Kỹ thuật nhân giống in vitro trong công nghệ tế bào thực vật Nhân giống in vitro vi nhân giống là một trong những ứng dụng chính của công nghệ tế bào thực vật, sử dụng sự phát triển nhân
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ TÂM
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã trực tiếp làm các nghiên cứu trong luận văn này.Mọi kết quả thu được là trung thực, không chỉnh sửa, không sao chép từ kếtquả nghiên cứu khác Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn này chưatừng được công bố
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên!
Tác giả luận văn
Phí Hữu Việt
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ tận tình của nhiều cá nhân, cơ quan đơn vị Nay luận văn đã hoàn thành, tôixin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
PGS TS Nguyễn Thị Tâm, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện, giúp đỡ tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này
Các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Sinh học, bộ phận Sau đại học củaPhòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tìnhgiảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học
Cán bộ kỹ thuật viên phòng Công nghệ tế bào thực vật – Khoa Sinh Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp
học-đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi tiến hành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong suốtthời gian học tập
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017
Tác giả luận văn
Phí Hữu Việt
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm phân loại, sinh học và thành phần dinh dưỡng của quả quýt 3
1.1.1 Đặc điểm phân loại và đặc điểm sinh học 3
1.1.2 Thành phần dinh dưỡng của quả quýt 4
1.2 Tình hình sản xuất quýt trên thế giới và ở Việt Nam 5
1.2.1 Tình hình sản xuất quýt trên thế giới 5
1.2.2 Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam 5
1.3 Kỹ thuật nhân giống in vitro trong công nghệ tế bào thực vật 6
1.3.1 Ưu thế và các phương thức nhân giống in vitro 7
1.3.2 Quy trình nhân giống in vitro 9
1.4 Chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin và cytokinin sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật 11
1.4.1 Auxin 12
1.4.2 Cytokinin 13
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống cây trồng trong ống nghiệm 14 1.6 Một số thành tựu nhân giống cây ăn quả có múi bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro 15
Trang 6Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Vật liệu, hoá chất, thiết bị và địa điểm nghiên cứu 19
2.1.1 Vật liệu thực vật 19
2.1.2 Hoá chất, thiết bị 19
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Nhóm phương pháp nuôi cấy in vitro 20
2.2.2 Phương pháp đưa cây ra vườn ươm 22
2.2.3 Phương pháp xử lí số liệu 23
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 Ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến sự nảy mầm của hạt quýt Bắc Kạn 24
3.2 Ảnh hưởng riêng rẽ của BAP hoặc kinetin đến sự phát sinh chồi của quýt Bắc Kạn 27
3.2.1 Ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh chồi của quýt Bắc Kạn 27
3.2.2 Ảnh hưởng của kinetin tới sự phát sinh chồi của quýt Bắc Kạn 30
3.3 Ảnh hưởng của tổ hợp BAP hoặc kinetin với IBA đến sự phát sinh chồi của quýt Bắc Kạn 33
3.3.1 Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đến sự phát sinh chồi cây quýt Bắc Kạn 33
3.3.2 Ảnh hưởng của tổ hợp kinetin và IBA đến sự phát sinh chồi quýt Bắc Kạn 35
3.4 Ảnh hưởng của α-NAA đến sự hình thành rễ cây quýt Bắc Kạn 38
3.5 Ảnh hưởng của giá thể đến việc đưa cây in vitro giống quýt Bắc Kạn ra ngoài tự nhiên 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
1 Kết luận 43
2 Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 47
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2,4-D : 2,4 - dichlorophenoxy acetic acidBAP : Benzylamino purine
CT : Công thức
DNA : Deoxyribo nucleic acid
ĐC : Đối chứng
IAA : indol acetic acid
IAA : indole acetic acid
IBA : Indol butyric acid
Kinetin : 6-furfurylamino purine
MS : Murashige and Skoog (1962)
α-NAA : α- naphthalene acetic acid
Trang 8cây quýt Bắc Kạn 34Bảng 3.5 Ảnh hưởng của tổ hợp kinetin và IBA đến sự phát sinh chồi của
cây quýt Bắc Kạn 36Bảng 3.6 Ảnh hưởng của α-NAA đến sự phát sinh rễ của cây quýt Bắc Kạn
39Bảng 3.7 Ảnh hưởng của giá thể đến việc đưa cây in vitro giống quýt Bắc
Kạn ra ngoài tự nhiên (sau 6 tuần) 41
Trang 9v
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến sự nảy mầm của hạt
quýt Bắc Kạn (sau 6 tuần) 26Hình 3.2 Ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh chồi của quýt Bắc Kạn 30Hình 3.3 Ảnh của kinetin đến sự phát sinh chồi của quýt Bắc Kạn (sau
