1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con m2 và 160 con m2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM yên hưng quảng ninh

72 1,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Của Các Mật Độ Thả Nuôi 140 Con/M2 Và 160 Con/M2 Trong Quy Trình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Penaeus Vannamei) Thương Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần BIM- Yên Hưng – Quảng Ninh
Tác giả Hoàng Trung Việt
Người hướng dẫn Th.s. Nguyễn Thức Tuấn
Trường học Trường Đại Học Vinh
Chuyên ngành Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC MẬT ĐỘ THẢ NUÔI 140 CON/M 2 VÀ 160 CON/M 2 TRONG QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Penaeus Vannamei THƯƠNG PHẨM T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC MẬT ĐỘ THẢ NUÔI

140 CON/M 2 VÀ 160 CON/M 2 TRONG QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus Vannamei) THƯƠNG PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIM- YÊN HƯNG – QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Sinh thực hiện: Hoàng Trung Việt Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thức Tuấn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thântôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều người Qua đâycho phép tôi xin được gưởi lời cảm ơn tới:

Các thầy, cô trong khoa Nông Lâm Ngư trường Đại Học Vinh đã giúp

đỡ tạo điều kiện trong học tập và làm khóa luận

Xin cảm ơn thầy Nguyễn Thức Tuấn người đã hướng dẫn tận tình giúp

đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận

Xin cảm ơn các bạn trong đoàn thực tập tại khu nuôi công nghiệp MinhThành, các bạn trong tập thể lớp 48k NTTS đã giúp đỡ, động viên trong thờigian qua cũng như trong quá trình làm khóa luận

Xin gưởi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo khu nuôi Minh Thành, anh LêQuang Tùng, các anh chị em công nhân,kỹ thuật…đã giúp đỡ tôi trong thờigian thực tập tại khu nuôi Minh Thành

Một lần nữa xin chân thân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người vàmong nhận được sự giúp đỡ trong thời gian tới

Vinh tháng 7/2011

Sinh viên: Hoàng Trung Việt

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Mục tiêu của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1.Một số đặc điểm của tôm thẻ Chân trắng 3

1.1.1 Hệ thống phân loại 3

1.1.2 Đặc điểm sinh học, phân bố 3

1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng svà tập tính ăn của tôm thẻ 4

1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 4

1.2 Thực trạng nghề nuôi tôm Thẻ Chân Trắng 5

1.2.1 Tình hình thế giới Thẻ Chân Trắng trên thế giới 5

1.2.2 Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam 7

1.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản 13

1.3.1 Vai trò của các vi sinh vật hữu hiệu 13

1.3.2 Nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới 14

1.3.3 Nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 16

1.3.4 Chế phẩm EM 18

Bảng 1.5 : Một số chế phẩm EM, thành phần và công dụng của chúng 18

1.3.4.1.Tình hình nghiên cứu và sử dụng EM trong nuôi tôm Thẻ Chân trắng trên thế giới và Việt Nam 19

1.3.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng EM trong nuôi tôm he chân trắng tại Việt Nam 21

Trang 5

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.2 Vật liệu nghiên cứu 23

2.3 Nội dung nghiên cứu 23

2.5 Phương pháp nghiên cứu 23

2.5.1 Điều kiện thí nghiệm 23

2.5.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 24

2.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 25

2.6.1 Số liệu môi trường môi trường 25

2.6.2 Số liệu sinh trưởng 25

2.6.3.Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG ( Avegare daily growth ) 25

2.6.4.Tốc độ tăng trưởng tương đối ( Special growth rate) 25

2.6.5 Tỉ lệ sống(S) (%) 26

2.6.6 Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm 26

2.7 Phương pháp xử lí số liệu 26

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Diễn biến các yếu tố muôi trường trong ao nuôi 27

3.1.1.Nhiệt độ 29

3.1.2 Hàm lượng NH3 30

3.1.3 Độ kiềm 31

3.1.4 pH 32

3.1.5.Hàm lượng oxy hòa tan 33

3.1.6 Độ mặn 34

3.1.7 Độ trong 35

Trang 6

3.2.1.Tăng trưởng về khối lượng 37

3.2.2 Tăng trưởng về chiều dài 41

3.2.3 Tỷ lệ sống 43

3.3 Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế 45

3.3.1.Kết quả sản xuất 45

3.3.2 Hiệu quả kinh tế 46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

Kết luận 47

1 Các yếu tố môi trường 47

2 Sự phát triển của tôm trong các công thức thực nghiệm 47

3 Hiệu quả sản xuất 47

Kiến nghị 47

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 :Hình thái bên ngoài của tôm (Penaeus vannamei) 3

Hình 1.2 Sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới 5

Hình 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu 24

Hình 3.1 Đồ thị thể hiện nhiệt độ của ao nuôi tôm 29

Hình 3.2.Diễn biến NH3 trong quá trình nuôi 31

Hình 3.3 Diễn biến độ kiềm trong quá trình nuôi 32

Hình 3.4.Diễn biến DO trong quá trình nuôi 33

Hình 3.5.Diễn biến độ trong trong quá trình nuôi 36

Hình 3.6 Đồ thị thể hiện sự tăng trưởng trung bình về khối lượng 38

Hình 3.7.Đồ thị thể hiện sự tăng tưởng bình quân về khối lượng tôm 39

Hình 3.8 Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng(%/ngày) 40

Hình 3.9 Đồ thi tăng trưởng trung bình chiều dài tôm 41

Hình 3.10 Đồ thị tăng trưởng bình quân về chiều dài tôm 42

Hình 3.11 Đồ thị tăng trưởng tương đối theo chiều dài tôm 43

Hình 3.12 Đồ thị thể hiện tỷ lệ sống ao nuôi 44

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 :Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây 8

