1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo ứng dụng hiệu quả phương pháp giáo dục steam trong tổ mẫu giáo 56 tuôi

8 316 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng hiệu quả phương pháp giáo dục steam trong tổ mẫu giáo 5 tuổi
Tác giả Hảng Thị Trú
Trường học Trường Mầm Non Hoa Hồng
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2020
Thành phố Lào Cai
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 95,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp chỉ đạo ứng dụng hiệu quả phương pháp giáo dục steam trong tổ mẫu giáo 56 tuôi, bồi dưỡng phương pháp giáo dục mới cho giáo viên, giúp giáo viên áp dụng và thực hiện hiệu quả phương pháp giáo dục steam vào dạy học đạt hiệu quả cao

Trang 1

Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến – thành phố Lào Cai

1.Tôi ghi tên dưới đây

Số

TT

Họ và tên Ngày

tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi

thường trú) số điện

thoại; Email

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) Đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

1 Hảng Thị Trú 10/10/

1987

- Trường MN Hoa Hồng

- ĐT: 0982397392

- Email:

hangthitru.mnhh@elc.vn

Giáo viên

Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp Chỉ đạo ứng dụng hiệu quả phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động giáo dục

tổ mẫu giáo 5 tuổi, trường mầm non Hoa Hồng – Thành phố Lào Cai”

2 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hảng Thị Trú

3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục mầm non

4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày

03/5/2020

5 Mô tả bản chất của sáng kiến

Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên phòng GD&ĐT TP Lào Cai chỉ đạo thực hiện lồng ghép phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM vào các hoạt động giáo dục trong các nhà trường Phương pháp giáo dục steam là phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại, trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn giúp cho trẻ hình thành và phát triển năng lực của bản thân Đặc biệt là nhóm kỹ năng của thế kỷ 21 (giao tiếp, tư duy, phản biện, sáng tạo, hợp tác) Các nhóm

Trang 2

kx năng này luôn tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp trẻ không chỉ hiểu biêt về nguyên lý mà còn có thể thực hành tạo ra những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới thì nhu cầu làm việc liên quan đến STEAM càng đòi hỏi ngành giáo dục càng phải có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người đáp ứng được công việc của thế kỷ mới có tác động đến sự thay đổi nền kinh tế mới Không phải là cách đào tạo , những bí quyết học cao siêu để dạy trẻ thành tài, thành nhà toán học, khoa học vĩ đại mà phương pháp này giúp trẻ phát triển các nhóm kỹ năng mà chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lai, đặc biệt với môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay

Tuy nhiên, đây là phương pháp giáo dục mới, lần đầu tiên áp dụng nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn khi đưa vào ứng dụng lồng ghép với phương pháp giáo dục truyền thống Với vai trò là tổ trưởng chuyên môn của tổ mẫu

giáo 5 – 6 tuổi, bản thân tôi luôn trăn trở và tìm ra “Một số biện pháp Chỉ đạo ứng dụng hiệu quả phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động giáo dục

tổ mẫu giáo 5 tuổi, trường mầm non Hoa Hồng – Thành phố Lào Cai” để

nâng cao hiệu quả giáo dục trong tổ của mình phụ trách

5.1 Nội dung sáng kiến

5.1.1 Tự bồi dưỡng kiến thức về phương pháp giáo dục steam.

Giáo dục STEAM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho công tác chuyên môn nói chung và cho trẻ mầm non lại vô cùng lớn Để có thể bồi dưỡng phương pháp giáo dục STEAM cho giáo viên trong tổ đạt hiệu quả, bản thân tôi đã chủ động bồi dưỡng kiến thức về phương pháp giáo dục STEAM để có những kiến thức

về steam với nhiều hình thức

Trước tiên tôi nghiên cứu kĩ chương trình, cập nhật thông tin trên các hình thức: chuyên đề, mạng Internet, tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu một số kiến thức về Steam, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng được phương pháp Steam để nắm chắc về phương pháp, phương pháp giáo dục STEAM ( cuốn Hướng dẫn hoạt động team cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi - nhà xuất bản giáo dục

Việt Nam; trang: https://moet.gov.vn, https://makeblock.com.vn )

Tích cực tham gia lớp bồi dưỡng hè do phòng giáo dục tổ chức, học hỏi kinh nghiệm các trường bạn thông qua các tiết chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học do cụm tổ chức để hiểu về phương pháp giáo dục steam

Ví dụ: Tiết tạo hình: “Chế tạo ô tô tải” tại trường mầm non Hoa Lan,

Hoạt động trải nghiệm tại trường mầm non Hoa Mai

Trang 3

Trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp

tổ chức học tập của tài liệu, kinh nghiệm học hỏi từ các đơn vị trường bạn, Tôi

đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể, xin ý kiến của ban giám hiệu nhà trường để đi đầu trong việc thực hiện hoạt động steam tại lớp mình: xây dựng kế hoạch, chi tiết nhằm thực hiện được yêu cầu có ứng dụng phương pháp

