1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài

231 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Năng Lực Đọc Hiểu Ngoại Ngữ Cho Sinh Viên Đại Học Ngành Ngôn Ngữ, Văn Học Và Văn Hóa Nước Ngoài
Tác giả Lê Hà Phương
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đức Minh, TS. Trần Văn Hùng
Trường học Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam
Chuyên ngành Ngôn Ngữ, Văn Học Và Văn Hóa Nước Ngoài
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 231
Dung lượng 9 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội hơn để giao lưu quốc tế, mở cửa thị trường và đón nhận những thành tựu mới nhất. Vì thế, ngoại ngữ lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Việc hiểu biết ít nhất một ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) là điều cần thiết đối với tất cả những ai muốn tìm tòi, học hỏi kiến thức mới. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu biết một ngoại ngữ mà không sử dụng thành thạo được ngoại ngữ đó cũng sẽ dẫn đến những hạn chế, tồn tại nhất định. Việc sử dụng thành thạo một ngoại ngữ có thể giúp sinh viên tìm được một việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu khi trong các yêu cầu việc làm hiện nay nhất định phải có yếu tố ngoại ngữ. Vai trò của ngoại ngữ vì thế được đề cao, và trong các chính sách đào tạo và phát triển ngoại ngữ của Nhà nước luôn đề cập đến vấn đề này. Tại Việt Nam, ngoài tiếng Anh là ngoại ngữ chính được đưa vào giảng dạy phổ thông bởi tính chất phổ biến toàn cầu của nó thì trong bối cảnh hiện nay việc biết thêm các ngoại ngữ mới khác đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, sau khi có chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bên cạnh các doanh nghiệp châu Âu, châu Mỹ... vốn đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư từ rất lâu thì các doanh nghiệp của châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đang triển khai mở rộng thị trường tại đây. Ngoài ra, các hiệp định và chính sách về giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng khiến số lượng người Việt Nam học tiếng Nhật, tiếng Hàn... cũng ngày một đông hơn. Điều này đã dẫn đến nhu cầu tăng cường về chất lượng nguồn nhân lực thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc, đặc biệt là năng lực đọc hiểu ngoại ngữ và năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả và năng suất công việc. Để đánh giá năng lực ngoại ngữ nói chung thì cần phải xét trên nhiều yếu tố như Kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...); kiến thức văn hóa – xã hội; kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và thái độ (ý thức, động lực) của người học ngoại ngữ. Trong đó, đọc hiểu ngoại ngữ được đánh giá là kỹ năng rất quan trọng đối với người học bởi chịu sự ảnh hưởng khá nhiều từ cách thức đọc hiểu bằng tiếng mẹ kết hợp với quá trình xử lý ngôn ngữ thứ hai để có thể lí giải nội dung văn bản đọc hiểu. Vì thế, có thể xem đọc hiểu ngoại ngữ là năng lực quan trọng, là yếu tố không thể thiếu để học ngoại ngữ tốt. Có thể chứng minh tầm quan trọng của đọc hiểu qua hàng loạt công trình nghiên cứu về hoạt động đọc đặc biệt trong giai đoạn từ những thập niên 70 của thế kỉ XX trở lại đây như K.Goodman (1967), Smith (1971), Anderson & Cziko (1978), Stanovich (1980), Block (1986), Barnett (1988)...(dẫn theo [91]). Các công trình nghiên cứu này đều quan tâm và khẳng định đọc là hoạt động quan trọng của con người. Đọc để tiếp thu tri thức, để phát triển con người cả về tâm hồn và thể chất. Tại Việt Nam, các vấn đề về “đọc hiểu” và “đọc hiểu văn bản” cũng nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, nhất là khi coi chủ thể hoạt động trong dạy học là học sinh và hoạt động chủ đạo là đọc hiểu văn bản. Có thể kể tên những tác giả tiêu biểu cho nghiên cứu về vấn đề này như: Trần Đình Sử, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thị Hạnh, Hoàng Hòa Bình... Tác giả Trần Đình Sử khẳng định “Trong các khâu đọc đó, đọc hiểu là khâu cơ bản nhất, nó bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài. Có hiểu đúng thì mới nói chuyện hiểu sáng tạo. Muốn hiểu đúng đầu tiên phải tôn trọng tính chỉnh thể toàn vẹn, tính liên kết, đích của văn bản.”[35] Dạy học đọc hiểu ngoại ngữ so với dạy học đọc hiểu tiếng Việt cho người Việt Nam có sự khác biệt lớn về đặc trưng loại hình ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc bài đọc hiểu... và điều này cũng gây không ít khó khăn cho người Việt Nam trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Ngoài ra, thực trạng dạy học phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ (NLĐHNN) hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Việc dạy học ngoại ngữ trình độ Đại học (ĐH) hiện nay vẫn mang nặng tính thông báo-tái hiện, duy trì cách dạy một chiều, áp đặt từ phía giảng viên (GV) đối với sinh viên (SV), không khí lớp học không sôi nổi và các hoạt động trong giờ đọc hiểu chủ yếu là hoạt động riêng lẻ từng cá nhân... Các điều kiện để SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài (gọi cách khác là những sinh viên chuyên ngữ) phát triển NLĐHNN chưa đảm bảo, chủ yếu vẫn còn lệ thuộc nhiều vào một số giáo trình cơ bản. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng như đội ngũ GV dạy ngoại ngữ chưa xây dựng được các biện pháp dạy học có hiệu quả nhằm phát triển NLĐHNN cho SV. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài” có tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Ngày đăng: 19/07/2021, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường (2016) Lí luận dạy học hiện đại, Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 6. Hoàng Thị Bích (2018) Nghiên cứu các bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu sửdụng tại khoa ngôn ngữ và văn hóa pháp ĐHNN – ĐHQGHN, Luận án tiến sĩ, Đại học ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hiện đại, Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học