8 tuần) 32Hình 3.4 Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đến sự phát sinh chồi của
quýt Bắc Kạn (sau 8 tuần nuôi cấy) 35Hình 3.5 Ảnh hường của tổ hợp kinetin và IBA đến sự phát sinh chồi của
quýt Bắc Kạn (sau 8 tuần nuôi cấy) 37Hình 3.6 Ảnh hưởng của NAA đến sự hình thành và phát triển rễ của cây
quýt Bắc Kạn (sau 8 tuần nuôi cấy) 40Hình 3.7 Ảnh hưởng của giá thể đến việc đưa cây in vitro giống quýt Bắc
Kạn ra ngoài tự nhiên (sau 6 tuần) 42
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Cây quýt (Citrus recutilata Blanco) là cây ăn quả được nhiều người biết
đến với vị ngọt mát, thơm đặc trưng, có chứa nhiều vitamin, chất khoáng và cácchất dinh dưỡng cần thiết khác cho con người Các chuyên gia về dinh dưỡngkhuyên ta nên tích cực ăn quýt hàng ngày
Cây quýt không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng mà còn đóng vaitrò tích cực trong việc phát triển kinh tế của nhiều địa phương Do chất lượngquả tốt nên nhu cầu tiêu thụ quýt trên thị trường ngày càng tăng với số lượnglớn Giá thành ổn định đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng quýt,nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây quýt
Trồng quýt còn có vai trò phủ xanh đất trống đồi trọc, giúp tạo cảnh quan
và bảo vệ môi trường sinh thái Với chiều cao cây từ 2,0-3,5m, lá xanh che phủquanh năm, thích nghi với điều kiện sống khô hạn, nên cây quýt rất phù hợpvới vùng trung du và miền núi Do đó, có thể trồng quýt trên các đồi dốc vừađem lại hiệu quả kinh tế vừa phủ xanh đồi trọc chống xói mòn, bảo vệ môitrường sinh thái Không những thế, quýt cũng có thể trồng trong vườn nhà, câycao vừa phải, lá thường xanh, hoa quả màu sắc đẹp, có tinh dầu tỏa ra mùithơm mát, do đó nó còn được trồng để làm cảnh
Cây quýt Bắc Kạn được trồng chủ yếu ở huyện Chợ Đồn, có vị nọt mát,hương thơm đặc trưng, là loại quả quý cần được bảo tồn Đồng thời, cây quýt
đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn xác định là cây trồng thế mạnh đóngvai trò chiến lược trong phát triển kinh tế, do đó đã có nhiều chính sách và chế
độ phát triển cây quýt Tính đến năm 2015, diện tích quýt của toàn tỉnh BắcKạn lên tới 2200 ha, tăng gấp 5 lần so với năm 2005, tổng sản lượng khoảng
10000 tấn/năm đã mang lại giá trị sản xuất trên 100 tỷ đồng cho nông dân Tuynhiên, giá trị đó vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có của địa phương Một
Trang 12trong những lí do làm năng suất của cây quýt còn thấp là nhiều vườn quýt khaithác lâu năm đã bị thoái hóa không những làm năng suất thấp mà chất lượngquả cũng bị giảm Do đó, để tăng năng suất và nâng cao chất lượng thì cần cóbiện pháp trồng cải tạo những diện tích quýt thoái hóa Bên cạnh đó, chiến lượctrong những năm tới, tỉnh định hướng khoảng 1000 ha quýt chăm sóc theo tiêuchuẩn VietGap nên nhu cầu cây giống tốt là rất lớn.
Phương pháp nhân giống in vitro giúp tạo ra một số lượng lớn giống cây
trồng trong khoảng thời gian ngắn, các cây con mang đặc điểm giống nhau và
giống với dòng mẹ nên có thể tạo quần thể đồng nhất Đặc biệt, nhân giống in
vitro còn tạo ra giống cây sạch bệnh do được nuôi cấy trong điều kiện vô trùng,
từ đó đáp ứng yêu cầu sản suất rau quả sạch ngày nay
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài " Nghiên cứu nhân giống cây quýt Bắc Kạn bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật"
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được môi trường nhân giống quýt Bắc Kạn phù hợp trongống nghiệm
Xác định được giá thể phù hợp cho việc chuyển cây từ môi trường nuôicấy ra vườn ươm
3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu khử trùng hạt quýt Bắc Kạn nhằm tạo nguồn mẫu sạch banđầu trong ống nghiệm
Nghiên cứu ảnh hưởng riêng rẽ của BAP và kinetin lên sự phát sinh chồitrong ống nghiệm của giống quýt Bắc Kạn
Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BAP hoặc kinetin với IBA đến sự phátsinh chồi trong ống nghiệm của giống quýt Bắc Kạn
Nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh thông qua thăm dò ảnh hưởng của NAA tới sự phát sinh rễ từ chồi giống quýt Bắc Kạn
α-Nghiên cứu đưa cây ra môi trường tự nhiên
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm phân loại, sinh học và thành phần dinh dưỡng của quả quýt
1.1.1 Đặc điểm phân loại và đặc điểm sinh học
Cây quýt thuộc bộ cam quýt: Rutales, họ cam quýt: Rutaceae, chi:
Citrus, loài quýt: Citrus recutilata Blanco (tên khác: Citrus suhuiensis Hort ex
Tanaka hoặc: Citrus deliciosa Tennre) [111].
