ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đối tượng nghiên cứu
- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
- Các bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại lợn Việt Anh, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng
Nội dung tiến hành
- Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trại chăn nuôi lợn Việt Anh
- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
- Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1.1 Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ a Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại b Công tác tiêm phòng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
3.4.1.2 Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ a Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản b Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ
3.4.1.3 Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ a Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản b Công tácđiều trị bệnh cho lợn con theo mẹ
3.4.1.4 Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh
Tổng số con theo dõi × 100
Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =Tổng số con khỏi bệnh
Tổng số con điều trị × 100
Dựa trên số liệu thống kê về tình hình chăn nuôi của trang trại và việc theo dõi trực tiếp quá trình chăn nuôi, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả và tình trạng chăn nuôi tại trang trại.
Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ là rất quan trọng, bao gồm các thông tin như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, cùng với loại bệnh mà lợn nái và lợn con mắc phải Việc ghi chép chi tiết này giúp quản lý sức khỏe đàn lợn hiệu quả hơn và nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hàng ngày
- Chẩn đoán lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học
Để xác định lợn nái bị viêm tử cung sau khi đẻ, cần theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục của lợn nái từ khi bắt đầu đẻ cho đến khi hết dịch Việc theo dõi này được thực hiện hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều Nếu dịch thay đổi tính chất từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng sang màu trắng sữa, hồng, đỏ, nâu rỉ sắt, vàng, xanh, hoặc đặc hơn với bã đậu, dính, có mùi hôi, thối, thì lợn nái đó được coi là bị viêm tử cung sau đẻ.
- Tiến hành điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh bằng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất
* Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau:
Khi phát hiện lợn có dấu hiệu viêm tử cung, quá trình điều trị bắt đầu bằng việc thụt rửa âm đạo bằng dung dịch nước muối, kết hợp với việc tiêm thuốc kháng sinh để hỗ trợ hồi phục.
- Sử dụng kháng sinh Pendistrep L.A hoặc tiêm CP-CIN 20, Oxytocin
- Liệu trình điều trị từ 3 đến 5 ngày
* Điều trị viêm vú bằng phác đồ điều trị sau:
- Cục bộ: Tiêm Oxytocin một liều cho lợn nái để kích thích việc tiết sữa
Để giảm sưng và làm mềm vú lợn, hãy chườm nước ấm lên đầu vú và mát xa nhẹ nhàng hai hàng vú Đối với các vú bị viêm, cần thực hiện việc chườm 4-5 lần mỗi ngày nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh viêm vú.
Để điều trị toàn thân, tiêm kháng sinh Forloxin với liều 1ml/15kg trọng lượng cơ thể, Ceptifi suspen 1ml/15kg trọng lượng, và Amoxgen 1ml/15kg trọng lượng trong 2-3 ngày Ngoài ra, cần sử dụng thêm các loại kháng sinh khác với liều lượng: Tolfen 1ml/20kg trọng lượng và Ketovet 1ml/16kg trọng lượng.
* Xử lý hiện tượng đẻ khó như sau:
Trong trường hợp vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần tiêm Oxytocin 2 ml/con Nếu không có kết quả, cần can thiệp bằng cách rửa tay với nước sát trùng tỷ lệ 1/3200, sau đó bôi trơn tay và đưa vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai Khi sờ thấy thai quá to ở khung xương chậu, dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai thai nhi, tạo vòng kín qua đầu thai và kéo ra ngoài theo cơn rặn Nếu sờ thấy phần sau của thai, kẹp chặt vào khớp chân sau và kéo ra ngoài theo cơn rặn Nếu vẫn không thành công, cần tiến hành phẫu thuật để lấy thai ra.
Sau khi thực hiện phẫu thuật, cần phải tiến hành thụt rửa âm đạo, sát trùng vết mổ và sử dụng kháng sinh Pendistrep L.A với liều lượng 1ml/10kg trong vòng 48 giờ để ngăn ngừa viêm nhiễm tại tử cung và âm đạo.
+ Tiêm vitamin ADE-B Complex liều 1ml/25-30kg TT để trợ sức cho lợn
* Điều trị bệnh bại liệt sau đẻ bằng phác đồ điều trị sau:
- Mô tả quá trình điều trị: Điều trị kết hợp giữa dùng thuốc với chế độ ăn uống, vận động, xoa bóp
- Loài thuốc: Với bệnh bại liệt sau sinh trại dùng Mg - calcium với liều 60 ml/con, tiêm bắp
Liệu trình điều trị kéo dài từ 2 đến 3 ngày, bao gồm việc kiểm tra thức ăn, hỗ trợ động vật trở mình thường xuyên và duy trì vệ sinh sạch sẽ cho nền chuồng, nhằm ngăn ngừa tình trạng loét do nằm lâu.
* Điều trị bệnh sót nhau bằng phác đồ điều trị sau:
- Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung 3 đến 5 ngày liên tục
+ Oxytocine liều 10-20UI (5ml)/con, tiêm bắp 1 lần, hoặc CPCine (2ml/con/lần)
+ Ampicilline: 7-10ml/1kg thể trọng, tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h
+ Amoxciject-LA:1ml/10kg thể trọng, tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 48h
+ Pendistrep- LA: 1ml/20kg thể trọng, tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 48h
* Điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng phác đồ điều trị sau:
- Mô tả quá trình điều trị: Tiêm kháng sinh kết hợp với đường, điện giải, chống mất nước, tăng cường sức đề kháng cho lợn con …
- Loài thuốc: Amcoli, Amlistin, Paxxel, Nor 100
- Liệu trình điều trị: Tiêm 0,5 ml tiêm bắp
* Điều trị bệnh viêm khớp lợn con bằng phác đồ điều trị sau:
- Mô tả quá trình điều trị: Kết hợp để điều trị viêm, giảm đau, giảm sốt Bổ sung thêm Vitamin ADE để trợ lực và tăng sức đề kháng
- Liệu trình điều trị: 1ml tiêm liên tục đến khi khỏi bệnh
* Điều trị bệnh viêm phổi bằng phác đồ điều trị sau:
- Mô tả quá trình: Dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng cho lợn: Vitamin B1, Vitamin C và thuốc trợ tim
- Liệu trình điều trị: Tiêm liều 0,5-1ml tiêm bắp cách ngày
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.