ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020, bệnh nhân trên 18 tuổi mắc viêm xoang hàm mạn tính hoặc viêm xoang hàm cấp tái phát đã đến khám và điều trị tại khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Thống Nhất.
- Viêm xoang hàm mạn hoặc viêm xoang hàm cấp tái phát, sau khi điều trị nội khoa không đáp ứng, có chỉ định nong lỗ thông xoang
- Nội soi mũi xoang: Niêm mạc khe giữa phù nề, đường dẫn lưu xoang hàm bị tắc hẹp hoặc có dịch
- CT scan mũi xoang: Dày niêm mạc xoang hàm (≥ 2mm), Mờ một phần hay toàn bộ xoang hàm; Mờ lỗ thông xoang hàm.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu nong lỗ thông xoang hàm bằng bóng của sond Foley, đầy đủ thông tin để thu thập số liệu.
- Có thể bệnh nhân có phẫu thuật khác kết hợp: chỉnh hình vách ngăn, chỉnh hình cuốn mũi.
- Viêm xoang hàm do nấm, viêm xoang hàm do răng
- Có kết hợp viêm xoang sàng có chỉ định PT nạo sàng trước và sàng sau.
- Có kết hợp viêm xoang trán có chỉ định mở ngách trán.
- Polyp mũi từ độ 2 trở lên.
- Viêm xoang hàm có biến chứng viêm xương.
- Có lỗ thông xoang hàm phụ Các bất thường giải phẫu gây ảnh hướng đặt bóng nong.
- Các u hốc mũi: U xương, u nhú đảo ngược, u mạch máu.
- Ung thư mũi xoang, ung thư vòm.
- Chấn thương biến dạng xoang hàm.
- Viêm mũi xoang mạn tái phát đã phẫu trước đó
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu nong lỗ thông xoang hàm bằng bóng của sonde Foley.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả loạt ca có can thiệp lâm sàng và đối chứng trước – sau phẫu thuật
Vì phương pháp nghiên cứu là mô tả loạt ca, sử dụng cách chọn mẫu có chọn lọc nên không tính cỡ mẫu (Mẫu dự kiến n > 30)
Bệnh nhân tại khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Thống Nhất sẽ được khám lâm sàng kỹ lưỡng, kết hợp với nội soi mũi xoang và chụp CT scan để chẩn đoán viêm xoang hàm Sau khi đạt tiêu chuẩn, bệnh nhân sẽ nhận được tư vấn về các phương pháp điều trị viêm xoang hàm, bao gồm kỹ thuật nong lỗ thông xoang hàm cải tiến bằng bóng sonde Foley Tham gia nghiên cứu, bệnh nhân sẽ được thực hiện nong bằng bộ nong xoang hàm cải tiến, nội soi và chụp CT scan một lần sau 3 tháng, cùng với các quyền lợi theo quy định hiện hành.
2.2.5.1 Dụng cụ trong phòng nội soi:
- Bộ nội soi: Màn hình nội soi, camera, nguồn sáng Xenon, các ống nội soi cứng 4mm đường kính 0 0 , 30 0 , 70 0
- Dụng cụ chăm sóc: ống hút cong 2mm; 4mm; spatule
2.2.5.2 Bộ dụng cụ nong xoang hàm bằng bóng sonde Foley số 8:
- Bộ nội soi Olympus: Màn hình nội soi, camera, nguồn sáng Xenon, các ống nội soi cứng 4mm đường kính 0 0 , 30 0 , 70 0
- Dụng cụ: ống hút cong 2mm; 4mm; spatule, que thăm dò lỗ thông xoang hàm, kẹp khuỷu thẳng; bấc mũi
- Ống sonde Foley bằng silicon số 8 có bóng (có 2 kênh: kênh dẫn lưu, kênh bơm bóng chèn)
Ống hút thẳng dài 180mm được thiết kế với các góc 100 độ, 120 độ, và 135 độ, có đường kính ngoài 2mm và đường kính trong 1mm Ống này được luồn vào kênh dẫn lưu của sonde Foley nhằm dẫn đường vào lỗ thông tự nhiên của xoang hàm.
Hình 2.1 Bộ nong lỗ thông xoang hàm bằng bóng sonde Foley số 8
- Dụng cụ uốn tạo góc cong ống hút
- Dây dẫn sáng dài 350mm, đường kính 0.7mm (đặt vào lòng trong ống hút) giúp xác định đã vào xoang hàm; nguồn sáng LED 3W (cầm tay)
- Thiết bị bơm bóng của sonde Foley có đồng hồ áp suất của Medtronic
- Thuốc tê xịt Lidocain 10%; thuốc tê tiêm Lidocain 2%; thuốc co mạch
- Bơm tiêm vô trùng: 5cc, 10cc, 20cc, 50cc
- Thuốc sát khuẩn, nước muối sinh lý để bơm rửa xoang hàm
Xylanh bơm có đồng hồ áp Dụng cụ uốn ống hút
Nguồn sáng và dậy dẫn sáng Các ống hút tạo góc cong
Hình 2.2 Sonde Foley số 8 và ống hút được tạo góc
2.2.6 Qui trình thực hiện nghiên cứu:
Khám và chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn chọn bệnh
Giải thích và tư vấn cho bệnh nhân là bước quan trọng trong quá trình cung cấp thông tin nghiên cứu Sau khi nhận được thông tin chi tiết, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ký vào “Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu” để xác nhận sự đồng ý tham gia.
Làm hồ sơ - mã hóa hồ sơ nghiên cứu
Để chuẩn bị cho bệnh nhân, cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm tiền phẫu, nội soi mũi xoang, chụp CT scan mũi xoang và khám chuyên khoa khác nếu cần thiết Việc đánh giá tình trạng viêm xoang hàm sẽ dựa vào các yếu tố như thang điểm SNOT-22, nội soi mũi xoang và chụp CT scan mũi xoang trước khi tiến hành phẫu thuật.