Cây quýt có bộ lá xanh quanh năm, lá đơn, mọc cách và có eo lá Lá thaynhau rụng trong lúc lá mới xuất hiện nên cây lúc nào cũng xanh lá Trong lá cónhiều túi tiết tinh dầu nên khi vò lá có mùi thơm [3]
Quýt là cây thân gỗ, thiết diện tròn, mầu nâu thẫm, cao 2-3m, hình dạngngoài của cây thường có hình chóp, thân cây có gai, phần trong vỏ cây có chứanhiều túi tiết tinh dầu thơm Cây trồng bằng hạt thường có một gốc lớn, trồngcây bằng cành chiết thì có nhiều cành gốc
Quýt có rễ cọc khỏe, lan rộng, rễ phát triển ở nhiệt độ 10-37oC, khi nhiệt
độ cao hay thấp hơn, độ ẩm của đất 1% thì sự phát triển của rễ sẽ ngừng lại Tỉ
lệ ôxi trong đất từ 1,2 - 1,5% thì rễ cũng ngừng phát triển Cây trồng bằng chiếtcành thì không có rễ chính rõ ràng mà có nhiều rễ cạnh có thể phát triển tonhưng không đâm sâu xuống đất như trồng bằng hạt
Hoa thường được hình thành ở nách lá, hoa mọc thành cụm, lưỡng tính,cánh hoa rời nhau và mẫu bốn Trong hoa thường có đĩa mật thích nghi với việcthụ phấn nhờ sâu bọ Nhị hoa thường có số lượng nhiều gấp ba đến bốn lần sốcánh hoa Cây quýt miền Bắc ra lộc đầu tiên vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàngnăm, phần lớn sinh ra cành cho quả, đợt 2 vào tháng 5 và tháng 6 sinh ra hoa,đợt 3 tháng 7 và tháng 8 đợt lộc này sinh ra cành khỏe dài, lá to màu nhạt.Trong các lứa ra hoa thì lứa hoa tháng 2 và tháng 3 là tốt nhất [3]
Trang 14Quả quýt thuộc dạng quả mọng gồm vỏ, thịt và hạt Vỏ có túi tinh dầu,thịt quả có nhiều múi, trong múi có các tép mọng nước, mỗi quả có 9- 13 múi.Quả quýt hình dẹp, vỏ màu vàng và mỏng, vỏ dễ bóc, múi dễ chia, trọng lượngtrung bình đạt từ 35 đến 145 gam tùy giống Quả có vị ngọt, chua nhẹ và cóhương thơm đậm đặc trưng rất dễ để phân biệt vơi bất kì loại quả nào trongnhóm cây ăn quả có múi Trong mỗi quả có từ 18 đến 20 hạt tùy giống Hạtquýt có 2 lá mầm, đa phôi hay đơn phôi, hạt có 2 lớp màng vỏ, màng ngoàicứng do thấm nhiều linhin, màng trong mỏng Hạt thường chín cùng quả, nảymầm ở nhiệt độ từ 10oC đến 30oC, tốt nhất là 25- 30oC [3].