Bảng 1.2 Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản.(theo FAO) 9

Bảng 1.3 : Giá tri, sản lượng xuất khẩu tôm năm 10

Bảng 1.4 :Diện tích và sản lượng thủy sản các vùng trong nước 11

Bảng 3.1 Diễn biến các yếu tố môi trường ở các ao thí nghiệm 27

Bảng 3.2 Tăng trưởng của tôm giữa các công thức thực nghiệm 36

Bảng 3.3 Tăng trưởng về khối lượng tôm 37

Bảng 3.4 Tăng trưởng bình quân về khối lượng tôm nuôi (g/ngày) .39

Bảng 3.5 Tăng trưởng về chiều dài được thể hiện bằng bảng sau 41

Bảng 3.6 Tỷ lệ sống trong ao nuôi được thể hiên qua bảng sau: 43

Trang 9

Bảng 3.7 Kết quả sản xuất ở các công thức thí nghiệm được thể hiên

qua bảng sau: 45Bảng 3.8 Hiệu quả sản xuất 46

Trang 10

MỞ ĐẦU

Tôm thẻ chân trắng đang được nuôi rộng rãi trên cả nước và đang đạtđược những kết quả khả quan trong thời gian qua Nuôi tôm thẻ chân trắngđang nhận được nhiều sự quan tâm của người nuôi cũng như các nhà nghiêncứu

Trong thời gian qua việc nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan đang gây ramột số khó khăn trong quản lý: kỹ thuật, môi trường

Để duy trì vị thế của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thủy sản nóichung và xuất khẩu tôm nói riêng thì việc duy trì được năng suất, chất lượngcủa sản phẩm thủy sản là rất cần thiết Hiện nay về diện tích nuôi đa phầnkhông có khả năng mở rộng trong tương lai Vì vậy mà tăng năng suất trênmột đơn vị diện tích là một xu hướng nhằm giữ vững, ổn định sản lượng thủysản Việt Nam Nuôi tôm với mật độ cao đang là một phương án được xemxét, nghiên cứu nhiều và có được những kết quả khả quan

Công ty CP BIM là một đơn vị mạnh trong lĩnh vưc NTTS đang ngàycàng lớn mạnh công ty cũng đang dần chuyển dịch theo hướng đó tuy nhiêntrong các vụ nuôi trước đây do chưa thống nhất nên mật độ thả giống của khunuôi thường biến động qua các năm là khác nhau

Xuất phát từ tình hình thực tế đó và điều kiện nghiên cứu của bản thân Được

sự định hướng của các thầy cô trong khoa Nông Lâm Ngư, được sự đồng ýcủa công ty CP BIM khu nuôi tôm công nghiệp Minh Thành tôi lựa chọn đề

tài ” Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con/m 2 và 160 con/m 2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng(Penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM Minh Thành _ Yên Hưng _ Quảng Ninh” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp

Trang 11

Mục tiêu của đề tài:

Thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu về: sự biến động các yếu tố môitrường, tỷ lệ sống, tăng trưởng của tôm, hệ số FCR, hiệu quả kinh tế Từ đóđưa ra kết luận về hiệu quả của các công thức thí nghiệm và có những địnhhướng về mật độ thả nuôi góp phần hoàn thiện quy trình nuôi tại công ty

Trang 12

Loài: Penaeus vannamei (Boone, 1931)

Tên tiếng Anh: White leg shrimp

Tên Việt Nam: Tôm He chân trắng

1.1.3 Hình thái cấu tạo

Hình 1: Hình thái cấu tạo tôm

Trang 13

Cơ thể đươc chia làm hai phần :

- Phần đầu ngực (cephalo thorax): Gồm 13 đốt và 13 đôi phần phụ dínhliền thành một khối bên ngoài Có một lớp vỏ bao bọc gọi là vỏ đầu Ngực(carapace), mép trước hình thành chuỷ đầu, gai trên dạ dày, gai gan, rảnh sauchuỷ đầu, gờ gan

+ Hai đôi râu Anten1(A1) và Anten 2 (A2)

+ Ba đôi chân hàm : Một đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ và đôi hàm 2

- Phần bụng (Abdomem): Chia làm 7 đốt, mỗi vỏ (Segment),có 5 đôichân bơi (Swimming feet), có 2 nhánh trong và ngoài Đốt bụng thứ 7 biếnthành tesol hợp với đôi chân đuôi phần nhánh tạo thành bánh lái giúp tômchuyển động lên xuống và búng nhảy,hai nhánh trong của đôi chân bụng 2biến thành petesma và hai nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành phụ bộđực bên ngoài của tôm

1.1.4 Phát triển tôm nuôi trong quá trình nuôi thương phẩm

Hậu ấu trùng PL của tôm đã có hình dạng của loài nhưng sắc tố chưahoàn thiện, nhánh trong ăng ten 2 chưa kéo dài PL bơi thẳng có định hướng

về phía trước bơi lội nhờ 5 đôi chân bụng Cơ quan tiêu hóa, phát triển hoànchỉnh thức ăn chủ yếu là ấu trùng của các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ,Nauplius Copepoda, Nauplius artemia…

Sau thời gian gièo giống tại cơ sở nuôi thương phẩm thì tôm được đưa

ra thả tại các ao Trong thời gian đầu tôm được cho ăn bằng các thức ăn cókích cỡ nhỏ sau đó được cho ăn thức ăn có kích cỡ lớn hơn Lúc này tôm đãmang đầy đủ hình dạng, cơ quan như tôm trưởng thành có hoạt động như tômtrưởng thành Tôm sử dụng thức ăn và tăng trưởng về chiều dài, khối lượngtheo quy luật phát triển của loài

