmail.com
0945771378 Thaohien0121@gmail.com
0902574817 quynhnhu1610.nhqn@gmail.com
0703785403 augustmy0506@gmail.com
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Sử dụng mạng xã hội là hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng, cụ thể là sinh viên trường Đại học Tài chính
Marketing Tuy nhiên, để sinh viên có thể vận dụng việc sử dụng mạng xã hội vào
việc học tập thì còn là vấn đề nan giải Vì lý do đó, đề tài này được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên Đạihọc Tài Chính – Marketing và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng mạng xã hội
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mẫu khảo sát gồm 371 sinh viên
đã và đang theo học tại Trường Đại học Tài chính- Marketing Nghiên cứu sử dụngphương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để
kiểm định và xây dựng các thang đo Bên cạnh đó, phương pháp hồi quy tuyến tı́nhbội được sử dụng để tìm ra ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tậpcủa sinh viên Đại học Tài Chính – Marketing Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 03 yếu
tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đến kết quả
học tập của sinh viên Đại học Tài Chính – Marketing là: Thời gian dành cho các mối
Trang 8quan hệ trên mạng xã hội, Tìm kiếm và trao đổi thông tin và mục đích sử dụng mạng
xã hộ Trong đó, tìm kiếm và trao đổi thông tin tác động nhiều nhất đến sự ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Tài Chính – Marketing
Từ khóa: Mạng xã hội, kết quả học tập, sinh viên, trường Đại học Tài chính Marketing
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một đất nước đang trong quá trình phát triển và hội nhập cùng thế giới.TP.HCM là một thành phố lớn và có mức độ phát triển cao, nơi tạo ra nhiều tác động ảnhhưởng tới nền kinh tế nói riêng cũng như nhiều khối ngành khác của Việt Nam nói chung.Cuộc cách mạng công nghệ hay cụ thể hơn là mạng xã hội đang dần trở nên lớn mạnh vàđóng vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày của nhiều đối tượng đặc biệt là sinh viên
Theo số liệu thống kê gần đây năm 2020 của VNETWORK về việc sử dụng Internet tại Việt Nam (Việt Nam digital 2020) Dân số Việt Nam 96.9 triệu người trong đó: 145.8 triệu điện thoại được kết nối internet
68.17 triệu người sử dụng internet
65 triệu người tham gia hoạt động mạng xã hội
Số người sử dụng Internet tăng thêm 10% so với năm 2019, đồng thời số lượng ngườidùng mạng xã hội cũng tăng đến 9,6% Thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình ngày bởimột người sử dụng internet là 6 tiếng 30 phút
Việc sử dụng mạng xã hội và sự tăng trưởng nhanh chóng của nó đã ảnh hưởng lớnđến cuộc sống của mọi người, đặc biệt là sinh viên - những người đang trong quá trình họctập, có tri thức và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi công nghệ
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trải qua thời kỳ dân số vàng với tỷ lệ ngườithuộc độ tuổi lao động trong khoảng 60% tổng dân số Tuy nhiên, tốc độ già hoá nhanh lạitrở thành một thách thức bên cạnh cơ hội sẵn có Theo We Are Social (công ty toàn cầuchuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội) lượng người dùng Facebook tại Việt Nam đếntháng 4 năm 2018 là 58 triệu người, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2017, là nước có sốlượng người dùng đứng thứ 7 thế giới Cũng theo thống kê khác của We Are Social,Facebook là nền tảng được sử dụng phổ biến thứ 2 tại Việt Nam, với số người sử
dụng có độ tuổi từ 18-34 chiếm phần đông nhất Đây là một điểm hạn chế trong quá trình hiện đại hoá của Việt Nam khi con người quá lạm dụng mạng xã hội và dần trở nên phụ thuộcvào nó Từ đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự ảnh hưởng của công nghệ cũng như
Trang 91 mạng xã hội đang dần chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống hàng ngày của conngười nói chung và người trẻ nói riêng Đặc biệt là những sinh viên trường Đại học TàiChính – Marketing… việc thường xuyên phải sử dụng mạng xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến họ, cụ thể là thái độ, hành vi và kết quả học tập của các sinh viên Vì thế, “Nghiên cứu
sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đối với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing” được thực hiện, từ đó đưa ra được nhận xét và
những hướng giải quyết với vấn đề được nêu
1.1 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.1.1 Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến kếtquả học tập của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing nhằm đề ra những giải phápgiúp sinh viên ứng dụng mạng xã hội một cách hợp lý và giảm sự ảnh hưởng tiêu cực đến kếtquả học tập của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing
- Xác định sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing
- Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến việc học tập của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing
- Trên cơ sở lý luận thực tiễn có liên quan đến kết quả học tập và việc sử dụng mạng xãhội để đề xuất mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến kết quảhọc tập của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing và các phương pháp nhằm nângcao ý thức học tập của sinh viên trường đại học Tài chính- Marketing
1.1.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu 1: Mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing như thế nào? - Câu 2: Những hàm ý
quản trị rút ra từ kết quả nghiên cứu nào nhằm có những giải pháp để giúp sinh viên trường đại học Tài chính- Marketing sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý?