Steam Đưa các bước của Dự án lồng ghép vào kế hoạch giáo dục chủ đề, kế

hoạch giáo dục tuần và các hoạt động giáo dục trong ngày của trẻ sao cho phù hợp

5.1.2 Chỉ đạo, bồi dưỡng, hướng dẫn đối với giáo viên trong tổ.

Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh Tuy nhiên nếu giáo viên không thực sự hiểu rõ về STEAM và quan trọng hơn là hiểu về cách học của chính những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất. Từ những

kết quả thu nhận được sau khi đã thực hiện tại lớp mình, tôi bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ bằng nhiều hình thức:

Tham mưu với BGH và chuyên môn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng phương pháp giáo dục Steam cho giáo viên Hướng dẫn giáo viên tìm nguồn tài liệu tham khảo, trên các trang mạng internet, giúp giáo viên hiểu được tính ưu việt của phương pháp này trong giáo dục mầm non

Khảo sát giáo viên trong tổ để biết được khả năng áp dụng phương pháp giáo dục mới của giáo viên đến đâu, sau đó chia ra từng nhóm đối tượng để có biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp Sau khi khảo sát, tôi chia ra ba nhóm đối tượng giáo viên: nhóm giáo viên chưa biết lựa chọn dự án, nhóm giáo viên chưa biết lồng ghép các bước của dự án vào kế hoạch giáo dục và nhóm giáo viên chưa biết áp dụng và thực hiện lồng ghép các dự án steam vào dạy học

* Đối với giáo viên chưa biết lựa chọn dự án:

Hướng dẫn giáo viên tham khảo các dự án có sẵn trong tài liệu, trong cuốn “Hướng dẫn hoạt động team cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi” Giáo viên khảo sát trẻ tại nhóm lớp mình để biết được nhận thức, khả năng tiếp nhận phương pháp giáo dục STEAM của trẻ đến đâu Sau đó lựa chọn dự án có sẵn hoặc xây các dự án mới phù hợp với từng chủ đề và đặc điểm nhận thức của trẻ

ở từng nhóm lớp

VD:

- Chủ đề: Trường mầm non

Lớp A1, A4: Dự án: Làm Album lớp chúng mình

Lớp A2, A3: Dự án: Làm đồ chơi sáng tạo sử dụng nam châm

- Chủ đề: Gia đình

Trang 4

Lớp A1, A2: Dự án: làm khung ảnh gia đình

Lớp A3, A4: Dự án: làm cây gia đình

Khi thực hiện các dự án tại lớp, giáo viên có thể dựa vào đặc điểm nhận thức và kỹ năng của trẻ tại lớp mình để đưa ra những yêu cầu, mức độ cho các hoạt động STEAM của dự án khác nhau

* Đối với giáo viên chưa biết lồng ghép các bước của dự án vào kế hoạch giáo dục:

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho giáo viên xây dựng kế hoạch có lồng

ghép dự án steam: Cho giáo viên tự lên kế hoạch có lồng ghép dự án STEAM để

biết được khả năng áp dụng của giáo viên như thế nào? Sau đó tiến hành hướng dẫn giáo viên cách lồng ghép các bước của dự án vào kế hoạch giáo dục sao cho phù hợp

VD: Dự án: Làm Album lớp chúng mình (Chủ đề lớn: Trường mầm non.

Chủ đề nhỏ: Lớp mẫu giáo A1 của bé)

- Bước 1: Kể chuyện: cuốn album của cô giáo (HĐ ngoài trời- thứ 2)

- Bước 2: Tìm hiểu, khám phá một số hoạt động của cô và trẻ ở trường mầm non

(HĐ KPKH - thứ 3)

- Bước 3: Thảo luận, chuẩn bị đồ dùng làm Album (HĐ chiều – thứ 4

- Bước 4: Thiết kế album ảnh (HĐ ngoài trời – thứ 5)

- Bước 5,6: Chế tạo, đánh giá và trình bày (HĐ tạo hình: làm album ảnh – thứ 6)

* Đối với giáo viên chưa biết áp dụng và thực hiện lồng ghép các dự án STEAM vào dạy học:

Tổ chức cho giáo viên đi học hỏi dự giờ ở các tổ khối trong trường, các tiết chuyên đề do cụm vành đai, hoạt động tạo hình: “chế tạo ô tô tải” của trường mầm non Hoa Lan, hoạt động trải nghiệm tại trường mầm non Hoa Mai, ngày hội stem phòng giáo dục tổ chức

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ theo hướng nghiên cứu bài học, xây dựng tiết chuyên đề có ứng dụng steam để giáo viên dự giờ và học hỏi

