1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp marketing nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh ngành du lịch tỉnh bình dương

47 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Cải Thiện Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Du Lịch Tỉnh Bình Dương
Tác giả Nguyễn Thành Long
Người hướng dẫn ThS. Trần Đình Thắng
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2013 - 2014
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 790,39 KB

Cấu trúc

  • NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

  • LỚP D10MKT

  • MỤC LỤC

  • LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  • 2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

  • 2.4.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

    • 1.1. Tổng quan về du lịch và kinh tế du lịch

      • 1.1.1. Các khái niệm cơ bản

  • 1.1.1.1 Du lịch

  • 1.1.1.2 Thị trường du lịch

  • 1.1.1.3 Sản phẩm du lịch

  • 1.1.1.4 Các khái niệm khác

  • a. Khách du lịch

    • 1.1.2. Chức năng của du lịch

  • 1.1.2.1 Chức năng xã hội

  • 1.1.2.2 Chức năng kinh tế

  • 1.1.2.3 Chức năng sinh thái

  • 1.1.2.4 Chức năng chính trị

    • 1.1.3. Vai trò và ý nghĩa kinh tế – xã hội

    • 1.1.4. Các loại hình du lịch

    • 1.1.5. Các nguồn lực để phát triển du lịch

  • 1.1.5.1 Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân tạo)

  • 1.1.5.2 Cộng đồng dân cư và nguồn nhân lực

  • 1.1.5.3 Vốn đầu tư

  • 1.1.5.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất

    • 1.2. Sơ lược lý thuyết về lý luận lợi thế cạnh tranh của m. porter- “mô hình năm động lực cạnh tranh”

    • 1.3. Tiểu kết chương 1

  • CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG

    • 2.1. Tiềm năng tự nhiên

      • 2.1.1. Vị trí địa lí

      • 2.1.2. Địa hình

  • Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o-50’-27’’ đến 11o-24’-32’’ vĩ độ bắc và từ 106o-20’ đến 106o25’ độ kinh đông.

  • Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ... Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp.

  • Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa và dòng chảy tác động trên mặt đất, cộng với sự tác động của sức gió, nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền địa chất. Các sự tác động này diễn ra lâu dài hàng triệu năm.

  • Với lợi thế về địa hình bằng phẳng chiếm tỷ lệ lớn nhất mà tỉnh Bình Dương có thế mạnh về giao thông thuận lợi, dễ dàng xây dựng các khu du lịch. Bên cạnh đó , việc đa đang về địa hình như đã nói ở trên còn giúp tỉnh có nhiều tiềm năng đế phát triển về đa dạng du lịch, tạo ra nhiều sự khác biệt so với các tỉnh lân cận khác (ví dụ như tỉnh Tây Ninh thì chủ yếu là núi và tỉnh Đồng Nai lại chủ yếu là thác, sông ngòi).

  • Bình Dương ít chịu tác động của thiên tại cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc duy trì tính ổn định cũng như các công trình phát triển cho ngành du lịch và mang lại cảm giác an toàn cho du khách.

    • 2.1.3. Khí hậu

  • Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

  • Lượng mưa trung bình hàng năm 1.800mm đến 2.000mm.

  • Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC.

  • Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 80% - 90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Tuy nhiên độ ẩm trong năm ít biến động.

  • Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô, gió thịnh hành chủ yếu là hướng đông, đông bắc. Về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là gió tây, tây nam.

  • Khí hậu ở tỉnh Bình Dương rất ôn hòa và dễ chịu, không quá nóng như các tỉnh miền Trung và không khắc nghiệt như phía Bắc điều đó góp phần tạo sự thuận lợi cho du lịch suốt cả năm. Đặc biệt, điều này góp phần thu hút những du khách có ý định đến để nghĩ dưỡng nhưng vẫn cảm nhận được một phần cuộc sống sôi động ở đây khi nền công nghiệp đang rất phát triển.

    • 2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

  • 2.1.4.1 Tài nguyên rừng

  • Diện tích rừng ở Bình Dương hiện còn 18,572ha. Khu vực có diện tích lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu với 3.905ha. Rừng tự nhiên hiện còn chủ yếu là rừng non tái sinh, phân bố rải rác ở phía Bắc tỉnh, chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản.