Dự kiến những khó khăn khi nong Lỗ thông xoang hàm trên bệnh nhân
Để thực hiện quy trình nong lỗ thông xoang hàm dưới bằng nội soi, cần chuẩn bị ống hút có đường kính 2mm và tạo góc phù hợp, cùng với sond Foley số 8 và dây dẫn sáng Những dụng cụ này sẽ được sử dụng để tạo thành một bộ nong lỗ thông xoang hàm hiệu quả.
Chăm sóc và điều trị nội khoa sau nong Đánh giá kết quả sau nong sau 2 tuần; 4 tuần; 12 tuần
Sonde Foley số 8 ống hút 2mm, tạo góc lại Dây sáng và nguồn sáng
Sơ đồ 2.1 Qui trình nghiên cứu nong LTXH bằng bóng sonde Foley
2.2.7 Kỹ thuật nong lỗ thông xoang hàm bằng bóng của sonde Foley trong viêm xoang hàm:
Sonde Foley là dụng cụ quan trọng trong niệu khoa, được thiết kế để dẫn lưu bàng quang với nhiều kích cỡ khác nhau Chất liệu silicon giúp đảm bảo tính linh hoạt và an toàn cho người sử dụng Sonde Foley số 8, với đường kính 2 mm, bao gồm hai kênh: một kênh bơm bóng chèn để cố định sonde và một kênh chính để dẫn lưu hiệu quả.
Bệnh nhân viêm xoang hàm mạn hoặc cấp tái phát > 18 tuổi Điều trị nội khoa, không cải thiện triệu chứng
Có chỉ định nong lỗ thông xoang hàm Đủ tiêu chuẩn nong LTTNXH Không đủ tiêu chuẩn LTTNXH
Thực hiện Quy trình Nong LTTNXH cải tiến bằng bóng sonde Foley
Chăm sóc & Điều trị nội khoa –
Theo dõi sau nong 2-4-12 tuần
Thu thập kết quả và phân tích số liệu
Hình 2.3 Sonde Foley (cắt dọc)
Hình 2.4 Minh họa sonde Foley ( nguồn internet) 2.2.7.2 Chuẩn bị dụng cụ bộ bóng nong bằng sonde Foley:
- Ống sonde Foley số 8 bằng silicon, có 2 kênh, đường kính 2mm; đường kính bóng (khi bơm phồng):5 - 6mm, chiều dài bóng 20mm
- Ống hút mũi xoang, dài: 180mm; đường kính (ngoài: 2mm; trong: 1mm)
- Dây dẫn sáng đường kính 0.75mm; dài 350 mm
- Nguồn sáng LED 3W, cầm tay
- Dụng cụ bơm bóng có đồng hồ áp suất của Medtronic
Hệ thống dụng cụ hỗ trợ cho phẫu thuật:
- Hệ thống nội soi dùng trong phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng (màn hình, camera, nguồn sáng, các ống nội soi 0 0 , 30 0 , 70 0 )
- Xylanh 20cc dùng để bơm rửa xoang khi cần thiết
- Xylanh 1cc, 3cc dùng gây tê
Bóng chèn của sonde (đã cắt)
Kênh dẫn lưu sonde Foley
Giới hạn trên & dưới bóng chèn
Miệng trong kênh dẫn lưu Đầu trong sonde Foley
Miệng kênh dẫn lưu Đầu nối kênh dẫn lưu Đầu nối kênh bóng
- Thuốc tê Adrenalin 1%₀ , Lidcain 2%; thuốc co mạch; Nước muối sinh lý
- Hệ thống hút phẫu thuật
- Que thăm dò xoang hàm, spatule, ống hút thẳng, ống cong xoang hàm đầu tròn đường kính 4mm; kẹp khuỷu thẳng, bấc mũi…
2.2.7.3 Tạo hình lại đầu ống hút 2mm để tiếp cận và vào lỗ thông xoang hàm: Đặt đầu ống hút vào dụng cụ uốn cong ống hút để tạo ra đầu ống hút cong có các góc 100 0 hoặc 120 0 hoặc 135 0 (không được nhỏ hơn 90 0 hoặc lớn hơn 135 0 ) thường thì dựa vào định hướng trên CT scan và nội soi để ước lượng góc và hướng lỗ thông xoang hàm; đường kính uốn cong 15 – 20 mm
2.2.7.4 Chuẩn bị bộ bóng nong bằng sonde Foley:
- Lấy sonde Foley số 8 ra khỏi túi chứa vô trùng
- Xác định vị trí bóng và dùng Xylanh 3cc bơm kiểm tra bóng của sonde Foley
- Xác định hai vạch giới hạn trên – dưới của bóng và xác định: kênh bơm bóng và kênh dẫn lưu của sonde
- Xác định lại kênh dẫn lưu của sonde và dùng dao mổ số 11, rạch 1 đường theo chiều dọc của sonde dài 1-2mm vào lòng của kênh dẫn lưu
Luồn ống hút có đường kính 2mm đã được tạo hình phù hợp với hướng tiếp cận lỗ thông xoang hàm dự đoán cho đến khi đầu ống hút vừa thấy ở đầu dưới của sonde Cần lưu ý không để đầu ống hút nhô ra khỏi ống sonde nhằm tránh gây tổn thương niêm mạc trong quá trình thao tác nong hoặc thăm dò.