2
1.1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đối với kết quả
học tập
Trang 10- Phạm vi nghiên cứu: Để việc nghiên cứu diễn ra thuận tiện cũng như có tính thiết thực cao, đề tài tập trung nghiên cứu ở trường đại học Tài Chính – Marketing - Thời gian thực
hiện nghiên cứu: Thời gian thực hiện, phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu: Từ 30/07/2020
đến 18/10/2020
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang theo học tập tại trường Đại học Tài Chính –
Marketing có biết đến và sử dụng mạng xã hội
1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1 Nghiên cứu định tính
Dữ liệu được khai thác bao gồm các tài liệu được thu thập tại các trang web thống kêcủa các bộ, sách, báo và các đề tài có nội dung liên quan, với đề tài nhóm, nhằm làm rõ cáckhái niệm, thuật ngữ và hiện trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học TàiChính – Marketing
Phỏng vấn (n=4): phỏng vấn cá nhân bằng dàn bài thảo luận tay đôi nhằm khám phácác vấn đề xoay quanh việc sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến vấn đề học tập của sinh viêntrường Đại học Tài Chính – Marketing Đối tượng được chọn để tham gia phỏng vấn là sinhviên đang học tập tại trường Đại học Tài Chính – Marketing có tham gia sử dụng mạng xãhội Kết quả phỏng vấn sẽ dùng cho việc điều chỉnh, bổ sung bảng câu hỏi và mô hình nghiêncứu
Cuối cùng, kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với sinh viên đang học tại trường Đạihọc Tài Chính – Marketing để điều chỉnh nội dung hay bổ sung thêm các phát biểu (biếnquan sát) cho thang đo các thành phần và để kiểm tra tính hợp lý của bảng câu hỏi Từ đó,điều chỉnh bảng câu hỏi lại cho hợp lý
1.2.2 Nghiên cứu định lượng
Kỹ thuật thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp bảng bảng câu hỏi chi tiết được thiết kế sẵn Dữ liệu được dùng để thiết kế bảng câu hỏi lấy từ kết quả nghiên cứu định
3 tính Sau đó, một nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện để kiểm định thang đokhái niệm và mô hình, giả thuyết nghiên cứu Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏichi tiết cũng được sử dụng để thu thập thông tin Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị củathang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA(Exploratory Factor Analysis) bằng phần mềm xử lý SPSS 20, qua đó loại bỏ các biến quansát không đạt độ tin cậy, hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, cácnội dung phân tích tiếp theo Phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu,
Trang 11các giả thuyết nghiên cứu và đo lường cường độ tác động của các yếu tố Kiểm định T-Testnhằm kiểm định có hay không sự khác biệt về sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hộiđến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing
1.3 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
1.3.1 Về mặt lý luận:
Hệ thống hoá các yếu tố ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến việc học tậpcủa sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing Dựa trên mô hình lý thuyết đề xuất cácgiả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xãhội đến việc học tập của sinh viên
1.3.2 Về mặt thực tế:
Bài nghiên cứu sẽ xác định ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến việc học tậpcủa sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing Dựa vào bài nghiên cứu, nhóm sinhviên trường Đại học Tài Chính – Marketing có thể tự chủ động trong việc sắp xếp thời gian
sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lý, tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập cũngnhư rèn luyện Ngoài ra, đề xuất cho các cơ quan quản lý vĩ mô, các trường đại học và cácbên có liên quan khác hàm ý chính sách có tính kế thừa kết quả nghiên cứu và tính khả thitạo điều kiện cho sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách có hiệu quả Góp phần như một tàiliệu tham khảo về cơ sở lý luận về ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến việc học tậpcủa sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing cho các nhà nghiên cứu thị trườngnghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội đến trường học
4
1.4 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 5 chương
Chương 1 Giới thiệu đề tài: Trình bày khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu, sau
đó xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp, ý nghĩa của nghiên cứu, cuối cùng
là nêu bố cục của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày các khái niệm cơ sở
lý thuyết có liên quan đến hành vi và kết quả học tập của sinh viên, đồng thời nêu khái quátcác nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu Trên cơ sở đóđề xuất mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp thực
Trang 12hiện nghiên cứu và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên
cứu: Trình bày thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định thang đo, kiểm định các giả thiết
nghiên cứu và phân tích, đánh giá kết quả thu được Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị:
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cho các bên liên quan Sau
đó, nêu ra những hạn chế của nghiên cứu và đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong xã hội hiện nay việc sử dụng mạng xã hội đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống củamọi người, đặc biệt là sinh viên - những người đang trong quá trình học tập, có tri thức và dễdàng bị ảnh hưởng bởi công nghệ Bên cạnh đó sự ảnh hưởng của công nghệ cũng như mạng
xã hội đang dần chiếm vai trò cực kỳ quan trọng với những sinh viên trường Đại học TàiChính – Marketing Việc thường xuyên phải sử dụng mạng xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiềuđến họ, cụ thể là thái độ, hành vi và kết quả học tập của các sinh viên Ngoài ra, đề xuất chocác cơ quan quản lý, các trường đại học,… các chính sách có tính kế thừa kết quả nghiên cứu
và tính khả thi tạo điều kiện sử dụng mạng xã hội một cách có hiệu quả Góp phần như mộttài liệu tham khảo về ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến việc học tập của sinh viêntrường Đại học Tài Chính – Marketing cho các nhà nghiên cứu tiếp theo
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU
2.1.1 Mạng xã hội (Social Network Site - SNS)
2.1.1.1 Khái niệm
Là công cụ để kết nối các mối quan hệ trực tuyến, là dịch vụ nối kết các thành viêncùng sở thích trên mạng xã hội lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệtkhông gian và thời gian Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cưdân mạng
Mạng xã hội được chia làm hai đặc điểm chính đó là: Một là sự góp mặt của nhữngchủ thể hoặc cá nhân Hai là người dùng sẽ tự tạo ra nội dung của trang web những thànhviên còn lại sẽ được xem thông tin của người dùng tạo nên Hiện nay có rất nhiều loại hìnhmạng xã hội khác nhau Một số mạng xã hội được người dùng sử dụng nhiều nhất ở nước talà: Facebook, Zalo, Twitter, Instagram…