- Dự án: Làm khung ảnh gia đình ( lớp MG A2 )

- Dự án: Làm đồ chơi sáng tạo ( lớp MG A1)

Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những nội dung, bài học đã thu được sau mỗi tiết chuyên đề của mỗi giáo viên Từ đó mỗi giáo viên tự lựa chọn dự

án, lập kế hoạch và thực hiện dự án tại lớp

Trong quá trình trẻ thực hiện dự án, các giáo viên trong nhóm lớp thống nhất lựa chọn nguyên vật liệu để làm dự án, phối hợp với cha mẹ để chuẩn bị nguyên vật liệu để làm dự án Hướng dẫn giáo viên quan sát, hỗ trợ, ghi chép lại những kỹ năng của trẻ trong biểu nhật ký steam Sau mỗi dự án lập biểu đánh giá chu trình của dự án, kế hoạch, chế tạo, đánh giá trình bày, đánh giá kỹ năng

Để thấy được kết quả mong đợi, kỹ năng thu được sau dự án

Trang 5

5.1.3 Chỉ đạo xây dựng môi trường học tập trải nghiệm với góc STEAM.

Chỉ đạo xây dựng góc “bé với STEAM” ở các lớp để trưng bày các sản phẩm steam của trẻ và đây cũng là nơi để trẻ trải nghiệm với những sản phẩm mình đã làm Kích thích trẻ tạo được nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo để được lưu lại sản phẩm ở góc Steam của lớp

Phối hợp với bộ phận chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường đánh giá việc thực hiện các dự án steam ở các lớp Mở hội thi chấm điểm xây dựng môi trường học tập, trải nghiệm với góc steam trong tổ để khuyến khích giáo viên sáng tạo, xây dựng nhiều dự án cho trẻ trải nghiệm Qua đó đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong các hoạt động giáo dục của giáo viên trong tổ, cũng như khả năng tiếp nhận phương pháp giáo dục mới của trẻ Đánh giá được việc ứng dụng, lồng ghép phương pháp giáo dục steam vào chương trình giáo dục truyền thống của giáo viên Tạo được nét đặc trưng riêng trong việc ứng dụng phương pháp giáo dục steam của từng lớp

5.1.4 Chỉ đạo thực hiện các hoạt động STEAM thông qua hoạt động trải nghiệm.

Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm – thực làm, thực học Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, sẽ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy Không giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn

Ngoài việc xây dựng các dự án phù hợp với từng chủ đề, chỉ đạo, phối hợp với giáo viên trong tổ, tổ chức những hoạt động có lồng ghép dự án steam gắn với những sự kiện đang diễn ra: làm đèn trung thu, làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10, làm thiệp tặng cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thiệp chúc mừng năm mới, tặng mẹ nhân ngày 8/3…

Kích thích giáo viên tìm tòi, sáng tạo, tổ chức hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm khoa học cho trẻ tại nhóm lớp, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong tổ, tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá

Phối kết hợp với ban giám hiệu nhà trường và cha mẹ trẻ trong việc chuẩn

bị các điều kiện cơ sở vật chất, nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện để đạt hiệu quả cao

Sau mỗi hoạt động, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và tìm ra biện pháp thực hiện ưu việt, hiệu quả cho những hoạt động sau Việc tổ chức đánh giá

Trang 6

mang tính chất trao đổi, không ắp đặt và kích thích sự sáng tạo của từng giáo viên trong tổ

6 Tính mới, tính sáng tạo, điểm khác biệt của sáng kiến

Khi sử dụng biện pháp cũ Khi sử dụng biện pháp mới

Biện pháp đưa ra để giải quyết

nâng cao hiệu quả giáo dục chủ

yếu tập trung vào trẻ

Biện pháp đưa ra để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của giáo viên

- Giáo viên khảo sát chất lượng,

nhận thức của trẻ để đưa ra biện

pháp giáo dục phù hợp

- Giáo viên tự tìm tòi, học hỏi và

tự nghiên cứu Chưa biết đưa các

nội dung học tập thành các dự án

để thực hiện

- Tổ trưởng tìm hiểu tâm tư nguyện vọng,

khó khăn, vướng mắc của giáo viên để đưa

ra biện pháp bồi dưỡng phù hợp

- Giáo viên tự nghiên cứu tài liệu, tổ trưởng

kết hợp với bộ phận chuyên môn giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

- Giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn lồng ghép các dự án phù hợp với đối tượng trẻ ở lớp mình

- Đánh giá mức độ nhận thức, kỹ

năng của trẻ

- Đánh giá hiệu quả công tác tự bồi dưỡng,

áp dụng phương pháp giáo dục mới của giáo viên và mức độ nhận thức, kỹ năng của trẻ