Trang 14

1.1.5 Tập tính sống

Tôm chân trắng sống ở vùng biển tự nhiên có các đặc điểm: đáy cát, độsâu 0 - 72m; nhiệt độ nước ổn định từ 25 – 32 0C , độ mặn từ 28 - 34‰, pH7,7 - 8,3

Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ởcác khu vực cửa sông giàu sinh vật thức ăn Ban ngày tôm vùi mình trongbùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn Tôm chân trắng có sự thích nghi rất mạnhđối với sự thay đổi đột ngột của môi truờng sống

1.1.6 Đặc điểm sinh sản

Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong nhữngvùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 0C, độ mặn khá cao (35‰).Trứng nở ra ấu trùng và vẫn sinh sống ở khu vực sâu này Tới giai đoạnPostlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sôngcạn Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặnthấp hơn, nhiệt độ cao hơn Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúngbơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ

* Cơ quan sinh dục

Tôm chân trắng Litopenaeus vannmei trưởng thành phân biệt rõ đực cáithông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài

Con đực: Giữa đôi mái chèo thứ nhất có một cơ quan gọi là petasmata.Trong khi giao hợp petasmata sẽ chuyển tinh trùng sang thelycum của concái

Con cái: Con cái có một cơ quan gọi là thelycum để tiếp nhận tinhtrùng của con đực Thelycum nằm ở phía bụng của phần ức, giữa cặp chân đithứ 4 và thứ 5

Tôm chân trắng có thelycum mở khác với loại hình túi chứa tinh kínnhư ở tôm sú và tôm he Nhật Bản Trình tự của sinh sản mở là: (tôm mẹ) lột

Trang 15

vỏ→ thành thục→ giao phối→ đẻ trứng→ ấp nở Tôm cái sau khi thành thục

sẽ đẻ trứng trực tiếp vào trong môi trường nước, trong điều kiện nhiệt độ và

độ mặn thích hợp trứng sẽ nở thành ấu trùng

1.1.7 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng trong tự nhiên

Trong tự nhiên, tôm trưởng thành, giao vĩ, sinh đẻ trong những vùngbiển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26 – 28 0C, độ mặn khá cao 35‰ Trứng

nở ra ấu trùng và vẫn ở quanh khu vực sâu này Tới giai đoạn Potlarvae,chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn Nơi đâyđiều kiện môi trường rất khác biệt: Thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn,nhiệt độ cao hơn Sau khi tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển vàtiếp diễn cuộc sống giao vĩ, sinh sản

Hình 2: Vòng đời của tôm thẻ

1.2 Đặc điểm dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng

Tôm he chân trắng là loài ăn tạp, giống như những loài tôm he khác,thức ăn của tôm he chân trắng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các thành phầndinh dưỡng như protid, lipid, gluxid, vitamin, muối khoáng…

Trang 16

1.2.1 Nhu cầu về protein

Protein là thành phần quan trọng trong thức ăn của tôm.Nhuc cầuprotein thay đổi theo giai đoạn phát triển của tôm và thay đổi tùy theo loài

Nhu cầu protein của tôm thẻ chân trắng (p.vannamei) thấp hơn các loài ăn thiên về động vật như Pjaponicus, p.monodon,…hàm lượng protein tốt nhất

trong thức ăn ở giai đoạn ấu trùng tôm tốt nhất là  40%

Protein cung cấp cho tôm từ nhiều nguồn khác nhau tốt hơn là mộtnguồn Nguồn protein từ động vật không xương sống ở biển tốt nhất cho tôm

he Các nghiên cứu về cân bằng Ni tơ trong tăng trưởng của giáp xác chothấy, giống như các động vật khác, hiệu quả sử dụng protein sẽ cao nhất khihàm lượng protein có trong thức ăn thấp hơn nhu cầu

1.2.2 Nhu cầu về Lipid

Thành phần lipit có trong thức ăn tôm khoảng 6-7% , không nên quá10% Với hàm lượng lipit trong thức ăn> 10% sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinhtrưởng , tăng tỷ lệ tử vong, có thể do nguyên nhân mất cân bằng và thiếu dinhdưỡng(Akiyama, 1992)

1.2.3 Nhu cầu Hydratcacbon(Cacbohydrate)

Hydratcacbon cùng với chất béo tạo ra nguồn năng lượng cho tôm.Nócòn có vai trò trong việc dự trữ năng lượng tổng hợp ki tin, steroid và chấtbéo

Chất xơ được chia làm 2 nhóm: Các chất xơ dẻo hoặc các chấtpolysaccarit tan trong nước như:celluloze Thức ăn có nhiều celluloze trongthưc ăn tôm thì khả năng tiêu hóa chất khô tổng số giảm họ cũng xác địnhrằng hàm lượng celluloze không ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa protein của

p.vannamei nhưng ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa protein của p.aztecus( theo Shiau,1997)

Trang 17

1.2.4 Nhu cầu về Vitamin

Nhu cầu về vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi ,tốc độ sinh trưởng,điều kiện dinh dưỡng và có quan hệ các thành phần dinh dưỡng khác Có 11 loạiVTM tan trong nước và 4loài VTM tan trong dầu mỡ vì thế được bổ sung vàothức ăn

Nhu cầu từng loại VTM thực tế cho loài tôm, cho từng giai đoạn vẫnchưa được biết nhiều Vì thế trong thức ăn, lượng VTM thường vượt quá nhucầu thực tế của tôm nhằm bù đắp lượng mất đi do hòa tan trong nước, do phânhủy trongquas trình sản xuất thức ăn và bảo quản Hơn nữa lượng VTM trongcác thành phần nguyên liệu rất biến đỏi, nếu phân tích từng thành phần hoặctừng nhóm yhanhf phần sẽ rất tốn kém, Vì vây cách đơn giản hơn là bổ sungquá mức lượng VTM