Trang 13Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như nhắn tin, e-mail, phim ảnh, voice chat,chia sẻ tài liệu và xã luận Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau vàtrở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới
Theo nhà xã hội học Laura Garton (1997) “Khi một mạng máy tính kết nối với mọingười hoặc các cá nhân tổ chức với nhau thì đó chính là mạng xã hội” Theo định nghĩa này,mạng xã hội là một tập hợp cá nhân hay tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác nhau được kếtnối với nhau thông qua mạng máy tính Như vậy, mạng xã hội đơn giản là hệ
thống của những mối quan hệ con người với con người
Theo Boyd và Ellison (2007), mạng xã hội là trang mạng được tạo ra trên Internet,được thiết kế nhằm tạo sự tương tác xã hội giữa người dùng thông qua thư điện tử, các liênkết tới các nhóm trò chuyện trực tuyến và hồ sơ cá nhân điện tử
Theo ông Vũ Kiêm Văn (2010), mạng xã hội được định nghĩa như một đồ thị, trong đó cácnút có thể là một cá thể hoặc tổ chức, còn các liên kết là mô phỏng các mối quan hệ trong xã
hội thực Khái niệm này được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về mạng lưới xã
6 hội khi nhìn nhận mạng lưới xã hội gồm hai thành tố chính là điểm nút (Node) và ràng buộc (Tie)
Như vậy có thể hiểu mạng xã hội là dịch vụ Internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt thời gian và không gian Đó là xã hội ảo với hai thành tố chính tạo nên: các thành viên và liên kết giữa hai thành viên đó
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển mạng xã hội
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate vớimục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mụcđích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viênghi danh Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server củaFriendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh và nhanh chóng thu húthàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượtchuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên cónhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệuUSD
Trang 14Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xãhội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những
công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng Facebook
Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vượt bậc, mang lại hàng trăm tính năng mớicho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ
ra trên trang này mỗi ngày
Hai năm sau, Twitter cũng kịp thời ra đời, ghi dấu mốc quan trọng trong quá trìnhphát triển của mạng xã hội Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người dùng Twitter đăng lên3.283 thông điệp Đây cũng là năm Facebook vượt mặt MySpace để trở thành mạng xã hội sốmột thế giới Cả hai đều trở nên phổ biến hơn hẳn vượt mặt người tiền nhiệm Friendster
Dựa theo thống kê We Are Social và Hootsuite cho thấy, tính đến tháng 1/2020 Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt, với số lượng người dùng đông nhất, vào khoảng
xã hội có lượng người tham gia nhiều lên đến 90% dân số của thế giới Bạn có thể truy cập vào Facebook ở bất cứ nơi đâu nếu nó có Internet
Zalo: là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động vàmáy tính, được sử dụng tại các nước Việt Nam, Hoa Kỳ, Myanmar, Nhật Bản, Đài Loan,Hàn Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê Út, Angola, Sri Lanka, Cộng hòa Séc, Nga
Twitter: được ra mắt vào năm 2016, ứng dụng này đã trở thành ứng dụng phổ biếntrên thế giới Ứng dụng này có thể đưa tin tức trên thế giới đến với người dùng SanFrancisco là trụ sở chính của Twitter và hiện có 35 chi nhánh trên toàn thế giới
Instagram: một ứng dụng giúp người dùng có thể chia sẻ những hình ảnh và trạng tháicủa mình Ứng dụng này được sáng lập bởi Mike Krieger và Kevin Systrom Những ngườisáng lập này đã gọi nguồn vốn hơn 500 ngàn USD để cho ra mắt Instagram Instagram đặt raquy định cho người dùng bao gồm việc yêu cầu người sở hữu tài khoản phải trên 13 tuổi,cũng như nghiêm cấm đăng tải các bức ảnh có nội dung không lành mạnh cùng một số tráchnhiệm dành cho tài khoản của người dùng (theo Instagram.com)
Trang 152.1.1.4 Các tính năng cơ bản
Mạng xã hội là nơi dành cho mọi người có thể bài tỏ tâm tư tình cảm, vừa có thể cập nhật thông tin với bạn bè và còn có thể tương tác với mọi người qua các công cụ như
Messenger, Zalo, Instagram,
Ngoài sự kết nối với mọi người, có một tính năng vô cùng thu hút người dùng mạng
xã hội, đó là kinh doanh online Với lượng người sử dụng các mạng xã hội đông đảo nhưhiện nay, cùng với những thuật toán quảng cáo tối ưu, đưa sản phẩm/ dịch vụ đến đúng
8 khách hàng mục tiêu nên hiện tại mạng xã hội vẫn là một trong những kênh bán hàng hiệu quả, thậm chí là thống lĩnh đối với một số mặc hàng nhất định
Truyền thông là tính năng cực kỳ hấp dẫn đối với người dùng, mọi người có thể viếtnhững bài viết dài đầy tâm tư, những câu văn ngắn nhưng đầy ngụ ý, bạn có thể đăng ảnh cónội dung cụ thể, cả video và nhiều cách thức trình bày đa dạng khác Từ đó, xây dựng cáctrang cộng đồng phát triển theo một mục tiêu phát triển riêng và quảng cáo để tiếp cận vớiđối tượng độc giả mục tiêu
Bên cạnh đó, người dùng mạng xã hội có thể chia sẻ các tiện ích cho nhau Chẳnghạn, tính năng kết hợp với hãng hàng không để cho phép người dùng đặt vé máy bay, đặttrước các loại hàng hóa, hành lý khi bay hay nhắc nhở lịch trình bay Ngoài ra, các mạng xãhội cũng hợp tác với các công ty du lịch lớn để cho phép đặt trước các tour du lịch
Không dừng lại ở việc cung cấp nội dung và chia sẻ thông tin, mạng xã hội còn hướngtới các giá trị cộng đồng và bền vững bằng các chiến dịch thú vị dựa trên những vấn đề thiếtthực của cuộc sống
2.1.1.5 Việc sử dụng mạng xã hội
Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 2.000 học sinh - sinh viên 4 tỉnh thành
Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Hải Phòng, có trên 92% sinh viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook Trong đó, có 26% số người sử dụng dưới 1 giờ/ngày, 40% sử dụng từ
1 - 3 giờ và 34% sử dụng trên 3 giờ Về thời điểm truy cập, có tới 45% cho biết sử dụng mạngbất kỳ lúc nào và có thiết bị truy cập trong tay Về mục đích sử dụng, phần lớn để giao lưu, kết bạn, trò chuyện, nhắn tin (trên 92%); cập nhật thông tin bạn bè và xã hội (trên 82%); phục vụ mục đích học tập và việc làm (81%); tìm kiếm nghề nghiệp và việc làm (trên 32%) Bản chất việc sử dụng mạng xã hội trong sinh viên chủ yếu vẫn đang hướng đến các hoạt động phục vụ công việc của mình, tương tác với mọi người và hoạt động các việc cá nhân
Trang 16(2) Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học khác Theo quan niệm thứ nhất, kết quả học tập là mức thực hiện tiêu chí
Với quan niệm thứ hai, đó là mức thực hiện chuẩn
Theo Nguyễn Đức Chính thì: “Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (môn học).” Theo Trần Kiều, “Dù hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu củadạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là: nhận thức, hành động, xúc cảm Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ.”