1.1.2 Thành phần dinh dưỡng của quả quýt
Trong quả quýt có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng cần thiếtcho sức khỏe con người, đặc biệt có chứa vitamin C giúp chống lại một số bệnhtật, tăng cường sức đề kháng Trong 100 gam múi quýt (phần ăn được) có thànhphần dinh dưỡng gồm: nước 66,5%, protein 0,6%, lipit 0,7%, gluxit 6,4%xelulozo 0,4%, năng lượng 32kcalo, canxi 25,9mg, photpho 12,6mg, sắt 0,3mg,caroten 0,44mg, vitamin B1 0,06mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,2mg,vitamin C 41mg và một số axit hữu cơ [3], [277]
Trong quả quýt ngoài vitamin, chất khoáng thì còn có một lượng chất xơ.Các chất xơ khi vào ống tiêu hóa bị trương lên do hút nước trong ruột, giúp cặn
bã của quá trình tiêu hóa dễ dàng thải ra ngoài Chất xơ khi vào ruột kết hợpvới đường và axit tạo thể đông có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ một sốchất dinh dưỡng từ đó làm lượng đường trong máu tăng vừa phải, duy trì ở mứccần thiết, nhờ đó mà cơ thể không thừa đường, không chuyển hóa thành mỡ dựtrữ ở các mô gây béo phì [266]
Qủa quýt được nhiều người ưa chuộng, là loại quả sử dụng để ăn trángmiệng, làm nước giải khát, làm mứt Quả quýt có vị chua tính ấm, có tác dụnglàm mát tim, khai uất, trừ đàm, tan khí kết, giải rượu Người bị cao huyết áp,bệnh mạch vành, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm, ăn
Trang 15quýt rất tốt Vỏ quýt khô gọi là trần bì, có tính ấm, có tác dụng làm khỏe dạdày, long đờm, trị ho, trị phong, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị Y học đãchứng minh, tinh dầu thơm trong vỏ quýt có tác dụng hưng phấn tim, ức chếvận động của cơ dạ dày, phòng xuất huyết Vỏ quýt còn dùng để điều trị caohuyết áp, nhồi máu cơ tim, có tác dụng tốt với các chứng bệnh đầy bụng, rốiloạn tiêu hóa, kém ăn, buồn nôn, ho nhiều đờm Hạt quýt vị đắng tính bình, vàohai kinh can và thận, có tác dụng kiện tì, lý khí, táo thấp hóa đờm Lá quýt vịđắng, tính bình vào đường can kinh, có tác dụng trợ gan, hành khí, tiêu thủng,tan u cục, chữa đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú [266], [277].
1.2 Tình hình sản xuất quýt trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất quýt trên thế giới
Cam quýt là loại quả quan trọng, đứng trên cả nho, chuối, táo Quýt đượctrồng tập trung chủ yếu ở các nước có khí hậu cận nhiệt đới như Mêhico,Brazin, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ven Địa Trung Hải, các nước ở vĩtuyến 30- 350 Ngày nay, sản xuất cam quýt từ vùng nhiệt đới đã tăng lên gầnbằng các nước cận nhiệt đới Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, kĩ thuậtcanh tác tiến bộ, nhiệt độ vùng ôn đới hạ thấp hơn ảnh hưởng đến sản lượngquýt Nguyên nhân quan trọng hơn là dân số các nước vùng nhiệt đới tăngnhanh, điều kiện kinh tế phát triển hơn, nhu cầu tiêu thụ cam quýt tăng, kéotheo sản xuất cũng tăng Theo FAO (năm 2013) tổng sản lượng cam quýt trênthế giới đạt 135,169 triệu tấn Trong đó, năm quốc gia có sản lượng cao nhất làTrung Quốc 32,1 triệu tấn, Brazin 19,9 triệu tấn, Mỹ 10,3 triệu tấn, Ấn Độ 9triệu tấn, Mehico 7,18 triệu tấn [29]
1.2.2 Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp với nhiều loại cây Dovậy, cây quýt ở nước ta được trồng trải dọc từ Bắc xuống miền Nam Ở miềnBắc, quýt được trồng nhiều ở một số tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Giang, BắcKạn, Tuyên Quang, Hà Giang Do nhu cầu tiêu thụ cao nên diện tích trồng
Trang 16quýt ở các địa phương ngày càng được mở rộng, nhiều vườn quýt được trồnglại bằng các giống cho năng suất và chất lượng cao Theo FAO, năm 2012 tổngsản lượng cam quýt nước ta đạt 958000 tấn, sang năm 2013 sản lượng đã tănglên và đạt 971000 tấn Về năng suất trung bình trong năm 2012 đạt 119,53/ha,sang năm 2013 chỉ số này đã tăng lên 119,77/ha Tuy nhiên, việc sản xuất quýttrong nước vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước nên mỗi năm nước tavẫn phải nhập khẩu quýt từ các nước, trong đó chủ yếu là từ Trung Quốc [29].
