1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh chuyên luận thuốc Azithromycin nang dược điển Việt Nam Anh Mỹ có dịch chi tiết, kèm bảng so sánh

19 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh chuyên luận Azithromycin nang dược điển Việt Nam Anh Mỹ
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Trường học Trường Đại Học Nam Cần Thơ
Chuyên ngành Dược
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2021
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 763,68 KB

Nội dung

Azithromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Có phổ kháng khuẩn trên vi khuẩn Gram (+) và vi khuẩn Gram (). Được dùng trong các trường hợp như: nhiễm khuẩn da, mô mềm, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn hô hấp...sự ra đời của Azithromycin đã đem lại hiệu quả cao trong điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn xuất hiện các loại kháng sinh giả, thuốc không đạt chất lượng vẫn còn lưu hành. Do đó, để đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh thì công tác kiểm tra chất lượng rất quan trọng. Để kiểm tra các chỉ tiêu về thuốc có thể dựa vào Dược điển Việt Nam V, hoặc dược điển của các quốc gia có nền Y học phát triển như: Mỹ, Anh, EU.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ

KHOA DƯỢC

BÁO CÁO KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM 2

Chuyên đề:

SO SÁNH CHUYÊN LUẬN

AZITHROMYCIN CAPSULES GIỮA DĐVN V, DƯỢC ĐIỂN ANH VÀ MỸ

Cần Thơ, 2021

Trang 2

MỤC LỤC Trang

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

MỤC TIÊU 4

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ AZITHROMYCIN 5

2.1 Nguồn gốc, công thức cấu tạo: 5

2.2 Tính chất vật lý, tính chất hóa học: 5

2.3 Dược động học, cơ chế và tác dụng dược lý: 6

2.4 Chỉ định, tác dụng không mong muốn: 6

2.5 Liều lượng, cách dùng: 7

2.6 Dạng bào chế, một số chế phẩm: 7

CHƯƠNG III: KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NANG AZITHROMYCIN 8

3.1 TÍNH CHẤT 8

3.2 ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG 8

 Dược điển Việt Nam V 8

 Dược điển Anh 2020 8

 Dược điển Mỹ 2020 8

3.3 ĐỊNH TÍNH 9

 Dược điển Việt Nam V 9

 Dược điển Anh 2020 9

 Dược điển Mỹ 2020 10

3.4 ĐỘ HÒA TAN 10

 Dược điển Việt Nam V 10

 Dược điển Anh 2020 10

 Dược điển Mỹ 2020 11

3.5 ĐỊNH LƯỢNG 13

 Dược điển Việt Nam V 13

 Dược điển Anh 2020 14

 Dược điển Mỹ 2020 14

Trang 3

 Dược điển Anh 2020 16

3.7 TỔNG KẾT 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, nhu cầu sử dụng các chế phẩm kháng sinh để điều trị bệnh là rất phổ biến

Sự ra đời của nhiều dòng kháng sinh mạnh, phổ rộng như Cephalosporin, Macrolid, Quinolon, Phenicol… là thành tựu vĩ đại của y học, nó đã đem lại hiệu quả cao trong điều trị nhiễm khuẩn Tuy nhiên, các thuốc kháng sinh giả, thuốc không đạt chất lượng vẫn còn lưu hành trên thị trường Do đó, để đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh thì công tác kiểm tra chất lượng các kháng sinh là rất quan trọng

Azithromycin là kháng sinh nhóm Macrolid, có cấu trúc 15 nguyên tử cacbon Có phổ tác dụng trên vi khuẩn gram (+): streptococus pneumonia, Staphylococus aureus, phổ tác dụng trên Gram (-): Haemophilus influenzae, Moraxella catahalis, Acinobacter, Neisseria gonorrhoea…một số chủng vi khuẩn khác cũng rất nhạy với Azithromycin: Corynebacterium diphtheriae, Clostriduim perfringens, Probionibacterium ances Nó tác dụng bằng cách gắn vào tiểu đơn vị 50S của Ribosom vi khuẩn, ngăn cản quá trình hình thành protein Cần sử dụng kháng sinh một cách khoa học và hợp lý để mang lại hiểu quả tối ưu trong điều trị bệnh và tránh vi khuẩn đề kháng thuốc Bên cạnh đó công tác kiểm tra chất lượng chế phẩm kháng sinh chứa hoạt chất Azithromycin bên ngoài thị trường rất cần thiết và góp phần đảm bảo an toàn và chất lượng đến tay người tiêu dùng và mang lại hiệu quả

