ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm bệnh nhân dựa theo hai mục tiêu của đề tài
2.1.1 Nhóm 1 - Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học phát triển tai Đo đạc chỉ số nhân trắc trên các bệnh nhi nhập viện điều trị và bố mẹ của bệnh nhi tại Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020
Số đo của trẻ em được sử dụng để xây dựng các chỉ số nhân trắc học phát triển của tai, trong khi số đo của cha mẹ được áp dụng để tính toán số đo của người lớn.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
Tất cả bệnh nhi dưới 18 tuổi được nhập viện điều trị tại Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức trong thời gian nghiên cứu.
- Bố và/hoặc mẹ của tất cả các bệnh nhi trên
- Các bệnh nhi có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên mức –2SD theo bảng chỉ số BMI chuẩn cho trẻ em của Tổ chức Y tế Thế giới [47]
- Các bệnh nhi hoặc bố mẹ bệnh nhi có dị tật tai bẩm sinh, chấn thương hoặc đã trải qua phẫu thuật gây biến dạng tai ngoài
- Các bệnh nhi hoặc bố mẹ bệnh nhi không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2 Nhóm 2 - Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai
Trong giai đoạn từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2020, Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức đã ứng dụng nhân trắc trong phẫu thuật tạo hình tai cho trẻ em mắc dị tật tai nhỏ Phương pháp này sử dụng khung sụn nhân tạo Polyethylene nhằm cải thiện hình dáng tai cho các bệnh nhi.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Tất cả trẻ em dưới 18 tuổi mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh có thể được điều trị hiệu quả thông qua phẫu thuật tạo hình tai một thì, sử dụng khung sụn nhân tạo.
Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là một tình trạng bất thường do di truyền, trong đó tai ngoài của trẻ không phát triển đầy đủ, có hình dáng biến dạng và kích thước nhỏ hơn mức bình thường.
- Không phân biệt về giới tính, nơi sinh sống, thể trạng và các tình trạng bệnh lý khác
- Các bệnh nhi gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ Sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 11/2019 đến tháng 01/2020
- Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020.
Phương pháp nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang
Chúng tôi lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn:
Tất cả các bệnh nhi nhập viện tại Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức, cùng với bố và/hoặc mẹ của họ, đã được chọn tham gia nghiên cứu trong thời gian này Qua phương pháp nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 168 trẻ em và 183 người trưởng thành đủ tiêu chuẩn tham gia.
2.3.3 Thiết lập biến số nghiên cứu
- Tuổi: với trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi) tính theo tháng, với trẻ từ đủ 12 tháng tuổi tính theo năm (12 – 23 tháng: 1 tuổi; 24 – 35 tháng: 2 tuổi,…)
Kích thước tai ngoài được đo bằng đơn vị mm, bao gồm chiều rộng và chiều dài của tai ở cả hai bên của bệnh nhi và phụ huynh.
- Chiều cao cơ thể: tính bằng cm, đo bằng thước đo chiều cao dán tường tại khoa khi lấy số liệu
- Cân nặng cơ thể: tính bằng kg, đo bằng cân sức khoẻ tại khoa khi lấy số liệu
- Chỉ số tai (Auricular Index – AI): Chiều rộng tai x 100 / Chiều dài tai
2.3.4 Phương pháp đo kích thước tai ngoài Đo trực tiếp 2 chỉ số bề mặt trên cả hai tai của các đối tượng nghiên cứu (chiều rộng tai và chiều dài tai, được mô tả ở dưới) sử dụng thước cặp caliper nhựa (0 – 150mm) có độ chia nhỏ nhất là 1mm
Hình 2.1 Giản đồ tai trái [12]
Chiều rộng (pra-pa) của loa tai được đo từ điểm trong nhất (gốc gờ luân, preaurale, pra) đến điểm ngoài nhất (củ loa tai, postaurale, pa) trên mặt ngoài loa tai Trong khi đó, chiều dài (sa-sba) được xác định là khoảng cách giữa mức ngang của điểm cao nhất (đỉnh gờ luân, superaurale, sa) và mức ngang của điểm thấp nhất (gờ dái tai, subaurale, sba) trên mép tự do của loa tai.
2.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData và được phân tích, xử lý bằng phần mềm STATA.
Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang
Chúng tôi lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn:
Tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức, các bệnh nhi mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh đã được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình tai một thì sử dụng khung sụn nhân tạo PPE Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn được 4 mẫu bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia vào mẫu nghiên cứu này.
- Lập kế hoạch điều trị phù hợp với phương pháp phẫu thuật
- Đo kích thước nhân trắc của tai bên lành, bên bệnh
- Dự tính kích thước của tai tạo hình: Sử dụng kết quả mục tiêu 1 để ước lượng kích thước của tai tạo hình
Phẫu thuật tạo hình tai nhỏ một thì sử dụng khung sụn nhân tạo, trong đó bác sĩ sẽ bóc tách vạt cân thái dương để che phủ khung sụn, với sự hỗ trợ của kỹ thuật nội soi.
Khám lại sau phẫu thuật từ 2 đến 6 tháng là cần thiết để đánh giá kết quả gần và xa Trong quá trình này, cần chụp ảnh sau mổ, đo đạc và ghi chép kích thước cũng như hình dạng trục của tai mới so với bên lành.