1.3 Kỹ thuật nhân giống in vitro trong công nghệ tế bào thực vật
Nhân giống in vitro (vi nhân giống) là một trong những ứng dụng chính
của công nghệ tế bào thực vật, sử dụng sự phát triển nhân tạo và nhân các điểmsinh trưởng hoặc các mô phân sinh trong cây Theo các công trình nghiên cứuthì chỉ có đỉnh sinh trưởng của chồi mới đảm bảo sự ổn định về di truyền, tiếpđến là đỉnh mô phân sinh với kích thước nhỏ, kết hợp xử lý nhiệt để làm sạchbệnh là nguyên liệu tốt cho nhân giống [1]
Kỹ thuật nhân nhanh được ứng dụng nhằm phục vụ các mục đích sau:(1) Duy trì và nhân nhanh các kiểu gen quý hiếm làm vật liệu của công tác chọn giống
(2) Duy trì và nhân nhanh các cá thể đầu dòng tốt để cung cấp hạt giốngcác loại cây trồng khác nhau như cây lương thực có củ, các loại cây rau, cây cảnh,cây dược liệu…
(3) Nhân nhanh ở điều kiện vô trùng cách li tái nhiễm kết hợp với việc làm sạch bệnh virus
(4) Rút ngắn thời gian đưa các cây lai và các loài cây tự nhiên có đặc điểm tốt vào sản xuất hoặc nhân nhanh bố mẹ của các cặp lai trong sản xuất hạt lai
(5) Bảo quản tốt tập đoàn giống vô tính về các loài cây giao phấn trong ngân hàng gen [1],[15]
Trang 171.3.1 Ưu thế và các phương thức nhân giống in vitro
Ngành công nghiệp nhân giống in vitro phát triển và mở rộng trong
những năm gần đây do yêu cầu về chất lượng và số lượng cây giống tăng lênnhanh chóng trên toàn thế giới nhằm phục vụ những dự án trồng lại rừng, sảnxuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, nông nghiệp và bảo vệ môi trường
toàn cầu Vì nhân giống in vitro có những ưu điểm lớn mà không một loại hình
nhân giống nào có được
Thứ nhất: Hệ số nhân giống cao, rút ngắn thời gian đưa giống vào sản
xuất Trong phần lớn các trường hợp công nghệ in vitro đảm bảo một tốc độ
nhân nhanh Đồng thời, tạo cây con giống cây mẹ, đáp ứng yêu cầu của việcbảo tồn nguồn gen quý hiếm
Thứ hai: Nhân được một số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ Trong1m2 diện tích có thể để được tới 18.000 cây
Thứ ba: Làm sạch bệnh cây trồng và cách ly chúng với các nguồn bệnh
vì vậy đảm bảo các giống sạch bệnh
Thứ tư: Thuận tiện và làm hạ giá thành vận chuyển (một thùng 40.000cây dâu tây cũng chỉ nặng 15kg); việc bảo quản cây giống giữ ở nhiệt độ 40Ctrong hàng tháng vẫn cho tỉ lệ sống trên 95%
Thứ năm: Sản xuất quanh năm, quá trình sản xuất có thể được vận hànhtrong bất cứ thời gian nào trong ngày, mùa nào trong năm
Các phương thức nhân giống in vitro được ứng dụng đó là nuôi cấy mô
phân sinh hoặc đỉnh sinh trưởng; tái sinh cây hoàn chỉnh từ các bộ phận kháccủa cây và nhân giống qua giai đoạn mô sẹo đã đem lại khả năng nhân giốngcây trồng ở quy mô lớn, kể cả các đối tượng khó nhân giống bằng phương phápthông thường, hệ số nhân giống cao, tiết kiệm vật liệu giống, cho ra sản phẩmđồng nhất về mặt di truyền Nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh cho sản phẩm hoàntoàn sạch bệnh, khả năng tái tạo, phục hồi nguồn gen có nguy cơ biến mất trong
tự nhiên [122]
Trang 18Nuôi cấy mô phân sinh hoặc đỉnh sinh trưởng
Theo Lê Trần Bình (1997), mô phân sinh nuôi cấy là mẫu vật nuôi cấyđược tách từ đỉnh sinh trưởng có kích thước trong vòng 0,1mm tính từ chóp củađỉnh sinh trưởng [1] Nhưng trong thực tế, việc nuôi cấy các mẫu vật như vậyrất khó thành công Người ta chỉ tiến hành nuôi cấy khi mục đích nuôi cấy làlàm sạch virus cho cây trồng Nuôi cấy mô phân sinh hoặc đỉnh sinh trưởngđược tiến hành phổ biến nhất ở các đối tượng như phong lan, dứa, mía, đỉnhsinh trưởng được tách với kích thước từ 5-10mm
Trong nuôi cấy mô phân sinh hoặc đỉnh sinh trưởng cần chú ý tới tươngquan giữa độ lớn chồi, tỷ lệ sống và mức độ ổn định về mặt di truyền của chồi