Để kiểm tra các chỉ tiêu về thuốc có thể dựa vào Dược điển Việt Nam V, hoặc dược điển của các quốc gia có nền Y học phát triển như: Mỹ, Anh, EU

MỤC TIÊU

Mục tiêu tổng quát:

So sánh chuyên luận thuốc azithromycin nang (azithromycin capsules) và các yếu tố liên quan giữa Dược Điển Việt Nam V, Dược Điển Anh và Dược Điển Mỹ

Mục tiêu cụ thể:

1 So sánh chuyên luận thuốc azithromycin nang (azithromycin capsules) giữa Dược Điển Việt Nam V, Dược Điển Anh và Dược Điển Mỹ

2 So sánh các yêu cầu kiểm nghiệm thuốc azithromycin nang (azithromycin capsules) giữa Dược Điển Việt Nam V, Dược Điển Anh và Dược Điển Mỹ

Từ kết quả thu được ở chuyên đề so sánh thuốc này, ta có thể biết thêm về điểm giống

và khác nhau của thuốc azithromycin nang (azithromycin capsules) trong quy trình kiểm nghiệm thuốc của ba Dược Điển Việt Nam V, Anh và Mỹ đã đưa ra

Trang 5

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ AZITHROMYCIN

2.1 Nguồn gốc, công thức cấu tạo:

Azithromycin là một kháng sinh macrolid thế hệ 2, được bán tổng hợp từ erythromycin A (chứa vòng lacton 15 cấu tử), được phát hiện vào năm 1980

Công thức phân tử: C38H72N2O12

Phần tử lượng: 749,0

Công thức cấu tạo:

Hình 1: Công thức cấu tạo của Azithromycin.

Danh pháp:

(2R,3S,4R,5R,8R,10R,11R,12S,13S,14R)-13-[(2,6-Dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α

-L-ribo-hexopyranosyl)oxy]-2-ethyl-3,4,10-trihydroxy-3,5,6,8,10,12,14-

heptamethyl-11-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-B-D-xylo-hexopyranosyl]oxy]-1-oxa-6-azacyclopentadecan-15-one

2.2 Tính chất vật lý, tính chất hóa học:

1.2.1 Tính chất vật lý:

- Dạng bột màu trắng (hoặc trắng ngà), không mùi, vị đắng

- Năng suất quay cực từ -45°C đến -49°C (dung dịch 20 mg/ml ethanol)

- Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ methanol, ethanol, aceton, diethyl ether, chloroform và dung dịch acid hydrocloric loãng

2.2.2 Tính chất hóa học:

- Tính base: do các osamin (đường amin) tạo ra, pKa = 8,74

- Tạo muối dễ tan trong nước với các acid vô cơ và hữu cơ

- Phản ứng màu: với các acid HCI, H2SO4 đậm đặc cho màu nâu đỏ (do sự hiện diện của phần đường 2-desoxy)

Trang 6

- Hấp thụ UV: do có vòng lacton có nhiều dây nối A sẽ hấp thụ ánh sáng ở vùng từ ngoại xa

2.3 Dược động học, cơ chế và tác dụng dược lý:

2.3.1 Dược động học:

Hấp thu: Azithromycin hấp thu nhanh và có sinh khả dụng đường uống khoảng 40% Nồng độ thuốc trong tế bào cao hơn trong huyết tương, vì vậy dùng điều trị vi khuẩn nội bào tốt Thức ăn làm giảm thu thuốc

Phân bố: Thuốc được phân bố rộng khắp cơ thể, chủ yếu trong các môi như: phổi, amidan, tiền liệt tuyến, bạch cầu hạt và đại thực bảo,…, cao hơn trong máu nhiều lần Tuy nhiên, nồng độ thuốc trong hệ thống thần kinh trung ương rất thấp

Chuyển hóa: Một lượng nhà azithromycin bị khử methyl trong gan, và được thải trừ qua mật ở dạng không biến đổi và một phần ở dạng chuyển hóa

Thải trừ: Khoảng 6% liều uống thải trừ qua nước tiểu trong vòng 72 giờ dưới dạng không biến đổi

2.3.2 Cơ chế, tác dụng dược lý:

Tác dụng: Azithromycin là một kháng sinh mới có phổ kháng khuẩn rộng thuộc nhóm macrolid Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh, có tác dụng tốt trên các vi khuẩn Gram

dương như: Streptococcus, Pneumococcus, Staphylococcus aureus,… Có tác dụng tốt trên các vi khuẩn Gram âm như: Haemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoeae, Có tác dụng vừa phải trên E.coli, Salmonella enteritis, Salmonella typhi, Enterobacter,