1.2.5 Nhu cầu về chất khoáng

Giống nhu các động vật thủy sinh khác, tôm có thể hấp thụ và bài tiếtchất khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang và bề mặt cơ thể

Vì vậy nhu cầu khoáng ở tôm phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất khoáng cótrong môi trường tôm đang sống

Dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối đều ảnh hưởng tới sinh trưởng vàsức khỏe của tôm nuôi Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chân trắng rấtcao

1.3 Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới

Nghề nuôi tôm công nghiệp mới bắt đầu phất triển từ những năm 30của thế kỷ XX Nhưng nghề nuôi tôm thực sự phát triển vào những thập niên

80 của thế kỷ XX Vì thời điểm này nhu cầu con giống được cung cấp đầy đủcho nuôi tôm công nghiệp và nghề nuôi tôm phát triển mạnh từ đó tới nay

Trang 18

Biểu đồ 1: Sản lượng tôm trên toàn thế giới.

Triệu tấn

Năm

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Trang 19

Trung Quốc là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới với 37% sản lượng trongkhi đó Thái Lan chỉ chiếm 16%, Việt Nam: 11%.( Theo FAO, 2008)

1.3.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được

du nhập vào Việt Nam vào khoảng các năm 1997-2000 Kể từ đó, việc nuôitôm chân trắng đã phát triển nhanh, chủ yếu là tại các tỉnh miền Trung vàmiền Bắc Việt Nam vì một số ưu điểm sau:

+ Chúng dễ sinh sản và thuần dưỡng

+ Dễ nuôi ở mật độ cao

+ Đòi hỏi hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú.+ Chịu được nhiệt độ thấp

+ Chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú

Sau khi du nhập vào Việt Nam sự phát triển của nghề nuôi tôm chântrắng đã được Bộ Thủy sản kiểm soát chặt chẽ Tuy nhiên kể từ ngày25/1/2008, tôm chân trắng được phép nuôi tại các ao thâm canh

ở Việt nam, hình thức nuôi siêu thâm canh chưa phát triển Riêng đốivới loài tôm tôm he chân trắng đang được nuôi với mật độ rất cao 150-250con/m2 , năng suất có thể đạt 12-20tấn/ha/vụ

Bảng 2: Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây

(Nguồn:Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định 2011)

Năm Sản lượng (triệu tấn)

Trang 20

Năm 2010, diện tích nuôi tôm chân trắng đạt gần 25.000 ha, tăng 30%

so với 2009, sản lượng đạt 135.000 tấn (tăng 50% so với năm 2009 là 89.500tấn) XK tôm chân trắng cả năm 2010 đạt 62.400 tấn, trị giá gần 414,6 triệuUSD (chiếm gần 20% tổng giá trị XK tôm

Theo thống kê, XK tôm của Việt Nam năm 2010 đạt 240.985 tấn, trịgiá 2,106 tỷ USD, tăng 24,1% về giá trị và 13,4% về khối lượng so với năm

2009 Sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt gần 470.000 tấn trên diện tích 639.115

ha, trong đó tôm sú gần 333.200 tấn trên diện tích 613.718 ha, tôm chân trắng(TCT) 136.700 tấn trên diện tích 25.397 ha

Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản hàng năm 23,9% và tốc độ tăngtrưởng giá trị xuất khẩu hàng thủy sản trung bình hàng năm 19,4% suốt trong 10năm liền, là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nềnkinh tế

- Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2.100.000 tấn đứng thứ 3 trên thếgiới

- Sản lượng tôm nuôi 375.000 tấn, đứng thứ 3 trên thế giới

- Xuất khẩu thủy sản đứng thứ 5 trên thế giới

* Tình hình phát triển thị trường tôm thẻ chân trắng

Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu Tuynhiên, tôm thẻ chân trắng ngày càng chiếm tỉ trọng cao, đạt xấp xỉ 50.000 tấnvới kim ngạch cả năm dự kiến đạt 300 triệu USD

Tôm chân trắng được nuôi phổ biến trên cả nước tập trung tại các tỉnhNinh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, QuảngTrị, Hà Tĩnh… Nuôi tôm trên cát phát triển mạnh đến mức các Bộ, ngành vàchính quyền các cấp không thể kiểm soát được Nếu như năm 2002, cả nước có593,8 ha nuôi tôm trên cát thì đến năm 2003 tăng lên 1131 ha; đến hết năm

2005 diện tích nuôi tôm trên cát được các tỉnh miền trung đưa vào quy hoạch

Trang 21

hơn 20.000 ha.Theo thống kê của ngành Thủy sản, năm 2008 cả nước đạt sảnlượng 50.000 tấn tôm chân trắng Năm 2009 sản lượng tăng lên gấp 10 lần.Miền trung là khu vực có các điều kiện thích hợp cho tôm chân trắng phát triển.Vùng sản xuất tôm giống lớn nhất ở miền Trung và cũng lớn nhất cả nước làTuy Phong tỉnh Bình Thuận, Cà Ná, Cam Ranh, Phan Rang, Ninh Tịnh, NinhHòa, Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Biểu đồ 2: Cơ cấu sản phẩm thủy sản cuất khẩu 2007

Tôm đông lạnh 40.1%

Trang 22

thích dùng các sản phẩm có màu trắng của người dân Âu Mỹ đây cũng đang

là lợi thế của tôm thẻ chân trắng trước tôm sú

Theo VASEP: Năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt khoảng 1,9 tỉ đô la Mỹ, trong đó, tôm thẻ chân trắng sẽ chiếm 50% kim ngạch