  • Với tài nguyên rừng phong phú góp phần phát triển các khu du lịch sinh thái rừng cũng như bảo vệ được môi trường của tỉnh

  • 2.1.4.2 Tài nguyên nước

  • Tài nguyên nước khá dồi dào. Hằng năm các sông suối trong tỉnh truyền tải đến cho khu vực một khối nước rất lớn, Có ba sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai chảy qua địa phận Bình Dương là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Nguồn nước ngầm cũng khá phong phú, được tồn tại dưới hai dạng là lỗ hổng và khe nứt; được chia thành 3 khu vực: khu vực giàu nước ngầm phân bố ở phía Tây huyện Bến Cát đến sông Sài Gòn; khu vực giàu nước trung bình phân bố ở huyện Thuận An; khu vực nghèo nước phân bố ở vùng Đông và Đông Bắc Thủ Dầu Một hoặc rải rác các thung lũng ven sông Sài Gòn; Đồng Nai thuộc trầm tích đệ tứ

  • 2.1.4.3 Tài nguyên khoáng sản

  • Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng và nước, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài ...

  • Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một.

  • Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp...

    • 2.2. Tiềm năng kinh tế, xã hội

      • 2.2.1. Dân cư và xã hội

  • Diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.482.636 người (1/4/2009), mật độ dân số khoảng 550 người/km2.

  • Đến năm 2011, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê thì dân số Bình Dương là 1.691,4 người và mật độ dân số là 628 người/km2 . Cho thấy tình hình dân số vẫn đang tăng

  • Về quốc phòng – an ninh, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được tăng cường, củng cố. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo; chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, nhất là dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của tỉnh và đất nước.

  • Tổ chức các đợt cao điểm thiết lập trật tự an toàn giao thông, triển khai Năm An toàn giao thông quốc gia 2012; Thường xuyên kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy, xây dựng phương án thực tập, huấn luyện chữa cháy, bảo vệ an toàn phòng cháy chữa cháy, xây dựng phương án thực tập, huấn luyện chữa cháy, bảo vệ an toàn phòng cháy chữa cháy trong các sự kiện chính trị, lễ hội của tỉnh.

  • Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

  • Lực lượng lao động Bình Dương năm 2005 chiếm 1.33% so với cả nước và chiếm 10% so vớ khu vực Đông Nam Bộ. Năm 2011 tăng lên chiếm 1.97% so với cả nước và 12% so với khu vực Đông Nam Bộ. Từ những số liệu trên cho thấy nguồn nhân lực không ngừng tăng. Đây là một lợi thế lớn cho Bình Dương

  • Bình Dương với nguồn dân cư sẵn có dồi dào, bên cạnh việc đang là tỉnh phát triển mạnh mẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút thêm nguồn nhân lực kết hợp với một xã hội ổn định thì đây là lợi thế rất lớn để Bình Dương có thê phát triển mạnh mẽ du lịch nếu như biết khai thác đầy đủ và hợp lý tiềm năng này.

    • 2.2.2. Kinh tế

  • Chỉ tiêu kinh tế tăng so với cùng kỳ năm 2012:

  • Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn định. Giá trị sản xuất ước đạt 29.906 tỷ đồng, tăng 9,1%. Doanh thu của các doanh nghiệp tăng trong đó, doanh thu doanh nghiệp Nhà nước tăng 8,4%, doanh thu xuất khẩu giảm 9,9%; doanh thu ngoài quốc doanh tăng 18,2%, thu xuất khẩu tăng 13,8%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài doanh thu tăng 4,5% doanh thu xuất khẩu tăng 12%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 19.325 tỷ đồng, tăng 18,3%.

  • Tình hình xuất nhập khẩu có chiều hướng thuận lợi do tỷ giá ổn định, lãi suất ngân hàng giảm, giá nguyên vật liệu ổn định, các thị trường xuất khẩu chủ yếu như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang dần phục hồi. Hầu hết các doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu đến quý II và quý III/2013. Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như: gỗ, dệt may, giày dép, cao su đạt mức tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2 tỷ 828 triệu đô la Mỹ, tăng 15,7%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 2 tỷ 391 triệu đô la Mỹ, tăng 15,4%.

  • Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 7%; tình hình nợ đọng thuế giảm hơn 20%, tổng chi ngân sách Nhà nước 3.500 tỷ đồng, tăng 23%, trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm hơn 35% tổng chi; trong hoạt động tín dụng, dư nợ cho vay ước đạt 55.754 tỷ đồng, tăng hơn 12%, trong đó, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 21,5% tổng dư nợ.