Cơ chế tác dụng: Azithromycin gắn kết với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn gây bệnh, qua đó ức chế quá trình tổng hợp protein của chúng

2.4 Chỉ định, tác dụng không mong muốn:

2.4.1 Chỉ định

Azithromycin được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như: nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn da và mô mềm, viêm tai giữa), đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm họng,

viêm amidan), nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa biến chứng do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae không đa kháng (vi khuẩn cơ hội ở bệnh nhân nhiễm

HIV/AIDS)

2.4.2 Tác dụng không mong muốn

Azithromycin được dung nạp tốt, tỷ lệ tác dụng không mong muốn thấp Hay gặp nhất là rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn, đầy hơi, tiêu chảy nhưng thường nhẹ và ít xảy ra hơn so với dùng erythromycin

Trang 7

Ảnh hưởng thính giác: sử dụng lâu dài ở liều cao, azithromycin có thể làm giảm sức nghe có hồi phục ở một số người bệnh

2.5 Liều lượng, cách dùng:

- Dùng 1 lần mỗi ngày, uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn

- Người lớn: Ngày đầu uống 1 liều 500 mg, và dùng tiếp 4 ngày nữa với liều đơn 250 mg/ ngày

- Trẻ em: Liều gợi ý cho trẻ em ngày đầu tiên là 10 mg/kg thể trọng và tiếp theo là 5 mg/kg mỗi ngày, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, uống một lần mỗi ngày

2.6 Dạng bào chế, một số chế phẩm:

2.6.1 Dạng bào chế

- Viên nang azithromycin dihydrat tương đương azithromycin 250 mg và 500 mg

- Bột pha hỗn dịch uống azithromycin dihydrat tương đương 200 mg azithromycin/5 ml,

lọ bột đông khô pha tiêm 500 mg

- Viên nén và viên nén bao phim tương đương azithromycin 125 mg, 500 mg; viên nén phân tán tương đương azithromycin 100 mg

2.6.2 Một số chế phẩm

Một số dạng chế phẩm chứa hoạt chất azithromycin trên thị trường như: viên nén bao phim Azithromycin 250, viên nang Azissel 250, thuốc bột pha hỗn dịch uống Azithromycin

200, viên nang Azithrox 250,

Viên nén bao phim Azithromycin 250 Viên nang Azissel 250

Thuốc bột pha hỗn dịch uống Viên nang Azicine

Azithromycin 200

Hình 2: Một số chế phẩm chứa hoạt chất azithromycin có trên thị trường

Trang 8

CHƯƠNG III: KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NANG AZITHROMYCIN

3.1 TÍNH CHẤT

Nang cứng, bột thuốc trong nang màu trắng hoặc trắng ngà, không mùi, vị đắng

3.2 ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG

Dược điển Việt Nam V

Phép thử độ đồng đều khối lượng và đánh giá kết quả của thuốc nang được thực hiện theo phương pháp 2 của phụ lục 11.3, DĐVN V

Cân riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình Không được có quá hai đơn vị có khối lượng có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình và không có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó

Cân khối lượng của một nang Tháo rời hai nửa vỏ nang, dùng bông lau sạch vỏ và cân khối lượng của vỏ Khối lượng thuốc trong nang hay gói là hiệu số giữa khối lượng nang thuốc và khối lượng vỏ nang Tiến hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên Tính khối lượng trung bình của nang thuốc

Khối lượng trung bình Phần trăm chênh lệch

Bảng 3.2 Giới hạn cho phép chênh lệch khối lượng với viên nang

Dược điển Anh 2020

Phép thử độ đồng đều khối lượng và đánh giá kết quả của thuốc nang được thực hiện theo phương pháp 2.9.5 theo dược điển Anh 2020

Cách tiến hành tương tự như phần mô tả của dược điển Việt Nam V

Dược điển Mỹ 2020

Phép thử độ đồng đều khối lượng và đánh giá kết quả của thuốc nang được thực hiện theo phụ lục 905, USP Volume 4

Cân riêng biệt 10 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình Không được có quá hai đơn vị có khối lượng có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng

trung bình (7.5%)) và không có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó

Cân khối lượng của một nang Tháo rời hai nửa vỏ nang, dùng bông lau sạch vỏ và cân khối lượng của vỏ Khối lượng thuốc trong nang hay gói là hiệu số giữa khối lượng nang thuốc và khối lượng vỏ nang Tiến hành tương tự với 9 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên Tính khối lượng trung bình của nang thuốc

Trang 9

Hình 3: Bảng so sánh độ đồng đều khối lượng của DĐ Việt Nam – Anh – Mỹ

3.3 ĐỊNH TÍNH

Dược điển Việt Nam V

Trong phần Định lượng, pic chính trên sắc ký đổ của dung dịch thử phải có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đò của dung dịch chuẩn

Dược điển Anh 2020

A Hòa tan một lượng viên nang chứa 0,5 g Azithromycin với 50 ml Diclometan Lọc

(phù hợp với bộ lọc nylon 0,45 um) và làm bay hơi dịch lọc đến khô dưới dòng nitơ.

Phổ hấp thụ hồng ngoại, Phụ lục II A, phù hợp với phổ tham chiếu của Azithromycin (RS 487)

Trang 10

B Trong phần định lượng, thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch (1)

tương tự như thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch (2)

Dược điển Mỹ 2020

Trong phần Định lượng, pic chính trên sắc ký đổ của dung dịch thử phải có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đò của dung dịch chuẩn

3.4 ĐỘ HÒA TAN

Dược điển Việt Nam V

Thiết bị: Kiểu cánh khuấy.

Môi trường hòa tan: 900 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,0 Pha dung dịch đệm phosphat

pH 6,0: Pha 6l dung dịch dinatri hydrophosphat 0,1 M và điều chỉnh tới pH 6,0 ± 0,1 bằng khoảng 40 ml acid hydrocloric (TT), thêm vào 600 mg trypsin (TT), trộn đều

Tốc độ quay: 100 r/min Thời gian: 45 min.

Cách tiến hành: Xác định lượng azithromycin hoà tan bằng phương pháp sắc ký lỏng

với điều kiện sắc ký và pha động như mô tả ở mục Định lượng

Pha động: Methanol - nước - amoniac (80 : 19,9 : 0,1)

Dung dịch thử: Sau thời gian hòa tan qui định, lấy một phần dịch hòa tan, lọc.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác một lượng thích hợp azithromycin chuẩn hòa tan trong

môi trường hòa tan và pha loãng từng bước nếu cần với môi trường hòa tan để thu được dung dịch có nồng độ tương đương với dung dịch thử

Điều kiện sắc ký:

- Cột kích thước (25 cm × 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 μm).m)

- Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 215 nm

- Tốc độ dòng: 1,5 ml/min

- Thể tích tiêm: 20 μl

Yêu cầu: Không ít hơn 75% (Q) lượng azithromycin, C38H72N2O12 , so với lượng ghi

trên nhãn được hòa tan trong 45 min

Dược điển Anh 2020

Tuân thủ các yêu cầu trong phép thử độ hòa tan đối với viên nén và viên nang, Phụ lục XII B1

Thiết bị: Kiểu cánh khuấy.

Môi trường hòa tan: 900 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,0 Pha dung dịch đệm phosphat

pH 6,0: Pha 6l dung dịch dinatri hydrophosphat 0,1 M và điều chỉnh tới pH 6,0 ± 0,1 bằng khoảng 40 ml acid hydrocloric (TT), thêm vào 600 mg trypsin (TT), trộn đều

Tốc độ quay: 100 v/phút Thời gian: 45 min.

Trang 11

Dung môi A: 0.67% mg/ml Kali hydrophosphat được điều chỉnh đến pH 8.0 bằng acid

phosphoric và axetonitril R1 (40;60)

(1) Sau 45 phút, lấy mẫu dung dịch chứa Azithromycin trong MTHT, lọc

(2) 0.027% mg/ml Azithromycin chuẩn trong môi trường hòa tan

(3) 0.05% mg/ml Azithromycin chuẩn và tạp chất A trong dung môi A

Pha động: 0.67% mg/ml kali hydrophosphat được điều chỉnh đến pH 11.0 bằng Kali

hydroxit 56% mg/ml và Axetonitril R1 (40;60)

Điều kiện sắc ký:

(a) Sử dụng cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm) được nhồi bằng polyme vinyl octadecylsilyl để sắc ký (5 μm).m)