2.2.7.5 Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật:
Giải thích cho bệnh nhân về phẫu thuật
Bệnh nhân được thực hiện tại phòng mổ Đặt bấc mũi tẩm co mạch xylometazolin pha với thuốc tê Lidocain 10% (spray) khoảng 10 phút,
Chích gây tê tại chỗ: Mõm móc, chỗ bám của cuốn mũi giữa, cuốn mũi dưới
2.2.7.6 Phẫu thuật được thực hiện qua đường mũi, dưới hướng dẫn của nội soi ống cứng 0 0 và 30 0, đường kính 4mm:
Bước 1: Xác định lỗ thông xoang hàm
Dùng Spatule đẩy cuốn mũi giữa vào trong để làm rộng khe giữa và tránh làm tổn thương niêm mạc
Sử dụng que thăm dò xoang hàm để xác định vị trí lỗ thông tự nhiên của xoang hàm Khi đã tìm được lỗ thông, hãy kéo nhẹ mõm móc về phía trước.
Bước 2: Chuẩn bị dây dẫn sáng
Dây dẫn ánh sáng được đưa vào bên trong ống hút cho đến khi ánh sáng xuất hiện ở đầu dưới của sonde Foley, giúp xác định vị trí đầu ống hút trong quá trình thao tác.
Bước 2’: Tạo hình lại đầu ống hút phù hợp hướng & góc lỗ thông xoang hàm
Để cải thiện khả năng tiếp cận lỗ thông xoang hàm, cần tạo hình lại đầu ống hút của bộ bóng nong sonde Foley với góc uốn cong từ 100 đến 135 độ bằng công cụ uốn cong khi cần thiết.
Bước 3: Đưa bộ bóng nong sonde Foley vào hốc mũi
Dưới sự hướng dẫn của nội soi, đầu ống hút của bộ bóng nong sonde Foley được định hướng xuống dưới, trong khi phần gấp khuỷu hướng lên trên so với sàn mũi Quá trình này diễn ra nhẹ nhàng, đưa bộ bóng nong vào hốc mũi, đến khe mũi giữa, cho đến khi đầu ống hút nằm ngay phía sau bờ tự do của mõm móc tại điểm giao 1/3 dưới của mõm móc.
Bước 4: Định vị lỗ thông xoang hàm và xác định đã vào xoang hàm cần nong điều trị
Khi quan sát thấy đầu ống hút ở phía sau mõm móc và hướng xuống dưới, hãy di chuyển nhẹ nhàng ống hút để tiếp cận lỗ thông tự nhiên của xoang hàm Đồng thời, phần khuỷu bộ bóng nong Foley cần áp vào bờ tự do của mõm móc Ánh sáng phản chiếu xuyên qua mõm móc sẽ giúp xác định vị trí của đầu bộ bóng nong, từ đó tránh gây tổn thương cho thóp sau.
Hình 2.5 Sonde Foley đã được định vị vào xoang hàm (T) [BN mã NX07]
Giữ cố định bộ bóng nong, và luồn dây dẫn sáng sâu thêm 2-3 cm trong ống hút để đầu dây dẫn sáng vào hẳn lòng xoang hàm;
Bước 5: Đặt bóng nong vào vị trí lỗ thông xoang hàm
Cần xác định đầu của bộ bóng nong sonde Foley đã vào xoang hàm và bóng của sonde Foley đúng vị trí của lỗ thông tự nhiên xoang hàm
Hình 2.6 Bóng của sonde Foley ngay vị trí LTXH (T)[ BN mã NX07]
Bước 5: Bơm bóng sonde Foley để nong dãn lỗ thông tự nhiên xoang hàm và xả bóng:
Gắn xylanh có đồng hồ áp suất vào ống nối với kênh dẫn vào bóng của sonde Foley để bơm phồng bóng
Cố định bóng ngay vị trí lỗ thông xoang hàm
Bơm chậm nước muối sinh lý trong khoảng 3-5 giây để làm phồng bóng của sonde Foley, nhằm tạo lực nong dãn từ từ cho niêm mạc và vi nứt các xương bên dưới lỗ thông xoang hàm Quá trình này cần được theo dõi để đảm bảo áp suất không vượt quá 8 atm, và khi đạt được kết quả mong muốn, sẽ thấy mõm móc màu trắng nhợt hơn, bị đẩy phồng về phía trước, cùng với sự xuất hiện của bóng khí hoặc dịch nhầy ngay tại vùng lỗ thông.
Giữ cố định bóng bơm đúng vị trí lỗ thông ở áp suất thích hợp thời gian 15-20 giây (≤ 20 giây)
Sau khi hoàn tất quá trình nong lỗ thông xoang hàm, hãy xả bóng sonde Foley từ từ cho đến khi bóng xẹp hoàn toàn Tiếp theo, lấy bộ bóng nong ra khỏi hốc mũi và kiểm tra kết quả nong lỗ thông xoang hàm bằng ống nội soi 30 độ hoặc 70 độ.