    • 2.2.3. Nguồn vốn đầu tư

  • Số dự án của Bình Dương chiếm 15.9% với tổng số vốn chiếm 7.8% so với cả nước và số dự án chiếm 27.6% với tổng số vốn chiếm 15,6% so với Đông Nam Bộ. Cho thấy nguồn đầu tư đổ vào Bình Dương là rất lớn.

  • Trong quí I/2013, tỉnh đã thu hút 2.910 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh gồm 325 doanh nghiệp đăng ký mới và 94 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn, thu hút đầu tư nước ngoài được 643 triệu đô la Mỹ, gồm 39 dự án đầu tư mới và 45 dự án điều chỉnh tăng vốn. Đầu tư trong nước thu hút được 3.381 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, gồm 423 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng vốn đăng ký 1.857 tỷ đồng và 114 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng là 1.524 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 79.500 tỷ đồng, tăng 8,48% so với đầu năm và tăng 27,57% so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay đạt 55.754 tỷ đồng, tăng 3,62% so với đầu năm và tăng 12,66% so với cùng kỳ.

    • 2.3. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bình Dương

  • Với vườn cây ăn trái Lái Thiêu - đã có một thời gian dài Bình Dương nổi tiếng cả nước như là địa phương đi đầu trong việc phát triển DL miệt vườn - sinh thái, trước cả các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Vĩnh Long. Nhưng hiện tại, những khu vườn cây ăn trái Lái Thiêu (tập trung khu vực Bình Nhâm, An Sơn, An Thạnh của TX.Thuận An hiện nay) - một thời từng được xem là biểu tượng quảng bá DL Bình Dương, đã đánh mất thương hiệu bởi vì nhiều lý do khác nhau. Biết bao giờ những vườn cây măng cụt của miệt Lái Thiêu mới lại tấp nập du khách từ TP.HCM và các địa phương khác kéo đến thưởng thức món trái cây đặc sản được xem là mòn quà tuyệt vời của đất - người Bình Dương?

  • Không chỉ chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh mà DL Bình Dương hiện đang đứng trước việc xâm hại môi trường DL, ảnh hưởng lâu dài đến việc thu hút du khách trong tương lai. Tình trạng xâm hại môi trường cảnh quan DL ở Bình Dương đang diễn ra hàng ngày, có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều nơi như KDL sinh thái núi Cậu - lòng hồ Dầu Tiếng (vứt rác bừa bãi, khai thác khoáng sản), KDL chùa núi Châu Thới hay tại các danh thắng, di tích lịch sử - văn hóa khác (xả rác, xây dựng trái phép, mở đường giao thông).

  • Một thực trạng khác cần phải đề cập là DL Bình Dương hiện đang đối mặt với hậu quả của việc thiếu tính định hướng, quy hoạch của những giai đoạn trước đây. Điểm dễ nhận thấy đầu tiên là Bình Dương dù có thế mạnh nhưng lại không có được những sản phẩm DL đặc thù hoặc có nhưng chỉ mang tính hình thức, thiếu hiệu quả. Ví dụ, những tour tham quan làng nghề truyền thống hiện nay (làng sơn mài Tương Bình Hiệp, lò lu Đại Hưng, lò chén, lò gốm Tân Phước Khánh) được các du khách phản ánh là quá đơn điệu, trùng lắp, khâu thuyết minh, hướng dẫn thì vừa thiếu lại vừa yếu. Tính tương tác giữa du khách với công việc sáng tạo sản phẩm và nghệ nhân, người dân làng nghề là gần như không có. Du khách có nhu cầu rất lớn muốn được trải nghiệm mình tham gia một công đoạn trong quy trình sản xuất các sản phẩm truyền thống như nhào nặn đất sét làm gốm, vẽ, cẩn sơn mài… nhưng chỉ được hướng dẫn viên giới thiệu vài câu, gợi ý mua sản phẩm và ra về.

    • 2.3.1. Tình hình hoạt động của ngành du lịch

  • Sáng 31/01, Sở VHTTDL Bình Dương đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013.