vì thông thường nếu độ lớn của chồi tăng thì tỷ lệ sống và tính ổn định của chồicũng giảm Nhưng xét hiệu quả kinh tế nuôi cấy thì khi độ lớn của chồi tăng,hiệu quả kinh tế sẽ giảm và khi độ lớn của chồi giảm, hiệu quả kinh tế sẽ tăng
Do vậy phải kết hợp giữa các yếu tố để tìm ra phương thức lấy mẫu tối ưu Mộtđỉnh sinh trưởng nuôi cấy ở điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành một haynhiều chồi và các chồi sẽ phát triển thành cây hoàn chỉnh có rễ đầy đủ [122]
Nếu xét về nguồn gốc của các cây nuôi cấy mô phân sinh hoặc đỉnh sinhtrưởng có 3 khả năng: Cây phát triển từ chồi đỉnh (chồi ngọn), cây phát triển từchồi nách phá ngủ, cây phát triển từ chồi mới phát sinh Tuy nhiên, trong thực
tế rất khó phân biệt được chồi phá ngủ và chồi mới phát sinh
Có 2 phương thức phát triển cây hoàn chỉnh từ đỉnh nuôi cấy đó là:
+ Phát triển cây trực tiếp: Chủ yếu ở các đối tượng 2 lá mầm như khoaitây, thuốc lá, cam chanh, hoa cúc, nhưng có cả ở cây một lá mầm như dứa sợi,mía…
+ Phát triển cây qua giai đoạn dẻ hành (protocorm)
Chủ yếu gặp ở các đối tượng đơn tử diệp (1 lá mầm) như phong lan, dứa,huệ Cùng một lúc đỉnh sinh trưởng tạo hàng loạt protocorm và các protocorm cóthể tiếp tục phân chia thành các protocorm mới hoặc phát triển thành cây hoàn
Trang 19chỉnh Bằng phương thức này, trong một thời gian ngắn người ta có thể thuđược hàng triệu cá thể Do đó, đem lại hiệu quả nuôi cấy lớn, như ở phong lan
vì có phương thức sinh sản qua dạng dẻ hành (protocorm) nên nhân giống vôtính hoa lan đạt được thành công lớn và được ứng dụng rộng rãi
Gần đây phương thức này cũng đã bắt đầu được áp dụng có kết quả ở cáccây ăn quả và cây lâm nghiệp, trong đó có cây quý như cà phê, táo, lê, câythông, bồ đề, cam, quýt…
Tái sinh cây hoàn chỉnh từ các bộ phận khác của cây
Vì tế bào thực vật có tính toàn năng nên ngoài mô phân sinh và đỉnh sinhtrưởng là bộ phận dễ nuôi cấy thành công, các bộ phận còn lại của cơ thể thực
vật đều có thể thực hiện cho việc nhân giống in vitro được Các bộ phận đó là:
Đoạn thân ở các đối tượng như thuốc lá, cam, chanh…; mảnh lá ở thuốc lá, càchua, bắp cải… ; các bộ phận của hoa như súp lơ, lúa mì…và nhánh củ ở tỏi,hành…
Nhân giống qua giai đoạn mô sẹo
Trong mục đích nhân giống vô tính, nếu tái sinh được cây hoàn chỉnh trực tiếp
từ mẫu vật ban đầu thì không những nhanh chóng thu được cây mà cây cũng khá đồng đều về mặt di truyền Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mô nuôi cấy không tái sinh ngay mà phát triển thành khối mô sẹo Tế bào mô sẹo khi cấy chuyển nhiều lần
sẽ không ổn định về mặt di truyền Do đó nhất thiết phải sử dụng các mô sẹo vừa phát sinh, tức là mô sẹo sơ cấp mới thu được cây tái sinh đồng nhất Thông qua giai đoạn
mô sẹo có thể thu được những cây sạch virus [8], [10], [144].
1.3.2 Quy trình nhân giống in vitro
Theo Đỗ Năng Vịnh (2005) quy trình nhân giống in vitro gồm các giai
đoạn sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cây làm vật liệu gốc
Vì trong nuôi cấy in vitro cây con sẽ mang những đặc tính và tính trạng
của cây mẹ ban đầu nên giai đoạn này cần chọn cây mẹ cẩn thận, cây mẹ
Trang 20thường là cây ưu việt, khỏe, có giá trị kinh tế cao Sau đó chọn cơ quan để lấymẫu thường là mô non, đoạn thân có chồi ngủ, lá non, hoa non, hạt… Mô chọn
để nuôi cấy thường là mô có khả năng tái sinh cao trong môi trường nuôi cấysạch bệnh, giữ được các đặc tính sinh học quý của cây mẹ, ít nguy cơ biến dị.Tùy theo điều kiện, giai đoạn này có thể kéo dài 3 - 6 tháng
Giai đoạn 2: Thiết lập hệ thống cấy vô trùng
Là giai đoạn chuyển mẫu vật từ ngoài vào môi trường nuôi cấy, giai đoạnnày được tiến hành theo các bước:
(1) Khử trùng bề mặt mẫu vật và chuẩn bị các môi trường nuôi cấy
(2) Cấy mẫu vật đã khử trùng vào ống nghiệm hoặc bình nuôi cấy có sẵn
môi trường nhân tạo (giai đoạn này còn gọi là cấy mẫu in vitro).