(b) Sử dụng dung dịch rửa giải đẳng cấp và pha động được mô tả phía dưới

(c) Sử dụng tốc độ dòng 1 ml/ phút

(d) Sử dụng nhiệt độ cột là 40°C

(e) Sử dụng bước sóng phát hiện 210 nm

(f) Bơm 20 μm).L mỗi dung dịch

Tính phù hợp hệ thống:

- Trên sắc ký đồ của dung dịch (2), hệ số đối xứng của pic do Azithromycin nằm trong khoảng từ 0,8 đến 2,0;

- Trên sắc ký đồ của dung dịch (3), độ phân giải giữa các pic do tạp chất A và Azithromycin tạo ra ít nhất là 1,5

Yêu cầu: Không ít hơn 75% (Q) lượng azithromycin, C38H72N2O12 , so với lượng ghi

trên nhãn được hòa tan trong 45 min

Dược điển Mỹ 2020

Thiết bị: Kiểu cánh khuấy.

Môi trường hòa tan: 900 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,0 Pha dung dịch đệm phosphat

pH 6,0: Pha 6l dung dịch dinatri hydrophosphat 0,1 M và điều chỉnh tới pH 6,0 ± 0,1 bằng khoảng 40 ml acid hydrocloric (TT), thêm vào 600 mg trypsin (TT), trộn đều

Tốc độ quay: 100 v/phút Thời gian: 45 min.

Cách tiến hành: Xác định lượng Azithromycin hoà tan bằng phương pháp sắc ký lỏng

với pha động và điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Định lượng

Pha động: Hòa tan 5,8 g kali photphat trong 2130 ml nước và thêm 870 ml axetonitril

khoảng 6 ml kali hydroxit 10 N đến pH 11,0 ± 0,1, và đi qua một bộ lọc thích hợp

Dung dịch gốc chuẩn: 0,165 mg / ml Azithromycin chuẩn trong axetonitril Quay siêu âm Dung dịch chuẩn: 3,84 µg / ml Azithromycin từ dung dịch gốc chuẩn trong pha động

Trang 12

Dung dịch thử: Lấy một phần dung dịch thử đem đi lọc qua lỗ 0.5µg Lấy 2 ml dịch lọc

vào bình định mức 25 ml và thêm pha động đến vạch Lấy 4,0 ml dung dịch này vào bình định mức 25 ml thứ hai và thêm pha động đến vạch

Điều kiện sắc ký:

- Máy dò: Máy dò điện hóa amperometric

- Điện cực: Điện cực carbon thủy tinh kép

+ Điện cực 1: + 0,70 ± 0,05 V

+ Điện cực 2: + 0,82 ± 0,05 V

- Cột kích thước: 4,6 mm x 5 cm; L29

- Tốc độ dòng: 1,5 ml / phút

- Thể tích tiêm mẫu: 50 μm).l

Phân tích

Mẫu: Dung dịch chuẩn và dung dịch thử

Công thức tính lượng Azithromycin (C38H72N2O12) được hòa tan

% Azithromycin hòa tan= rU

rS x

Cs

L x D x V x 100

rU = đáp ứng peak dung dịch thử

rS = đáp ứng peak dung dịch Chuẩn

CS = nồng độ của Azithromycin chuẩn trong dung dịch chuẩn (mg /ml)

L = yêu cầu nhãn (mg/Capsule)

D = hệ số pha loãng của dung dịch mẫu

V = thể tích của môi trường, 900 ml

Yêu cầu: Không ít hơn 75% (Q) lượng azithromycin, (C38H72N2O12), so với lượng ghi trên nhãn được hòa tan trong 45 min