  • Báo cáo tổng kết tại hội nghị nêu rõ, năm 2012, ngành VHTTDL Bình Dương đã tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên ngành, gắn liền với nhiệm vụ về phát triển trên các lĩnh vực hoạt động của ngành phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

  • Trong năm, ngành đã tổ chức 25 đợt triển lãm, trưng bày ảnh, sách chuyên đề với các chủ đề “Bình Dương - 15 năm tái lập tỉnh”, , “37 năm - Đất nước trọn niềm vui”… Thực hiện được tuyên truyền, cổ động trực quan được 8.629m2 pa-nô, 29.787m2 băng-rôn, 1.913 giờ xe thông tin lưu động…

  • Năm 2008, mặc dù khủng khoảng kinh tế, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, nhưng Bình Dương vẫn đón 856.041 lượt khách. Đến 2012, đã tăng lên gần 4 triệu lượt khách, doanh thu đạt hơn 932 tỷ đồng.

  • Cuối cùng là thông tin mới nhất về sự vực dậy một nơi du lịch đã từ đi vào tiềm thức của người dân Bình Dương nói riêng và của cả nước nói chung. Đó là hoạt động Tổ chức lễ hội "Lái Thiêu mùa trái chín 2013".

  • Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2009

  • Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2009

    • 2.4. Tiểu kết chương 2

  • “ Biết người biết ta – Trăm trận trăm thắng”

  • Với chương 2 này, chúng tôi nghiên cứu cụ thể hơn về từng khía cạnh cũng như tiềm năng của tỉnh Bình Dương để qua đó, chúng tôi lấy đó làm căn cứ để đánh giá về tình hình của tỉnh cũng như đưa ra những giải pháp hợp lý cho từng khía cạnh này. Chúng tôi muốn mình phải biết được chính mình có gì, cần gì và thiếu sót gì để hoàn thiện chính mình.

  • CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

    • 3.1. Đánh giá tiềm năng

  • Với thực trạng của Bình Dương được nêu rõ nét ở trên, ta nhận thấy Bình Dương có một tiềm năng vô cùng lớn để phát triển du lịch. Với điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, bao gồm các hệ thống sống ngòi, rừng núi và các tài nguyên nhân tạo, kết hợp với các cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật đã mang lại một nền tảng vững chắc cho Bình Dương. Và nền văn hoá lâu đời, nhiều chùa cổ, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, cảnh quan đẹp và nhiều di tích lịch sử góp phần cho du lịch Bình Dương có nhiều điều kiện phát triển. Ngoài ra, những yếu tố như dân cư xã hội, kinh tế ổn định và nguồn đầu tư không ngừng chảy vào Bình Dương thì rõ ràng Bình Dương đang có một tương lai rất tốt cho ngành du lịch, vấn đề đặt ra làm làm sao để khai thác hợp lý, đúng và đủ những gi đang có và làm tăng thêm những gì đang cần.

  • Vậy làm thế nào để du lịch Bình Dương phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đồng thời là một công cụ nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; phấn đấu đến năm 2015 đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó 43 ngàn lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đến năm 2015 đạt khoảng 2.200 tỷ đồng… như mục tiêu được lãnh đạo tỉnh và ngành du lịch Bình Dương đặt ra? Rất mừng là ngành du lịch Bình Dương đã xây dựng xong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã được UBND tỉnh phê duyệt và ban hành mới đây. Đây là một trong những kim chỉ nam đồng thời là hành lang pháp lý để định hướng phát triển du lịch Bình Dương trong vòng 20 năm tới. Bên cạnh đó, việc Bình Dương vừa củng cố lại Hiệp hội du lịch tỉnh Bình Dương với Đại hội giữa nhiệm kỳ và ra mắt Ban chấp hành mới tập hợp những cá nhân có năng lực, tâm huyết, đam mê với ngành nghề. Đây sẽ là cơ hội cho du lịch tỉnh nhà được lèo lái, phát triển theo định hướng, tránh những chồng chéo, thiếu sót như hiện nay.

  • Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã cùng thực hiện một bảng khảo sát trên 100 người và cũng mạnh dạn đưa ra kết quả nghiên cứu với những giải pháp kiến nghị dưới đây.