Các chỉ số nghiên cứu bao gồm tuổi tác, giới tính, loại dị tật tai (đơn thuần hay phối hợp), sự nổi bật của khung sụn vành tai, các biến chứng phát sinh, và mức độ hài lòng của bệnh nhân.
Hình 2.2 Đo kích thước khung sụn nhân tạo trong mổ
Hình 2.3 Khung sụn PPE và vạt cân thái dương đỉnh với đầy đủ hai cung mạch
Hình 2.4 Da đầu tại chỗ lấy vạt không có sẹo xấu nhờ ứng dụng nội soi
Hình 2.5 Sau mổ 6 tháng, kết quả thẩm mỹ tốt chỉ với một lần phẫu thuật
Hình 2.6 Tai mới to hơn tai đối diện nhưng gia đình và bệnh nhân hiểu và hài lòng
Sơ đồ nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam
1 Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học tai ở trẻ trong độ tuổi dưới
18, so sánh với người trưởng thành
2 Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Việt Đức Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhi nhập viện điều trị và bố, mẹ tại Khoa Phẫu thuật Nhi, và bệnh nhi dị tật tai nhỏ tại khoa Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức
Lấy mẫu nghiên cứu thuận lợi, trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu thập được 168 trẻ, 183 người trưởng thành, 4 bệnh nhi dị tật tai nhỏ
Thu thập số liệu trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu và tham khảo hồ sơ bệnh án
Số liệu được thu thập, làm sạch và nhập bằng phần mềm
EpiData, sau đó được phân tích bằng phần mềm STATA
Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai sớm một thì bằng khung sụn nhân tạo PPE điều trị tai nhỏ bẩm sinh
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu cần được thực hiện với tinh thần trung thực, tuân thủ các nguyên tắc về nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu, đồng thời chia sẻ kết quả nghiên cứu một cách minh bạch.
- Chỉ thực hiện nghiên cứu khi được sự cho phép của đối tượng nghiên cứu
- Các thông tin thu được từ người bệnh chỉ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của cộng đồng chứ không nhằm mục đích nào khác
- Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức Y khoa của Bệnh viện Việt Đức thông qua
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu đa số là trẻ nam chiếm tỉ lệ 74,7%; trẻ nữ là 25,3%
Bảng 3.1 Phân bố tuổi theo giới của nhóm nghiên cứu
Tuổi cuả đối tượng trong nghiên cứu phân bố từ 0 – 16 tuổi và chia làm 8 nhóm
Bảng 3.2 Tuổi trung bình của người trưởng thành
Số lượng (n) Tuổi trung bình Độ lệch chuẩn (SD)
Tuổi trung bình của nam giới là 34,7 tuổi với độ lệch chuẩn 6,3, trong khi tuổi trung bình của nữ giới là 33,2 tuổi và độ lệch chuẩn 6,4 Nam có độ tuổi thấp nhất là 23 và cao nhất là 51, trong khi nữ có độ tuổi thấp nhất là 20 và cao nhất là 56.
Bảng 3.3 Đặc điểm tăng trưởng của trẻ
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Kết quả từ bảng 3.3 chỉ ra rằng trong các nhóm đối tượng nghiên cứu về nhân trắc học phát triển tai, không có nhóm nào là trẻ suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển.
Đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam
Bảng 3.4 Kích thước tai trẻ em theo nhóm tuổi và giới
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Trong các biểu đồ 3.3, 3.4 và các bảng 3.8, 3.9, 3.10, chúng tôi chỉ sử dụng số liệu từ tai trái do không có sự chênh lệch kích thước giữa hai bên tai.
- 0 – 2 tháng tuổi: tai phải nam là 23,3 2,9 mm; tai phải nữ là 22,8 2,9 mm; tai trái nam là 21,9 3,5 mm; tai trái nữ là 22,6 3,4 mm
- 3 – 11 tháng tuổi: tai phải nam là 27,4 2,8 mm; tai phải nữ là 26,8 1,5 mm; tai trái nam là 28,0 2,5 mm; tai trái nữ là 26,3 1,5 mm
- 1 – 2 tuổi: tai phải nam là 30,3 2,8 mm; tai phải nữ là 31,3 1,3 mm; tai trái nam là 30,5 3,1 mm; tai trái nữ là 29,3 2,1 mm
- Nhìn chung chiều rộng tai của trẻ nam lớn hơn trẻ nữ
- 0 – 2 tháng tuổi: tai phải nam là 34,7 5,2 mm; tai phải nữ là 37,1 6,5 mm; tai trái nam là 35,2 4,4 mm; tai trái nữ là 36,7 5,7 mm
- 3 – 11 tháng tuổi: tai phải nam là 45,2 5,1 mm; tai phải nữ là 41,8 3,1 mm; tai trái nam là 43,0 4,8 mm; tai trái nữ là 42,5 2,0 mm
- 1 – 2 tuổi: tai phải nam là 48,6 4,6 mm; tai phải nữ là 49,3 2,1 mm; tai trái nam là 48,3 4,6 mm; tai trái nữ là 48,3 2,1 mm
- Nhìn chung chiều dài tai trẻ nam lớn hơn trẻ nữ
Biểu đồ 3.2 Đồ thị chiều rộng tai trái trung bình của trẻ theo nhóm tuổi
- Chiều rộng tai tăng trưởng rất nhanh ở cả hai giới trong giai đoạn sơ sinh (