Ngày đăng: 04/09/2021, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hội đồng Dược điển (2017), “Chuyên luận 114, Azithromycin, nang”, Dược điển Việt Nam V, tập 1, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 128-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên luận 114, Azithromycin, nang”, "Dược điểnViệt Nam V
Tác giả: Hội đồng Dược điển
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2017
2. Hội đồng Dược điển (2017), “Phụ lục 1.13 – Thuốc nang”, Dược điển Việt Nam V, tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. PL-19-PL20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược điển Việt Nam V, tập 2
Tác giả: Hội đồng Dược điển
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2017
3. Hội đồng Dược điển (2017), “Phụ lục 11.2 – Phép thử độ đồng đều hàm lượng”, Dược điển Việt Nam V, tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. PL-249 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược điển Việt Nam V
Tác giả: Hội đồng Dược điển
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2017
4. Hội đồng Dược điển (2017), “Phụ lục 11.3 – Phép thử độ đồng đều khối lượng”, Dược điển Việt Nam V, tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. PL-249-PL250.Dược điển Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược điển Việt Nam V, tập 2
Tác giả: Hội đồng Dược điển
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2017
5. The British Pharmacopoeia Commission (2020), “Volume III - Azithromycin Capsules”, British Pharmacopoeia (2020), pp. 179-180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Volume III - AzithromycinCapsules"”, British Pharmacopoeia (2020)
Tác giả: The British Pharmacopoeia Commission (2020), “Volume III - Azithromycin Capsules”, British Pharmacopoeia
Năm: 2020
6. The British Pharmacopoeia Commission (2020), “Volume III – General Monographs (Capsules)”, British Pharmacopoeia (2020), pp. 42-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Volume III – General Monographs(Capsules)"”, British Pharmacopoeia (2020)
Tác giả: The British Pharmacopoeia Commission (2020), “Volume III – General Monographs (Capsules)”, British Pharmacopoeia
Năm: 2020
7. The British Pharmacopoeia Commission (2020), “Volume V – Appendix XII C”, British Pharmacopoeia (2020), pp. A408-A409.Dược điển Mỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Volume V – Appendix XII C
Tác giả: The British Pharmacopoeia Commission
Nhà XB: British Pharmacopoeia
Năm: 2020
8. U.S. Pharmacopeia (2020), “Volume I - Azithromycin Capsules”, The United States Pharmacopeia (2020), USP 43 NF 38, pp. 450-451 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Volume I - Azithromycin Capsules”, "The United StatesPharmacopeia (2020)
Tác giả: U.S. Pharmacopeia (2020), “Volume I - Azithromycin Capsules”, The United States Pharmacopeia
Năm: 2020
9. U.S. Pharmacopeia (2020), “Volume IV – General test and assays”, The United States Pharmacopeia (2020), USP 43 NF 38, pp. 6410 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Volume IV – General test and assays
Tác giả: U.S. Pharmacopeia
Nhà XB: The United States Pharmacopeia
Năm: 2020

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Công thức cấu tạo của Azithromycin. - So sánh chuyên luận thuốc Azithromycin nang dược điển Việt Nam Anh Mỹ có dịch chi tiết, kèm bảng so sánh
Hình 1 Công thức cấu tạo của Azithromycin (Trang 5)
Hình 2: Một số chế  phẩm chứa hoạt chất azithromycin có trên thị trường - So sánh chuyên luận thuốc Azithromycin nang dược điển Việt Nam Anh Mỹ có dịch chi tiết, kèm bảng so sánh
Hình 2 Một số chế phẩm chứa hoạt chất azithromycin có trên thị trường (Trang 7)
Hình 3: Bảng so sánh độ đồng đều khối lượng của DĐ Việt Nam – Anh – Mỹ 3.3 ĐỊNH TÍNH - So sánh chuyên luận thuốc Azithromycin nang dược điển Việt Nam Anh Mỹ có dịch chi tiết, kèm bảng so sánh
Hình 3 Bảng so sánh độ đồng đều khối lượng của DĐ Việt Nam – Anh – Mỹ 3.3 ĐỊNH TÍNH (Trang 9)
Bảng 3.4: Bảng so sánh độ hòa tan theo Dược điển Việt Nam – Anh – Mỹ - So sánh chuyên luận thuốc Azithromycin nang dược điển Việt Nam Anh Mỹ có dịch chi tiết, kèm bảng so sánh
Bảng 3.4 Bảng so sánh độ hòa tan theo Dược điển Việt Nam – Anh – Mỹ (Trang 13)
Bảng 3.5. Bảng so sánh định lượng theo Dược điển VN- Anh – Mỹ - So sánh chuyên luận thuốc Azithromycin nang dược điển Việt Nam Anh Mỹ có dịch chi tiết, kèm bảng so sánh
Bảng 3.5. Bảng so sánh định lượng theo Dược điển VN- Anh – Mỹ (Trang 16)
Bảng 3.7: Bảng so sánh các yêu cầu chỉ tiêu DĐVN - DĐ Anh – DĐ Mỹ - So sánh chuyên luận thuốc Azithromycin nang dược điển Việt Nam Anh Mỹ có dịch chi tiết, kèm bảng so sánh
Bảng 3.7 Bảng so sánh các yêu cầu chỉ tiêu DĐVN - DĐ Anh – DĐ Mỹ (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w