Có thể thực hiện thêm 1-2 lần để đạt kết quả như mong muốn
Hình 2.7 Bơm phồng và xả bóng của sonde để nong LTXH (T)
Bước 6: Làm sạch lỗ thông xoang hàm và bơm rửa xoang hàm khi cần thiết
Tiếp tục sử dụng ống hút của bộ nong này để bơm rửa hoặc bơm thuốc vào xoang hàm
Tiếp tục thực hiện tương tự đối với xoang hàm bên đối diện, khi cần thiết
2.2.7.7 Chăm sóc sau nong lỗ thông tự nhiên xoang hàm bằng bóng của sonde
- Tiếp tục tục điều trị nội khoa và chăm sóc như sau phẫu thuật nội soi chức năng theo hướng dẫn của EPOS 2020,[40]
- Tái khám và chăm sóc qua nội soi: bơm rửa xoang hàm; bơm kháng sinh kháng viêm (khi cần thiết) sau 1 tuần; 2 tuần; 4 tuần; 12 tuần
- Bệnh nhân được lại CT scan mũi xoang sau nong lỗ thông tự nhiên xoang hàm sau 12 tuần
Sơ đồ 2.2 Qui trình Nong LTXH bằng sonde Foley
- Sau khi nong lỗ thông tự nhiên xoang hàm bằng bóng của sonde Foley, đánh giá kết quả dựa vào:
+ Điểm trung bình SNOT-22 trước và sau khi nong
+ Khảo sát sự thay đổi trên nội soi của khe giữa: niêm mạc, dịch tiết, lỗ thông xoang hàm trước và sau khi nong
+ Khảo sát sự chuyển sáng CT Scan của xoang hàm; lỗ thông xoang hàm trước và sau nong lỗ thông
+ Đánh giá về kỹ thuật nong lỗ thông xoang hàm bằng bóng của sonde Foley và khả năng khó khăn khi nong lỗ thông xoang hàm
Tư thế bệnh nhân nằm ngửa (đầu nghiêng nhẹ # 15 -
Bộc lộ đường vào: khe giữa; phễu sàng; mõm móc
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng viêm xoang hàm của người tham gia nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 21 người tham gia nghiên cứu, trong đó nam: 7 nam, 14 nữ
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới
Bảng 3.1 Phân bố nhóm tham gia nghiên cứu theo tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã khảo sát một mẫu gồm 21 người với sự phân bố độ tuổi tương đối đồng đều: nhóm dưới 30 tuổi có 6 người (28,6%), nhóm từ 30 đến 60 tuổi có 7 người (33,3%), và nhóm trên 60 tuổi có 8 người (38,1%) Tuổi trung bình của mẫu là 47,33 tuổi, với độ tuổi cao nhất là 79 và thấp nhất là 22.
Chúng tôi nhận thấy, nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu của chúng tôi thì là công nhân và người hưu trí
Bảng 3.2 Nghề nghiệp của tham gia nghiên cứu
3.1.4 Cơ địa dị ứng – Thói quen:
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 4 người có kèm theo viêm mũi dị ứng; không có ai bị suyễn hay dị ứng khác
Thói quen hút thuốc: 5 (23,8%) người hút thuốc thường xuyên (khoảng 20 gói/năm)
Thói quen sử dụng chất có cồn ( uống rượu, bia): 21(100%) người trong nhóm nghiên cứu không thường xuyên sử dụng chất có cồn
3.1.5 Thời gian mắc bệnh – số đợt viêm xoang trong năm:
+ 1 - 2 năm: 3 người + 3 - 5 năm: 18 người, trong đó có 4 người bị viêm mũi dị ứng
- Số đợt mắc bệnh trong 1 năm:
Đánh giá mức độ viêm xoang hàm mạn trước khi nong LTXH bằng bóng của
3.2.1 Điểm trung bình các triệu chứng mũi xoang theo Thang điểm SNOT 22 trước nong:
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi thu thập được các sồ liệu trình bày trong bảng dưới đây
Bảng 3.3 Kết quả điểm trung bình các triệu chứng trước nong
Triệu chứng Trước nong Lỗ thông xoang hàm
Chóng mặt 2,1 ± 0.5 Đau tai 2,5 ± 1.0 Đau/nặng mặt 3,9 ± 0.3
Mệt mỏi khi thức dậy 2,7 ± 0.6
Giảm năng suất lao động 3,2 ± 0.5
Cảm giác thất vọng/ bồn chồn/cáu gắt 3,1 ± 0.6
Cảm nhận khứu giác hoặc vị giác 3,9 ± 0.6
Nghẹt mũi 3,8 ± 0.7 Điểm trung bình SNOT 22 3,0 ± 0.5
Kết quả từ bảng điểm trung bình triệu chứng mũi xoang trong viêm xoang hàm mạn cho thấy năm triệu chứng chính ảnh hưởng nhiều nhất đến người tham gia nghiên cứu, bao gồm: cảm nhận khứu giác (mùi bất thường) và đau/nặng mặt (đều đạt 3.9 điểm), nghẹt mũi (3.8 điểm), dịch nhầy mũi và chảy mũi trước (cùng đạt 3.6 điểm) Tất cả các triệu chứng này đều ở mức độ từ vừa đến nặng, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
3.2.2 Nội soi khe mũi giữa trước nong:
Bảng 3.4 Tình trạng niêm mạc trước nong
Khe mũi giữa Số xoang hàm (T) & (P)
Không có phù nề niêm mạc 4 (12,5%)
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 87,5% (28/32) khe giữa ở bệnh nhân viêm xoang hàm mạn có hiện tượng phù nề niêm mạc, trong khi chỉ có 12,5% (4/32) khe giữa không có dấu hiệu phù nề niêm mạc.
Bảng 3.5 Tình trạng dịch tiết từ lỗ thông trước nong
Khe mũi giữa Số xoang hàm (T) & (P)
Tất cả 32/32 người tham gia trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều có dịch tiết từ lỗ thông xoang hàm, với các dạng dịch được ghi nhận là dịch trong hoặc dịch đục.
3.2.3 Đánh giá CT scan xoang hàm và lỗ thông xoang hàm trước nong:
3.2.3.1 CT Scan xoang hàm theo thang điểm Lund – Mackey:
Bảng 3.6 Điểm trung bình CT scan hàm trước nong
CT scan Số xoang hàm
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 71,9% (23/32) xoang hàm cho thấy tình trạng mờ một phần với điểm số Lund Mackey là 1, trong khi 28,1% (9/32) xoang hàm mờ hoàn toàn có điểm số 2 Điểm trung bình theo thang điểm Lund Mackey của xoang hàm trong nghiên cứu là 1,28 điểm.
3.2.3.2 CT scan đánh giá lỗ thông xoang hàm:
Bảng 3.7 Trạng thái lỗ thông xoang hàm trước nong
CT Scan Số xoang hàm (T) & (P)
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 5 trong 32 lỗ thông xoang hàm (15,6%) không bị tắc, mặc dù có hiện tượng ứ dịch một phần Trong khi đó, 27 trong 32 lỗ thông (84,3%) ghi nhận tình trạng bít tắc, với xoang hàm có ứ dịch mờ một phần hoặc hoàn toàn.