1,8-Bảng 3: Gíá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam các năm

Tháng 3/2011 3 tháng đầu năm 2011

Trang 23

KL GT KL GT

So với cùng

kỳ 2010(%)

Giá trung bình KL GT %KL %GT

So với cùng kỳ 2010(%)

Nhật 2.59

9

23,1 94

4.07 5

36,37 5

13,1 -13,0 8,93 8,92

-10.7 69

2.65 2

30,44 7

+20 ,2

+25, 6

11,4 8

10,9 9

7.19 1

3.84 9

33,23 4

+49 ,4

+68,

9.15 2

10,27 2

+68 ,4

+117

2.92 3

25,80

+102 ,3

+134, 7

Anh 294

2,43

+47 ,0

+77,

1.57 6

1.96 2

17,83 1

+79 ,4

+128

4.82 5

+133

1.21 2

11,58 4

+7, 0

+28,

3.16 6

+61, 1

10,0 4

10,2 8

1.63 0

17,30

+153 ,1

+170, 8

Đài Loan 361 3,30

+18 ,9

+54,

1.33 3

-1.07 7

+814, 2

Các TT

khác 510

4,57 3

1.01

+1, 8

+60,

2.51 7

17.1 46

157,3 62

+17 ,9

+29,

43.5 28

398,9

+22,

KL: Khối lượng (tấn) GT: Giá trị (triệu USD) Giá trung bình: USD/kg

(Nguồn:tổng hợp và xử lý từ CSDL Hải quan Việt Nam)

1.3.3 Hiện trạng nghề nuôi tôm tại Quảng Ninh

Trang 24

Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôitrồng thuỷ sản Trong những năm gần đây, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản củaQuảng Ninh phát triển mạnh mẽ trên cả 3 vùng: Nước ngọt, nước mặn và

Đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ đang phát triển và đem lại hiệu quả kinh tếcao cho người nông dân Tuy mới du nhập vào Quảng Ninh năm 2002 nhưngtôm he chân trắng đang là đối tượng lựa chọn số một của người nuôi tômnước lợ

Nếu như năm 2002, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có 200 ha nuôitôm he chân trắng, với tổng sản lượng đạt 700 tấn, chiếm tỷ lệ 34,65% tổngsản lượng nuôi tôm toàn tỉnh thì đến năm 2009, diện tích nuôi tôm he chântrắng đã tăng lên trên 3.500 ha, chiếm 35,85% diện tích nuôi tôm nước lợ toàntỉnh Như vậy so với năm 2002, diện tích nuôi tôm he chân trắng tăng 3.300

ha Tôm he chân trắng chủ yếu được nuôi theo hình thức thâm canh và bánthâm canh Loại tôm này được tập trung phát triển nhiều tại các địa phươngnhư: Móng Cái, Hoành Bồ, Yên Hưng, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn TheoChi cục Nuôi trồng thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh,tôm he chân trắng có những ưu điểm nổi bật hơn so với loài tôm khác và phùhợp với thời tiết khí hậu miền Bắc Đặc biệt khả năng chịu lạnh tốt, tốc độtăng trưởng nhanh, chịu đựng được độ muối rộng, chu kỳ nuôi ngắn, thời gianquay vòng nhanh, có thể nuôi 2 vụ/năm Với những ưu điểm phù hợp với khíhậu, điều kiện địa hình của tỉnh Quảng Ninh, tôm he chân trắng đã làmchuyển dịch cơ cấu mùa vụ Từ chỗ trước đây chỉ nuôi được 1 vụ/năm đếnnay đã nuôi được 2 vụ/năm Hơn nữa công nghệ nuôi cũng được nâng lên,trước diện tích nuôi tôm chủ yếu là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, naychuyển sang bán thâm canh, thâm canh Đồng thời tôm he chân trắng chonăng suất, sản lượng vượt trội hơn so với tôm sú Nếu như nuôi thâm canh

Trang 25

tôm sú chỉ đạt 3-7 tấn/ha/vụ thì tôm hechân trắng có thể đạt 16-18 tấn/ha/vụ Nhiều hộ gia đình nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh nhưng cũng đạtnăng suất từ 3-4 tấn/ha/vụ Vì thế đã tạo ra một lượng sản phẩm lớn cho xuấtkhẩu và tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu

1.3.4 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại khu nuôi tôm công nghiệp Minh Thành – Yên Hưng - Quảng Ninh

Khu nuôi tôm công nghiệp Minh Thành thuộc tập đoàn BIM GROUP códiện tích khoảng 210ha, hàng năm đưa vào sản xuất khoảng 100ha Khu nuôi cólực lượng đội ngũ kỹ thuật có trình độ, có đội ngũ công nhân nhiều kinh nghiệmtrong nghề

Cùng với sự phát triển của cả nền kinh tế thì ngành nuôi trồng thủy sảnnói chung cũng như khu nuôi nói riêng cần có những thích ứng phù hợp đểngày càng phát triển

Hiện nay để phù hợp với xu thế phát triển chung thì công ty nuôi trồngthủy sản BIM cũng có những chính sách nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.Trong những năm trước công ty đã thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng vớimật độ rất cao lên đến 210 con/m2

nhưng chưa đạt được hiệu quả cao do một

số nguyên nhân chủ quan và khách quan Để ngày càng phát triển hơn trongthời gian tới công ty vẫn hướng sự phát triển theo hướng thâm canh tăng năngsuất trên một đơn vị diện tích theo hướng nuôi với mật độ cao