Học tập là một kết quả của việc đào tạo – một tiến trình thu thập kiến thức và hành vi
do kết quả của việc thực hành, nghiên cứu và kinh nghiệm Nó liên quan đến những thay đổitương đối vĩnh viễn trong nhận thức và hành vi (Kraiger và cộng sự, 1993 – trích dẫn từnghiên cứu của nhóm sinh viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2017)
Kết quả học tập là kiến thức, thái độ, kỹ năng thu nhận của sinh viên, là mục tiêu quan trọng nhất của các trường đại học cũng như của sinh viên Kết quả học tập của sinh viênđược định nghĩa là những đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng họ thu nhận được trong quá trình học tập và các môn học cụ thể tại trường Kết quả học tập là bằng chứng về sự thành công của sinh viên về kiến thức, kỹ năng thái độ đã được đặt ra trongmục tiêu giáo dục (James Madison University, 2003, James O.Nichols, 2002 – trích dẫn từ nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Nga, trang 7)
2.1.2.2 Việc học tập của sinh viên trường đại học Tài Chính- Marketing Học tập là một
hiện tượng phức tạp có thể được tiếp cận từ nhiều quan điểm lý thuyết, lịch sử và triết học.Công việc cơ bản tập trung vào việc học đã điều tra quá trình nhận thức, thay đổi hành vi,hiệu suất tổ chức, thành tựu vốn xã hội, v.v (Stephen P Borgatti, Rob Cross, 2003) Trong số
đó, quan điểm hội nhập xã hội cho rằng các liên kết xã hội đóng vai trò là phương tiện đểtham gia vào học tập (Tinto, 1987) Quan điểm này làm sáng tỏ về cách sinh viên qua quá
Trang 17trình hội nhập để (Tinto, 1987) thúc đẩy kết quả học
10 tập Do đó, nó giúp giải thích tác động của các hoạt động xã hội của sinh viên đối với kết quảhọc tập của sinh viên ở cả hai khía cạnh xã hội và học thuật
Về bản chất, hoạt động học tập của sinh viên là hướng tới việc trở thành người laođộng có trình độ sau khi tốt nghiệp đại học nên định hướng nghề nghiệp được thể hiện rõ néttrong suốt quá trình học tập của sinh viên Quá trình học tập ở đại học có rất nhiều đặc trưngkhác với quá trình học tập ở phổ thông Tại môi trường học tập này sinh viên là những ngườichủ động tích cực giành lấy tri thức, là những người sáng tạo trong cách tiếp thu tri thức,cũng như là việc và phải tự mình tìm ra phương thức học tập thích hợp cho mình
2.2 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xâydựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70.Theo TRA, yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành
vi đó Ý định hành vi (Behavior Intention) là ý muốn thực hiện hành vi cụ thể
nào đó Trong thuyết hành động hợp lý (TRA) được cấu trúc bởi 3 yếu tố là Ý định hành vi, thái độ và chuẩn chủ quan (Icek Ajzen, Martin Fishbein, 1975)
Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sảnphẩm Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và cómức độ quan trọng khác nhau Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gầnkết quả lựa chọn của người tiêu dùng Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thôngqua những người có liên quan đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…);những người này thích hay không thích họ mua Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quanđến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc muacủa người tiêu dùng và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người
có ảnh hưởng
11
Trang 18h viên sử dụng mạng xã hội dựa trên lợi ích mà mạng xã hội mang lại tác động đến quá trình học tập và thúc đẩy kết quả học tập của sinh viên
Hình 2-1: Mô hình hành động hợp lý TRA (Icek Ajzen, Martin Fishbein, 1975) Nguồn:
Schiffman và Kanuk, Consumer behavior,Prentice – Hall International Editions( 1987)
2.2.2 Lý thuyết về sự hòa nhập của Tinto
Hình 2-2: Mô hình lý thuyết về sự hòa nhập của Tinto ( 1975)
Nguồn: Tinto (1975)
12
Mô hình của Tinto cho thấy rằng kết quả học tập của sinh viên (bao gồm kết quả họctập học thuật và kết quả học tập xã hội) là kết quả của sự hòa nhập học thuật xã hội trong môitrường học tập Trong đó, hòa nhập học thuật và hòa nhập xã hội không phải hai quá trìnhđộc lập mà có ảnh hưởng lẫn nhau Sự ảnh hưởng này tạo ra hòa nhập học thuật- xã hội và từ
đó giúp sinh viên kết nối với mọi người, nâng cao kết quả học tập Tinto cho rằng, sinh viên
Trang 19có nhiều khả năng theo học một tổ chức nếu họ biết cách kết nối giữa đời sống và việc họctập Sinh viên hòa nhập với môi trường đại học bằng cách phát triển kết nối với mọi ngườiqua việc tham gia các câu lạc bộ, các tổ đội hoặc tham gia vào các hoạt động học tập Môhình sự hòa nhập của Tinto cũng lưu ý rằng sinh viên cần hòa nhập học thuật và hòa nhập xãhội ở mức độ ngang nhau
2.2.3 Lý thuyết về kết quả học tập
Theo Tinto (1987), kết quả học tập bao gồm kết quả học tập xã hội và kết quả học tập họcthuật Phát triển từ lý thuyết đó, Kraiger,Ford và Salas (1993) đã phân chia hai thành tố của
kết quả học tập đó thành ba khía cạnh: nhận thức, tình cảm và kỹ năng Bảng 2-1 Danh mục
● Sự hài lòng với cuộc sống tại
● Thái độ
tập có chứa yếu tố cảm xúc và
khả năng giải quyết vấn đề trường đại học ● Sự hài lòng
● Sự đánh giá cao từ bạn bè
Nền tảng kỹ năng tập trung
● Giao tiếp
vào một chuỗi các hoạt động
● Hợp tác
● Kết nối
● Sự đánh giá cao về kinh nghiệm học tập
● Tư duy phản biện
● Những kỹ năng về công nghệ ● Giải quyết vấn đề
Nguồn: Kraiger, ford và Salas (1993)
13 Bài nghiên cứu sử dụng các yếu tố như lòng tự trọng, thỏa mãn với cuộc sống sinhviên tại trường đại học và sự đánh giá năng lực để phản ánh một cách tương đối về nhậnthức, tình cảm và các kỹ năng