Hình 3.1 : CT scan xoang hàm trước nong
(A): Mờ một phần xoang hàm (P); tắc LTXH xoang hàm (P) [NX15]
(B):Mờ hoàn toàn, tắc LTXH xoang hàm (T), dày niêm mạc, không tắc LTXH xoang hàm (P) [NX21]
Kết quả trong lúc thực hiện phẫu thuật nong LTXH bằng bóng của sonde Foley
Tất cả bệnh nhân được tiêm tê tại chỗ bằng Lidocain 2% kết hợp với Adrenaline 1/100.000 Phẫu thuật được tiến hành trong phòng mổ và chuẩn bị theo quy trình phẫu thuật FESS chuẩn.
3.3.1 Khả năng thực hiện thành công việc đặt và nong lỗ thông xoang hàm bằng bóng của sonde Foley:
Thực hiện hoàn thành được việc đặt và nong dãn lỗ thông tự nhiên xoang hàm bằng bóng của sonde Foley là 32/32 xoang hàm
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện một phẫu thuật nong xoang hàm đơn thuần
Bảng 3.8 Kết quả thực hiện nong lỗ thông hoàn thành
Lỗ thông xoang hàm Bên (T) Bên (P) Cả 2 bên Tổng
Thực hiện đặt bóng – nong hoàn thành 6 4 22 32
Thực hiện đặt bóng – nong thất bại 0 0 0 0
Trong nghiên cứu, lỗ thông xoang hàm đã được đặt thành công 100% (32/32 ca), không có trường hợp nào thất bại hay phải dừng lại do bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu hay không tìm ra lỗ thông.
3.3.2 Thời gian thực hiện phẫu thuật nong lỗ thông xoang hàm một bên:
Bảng 3.9 Thời gian thực hiện hoàn thành nong 1 bên xoang
Thời gian trung bình nong lỗ thông xoang 1 bên Bên (T) Bên (P) Tổng
Thời gian trung bình để hoàn thành việc đặt và nong lỗ thông xoang hàm một bên là khoảng 7 phút 30 giây, với sai số ± 2 phút 30 giây Đặc biệt, có hai ca thực hiện nong xoang hàm bên (T) mất khoảng 10 phút.
3.3.3 Tạo hình lại đầu ống hút trong kênh dẫn lưu của sonde Foley để tiếp cận và vào trong xoang hàm, tạo uốn cong lại bằng dụng cụ (khoảng 90 0 – 135 0 )
Bảng 3.10 Các góc tạo hình lại đầu ống hút tiếp cận & vào đường dẫn lưu xoang
Tạo góc ống hút vào lỗ thông xoang hàm Bên (T) Bên (P) Tổng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhận thấy có 29 ca (90,6%), cần phải tạo hình lại góc đầu ống hút 120 0 - 135 0 , chỉ có 3(9,4%) trường hợp là góc từ 90 0 -120 0
3.3.4 Mức độ đau theo VAS (Visual Analogue Scale) trong lúc nong lỗ thông xoang hàm bằng bóng của sonde Foley
Bảng 3.11 Mức độ đau theo VAS
(4,8%) 0 Điểm trung bình là: 2.1 ± 1.1 điểm
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhận thấy 20 trường hợp (95,2%) đau khi nong ở mức độ nhẹ, có 1 trường hợp (4,8%) đau ở độ vừa
3.3.5 Tình trạng lỗ thông xoang hàm ngay sau khi hoàn thành nong lỗ thông xoang:
Bảng 3.12 Trạng thái lỗ thông xoang sau rút bóng nong
Lỗ thông xoang hàm Bên (T) Bên (P) Tổng
Không nhìn thấy lỗ thông xoang 0 0 0
Nhìn thấy lỗ thông xoang một phần 1 1 2
Nhìn thấy lỗ thông xoang hoàn toàn 16 14 30
Khi tiến hành nong lỗ thông xoang hàm bằng ống nội soi 30 độ hoặc 70 độ, chúng tôi ghi nhận 30 trường hợp (93,7%) có lỗ thông hoàn toàn, trong khi chỉ có 2 trường hợp (6,3%) có lỗ thông một phần Tuy nhiên, với việc sử dụng ống hút cong đầu tròn 4mm, chúng tôi đã không cần thực hiện thêm thao tác nong.
Hình 3.1 Lỗ thông xoang hàm được nhìh thấy hoàn toàn sau khi rút bóng nong
[BN mã NC NX03, NX07]
3.3.6 Quan sát lỗ thông sau khi rút bóng nong:
Bảng 3.13 Quan sát thấy tình trạng lỗ thông sau khi rút bóng nong
Quan sát lỗ thông sau khi rút bóng nong Bên (T) Bên (P) Tổng
Lộ xương quanh lỗ thông hàm 0 0 0
Sau khi rút bóng nong ra khỏi lỗ thông xoang hàm, chúng tôi tiến hành nội soi bằng ống nội soi 30 độ hoặc 70 độ Kết quả cho thấy 32/32 (100%) xoang hàm nong đều có dịch tiết hoặc được hút ra từ lòng xoang, với dịch có thể đục hoặc trong Ngoài ra, 29/32 xoang hàm có niêm mạc quanh xoang bị phù nề, nhưng không có trường hợp nào làm lộ xương quanh lỗ thông xoang hàm.
3.3.7 Chảy máu trong lúc nong lỗ thông xoang hàm:
Bảng 3.14 Tình trạng chảy máu sau nong lỗ thông xoang
Tình trạng chảy máu Bên (T) Bên (P) Tổng
Không có trường hợp nào chảy máu sau khi nong lỗ thông xoang hàm cần can thiệp hay sử dụng thuốc cầm máu; việc đặt bấc mũi hay Merocel cũng không cần thiết.