Các mẫu nuôi cấy nếu không bị nhiễm khuẩn, nấm, virus sẽ được nuôitrong phòng nuôi cấy với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp Sau một thờigian nhất định, từ mẫu nuôi cấy sẽ bắt đầu xuất hiện các cụm tế bào hoặc các
cơ quan hoặc các phôi vô tính Giai đoạn này yêu cầu 2 - 12 tháng hoặc ít nhất
4 lần cấy các mảnh
Giai đoạn 3: Nhân nhanh chồi
Đây là giai đoạn sản xuất cây nhân giống quyết định hiệu quả của quátrình nuôi cấy mô, cây được nhân nhanh theo nhu cầu của người nuôi cấy Khimẫu cấy sạch đã được tạo ra và từ đó nhận được các cụm chồi và các phôi vôtính sinh trưởng tốt, quá trình nuôi cấy sẽ bước vào giai đoạn sản xuất Người
ta cần tạo ra tốc độ nhân nhanh cao nhất trong điều kiện nuôi cấy Thành phần
và điều kiện môi trường cần được tối ưu hóa nhằm đạt được mục tiêu nhânnhanh Quy trình cấy chuyển để nhân nhanh chồi thường trong khoảng 1 - 2tháng tùy loài cây Tỉ lệ nhân nhanh khoảng 2 - 8 lần sau 1 lần cấy chuyển.Nhìn chung giai đoạn này thường kéo dài 10 - 36 tháng Giai đoạn nhân nhanhchồi từ một vài chồi ban đầu không nên kéo dài quá lâu Ví dụ, từ một đỉnhsinh trưởng của một cây chuối chọn lọc ban đầu người ta chỉ nên nhân lên 2000
Trang 21- 3000 chồi sau 7 - 8 lần cấy chuyển để tránh biến dị soma Đối với các câykhác như mía, hoa cúc, phong lan sau 1 năm có thể nhân lên 1.000.000 chồi từcây mẹ ban đầu.
Giai đoạn 4: Tạo rễ
Các chồi hình thành trong quá trình nuôi cấy có thể phát rễ tự sinh,nhưng thông thường các chồi này phải cấy chuyển sang một môi trường khác
để kích thích tạo rễ Ở một số loài khác thì chồi sẽ tạo rễ khi được chuyển trựctiếp ra đất Thông thường giai đoạn này cần 2 - 8 tuần
Giai đoạn 5: Chuyển cây ra đất trồng
Đây là giai đoạn đầu, cây được chuyển từ điều kiện vô trùng của phòng thínghiệm ra ngoài môi trường tự nhiên, giai đoạn này quyết định khả năng ứng dụng
của quy trình nhân giống in vitro Đối với một số loài có thể chuyển cây ra đất khi
cây chưa có rễ, nhưng đối với đa số các loài cây trồng thì chỉ sau khi chồi đã ra rễ
và tạo cây hoàn chỉnh mới được chuyển ra ngoài vườn ươm Quá trình thích nghivới điều kiện bên ngoài của cây yêu cầu cần được chăm sóc đặc biệt Vì cây đượcchuyển từ môi trường bão hòa hơi nước sang vườn ươm với những điều kiện khókhăn hơn, nên vườn ươm cần đáp ứng các yêu cầu: Che cây non bằng nilon baophủ và có hệ thống phun sương cung cấp độ ẩm và làm mát cây; giá thể cây trồng
có thể là đất mùn, hoặc các hỗn hợp nhân tạo không chứa đất, mùn cưa và bọtbiển… Giai đoạn này thường đòi hỏi 4 - 16 tuần [144]
1.4 Chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin và cytokinin sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật
Ngoài các chất cung cấp dinh dưỡng cho mô nuôi cấy, việc bổ sung mộthoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng như auxin, cytokinin và gibberellin là rấtcần thiết để kích thích sự sinh trưởng, phát triển và phân hóa cơ quan Tuy vậy,yêu cầu đối với những chất này thay đổi tùy theo loài thực vật, loại mô, hàmlượng chất điều hòa sinh trưởng nội sinh của chúng Các chất điều hòa sinhtrưởng được sử dụng nhiều trong nuôi cấy mô thực vật thuộc nhóm auxin vànhóm cytokinin [6], [7]
Trang 221.4.1 Auxin