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.3.1 Ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên (Jomon Aliyas Paul, Hope M Baker, Justin Daniel Cochran, 2012)
Động lực chính của bài báo này là để xác định bản chất của mối quan hệ giữa học
Trang 20sinh và hiệu suất học tập thời gian trên OSN và làm thế nào thời gian dành cho OSN liênquan đến các yếu tố then chốt khác, như sự chú ý span và kỹ năng quản lý thời gian, mà cũng
có vẻ ảnh hưởng đến học sinh Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy những thay đổi hành vi thíchhợp của các sinh viên liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội bên ngoài lớp học với hy vọngcải thiện hiệu suất học tập
Hình 2-3: Mô hình ảnh hưởng của mạng xã hội trực tuyến về hiệu suất học tập của
học sinh (2012)
Nguồn: Jomon Aliyas Paul, Hope M Baker, Justin Daniel Cochran (2012) Bài nghiên cứu đã
chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa thời gian dành cho mạng xã hội và kết quả học tập của sinhviên Khi thời gian dành cho các trang mạng xã hội tăng lên, kết quả học tập của sinh viên
được xem là xấu đi Điều này được cho là có liên quan đến những
14 phát hiện được trình bày trong bài nghiên cứu của Kirschner và Karrpini (2010) Kết quả học tập của sinh viên sẽ được cải thiện khi năng lực quản lý thời gian tăng lên thông qua việc sử dụng mạng xã hội Khi lượng thời gian sử dụng mạng xã hội tăng lên thì mức độ thiếu tập trung cũng tăng lên Các mối quan hệ theo hướng khác giữa các yếu tố nhằm kết
nối gián tiếp giữa kết quả học tập và thời gian dành cho mạng xã hội 2.3.2 Ảnh hưởng của
mạng xã hội lên kết quả học tập của sinh viên (Sandra Okyedie Mensah) – Đại học Malaysia
Việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội tiên tiến và cải tiến như Facebook đã trởthành một hiện tượng trên toàn thế giới trong thời gian khá dài Mặc dù tất cả bắt đầu là một
sở thích cho một số, sinh viên có thể dùng máy tính đã thay đổi để trở thành một tiêu chuẩn
xã hội và một phong cách tồn tại cho sinh viên trên toàn thế giới (Nicole, 2007) Theo
Trang 21Nicole, (2007), sinh viên và thanh thiếu niên đã đặc biệt nhận ra những nền tảng truyền thông
xã hội này có thể dùng để liên lạc với bạn bè của họ, chia sẻ thông tin, thể hiện tính cách vàcuộc sống xã hội của họ
Trong phát hiện của Karpinski (2009), người ta nhấn mạnh rằng người dùng các nềntảng mạng xã hội (Facebook, wazapp , v.v.) thường dành ít thời gian hơn cho việc học của họ
so với những người không sử dụng và sau đó có điểm GPA thấp hơn Karpinski, &Duberstein (2009) cũng đã đề cập rằng trong số những sự phân tâm chính của thế hệ hiện naythì nền tảng truyền thông xã hội (như Facebook, Wazapp, v.v.) vẫn là thứ gây xao nhãngchính Theo Kubey, Lavin và Barrows (2001), có mối tương quan giữa kết quả học tập và sựphụ thuộc vào các nền tảng mạng xã hội
15
Hình 2-4: Mô hình về ảnh hưởng của mạng xã hội lên kết quả học tập của sinh viên
(Sandra Okyedie Mensah) – Đại học Malaysia (2016)
Nguồn: Sandra Okyeadie Mensah, Ismail Nizam (2016)
Nền tảng xã hội chủ yếu được sinh viên sử dụng cho các hoạt động xã hội hơn là mụcđích học tập (Oye, 2012) Thêm vào đó, (Oye, 2012) cho biết rằng phần lớn sinh viên cảm
Trang 22thấy rằng các nền tảng xã hội có tác động tích cực đến sự phát triển học tập Trong mộtnghiên cứu khác được thực hiện bởi Shana (2012), chắc chắn rằng sinh viên sử dụng nềntảng chủ yếu để trò chuyện và kết bạn '' Hậu quả của Internet và các nền tảng xã hội đối với
sự đi lên trong học tập của học sinh '', một nghiên cứu của Young (2006) cho thấy rằnginternet đã chắp cánh cho cuộc sống học đường của thanh thiếu niên Young cũng nhận thấyrằng sinh viên phụ thuộc nhiều hơn vào internet để truy cập thông tin liên quan đến đời sốnghọc tập cũng như giải trí của họ
Ngoài ra, Young nói rằng mặc dù internet, mất nhiều thời gian và ít ảnh hưởng đến việchọc tập Wang (2011) đã quan sát thấy tác động của các nền tảng xã hội phụ thuộc vào mứcđộ sử dụng Jeong (2005) quan sát thấy rằng nghiện internet có liên quan đáng kể và tiêu cựcđến sự phát triển học tập của học sinh, cũng như các thuộc tính cảm xúc Seo (2004) xácnhận tuyên bố của Jeong khi ông cho rằng ảnh hưởng tiêu cực của Internet chỉ đến nhữngngười dùng quá nhiều chứ không phải tất cả người dùng Rather (2013, tr.69) phản đối rằng:các nền tảng xã hội đang được sử dụng ngày nay với mong muốn và nhiệt
16 huyết lớn đã thay đổi cách sử dụng mạng nội bộ trong thời đại hiện đại này bằng cách xácđịnh các công cụ và tiện ích trực tuyến cho phép người dùng giao tiếp, tham gia và cộng tácthông tin trực tuyến Thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt là thanh thiếu niên đang sử dụng côngnghệ thông qua những cách thức sáng tạo, do đó họ được gọi là thế hệ millennial và đã thayđổi cách họ suy nghĩ, làm việc và giao tiếp mặc dù họ đang ở những năm tháng hình thànhcủa cuộc sống họ Giới trẻ ngày nay vì các nền tảng xã hội đã trở thành người nghiện côngnghệ
2.3.3 Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học công nghiệp thực phẩm TP.HCM (Lê Thị Thanh Hà, Trần Tuấn Anh, Huỳnh Xuân Trí, 2017)
Trang 23Hình
2-5: Mô hình về các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của
sinh viên trường đại học công nghiệp thực phẩm TP.HCM ( 2017) Nguồn: Lê
Thị Hà, Trần Tuấn Anh, Huỳnh Xuân Trí ( 2017)
Bài viết nghiên cứu về sự tác động của mạng xã hội trực tuyến đến kết quả học tập củasinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (HUFI), tậptrung vào mối quan hệ giữa mạng xã hội trực tuyến với kết quả học tập của sinh viên, khámphá và đo lường mức độ của các yếu tố thuộc mạng xã hội ảnh hưởng (sự tác động của mạng