Trong lúc thực hiện phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu không ghi nhận trường hợp
3.3.9 Những tình huống khó khăn trong quá trình nong xoang hàm bằng bóng của sonde Foley và cách xử lý:
Bảng 3.15 Tình huống khó khăn và xử trí
Tình huống khó khăn Số ca Xử trí
Bệnh nhân lo lắng, sợ đau 05 - Giải thích, động viên bệnh nhân; có thể dùng thuốc an thần kinh Bất thường cấu trúc giải phẫu:
- Vẹo hoặc gai vách ngăn
- Quá phát cuốn mũi, cuốn mũi giữa cong ra ngoài; bóng sàng to
- Mõm móc cong ra ngoài
- Đặt tê kỹ và dùng spatule đẩy về phía đường giữa
- Dùng Spatule đẩy cuốn mũi và trong hay bẻ cuốn dưới
- Dùng que thăm dò kéo mõm vào trong về trước
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thường gặp phải tình huống khó khăn khi người tham gia cảm thấy lo lắng Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sẽ tư vấn kỹ lưỡng, động viên và trấn an họ, giúp họ giải tỏa những lo âu, chủ yếu là sợ đau và lo ngại về kết quả điều trị Bên cạnh đó, những khó khăn cũng có thể phát sinh do bất thường giải phẫu học, và chúng tôi sẽ tìm cách khắc phục bằng cách mở rộng các yếu tố gây cản trở việc đưa dụng cụ nong vào lỗ thông xoang hàm.
Kết quả sau phẫu thuật nong LTXH bằng bóng của sonde Foley
3.4.1 Các triệu chứng mũi xoang theo Thang điểm SNOT 22 sau nong lỗ thông xoang hàm 2 tuần, 4 tuần, 12 tuần:
Bảng 3.16 Điểm trung bình SNOT 22 Triệu chứng mũi xang sau nong và cải thiện
Sau nong Cải thiện sau 12 tuần
Cần hỉ mũi 3,5 ± 0,9 3,0 ± 0,9 2,3 ± 0,8 1,6 ± 0,7 1,9 ± 0,1 Hắt hơi 2,6 ± 0,8 2,5 ± 0,5 1,6 ± 0,6 1,2 ± 0,2 1,4 ± 0,3 Chảy mũi trước 3,6 ± 0,5 3,0 ± 0,8 2,4 ± 0,6 1,2 ± 0,3 2,4 ± 0,1
Cảm giác đầy tai 2,7 ± 0,7 2,4 ± 0,5 1,9 ± 0,5 1,3 ± 0,5 1,4 ± 0,1 Chóng mặt 2,1 ± 0,5 1,6 ± 0,5 1,2 ± 0,0 1,0 ± 0,2 1,0 ± 0,15 Đau tai 2.5 ± 1.0 1.9 ± 0.9 1.1 ± 0.7 0.8 ± 0.5 1.7 ± 0.25 Đau/nặng mặt 3.9 ± 0.3 3.2 ± 0.4 2.2 ± 0.4 1.6 ± 0.6 2.3 ± 0.15
Khó ngủ 2.7 ± 0.6 2.1 ± 0.4 1.5 ± 0.4 1.1 ± 0.5 1.6 ± 0.05 Thức giấc trong đêm 2.6 ± 0.7 2.1 ± 0.4 1.5 ± 0.6 1.2 ± 0.5 1.4 ± 0.1 Ngủ không ngon giấc 2.6 ± 0.6 1.9 ± 0.5 1.6 ± 0.6 1.2 ± 0.5 1.4 ± 0.05 Mệt mỏi khi thức dậy 2.7 ± 0.6 2.0 ± 0.5 1.3 ± 0.6 1.0 ± 0.4 1.7 ± 0.1 Mệt mỏi 3.0 ± 0.4 2.6 ± 0.7 1.8 ± 0.5 1.1 ± 0.6 1.9 ± 0.1 Giảm năng suất
Giảm tập trung 3.2 ± 0.5 2.4 ± 0.5 1.7 ± 0.6 1.2 ± 0.4 2.0 ± 0.05 Cảm giác thất vọng/ bồn chồn/ dễ cáu gắt
Buồn bã 2.5 ± 0.5 2.0 ± 0.5 1.4 ± 0.4 0.9 ± 0.5 1.6 ± 0 Cảm giác bối rối 2.6 ± 0.5 2.0 ± 0.4 1.4 ± 0.4 0.9 ± 0.5 1.6 ± 0 Cảm nhận khứu giác hoặc vị giác 3.9 ± 0.6 3.4 ± 0.6 2.3 ± 0.3 1.2 ± 0.6 2.8 ± 0
Điểm trung bình SNOT 22 cho thấy sự giảm rõ rệt của tất cả các triệu chứng mũi xoang theo thời gian, với sự chênh lệch lớn hơn 0.8 điểm giữa trước và sau khi nong lỗ thông xoang hàm sau 12 tuần Trong giai đoạn từ khi nong đến 2 tuần sau, hầu hết các triệu chứng giảm điểm nhưng chưa đạt ý nghĩa lâm sàng Tuy nhiên, sau 4 tuần, các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi, đau nhức vùng mặt, cảm nhận khứu giác và dịch nhầy trong mũi đã cải thiện rõ rệt và đạt ý nghĩa lâm sàng.