1.4 Tình hình nghiên cứu về mật độ nuôi tôm he chân trắng

Hiện nay tôm he chân trắng đang được nuôi rộng rãi trên cả nước, cácvùng nuôi khác nhau thì áp dụng các cộng nghệ khác nhau phục vụ sản xuất.Trong thời gian tuy đã được nuôi rộng rãi nhưng các công trình nghiêncứu chuyên ngành về mật độ nuôi Đã có một số nghiên cứu về mật độ thả

nhập cho người nuôi tôm

Trang 26

Đào Văn Trí,2003, “Đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng và thử

nghiệm nuôi thương phẩm ở Khánh Hòa và Phú Yên.” Đã nghiên cứu và thử

nghiệm nuôi tôm he chân trắng ở Phú Yên với các mật độ khác nhau và cónhững kết quả đáng ghi nhận

Vũ Thế Trụ, 2003, Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam đã nghiên

cứu thử nghiệm chuyển đổi từ nuôi tôm he chân trắng mật độ thấp sang nuôitôm he chân trắng mật độ cao

Thái Bá Hổ, Ngô Trọng Lư, 2004, Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng có

những đánh giá, kết luận về mật độ nuôi tôm he chân trắng

Phạm Văn Tình,2002, Kỹ thuật nuôi tôm he có những nghiên cứu về mật

độ thả giống trong nuôi thương phẩm tôm he chân trắng

Nuôi tôm he chân trắng đang từng bước được thâm canh và siêu thâmcanh

Tại công ty CP Việt Nam mật độ thả giống lên tới 200con/m2 và tôm cóthể phát triển tốt Công ty BIM Đồng Hòa Kiên Giang thả nuôi với mật độ190-200con/m2 và đạt được hiệu quả cao

Tại một số nơi như ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã nuôi với mật độ rất cao lêntới 200 con/m2 và đạt được những kết quả khả quan

Tại Mỹ nuôi thâm canh tôm he chân trắng ở Hawaii đã đạt 44 tấn/ha/năm vớimật độ thả cao

Tại Thái Lan nuôi siêu thâm canh tôm he chân trắng có kết quả tốt

Trang 27

Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: 2 mật độ thả nuôi 140 con/m2 và 160 con/m2

Nguồn giống : công ty sản xuất giống Việt Uc

2.2 Vật liệu nghiên cứu

- Ao nuôi với diện tích tương đương 5000m2: 6 ao

- Các nghiệm thức đều sử dụng thức ăn của công ty Grobest & I-MeiIndustrial Việt Nam

2.3 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả của hai mật độ thả nuôi 140con/m2 và 160con/m2 trongquy trình nuôi thương phẩm tại công ty BIM Minh Thành- Yên Hưng- QuảngNinh

Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

 Các yếu tố môi trường

 Tỷ lệ sống

 Sự tăng trưởng của tôm nuôi

 FCR và năng suất tôm nuôi

 Hiệu quả kinh tế

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp theo dõi các chỉ số môi trường

Sử dụng các phương pháp theo dõi chỉ số môi trường được sử dụngrộng rãi

- Nhiệt độ : đo bằng nhiệt kế thủy ngân Ngày đo 2 lần vào lúc 7 – 8h và14- 15 h

Trang 28

- Độ trong: đo bằng đĩa secchi Đo 7 ngày/lần vào 7 – 8 h.

- pH: đo bằng pH test kit Đo 2 lần/ ngày vào lúc 7 – 8h và 14- 15 h

- Oxy đo bằng DO test kit Đo 2 lần/ ngày vào lúc 7 – 8h và 14- 15 h

- Độ mặn: đo bằng khúc xạ kế: Định kỳ 8 – 10 ngày kiểm tra một lầnvào 8 – 9 h sáng

2.4.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm

Tiến hành cân đo tôm khi tôm đạt 30 ngày tuổi tính từ ngày thả giống

*Cân trọng lượng tôm bằng cân điện tử chính xác đến 0,01(g)

*Đo chiều dài tôm bằng thước đo kẻ vạch 1(mm)

1 Mỗi lần đo lấy mẫu 30 con, định kỳ 7 ngày kiểm tra một lần

- Xác định tỷ lệ sống: Xác định bằng phương pháp ước lượng (Cân và đếm sốlượng của tôm trong các lần chài tôm sau đó ước lượng cho cả ao )

+ Công thức ước lượng tỷ lệ sống:

+ Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (g/con/ngày)

1 2

1 2

W W G

Trong đó:

Trang 29

1,W

W là khối lượng trung bình của tôm ở lần đo thứ nhất và thứ haiT1, T2 là thời gian của lần đo thứ nhất và thứ hai

Gw là tốc độ tăng trưởng về khối lượng

+ Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (cm/con/ngày)

2 1

1 2

T T

L L

Trang 30

Hình 3: Sơ đồ khối nghiên cứu.

2.4.4 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu khác

- Hệ số chuyển đổi thức ăn(FCR)

FCR = Tổng lượng thức ăn sử dụng/ Tổng lượng sản phẩm thu hoạch

- Năng suất

Năng suất được tính là tổng sản lượng thu hoạch được/ Đơn vị diện tích

- Lợi nhuận

Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi

Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận – Tổng chi) x 100%

Kết luận

Trang 31

2.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu sơ cấp:

Tìm hiểu trên các công trình nghiên cứu trước đây, cập nhật thông tin

từ các nguồn khác nhau

Thu thập số liệu bằng cách cân, đo:

Tiến hành cân đo tôm khi tôm đạt 30 ngày tuổi tính từ ngày thả giống

*Cân trọng lượng tôm bằng cân điện tử chính xác đến 0,01(g)

*Đo chiều dài tôm bằng thước đo kẻ vạch 1(mm)