Tác giả: Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2016
7. Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2011), “Dạy học dự án – Từ lí luận đến thực tiễn”, Tạp chí Khoa học Sư phạm ĐHSP TP HCM, số 28, trang 3-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học dự án – Từ lí luận đến thực tiễn
Tác giả: Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương
Nhà XB: Tạp chí Khoa học Sư phạm ĐHSP TP HCM
Năm: 2011
8. Trần Đình Bình (2012), “Đánh giá năng lực ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp hành động”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN 28, trang 90-99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá năng lực ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp hành động
Tác giả: Trần Đình Bình
Nhà XB: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN
Năm: 2012
9. Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và cấu trúc của năng lực”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 117, trang 4-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực và cấu trúc của năng lực
Tác giả: Hoàng Hòa Bình
Nhà XB: Tạp chí Khoa học giáo dục
Năm: 2015
10. Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và đánh giá theo năng lực”, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP HCM, số 6 (71), trang 21-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực và đánh giá theo năng lực
Tác giả: Hoàng Hòa Bình
Nhà XB: Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP HCM
Năm: 2015
11. Nguyễn Thanh Bình (2010), Dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương theo thể loại trong nhà trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương theo thể loại trong nhà trường trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2010
12. Đỗ Thị Châu (1999), Nghiên cứu kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh của học sinh lớp 6, Luận án Tiến sĩ Tâm lí học chuyên ngành, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh của học sinh lớp 6
Tác giả: Đỗ Thị Châu
Nhà XB: Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 1999
13. Trần Đình Châu & Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy tốt – Học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy
Tác giả: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
15. Trần Trung Dũng (2015) “Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, Tạp chí Giáo dục số 362, kì II, 7/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Trần Trung Dũng
Nhà XB: Tạp chí Giáo dục
Năm: 2015
16. Nguyễn Thị Thu Đạt (2015), “Thực trạng dạy và học tiếng nga ở các cơ sở giáo dục của việt nam và các giải pháp đề xuất”, Tạp chí ĐHNN-ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng dạy và học tiếng nga ở các cơ sở giáo dục của việt nam và các giải pháp đề xuất
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Đạt
Năm: 2015
19. Nguyễn Thị Hạnh (2014), “Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, Số 56, trang 88-97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Nhà XB: Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh
Năm: 2014
20. Phạm Văn Hiền (2018), Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học
Tác giả: Phạm Văn Hiền
Nhà XB: Viện khoa học giáo dục Việt Nam
Năm: 2018
21. Dương Thị Hồng Hiếu (2014), “Bản chất của hoạt động đọc văn và việc dạy học văn bản văn học trong nhà trường”, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Số 56, trang 48-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất của hoạt động đọc văn và việc dạy học văn bản văn học trong nhà trường
Tác giả: Dương Thị Hồng Hiếu
Nhà XB: Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2014
22. Trần Thị Hoa, Lã Phương Thúy, Lê Thái Hưng (2016) “Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10-trung học phổ thông” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32 số1, trang 62-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10-trung học phổ thông
Tác giả: Trần Thị Hoa, Lã Phương Thúy, Lê Thái Hưng
Nhà XB: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN
Năm: 2016
23. Nguyễn Thị Tím Huế (2018), Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên cao đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Tác giả: Nguyễn Thị Tím Huế
Nhà XB: Viện khoa học giáo dục Việt Nam
Năm: 2018
24. Nguyễn Thị Huệ (2012), Xây dựng đường hướng sư phạm có sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu các văn bản tiếng Pháp chuyên ngành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đường hướng sư phạm có sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu các văn bản tiếng Pháp chuyên ngành
Tác giả: Nguyễn Thị Huệ
Năm: 2012
26. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2012
29. Trịnh Quốc Lập (2008), “Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam”, Tạp chí Khoa học 10/2008, ISSN 201069-175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam
Tác giả: Trịnh Quốc Lập
Nhà XB: Tạp chí Khoa học
Năm: 2008
30. Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phương (đồng chủ biên), Đặng Xuân Cường, Trịnh Thị Anh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Vân (2016), Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề, NXB Giáo dục Việt Nam 31. Nguyễn Đức Minh (Chủ biên) (2015), Hướng dẫn đánh giá năng lực của học sinhcuối cấp tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề
Tác giả: Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phương, Đặng Xuân Cường, Trịnh Thị Anh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Vân
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
32. Đào Nga My (2012), “Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống Eye camera – Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28, trang 266-275 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống Eye camera – Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu
Tác giả: Đào Nga My
Nhà XB: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w