7 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Biện pháp đã được áp dụng tại tổ mẫu giáo 5 tuổi - trường mầm Hoa Hồng đạt kết quả cao và được nhân rộng tại các tổ khối khác trong nhà trường, tiếp tục ứng dụng tại một số cơ sở giáo dục khác trên địa bàn thành phố Lào Cai

8 Những thông tin cần được bảo mật: Không có

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Các văn bản chỉ đạo của ngành, của các cấp, con người, kinh phí, tài liệu tham khảo, thời gian thực hiện

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được so với trước và sau khi áp dụng sáng kiê theo ý kiến của tổ chúc, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:

Sau một năm thực hiện Một số biện pháp Chỉ đạo ứng dụng hiệu quả phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động giáo dục tổ mẫu giáo 5 tuổi đã đạt được những hiệu quả rõ rệt

100% giáo viên trong tổ đã chủ động lựa chọn và đưa dự án vào kế hoạch giáo dục chủ đề, KHGD tuần và lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ

Trang 7

Trẻ tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, trẻ chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm và phát huy tốt năng lực cá nhân của từng trẻ, khả năng liên hệ giữa các bài học có tính hệ thống

- Hiệu quả kinh tế:

Việc chuẩn bị đồ dùng học tập không tốn kém, dễ chuẩn bị, sử dụng được nhiều nguyên vật liệu sẵn có của địa phương nên học sinh và phụ huynh tích cực chuẩn bị đồ dùng dạy học cùng giáo viên

- Hiệu quả xã hội: Nâng cao được sự hiểu biết, cộng đồng trách nhiệm

của các bậc cha mẹ trẻ trong việc bảo vệ môi trường, không thải phế liệu bừa bãi Huy động được sự vào cuộc của cha mẹ học sinh trong việc ủng hộ vật liệu phế thải, làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp đảm bảo an toàn cho trẻ

- Hiệu quả trong công tác chuyên môn, công tác quản lý:

Sáng kiến thực hiện có hiệu quả tại tổ mẫu giáo 5 tuổi trong nhà trường Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về cách thức ứng dụng giáo dục steam vào chương trình giáo dục và biết cách lựa chọn dự án, xây dựng được một số dự án mới đưa vào kế hoạch và tổ chức các hoạt động STEAM phù hợp với đặc điểm của trẻ tại nhóm lớp, giúp phát huy tốt năng lực và sự sáng tạo của trẻ Sáng kiến đã được ứng dụng cả những tổ khối khác trong nhà trường đạt hiệu quả cao

Tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc chương trình, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên Nắm bắt được năng lực chuyên môn của giáo viên trong tổ để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng, phát huy năng lực hoạt động của tổ chuyên môn để tổ chức bồi dưỡng dạy các tiết minh họa giúp giáo viên còn yếu về chuyên môn

Đối với giáo viên: Phát huy sự sáng tạo của giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học truyền thống có ứng dụng, lồng ghép phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại

Đối với trẻ: Tạo cơ hội để trẻ được rèn luyện và phát triển các nhóm kỹ năng, thách thức trẻ vượt lên chính mình, trẻ biết tiếp nối giữa các bài học có tính hệ thống

Kết quả thu được của việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động chuyên môn của tổ mẫu giáo 5 tuổi trong năm học 2020 – 2021 như sau:

Stt Nội dung Trước khi

thực hiện

Sau khi thực hiện

1

GV biết lựa chọn và xây dựng dự án

steam phù hợp với đối tượng trẻ tại

nhóm lớp

3/8 GV = 37.5 % 8/8 GV = 100%

2 GV biết đưa dự án steam vào KHGD 2/8 GV = 25% 8/8 GV = 100%

3 GV biết áp dụng và thực hiện lồng ghép 2/8 GV = 25% 8/8 GV = 100%

Trang 8

các dự án steam vào dạy học hiệu quả

4 Kiến thức, kỹ năng của trẻ 5 tuổi theo 5

lĩnh vực

110/146 =75,3 % 144/146 =98,6%

12 Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

tháng, năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

MN Hoa Hồng

TTCM khối MG

4 Tuổi

CĐSP Áp dụng thử

nghiệm một số giải pháp

2 Vàng Thị Huyền

Trang

1988 Trường

MN Hoa Hồng

TTCM khối MG

3 tuổi

CĐSP Áp dụng thử

nghiệm một số giải pháp

3 Lê Thanh Nga 1984 Trường

MN Hoa Hồng

Tổ phó

CM khối

MG 5 tuổi

ĐHSP Áp dụng thử

nghiệm một số giải pháp

4 Đặng Thị Kim

Yến

1992 Trường

MN Hoa Hồng

Tổ phó

CM khối

MG 4 tuổi

ĐHSP Áp dụng thử

nghiệm một số giải pháp

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật

và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./

TP Lào Cai, ngày 20 tháng 5 năm 2021

Người viết đơn

Hảng Thị Trú

Ngày đăng: 27/06/2021, 16:14

w