Bảng 3.17 Điểm trung bình SNOT – 22 các thời điểm và mức cải thiện Điểm trung bình
Sau nong Cải thiện điểm trung bình SNOT 22 sau nong
Bảng dữ liệu cho thấy điểm trung bình SNOT 22 trước và sau khi nong lỗ thông xoang hàm được theo dõi trong 12 tuần Trước khi nong, điểm SNOT 22 là 3,0 ± 0,5, sau 2 tuần giảm xuống còn 2,5 ± 0,5; sau 4 tuần còn 1,8 ± 0,4 và sau 12 tuần là 1,2 ± 0,2, cho thấy mức cải thiện 1,8 ± 0,4 sau 12 tuần so với trước nong Cải thiện SNOT 22 sau 2 tuần đầu chưa có ý nghĩa lâm sàng, nhưng đến tuần thứ 4, sự cải thiện này đạt ý nghĩa lâm sàng với Δ > 0,8 (p < 0.001).
3.4.2 Nội soi đánh giá lỗ thông xoang hàm sau khi nong lỗ thông xoang hàm theo thời gian 2 tuần, 4 tuần, 12 tuần:
Biểu đồ 3.2 Tình trạng lỗ thông trước và sau nong
Chúng tôi đã thực hiện nội soi trước và sau khi nong xoang hàm, và nhận thấy rằng không có lỗ thông xoang hàm nào được phát hiện trước khi nong Tuy nhiên, sau 2 tuần, kết quả cho thấy 40,6% (13/32) trường hợp có lỗ thông hoàn toàn, 37,5% (12/32) trường hợp có lỗ thông một phần, và 21,7% (7/32) trường hợp không thấy lỗ thông Đến sau 12 tuần, tình trạng cải thiện rõ rệt với 78,1% (25/32) trường hợp có lỗ thông hoàn toàn, 15,6% (5/32) trường hợp có lỗ thông một phần, và chỉ 6,3% (2/32) trường hợp không thấy lỗ thông.
35 trước nong sau nong 2 tuần sau nong 4 tuần sau nong 12 tuần không thấy lỗ thông thấy một phần lỗ thông thấy hoàn toàn lỗ thông
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự khác biệt trong lỗ thông xoang hàm qua nội soi có ý nghĩa thống kê vào tuần thứ 4 và sau 12 tuần, với p = 0,001 < 0,05 (theo kiểm định Fisher).
Hình 3.2 Lỗ thông xoang hàm nhìn thầy hoàn toàn sau nong 12 tuần [ bn mã NC
3.4.3 Nội soi mũi xoang: niêm mạc khe giữa sau nong lỗ thông xoang hàm 2 tuần, 4 tuần, 12 tuần:
Bảng 3.18 Tình trạng niêm mạc trước và sau nong
Niêm mạc khe giữa Số lượng xoang hàm
Kết quả khảo sát cho thấy, trước khi nong lỗ thông hàm, niêm mạc khe giữa có 12.5% (4/32) trường hợp không phù nề và 87.5% (28/32) trường hợp phù nề Sau 2 tuần nong, tỷ lệ niêm mạc không phù nề tăng lên 21.9% (7/32), trong khi 78.1% (25/32) vẫn còn phù nề Đến tuần thứ 12 sau nong, có 84.4% (27/32) trường hợp niêm mạc không còn phù nề, chỉ còn 16.6% (5/32) trường hợp vẫn còn phù nề, cho thấy tình trạng phù nề đã cải thiện rõ rệt qua các thời điểm tái khám.
Kết quả từ bảng cho thấy sự thay đổi niêm mạc khe giữa từ niêm mạc phù nề sang niêm mạc không phù nề trong 2 tuần đầu không có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, đến tuần thứ 4 và 12 sau nong, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 < 0,05 (theo kiểm định Fisher).
Dịch tiết vị trí lỗ thông xoang hàm sau nong lỗ thông xoang 2 tuần, 4 tuần, 12 tuần:
Biểu đồ 3.3 Tình trạng dịch tiết lỗ thông trước và sau nong
Trước khi tiến hành nong lỗ thông xoang hàm, chúng tôi ghi nhận 100% trường hợp có dịch tiết từ vị trí này Sau khi thực hiện thủ thuật, nội soi cho thấy 21.9% (7/32) trường hợp không còn dịch tiết, trong khi 78.1% (25/32) vẫn còn dịch Tuy nhiên, sau 12 tuần, tỷ lệ này đã thay đổi, với 21.9% (7/32) vẫn còn dịch và 78.1% (25/32) đã hết dịch tiết.
Từ kết quả trong các bảng nhận thấy dịch tiết khe giữa trong 2 tuần đầu sau
Trước nong sau nong 2 tuần sau nong 4 tuần sau nong 12 tuần không dịch
12 tuần sau nong thì sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê p = 0.001 3-7 là đau vừa, và >7-10 là đau nhiều Kết quả cho thấy 20/21 người tham gia (95,8%) có mức độ đau từ 0-3 điểm, tức là đau nhẹ, với điểm trung bình là 2,1 ± 1,1; chỉ có 1 người đánh giá mức độ đau cao hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ đau trung bình được ghi nhận là 4 điểm, tương đương với mức độ vừa, nhờ vào việc sử dụng thuốc giảm đau trong phòng mổ Theo tác giả Gould, điểm đau trung bình là 1,8 ± 1,8; trong khi những trường hợp không sử dụng thuốc giảm đau hay an thần có mức điểm 3,6 ± 2,0, còn với những trường hợp có sử dụng thuốc thì chỉ số này giảm xuống còn 1,1 ± 1,1 Tính trung bình, cả nghiên cứu của chúng tôi và Gould cho thấy mức độ đau ở mức nhẹ Đáng chú ý, không có trường hợp nào trong nghiên cứu của chúng tôi phải ngưng phẫu thuật do đau hoặc khó chịu từ phía người tham gia trong quá trình phẫu thuật nong lỗ thông xoang bằng bóng của sonde.