1 Mỗi lần đo lấy mẫu 30 con, định kỳ 7 ngày kiểm tra một lần

Trang 32

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường

Bảng 5 : Tổng hợp theo dõi các yếu tố môi trường

X ± δ Min–Max

X ± δ Min-Max

X ± δ Min–Max

X ± δ Min–Max

X ± δ Min–Max

21.22±2.04 19.02-24.18

21.47 ± 2.56 18.02-24.37

21.09 ± 2.27 18.19-24.08

20.97±2.74 17.82-24.54

C 30.29 ±4.54

24.85-37.12

30.81± 4.69 25.43-38.11

30.54± 4.88 24.67-38.02

30.54 ± 4.84 24.5-37.7

30.94 ± 4.7 25.12-38.33

30.65 ± 4.78 24.83-37.78

5.86 ± 0.66 5-7.0

6 ± 0.76 7-7.0

6.10±0.69 5-7.0

6.10±0.59 5-7.0

35.67±10.2

7 20-52

37.41±11.19 22-54

39.33±10.52 24-55

38.75±10.11 25-55

5 77-121

97.05 ±14.67 77-121

99.64±15.2

9 77-121

87,26±1,27 77-132

98.35±16.25 77-121

96.41±16.74 77-132

Độ

mặn(‰)

22.18±2.01 18-25

21.34±2.21 18-25

22.52±2.16 18-25

22.64±2.34 18-25

23.08.±2.67 18-25

21.36±2.20 18-25

Các yếu tố môi trường là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tớinăng suất, sản lượng tôm nuôi Các yếu tố môi trường là nền tảng cho sự pháttriển của tôm nuôi

Kiểm soát các yếu tố môi trường là một trong những việc quan trọngkhông thể thiếu trong quá trình nuôi tôm Điều kiện cần thiết cho một ao nuôi

có thể đạt năng suất cao đó là môi trường nước phải phù hợp với sự phát triển

Trang 33

của tôm nuôi Sự thay đổi đột ngột của một yếu tố môi trường có thể làm thayđổi các yếu tố khác Môi trường xấu tôm sinh trưởng chậm và nếu vượt quásức chịu đựng thì sẽ gây sốc, đây là một trong những nguyên nhân làm giảmnăng suất tôm nuôi Trong thời gian thí nghiệm, chúng tôi đã cố gắng điềuchỉnh môi trường ao nuôi ở mức phù hợp nhất và biến động nhỏ nhất có thểtrong các nghiệm thức Các ao trong các nghiệm thức được chuẩn bị giốngnhau về mọi khía cạnh như diện tích, độ sâu, chất đất, nguồn nước…cùng vớiviệc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chế độ chăm sóc quản lý như nhau đốivới tất cả các ao nuôi Điều này rất quan trọng và cần thiết để điều chỉnh môitrường ao nuôi ở các nghiệm thức đến mức đồng đều nhất có thể nhằm đảmbảo mức độ chính xác của thí nghiệm khi so sánh các loại thức ăn với nhau.Lịch trình theo dõi, kiểm soát môi trường phụ thuộc vào từng yếu tố nhấtđịnh Các yếu tố quan trọng và có mức độ biến động lớn như: nhiệt độ, oxy,

pH được đo 2 lần hằng ngày trong suốt quá trình nuôi tôm Độ mặn, độ kiềm

và độ trong được đo 3 ngày một lần Kết quả theo dõi môi trường được tổnghợp theo từng yếu tố, tường ao trong các công thức thí nghiệm khác nhau Sốliệu được xử lý và tổng hợp trong bảng

Trang 34

Qua bảng số liệu cho thấy ở các ao trong các công thức so sánh thìnhiệt độ nước có biến động, chênh lệch giữa sáng và chiều Sự chênh lệch này

là do trong thời gian này còn còn có sự chuyển giao mùa vụ Tuy nhiên sựbiến động này khi xét trong tổng thể về thời gian sáng – sáng, chiều - chiềuthì sự chênh lệch này là không đáng kể

Theo Nguyễn Trọng Nho, 1994 về nhiệt độ nước trong ao nuôi tôm vàNguyễn Đình Trung, 2004 thì khoảng dao động nhiệt độ trên không gây ảnhhưởng xấu tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, tôm có thể phát triểnbình thường

3.1.2 Oxy hòa tan

Oxy là yếu tố hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm cũng như các sinh vậtkhác trong ao nuôi Một ao nuôi ở hệ thống nuôi thâm canh năng suất cao thìviệc duy trì hàm lượng oxy thích hợp là rất cần thiết để đảm bảo cho sự pháttriển tốt nhất cho tôm Oxy được đo hằng ngày nhằm theo dõi, đánh giá khảnăng hô hấp, tình trạng sức khỏe và việc sử dụng thức ăn của tôm

Qua số liệu thu thập trong các công thức cho thấy:

Nồng độ oxy hòa tan trong các ao trong công thức là khá cao đó là do một sốnguyên nhân như: cỡ tôm trong ao còn bé lượng tiêu thụ oxy chưa lớn, cácnhân tố tiêu hao oxy như nồng độ chất hữu cơ dư thừa chưa nhiều Trong thờigian đầu thì nồng độ oxy chưa cao lắm và sự chệnh lệch giữa buổi sáng vàbuổi chiều là không lớn nhưng càng về sau do các yếu tố như: Kích cỡ tômlớn, tảo phát triển mạnh làm cho sự chênh lệch này xảy ra rõ ràng hơn Tuyvậy với nồng độ oxy hòa tan như vậy thì chưa ảnh hưởng tới sự sinh trưởng

và phát triển của tôm Trong thời gian tới khi kích cỡ tôm lớn hơn đồng thờicác chất tồn dư nhiều thì việc nâng cao nồng độ oxy hòa tan trong ao là rấtcần thiết tránh những tác động xấu cho tôm nuôi