xã hội) đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó đưa ra hàm ý các giải pháp chính sách chocác nhà quản trị lý giáo dục của nhà trường nhằm tận dụng mạng xã hội để nâng
17 cao kết quả học tập Với thu gom mẫu thuận tiện chúng tôi tiến hành khảo sát trên 1533 sinh viên đại học tất cả các chuyên ngành và năm học đang theo học tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả phân tích cho thấy các yếu tố tìm kiếm thông tin, giải trí, tính thời thượng và công cụ tìm kiếm có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên
Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa việc sửdụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Thựcphẩm Tp.HCM cũng như mô tả, đo lường và phân tích đánh giá thực trạng việc sử dụngmạng xã hội trong học tập của sinh viên Kết hợp kết quả từ bài nghiên cứu cũng như quakhảo sát thực tế môi trường giảng dạy và học tập tại Trường, nhóm tác giả đã đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thựcphẩm Tp.HCM đến ban quản trị của trường bao gồm tìm kiếm thông tin (SI), giải trí (EN),tính thời thượng (FA) và công cụ tìm kiếm (ST)
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT:
Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Trang 24Qua quá trình tham khảo các mô hình lý thuyết và những mô hình nghiên cứu trong
và ngoài nước,nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình đề xuất ảnh hưởng của việc sử dụng mạng
xã hội đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Tài chính- Marketing qua các giả thuyết sau:
Thời gian sử dụng mạng xã hội
Thông qua “Mô hình ảnh hưởng của mạng xã hội trực tuyến về hiệu suất học tập củahọc sinh” của Jomon Aliyas Paul, Hope M Baker, Justin Daniel Cochran đã chỉ ra rằng cómối liên hệ giữa thời gian dành cho mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên Khi thờigian dành cho các trang mạng xã hội tăng lên, kết quả học tập của sinh viên được xem là xấu
đi Điều này được cho là có liên quan đến những phát hiện được trình bày trong bài nghiêncứu của Kirschner và Karrpini (2010) Kết quả học tập của sinh viên sẽ được cải thiện khinăng lực quản lý thời gian tăng lên thông qua việc sử dụng mạng xã hội Khi lượng thời gian
sử dụng mạng xã hội tăng lên thì mức độ thiếu tập trung cũng tăng lên.Trong phát hiện củaKarpinski (2009), người ta nhấn mạnh rằng người dùng các nền tảng mạng xã hội (Facebook,wazapp, v.v.) thường dành ít thời gian hơn cho việc học của
18
họ so với những người không sử dụng và sau đó có điểm GPA thấp hơn Vì vậy, có thể chorằng, việc thời gian sử dụng trên mạng xã hội tốt sẽ dẫn đến kết quả học tập cũng được cảithiện và ngược lại
Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết H1: “Thời gian sử dụng mạng xã hội có
ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính -
Marketing"·
Các mối quan hệ
Thông qua “Lý thuyết về kết quả học tập của Kraiger, ford và Salas, “Mô hình về cácnhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học côngnghiệp thực phẩm TP.HCM” của nhóm tác giả Lê Thị Hà, Trần Tuấn Anh, Huỳnh Xuân Trí
và “Mô hình lý thuyết về sự hòa nhập” của Tinto, nhóm nghiên cứu cho rằng mối quan hệ làyếu tố ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính-Marketing Hành vi sử dụng mạng xã hội là một hành động cố gắng thiết lập mối quan hệ vớimọi người trong một môi trường nhất định (Alvin Hwang, Eric H Kessler and Anne MarieFrancesco, 2004; Luthans, 1988) Việc sử dụng mạng xã hội giúp những người trong cuộckhông chỉ học tập được kiến thức mà còn củng cố và hòa nhập với xã hội (Talya N Bauer,Berrin Erdogan, Todd Bodner, Donald M Truxillo, Jennifer S Tucker, 2007; Morrison,2002) Theo đó, lý thuyết Tinto (1987) lại chỉ ra rằng hội nhập xã hội được phản ánh trongsinh viên thông qua tương tác chính thức và không chính thức Sự tương tác ngang hàng
Trang 25(Astin, 1993) này có thể được diễn ra ở quá trình sử dụng mạng xã hội, sự phát triển nhanhchóng của mạng xã hội tại Việt Nam việc gặp gỡ tương tác giữa sinh viên và các cá nhântrong trường đại học ngày càng phổ biến Ngoài ra sử dụng mạng xã hội có thể góp phần tăngcường sự kết nối giữa sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất trong giai đoạn chuyển tiếp(Thomas, 2000; Tinto, 1987) Do đó, có thể nói việc sử dụng mạng xã hội trong sinh viên làđang hội nhập xã hội thông qua việc tạo dựng mối quan hệ cũng được xem là quá trình hộinhập xã hội (Tinto, 1987) do đó ảnh hưởng đến nhân tố kết quả học tập
Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết H2: “Sử dụng mạng xã hội cho các mối
quan hệ học đường có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing"· ·
cụ học tập là yếu tố quan trọng Trên thế giới, giáo dục đang phát triển ngày càng mạnh mẽ,việc vận dụng các phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trở thành
xu thế tất yếu Hiện tại, có hai xu hướng ứng dụng mạng xã hội cho hoạt động học tập, giáodục đó là: sử dụng các trang mạng xã hội phổ biến (sử dụng các tính năng thông thường kếthợp với hoạt động học tập, tạo các trang giáo dục) và sử dụng các trang mạng xã hội dànhriêng cho học tập Một vài nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng việc sinh viên sử dụng mạng
xã hội như một công cụ học tập chủ yếu là để thảo luận cùng bạn học Nghiên cứu của nhómsinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM cho thấy rằng đây là nhân tố
có ảnh hưởng lớn nhất (0,406) đối với kết quả
học tập của sinh viên Trong thống kê mô tả, sinh viên đều đồng ý việc sử dụng mạng xã hội