Việc nong lỗ thông xoang hàm không chỉ đơn thuần là tìm và đặt bóng vào đúng vị trí mà còn cần đánh giá tình trạng lỗ thông chính ngay sau khi thực hiện Trong nghiên cứu của chúng tôi, 32 xoang được thực hiện, trong đó 30 xoang cho thấy lỗ thông hoàn toàn rõ ràng sau khi nội soi Đối với 2 xoang còn lại, mặc dù chỉ nhìn thấy một phần lỗ thông, nhưng việc sử dụng ống hút cong cho thấy sự thông thoáng, nên không cần tiến hành nong thêm Tất cả 32 xoang đều có dịch tiết từ lỗ thông, với 29 xoang có niêm mạc phù nề, nhưng không có lỗ thông nào bị lộ xương, cho thấy quá trình nong chỉ làm dãn niêm mạc và vi nứt xương xung quanh mà không gây rách niêm mạc, từ đó giảm thiểu nguy cơ tạo xơ dính sau phẫu thuật Nội soi sau nong cũng giúp xác nhận rằng quá trình nong đã đúng vị trí và không gây tổn thương cho các cấu trúc xung quanh.
Trong quá trình nong lỗ thông xoang hàm, chúng tôi ghi nhận rằng 32/32 trường hợp đều không gặp tình trạng chảy máu đáng kể, không cần sử dụng thuốc cầm máu hay đặt merocel Sau khi nong, chúng tôi chỉ đặt một đoạn merch có tẩm thuốc co mạch và rút bỏ ngay sau đó, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn Việc này cũng cho phép bệnh nhân vệ sinh và rửa mũi sớm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tạo vảy sau phẫu thuật và tránh xơ dính do chấn thương niêm mạc.
Đánh giá kết quả sau nong lỗ thông xoang hàm bằng bóng của sonde Foley: 86
Theo nghiên cứu của Theo Piccirillo và cộng sự, cũng như Petr Schalek, điểm trung bình SNOT 22 đã cải thiện một cách có ý nghĩa lâm sàng (p < 0.001) sau khi tiến hành nong lỗ thông xoang Cụ thể, điểm SNOT 22 giảm có ý nghĩa lâm sàng với Δ > 0.8, trong đó Δ được tính bằng sự chênh lệch giữa thời điểm sau và trước nong Sau 2 tuần, điểm trung bình SNOT 22 là 2.5 ± 0.4, tuy nhiên, sự giảm này chưa đạt ý nghĩa lâm sàng với Δ chỉ 0.5 Đến tuần thứ 4, điểm trung bình giảm xuống còn 1.8 ± 0.4 với Δ = 1.2, đánh dấu thời điểm bắt đầu có ý nghĩa lâm sàng Sự cải thiện này tiếp tục duy trì đến tuần thứ 12, với điểm trung bình SNOT 22 là 1.2 ± 0.2, giảm từ 1.8 ± 0.4 (> 0.8) Tất cả người tham gia nghiên cứu đều hoàn thành bộ thang điểm SNOT 22 tại tất cả các thời điểm đánh giá.
Thang điểm SNOT 22 là công cụ đánh giá triệu chứng viêm mũi xoang, phản ánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và định hướng điều trị lâm sàng Điểm SNOT 22 có mối liên hệ chặt chẽ với sự thay đổi tình trạng viêm mũi xoang và kết hợp với thang điểm VAS để xây dựng phác đồ điều trị theo hướng dẫn EPOS 2020 Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm trung bình SNOT 22 là 3.0 ± 0.5, cho thấy phần lớn bệnh nhân có triệu chứng ở mức độ trung bình và nặng, đặc biệt là ở những trường hợp viêm xoang hàm mạn tính Chúng tôi đã ghi nhận 5 triệu chứng chính: nghẹt mũi, chảy mũi, đau nhức vùng mặt, bất thường khứu giác và dịch nhầy trong mũi, với điểm số SNOT 22 cao Những triệu chứng này không chỉ là lý do chính khiến bệnh nhân đến khám mà còn là mục tiêu điều trị lâm sàng, và chúng tôi nhận thấy rằng các triệu chứng này đã giảm có ý nghĩa lâm sàng trong quá trình điều trị.
Bất thường về khứu giác (mùi hôi, tanh trong mũi):
Bảng 4.1 Tình trạng khứu giác trước và sau nong
Khứu giác Không rất nhẹ nhẹ vừa Nặng Rất nặng Tổng
(100%) Điểm trung bình của bất thường khứu giác theo thang điểm SNOT 22:
Bảng 4.2 Điểm trung bình của khứu giác theo thang điểm SNOT 22 trước và sau nong
Thời gian TB ± ĐLC Mức cải thiện
Kiểm định paired sample t test
Sau nong 2 tuần 3.4 ± 0.4 0.5 t = 9.220, p < 0.001 Sau nong 4 tuần 2.3 ± 0.3 1.6 t = 14.847, p < 0.001 Sau nong 12 tuần 1.2 ± 0.6 2.8 t = 19 194, p < 0.001
Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm bất thường khứu giác trung bình giảm có ý nghĩa thống kê với p = 0,001, nhỏ hơn 0,05 Sự giảm điểm số này bắt đầu có ý nghĩa từ tuần thứ 2 sau khi nong và tiếp tục giảm sau 4 tuần và 12 tuần với p < 0,001.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự bất thường khứu giác chủ yếu biểu hiện qua các triệu chứng bất thường trong mũi, với nhiều người tham gia mô tả cảm nhận về mùi lạ như mùi tanh và mùi hôi Không có trường hợp nào ghi nhận tình trạng mất hoặc giảm khứu giác Những triệu chứng này gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bảng 4.3 Tình trạng nghẹt mũi trước và sau nong
Nghẹt mũi Không rất nhẹ nhẹ vừa Nặng Rất nặng Tổng
Bảng 4.4 Điểm trung bình của Nghẹt mũi theo thang điểm SNOT 22 trước và sau nong
Thời gian TB ± ĐLC Mức cải thiện
Kiểm định paired sample t test
Sau nong 2 tuần 3.2 ± 0.5 0.6 t = 6.852, p