    • 3.2. Đưa ra giải pháp

      • 3.2.1. Nâng cao cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch

      • 3.2.2. Tăng cường thu hút đầu tư, đầy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch

      • 3.2.3. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch

      • Biểu đồ 3.Mục đích của khách du lịch

      • 3.2.4. Các giải pháp góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường

      • 3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch

      • 3.2.6. Ổn định giá cả, hạn chế tình trạng chặt chém khách du lịch

    • 3.3. Tiểu kết chương 3

  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

    • 4.1. Kết luận

    • 4.2. Khuyến nghị

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Nội dung

Mục tiêu đề tài

Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Nghiên cứu này sẽ tổng hợp và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về lý thuyết và thực tiễn, nhằm chứng minh tính cần thiết khách quan của việc phát triển du lịch tỉnh thông qua các giải pháp Marketing hiệu quả.

Để phát triển du lịch bền vững, cần tiến hành khảo sát thực trạng tiềm năng du lịch của tỉnh, đồng thời phân tích những ưu nhược điểm của các tiềm năng này Qua đó, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao trải nghiệm du khách.

Ba là, đưa ra các giải pháp Marketing nhằm nâng cao tình hình du lịch của tỉnh Bình Dương.

4 Kết quả nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giải quyết những vấn đề sau:

Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về phát triển du lịch là cần thiết để xác định cơ sở lý luận cho sự phát triển du lịch tại Bình Dương Việc này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ngành du lịch mà còn tạo nền tảng vững chắc cho các chiến lược phát triển bền vững trong tương lai.

Hai là, Xác định và đánh giá được thực trạng tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của tỉnh, làm cơ sở cho việc phát triển du lịch

Bài viết phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch tại Bình Dương, nhằm phát huy những điểm mạnh và hoàn thiện, khắc phục các hạn chế hiện có.

Để phát triển du lịch tại Bình Dương trong giai đoạn hiện nay, cần đưa ra những giải pháp Marketing hiệu quả Việc giải quyết các vấn đề này không chỉ thúc đẩy sự phát triển du lịch mà còn góp phần nâng cao kinh tế, cải thiện mức sống của người dân, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài cho vùng đất này.

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài :

Xác nhận của lãnh đạo khoa

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

STT Họ và Tên MSSV Chữ ký

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6

3.4.3Phương pháp xử lý số liệu 8

3.4.4Phương pháp bản đồ, biểu đồ 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 9

1.1 Tổng quan về du lịch và kinh tế du lịch 9

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 9

1.1.2 Chức năng của du lịch 10

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa kinh tế – xã hội 12

1.1.4 Các loại hình du lịch 13

1.1.5 Các nguồn lực để phát triển du lịch 15

1.1.5.1 Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân tạo) 15

1.1.5.2 Cộng đồng dân cư và nguồn nhân lực 16

1.1.5.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất 18

1.2 Sơ lược lý thuyết về lý luận lợi thế cạnh tranh của m porter- “mô hình năm động lực cạnh tranh” 18 1.3 Tiểu kết chương 1 19

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG 21

2.2 Tiềm năng kinh tế, xã hội 24

2.2.1 Dân cư và xã hội 24

2.3 Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bình Dương 27

2.3.1 Tình hình hoạt động của ngành du lịch 28

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 32

3.2.1 Nâng cao cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch 33

3.2.2 Tăng cường thu hút đầu tư, đầy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch 35

3.2.3 Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch 36

3.2.4 Các giải pháp góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường 37

3.2.5 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch 38

3.2.6 Ổn định giá cả, hạn chế tình trạng chặt chém khách du lịch 38

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 40

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Triết gia Augustine từng nói: “Thế giới là một cuốn sách, và ai không đi chỉ đọc được một trang.”

Du lịch không chỉ đơn thuần là khám phá mà còn là cơ hội để học hỏi và phát triển kiến thức Ngành du lịch được coi là "công nghiệp không khói" mang lại lợi nhuận cao cho các quốc gia, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng toàn cầu hóa này Hiện tại, Việt Nam đang nỗ lực đưa du lịch quốc gia ra thế giới.

Việt Nam sở hữu đầy đủ các yếu tố cần thiết để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế chủ lực, nhờ vào tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng.

Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế Đến năm

Năm 2012, Việt Nam đón 6,8 triệu lượt khách quốc tế và 32,5 triệu lượt khách nội địa, với doanh thu ngành du lịch đạt 160.000 tỷ đồng, đóng góp 5% vào GDP Tại tỉnh Bình Dương, từ năm 2010 đến 2012, số lượng du khách tăng liên tục, cụ thể năm 2010 là trên 3,3 triệu lượt, năm 2011 đạt 3,9 triệu lượt, và 9 tháng đầu năm 2012 ước tính gần 3,1 triệu lượt Doanh thu du lịch tại Bình Dương cũng tăng theo từng năm, với 684,711 tỷ đồng năm 2010, 830,969 tỷ đồng năm 2011, và 743,5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2012, trong đó dịch vụ du lịch chiếm khoảng 75%.

Ngành du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như nạn "chặt chém" và bắt nạt du khách, cùng với hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch vụ không đạt yêu cầu Sau hơn 20 năm phát triển, Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc khai thác thiên nhiên mà thiếu chiến lược phát triển rõ ràng và đầu tư bài bản cho ngành du lịch, dẫn đến việc tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Bình Dương là một tỉnh thành đang trên đà phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chủ yếu nhờ vào sự phát triển công nghiệp Tuy nhiên, với địa hình đa dạng, bao gồm rừng núi, sông hồ và đồng bằng, cùng với bề dày lịch sử và văn hóa với nhiều khu di tích và làng nghề truyền thống, Bình Dương sở hữu tiềm năng du lịch lớn, hứa hẹn mang lại giá trị phát triển bền vững.

Bình Dương sở hữu tiềm năng du lịch lớn, nhưng chưa được đầu tư đúng mức và khai thác triệt để Việc thiếu chiến lược phát triển phù hợp khiến tỉnh này chưa thể phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, dẫn đến việc vẫn còn tiềm ẩn nguồn lợi kinh tế lớn từ ngành này mà chưa được khai thác.

Chúng tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp Marketing nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh ngành du lịch tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu khoa học, với mục tiêu mang đến một cái nhìn mới mẻ và năng động cho ngành du lịch Bình Dương, từ đó thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Bài viết sẽ tổng hợp và hệ thống hóa các nghiên cứu để cung cấp cơ sở lý luận về lý thuyết và thực tiễn, nhằm chứng minh tính cần thiết của việc phát triển du lịch tỉnh thông qua các giải pháp Marketing hiệu quả.

Tiến hành khảo sát tiềm năng du lịch của tỉnh là cần thiết để phân tích những ưu nhược điểm của các tài nguyên du lịch Qua đó, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm phát triển du lịch bền vững và tối ưu hóa lợi ích từ nguồn tài nguyên này.

Ba là, đưa ra các giải pháp Marketing nhằm nâng cao tình hình du lịch của tỉnh Bình Dương.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này tập trung vào việc cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Bình Dương Bằng cách áp dụng hệ thống lý luận và lý thuyết cùng với thực tiễn, nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp Marketing phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch tại địa phương.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Ngày đăng: 20/07/2021, 07:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhộn nhịp đầu tư vào Bình Dương,http://cungcau.baobinhduong.org.vn/tin-tuc/Nhon-nhip-dau-tu-vao-Binh-Duong/66 Link
2. Khai thác du lịch ở các di tích văn hóa, lịch sử: Muốn phát triển phải đầu tư;http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1D3FE18EA68/Khai_thac_du_lich_o_cac_di_tich_van_hoa_lich_su_Muon_phat_trien_phai_dau_tu.aspx Link
3. Tháng 2: Gần 600 ngàn du khách đến tham quan các khu, điểm du lịch;http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1D3FE18E4A3/Thang_2_Gan_600_ngan_du_khach_den_tham_quan_cac_khu_diem_du_lich_trong_tinh.aspx Link
4. Du xuân về với cội nguồn;http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1D3FE18E196/Du_xuan_ve_voi_nguon_coi_.aspx/ Link
5. Bình Dương: Thu hút 973 ngàn lượt khách du lịch trong quý I – 2013;http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1D3FE18F066/Binh_Duong_Thu_hut_973_ngan_luot_khach_du_lich_trong_quy_I_2013_.aspx,6. Du lịch Bình Dương – Bình Dương Tourist – Khám phá vùng đất mớiBình Dương – Địa danh du lịch Bình Dương;http://www.binhduongtourist.com/ Link
7. Điểm du lịch Bình Dương; http://vemaybaysacmau.com/list-tin-tuc/124-du-lich-binh-duong.html Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w