là công cụ học tập để nâng cao kết quả học tập của mỗi sinh viên Do đó, nhóm nghiên cứu đề
xuất giả thuyết H3: “Sử dụng mạng xã hội như công cụ học tập có ảnh hưởng cùng chiều đến
kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing”
Tìm kiếm thông tin
Thông qua “Lý thuyết về kết quả học tập” của Kraiger, ford và Salas và “Mô hình vềcác nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học côngnghiệp thực phẩm TP.HCM” của Lê Thị Hà, Trần Tuấn Anh, Huỳnh Xuân Trí ( 2017) ,việc
Trang 26Tìm kiếm thông tin là cần thiết cho việc cải thiện kết quả của sinh viên trường Đại học Tàichính- Marketing Việc sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin đang vô cùng phổ biến vàtiện lợi đối với học sinh - sinh viên hiện nay Mạng xã hội không chỉ được sử dụng như mộtcông cụ học tập mà còn là giúp ích cho sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đếnviệc học hoặc các hoạt động công tác xã hội trong và ngoài trường (Lê
20 Thị Thanh Hà, Trần Tuấn Anh, Huỳnh Xuân Trí, 2017) Vì vậy, sử dụng mạng xã hội songsong với quá trình học hỏi ở mỗi cá nhân là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quảhọc tập Từ những đánh giá qua tóm tắt thảo luận nhóm tập trung của nghiên cứu “Tác độngcủa mạng xã hội trực tuyến đến học tập: quan điểm hội nhập xã hội” (Tian, Yu, Vogel, &Kwok, 2011), ta có thể thấy việc tìm kiếm thông tin có ảnh hưởng đến kết quả học tập qua sửdụng Facebook nói chung và mạng xã hội nói riêng
Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết H4: “Sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm
thông tin có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài
chính - Marketing"
Hình 2-6: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đến kết quả học
tập của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing
Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề xuất
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 trên cơ sở những lý thuyết, khái niệm liên quan và những mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh trường đại học Tài chính- Marketing, nhóm nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 4 giả thuyết đo lường ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tập (từ H1 đến
Trang 2721
- Giả thuyết H1: “Thời gian sử dụng mạng xã hội có sự ảnh hưởng cùng chiều đến kết
quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing” - Giả thuyết H2: “Sử dụng
mạng xã hội cho các mối quan hệ có sự ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của sinh
viên trường Đại học Tài chính - Marketing” - Giả thuyết H3: “Sử dụng mạng xã hội như công
cụ học tập có sự ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài
chính - Marketing” - Giả thuyết H4: “Sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin có sự ảnh
hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing”
Nội dung chương 2 là nền tảng cho việc thiết kế nghiên cứu, mô tả rõ hơn về các thang đo vàphương pháp nghiên cứu trong chương 3
22
CHƯƠNG 3
Trang 28THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu)
3.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
Nhóm nghiên cứu sử dụng thảo luận nhóm n = 4 trong nghiên cứu sơ bộ Cá nhân thực hiệnthảo luận là sinh viên hiện đang theo học tại trường Đại học Tài chính - Marketing Thảo luậndựa trên mô hình đề xuất và bảng thang đo nháp nhóm nghiên cứu đã đưa ra gồm những yếu
tố biểu hiện kết quả học tập kiến thức và kết quả học tập xã hội
23 khi chịu sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập nói chung, việc sử dụng mạng xã hội nói riêng
Thảo luận dưới hình thức là một người đại diện trong nhóm nghiên cứu đưa ra nhữnggợi ý về các thang đo trong bảng thang đo nháp Các thành viên bày tỏ quan điểm cá nhân,nhóm nghiên cứu sẽ ghi nhận, phản hồi Thảo luận nhóm sẽ kết thúc khi những ý kiến đượcthống nhất trên 50% số lượng các thành viên có mặt tại buổi thảo luận Sau thảo luận nhómnghiên cứu rút ra những yếu tố nào cần chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với mục đích nghiêncứu Từ đó đưa ra bảng câu hỏi chính thức Nghiên cứu sơ bộ giúp tìm ra được những khuyết
Trang 29điểm trong thang đo, ý kiến của nhóm thảo luận chưa được nhóm nghiên cứu đề cập đến củathang đo về những yếu tố biểu hiện kết quả học tập kiến thức và kết quả học tập xã hội khichịu sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập nói chung, việc sử dụng mạng xã hội nói riêng
Kết quả phỏng vấn các yếu tố trong mô hình như sau:
- Yếu tố “Tìm kiếm thông tin” nhận được 4 phiếu đồng ý (tỷ lệ: 100%) - Yếu tố “Thời gian sử dụng mạng xã hội” nhận được 2 phiếu đồng ý (tỷ lệ: 50%) - Yếu tố “Các mối quan hệ trên mạng xã hội” nhận được 3 phiếu đồng ý (tỷ lệ: 75%) - Yếu tố “Công cụ học tập” nhận được 4 phiếu đồng ý (tỷ lệ: 100%) Sau kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, các yếu tố từ
mô hình đề xuất đều có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Tài Chính- Marketing Trong đó, yếu tố “Thời gian sử dụng mạng xã hội” thể hiện ít tác động nhất Ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả học tập là yếu tố “Công cụ học tập” Nghiên cứu sơ bộgiúp tìm ra được những khuyết điểm trong thang đo, từ đó xây dựng đưa ra thang đo nháp, đềcương thảo luận
3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu chính thực được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượngthông qua bảng khảo sát, phát ra 371 bảng, thu lại được 371 bảng Mẫu nghiên cứu thực hiệnthuận tiện với những đối tượng là sinh trường đại học Tài chính- Marketing có biết đến và sửdụng mạng xã hội