3.1.3 PH

Trang 35

pH được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường nước

do sự biến động của pH ảnh hưởng đến những chỉ tiêu khác, sự thay đối bấtthường của pH có thể gây những tác hại cho sự sinh trưởng và phát triển củatôm pH quá cao hay quá thấp hoặc biến động lớn trong ngày đều ảnh hưởngxấu đến sức khỏe của tôm Sự biến động pH là do sự quang hợp của tảo, sự

dư thừa thức ăn, tảo tàn, phân hủy chất hữu cơ tồn đọng pH được theo dõi 2lần hằng ngày từ đầu đến cuối vụ nuôi

Theo Nguyễn Thức Tuấn, 2007 thì pH thích hợp cho tôm thẻ chân trắng pháttriển trong khoảng 7,7 – 8,3

Theo Nguyễn Trọng Nho, 1994 về khoảng dao động pH trong ao nuôi tôm.Qua bảng số liệu biến động pH trong ao nuôi trong các công thức ta thấy:Trong các công thức thì pH tương đối ổn định, có sự sai khác giữa các aotrong nghiệm thức và các ao trong cùng công thức tuy có sự chênh lệch nhaunhưng không đáng kể giữa các nghiệm thức và đều nằm trong giới hạn chophép để tôm sinh trưởng bình thường pH trong các nghiệm thức hoàn toànphù hợp với sự phát triển của tôm và tương đồng với một số công trình nghiêncứu trước đây

Theo Vũ Thế Trụ, 2003 về các chỉ số môi trường trong ao nuôi

Theo Nguyễn Thức Tuấn, 2007 về độ trong trong ao nuôi

Theo Nguyễn Trọng Nho, 1994 về môi trường ao nuôi

Trang 36

Dựa vào các số liệu thu thập, xử lý trong bảng 8 cho thấy độ trongtrong các công thức phù hợp cho tôm phát triển và phù hợp với quy luật trong

ao nuôi

Qua bảng ta thấy độ trong giảm dần theo thời gian nuôi càng về sau độtrong càng giảm đó là do sự phát triển của tảo, lượng thức ăn dư thừa và cácchất thải hữu cơ tồn đọng ngày càng nhiều trong ao Trong các giai đoạn tiếptheo khi độ trong quá thấp cần có những biện pháp kỹ thuật phù hợp làm giảm

độ trong trong ao: Giảm thức ăn, cắt tảo, thay nước nhằm tạo điều kiện tốtnhất cho tôm phát triển bình thường

3.1.5 Độ kiềm

Độ kiềm là nồng độ các ion HCO3- và CO32- trong nước Độ kiềm có vaitrò quan trọng trong việc làm giảm sự biến động pH, hạn chế các chất độctrong ao nuôi Chất kiềm quan trọng là do nó vừa là chất đệm, vừa cung cấp

CO2 cho quá trình quang hợp Độ kiềm ảnh hưởng lớn đến quá trình lột xáccủa tôm Độ kiềm thích hợp trong suốt vụ nuôi là rất cần thiết cho sự ổn địnhcủa ao nuôi và sự phát triển bình thường của tôm Trong quá trình thí nghiệm

độ kiềm được đo theo chu kỳ 7 ngày một lần

Theo số liệu thống kê trong các công thức thì độ kiềm đều nằm trongkhoảng phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm

Theo Nguyễn Trọng Nho,1994 Nguyễn Đình Trung, 2004 Vũ Thế Trụ, 1999cho thấy độ kiềm ở các nghiệm thức đều phù hợp cho tôm phát triển

Trong các công thức thì độ kiềm tăng dần trong quá trình nuôi đây là

do các tác động kỹ thuật: bón super Canxi làm tăng độ kiềm Duy trì ổn định

độ kiềm làm giảm đi các nguy cơ gây mất cân bằng hệ đệm trong ao Trongqua trình nuôi cần có những phương án dự phòng giải quyết các vấn đề khi độkiềm quá cao hay quá thấp, phải luôn duy trì ổn định độ kiềm đảm bảo tômsinh trưởng bình thường

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Hình thái cấu tạo tôm - Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con m2 và 160 con m2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh
Hình 1 Hình thái cấu tạo tôm (Trang 12)
Hình 2: Vòng đời của tôm thẻ. - Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con m2 và 160 con m2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh
Hình 2 Vòng đời của tôm thẻ (Trang 15)
Bảng 2: Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây. - Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con m2 và 160 con m2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh
Bảng 2 Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 19)
Bảng 3: Gíá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam các năm - Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con m2 và 160 con m2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh
Bảng 3 Gíá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam các năm (Trang 22)
Hình 3: Sơ đồ khối nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con m2 và 160 con m2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh
Hình 3 Sơ đồ khối nghiên cứu (Trang 30)
Bảng 5 : Tổng hợp theo dõi các yếu tố môi trường - Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con m2 và 160 con m2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh
Bảng 5 Tổng hợp theo dõi các yếu tố môi trường (Trang 32)
Bảng 11: Hệ số FCR tạm tính trong các nghiệm thức - Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con m2 và 160 con m2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh
Bảng 11 Hệ số FCR tạm tính trong các nghiệm thức (Trang 47)
Bảng 12: Sản lượng và năng suất bình quân các ao trong các nghiệm thức. - Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con m2 và 160 con m2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh
Bảng 12 Sản lượng và năng suất bình quân các ao trong các nghiệm thức (Trang 48)
Bảng số liệu về hoạch toán kinh tế dựa trên các thông tin được cung cấp từ - Đánh giá hiệu quả của các mật độ thả nuôi 140 con m2 và 160 con m2 trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần BIM   yên hưng   quảng ninh
Bảng s ố liệu về hoạch toán kinh tế dựa trên các thông tin được cung cấp từ (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w