Cách chọn mẫu nghiên cứu được tham khảo theo các quan điểm
24
- Bollen (1989): Tổng thể mẫu nghiên cứu bằng với tổng số biến quan sát với hệ số 5 Trong bài có biến quan sát = 23 nên tối thiểu cần có số mẫu là 120 - Tabachnick và Fidenll
(1996): Tổng mẫu nghiên cứu là N = 4*m + 50; với m là số biến nghiên cứu độc lập Với đề
tài nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Tài Chính Marketing khi áp dụng phương pháp này số mẫu là: 90 mẫu nghiêncứu
Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng 3-1: Bản câu hỏi khảo sát Thời gian sử dụng mạng xã hội
TG1 Anh/Chị dành nhiều thời gian cho mạng xã
hội với mục đích học tập
TG2 Thời gian sử dụng mạng xã hội hợp lý có
thể cải thiện kết quả
Vanden Boogart (2006)
Trang 30học tậpPual(2012)
TG3
Anh/Chị có thể cân bằng tốt thời
gian sử dụng mạng xã hội của mình Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính
TG4 Dành ít thời gian cho mạng xã hội làm tăng sự tập trung khi học tậpPual(2012) Thời gian
dành cho mạng xã hội mỗi ngày là cần thiết Dựa trên kết quả
TG5
nghiên cứu định
tính
Mối quan hệ trên mạng xã hội
MQH1 Các mối quan hệ trên mạng xã hội giúp anh/chị phát triển tư duy bản thân
Angela Yan Yu (2010)
MQH2 Các mối quan hệ trên mạng xã hội giúp anh/chị học tập tốt hơn Dựa trên kết quả nghiên
cứu định MQH3 tính Việc sử dụng mạng xã hội giúp anh/chị tương tác dễ dàng trong các
mối quan hệ
MQH4 Mối quan hệ với bạn bè cùng lớp được duy trì thông qua mạng xã hộiLê Thị Thanh Hà
MQH5 Anh/Chị mở rộng được mối quan hệ với
các sinh viên trong trường khi sử dụng mạng xã
hội Angela Yan Yu (2010)
Mạng xã hội giúp anh/chị trao
đổi nội dung kiến thức với bạn
bè và giáo viên hiệu quả hơn
Anh/Chị thường xuyên sử dụng mạng xã hội như một công cụ học tập hiệu quả
Anh/Chị biết cách sử dụng mạng
xã hội như một công cụ học tập hiệu quả
Mạng xã hội giúp anh/chị hoàn thành các bài tập được giao tốt hơn
Tìm kiếm thông tin
Lê Thị Thanh Hà (2017)
TT1 Mạng xã hội cung cấp những thông tin hữu ích TT2 Anh/Chị sử dụng mạng xã hội để tìm
Trang 31kiếm thông tin mới TT3 Anh/Chị sử dụng mạng
xã hội để tìm tài liệu học tập
TT4 Anh/Chị đã gặt hái được nhiều kiến thức có
lợi cho kết quả học tập từ mạng xã hội
Anh/Chị sử dụng mạng xã hội để nhận thông báo
mới từ giảng
Lê Thị Thanh Hà (2017)
Dựa trên kết quả
TT5
viên nghiên cứu định tính Kết quả học tập
KQ1 Anh/Chị có thế ứng dụng những kiến thức
từ mạng xã hội vào việc học tập
KQ2 Anh/Chị đã phát triển được nhiều kỹ năng thông qua việc sử
Lê Thị Thanh Hà (2017)
(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu)
26
3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo trong đề tài này được đánh giá bằng phương pháp nhất quánnội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha Sử dụng phương pháp kiểm định qua hệ số CronbachAlpha và hệ số tương quan biến tổng đối với những nghiên cứu còn mới đối với người trả lờithì hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể là có thể sử dụng được Còn theo Nuaanally
và Berstein (1994) thì hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 đến 1 là tốt nhất, từ 0.7 đến 0.8 là sửdụng được và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3 được xem làthích hợp cho nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) Dựa trênnhững cơ sở trên, sau khi kiểm định nhóm nghiên cứu sẽ giữ lại những biến quan sát có hệ sốCronbach Alpha lớn hơn 0.6 và xem xét hệ số tương quan biến tổng phải trên 0.4
Trang 323.3.3 Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của cácthang đo Hai phương pháp chủ yếu trong phân tích nhân tố khám phá EFA là phương pháprút trích nhân tố (Principal compoents) và phương pháp xoay nhân tố (Varimax procedure)
Dữ liệu được phân tích phải đáp ứng được những nhu cầu dưới đây:
- KMO (Kaiser - Meyer - Olkin): Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMOlớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp Đều kiện đủ để phân tích nhân tố khám phá là trị số KMO phải nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1 Nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì có nghĩa việc phân tích nhân tố có thể không phù hợp với dữ liệu mà nhóm nghiên cứu đang khảo sát (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): Theo Hair (1998), hệ số này là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:
● Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu
● Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng
● Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Nếu cỡ mẫu lớn n = 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.75, nếu cỡ mẫu lớn hơn
100 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.55 Tổng phương sai trích: Dùng để thể hiện sự biến thiên được giải thích bởi các nhân tố, các thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50
27 Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: Hệ số tải nhân
tố (Factor loading) > 0.5 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp
Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): Đây là một đại lượng thống kêdùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này
có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trongtổng thể
Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trămbiến thiên của các biến quan sát Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biếtphân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm
3.3.4 Hồi quy đa biến
Để phân tích mối quan hệ của nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc, ta sử dụng