Bản chất hóa học của auxin tự nhiên trong tế bào thực vật là indol aceticacid (IAA) và nó là dạng auxin đầu tiên, chủ yếu và quan trọng nhất trong tất cảcác loại thực vật Trong thực vật nó không chỉ tồn tại ở dạng tự do mà còn ởdạng liên kết không có hoạt tính sinh học như IAA-glucose, IAA-myoinositol,IAA-glucan, IAA-aspartate…Các dẫn xuất khác của indol cũng thể hiện hoạttính của auxin là indol tryptamine, indol acetaldehyde, indol pyruvate, indolethanol
Auxin được tổng hợp ở tất cả các thực vật bậc cao, tảo, nấm, vi khuẩn vàchủ yếu ở đỉnh chồi ngọn rồi di chuyển xuống các bộ phận non của cơ thể thựcvật như lá, rễ và các mô dự trữ…Auxin gồm có auxin tự nhiên và auxin tổnghợp (IBA, NAA, 2,4-D…) [2], [7]
Auxin có nhiều vai trò khác nhau trong đời sống thực vật, liên quan tớihàng loạt các quá trình sinh lý: Kích thích phân chia và kéo dài tế bào, kíchthích sự mọc rễ ở cành giâm và kích thích sự phát sinh chồi phụ, auxin có cácảnh hưởng khác nhau đối với sự rụng lá, quả, sự đậu quả, sự phát triển và chíncủa quả, sự ra hoa…Do hoocmon thực vật tác động lên sự sinh trưởng thôngqua mối tương quan nồng độ giữa các loại hoocmon khác nhau, nên các quátrình trên đây không chỉ ảnh hưởng của auxin mà còn của các hoocmon khác.Tùy thuộc vào nồng độ tác dụng mà các mô thực vật có các kiểu phản ứng khácnhau đối với auxin Phản ứng chủ yếu và nhanh chóng nhất đối với xử lý auxin
là làm tăng độ kéo dài của tế bào thông qua tác dụng trực tiếp lên sự giãn nởcủa vách tế bào [2], [7]
Các chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin gồm một vài hợp chất
đã được sử dụng từ rất lâu trong nông nghiệp Chỉ một thời gian ngắn sau khiIAA được tìm thấy trong tự nhiên, nó đã được tổng hợp và trở thành một hợpchất có giá trị Nhưng IAA không có lợi để dùng trong nông nghiệp bởi nó dễdàng bị phân hủy thành các hợp chất mất hoạt tính dưới ảnh hưởng của ánh
Trang 23sáng và vi sinh vật Một trong những tác dụng của auxin là kích thích sự hìnhthành rễ của những lát cắt thân Một số hợp chất tổng hợp nhân tạo có vai tròtương tự như IAA, trong đó có IBA IBA là hợp chất có hoạt tính auxin yếunhưng có khả năng ổn định và vô hiệu hệ enzyme làm mất hoạt tính của auxin[7].
Các auxin thường được dùng trong nuôi cấy mô và tế bào để kích thích
sự phân bào và sinh trưởng của mô sẹo, đặc biệt là 2,4-D, tạo phôi vô tính, tạorễ… Những auxin dùng rộng rãi trong nuôi cấy mô là IBA (3-indol butiricacid), IAA (3-indol acetic acid), NAA (naphthalen acetic acid), 2,4-D (2,4-dichlorophenoxy acetic acid) Trong số các auxin, IBA và NAA chủ yếu sửdụng cho môi trường ra rễ và phối hợp với cytokinin sử dụng cho môi trường rachồi Auxin thường hòa tan trong ethanol hoặc NaOH pha loãng [7]
Auxin thường được sử dụng từ 0,1-2,0mg/l, riêng IAA, do kém bền vớinhiệt độ và ánh sáng nên nồng độ sử dụng cao hơn (1,0-3,0mg/l) Chúng cóhiệu quả sinh lý ở nồng độ thấp Tùy theo loại auxin, hàm lượng sử dụng và đốitương nuôi cấy mà tác động sinh lý của auxin là kích thích sinh trưởng của
mô, hoạt hóa sự hình thành rễ hay thúc đẩy sự phân chia mạnh mẽ của tế bàodẫn đến hình thành mô sẹo [16]
1.4.2 Cytokinin
Phần lớn cytokinin là dẫn xuất của purin Loại cytokinin đầu tiên pháthiện được và cũng là dạng phổ biến nhất là zeatin tách từ mầm ngô Ngoài racòn có hàng loạt cytokinin khác như kinetin, dihydrozeatin, benzyladenin,chlorephenylurea…, trong đó kinetin không có mặt trong tự nhiên, mà người tathu nhận bằng cách xử lý nhiệt DNA [7]
Chứng minh về khả năng ngăn cản sự vàng lá của benzyladenin (BA) làmột phát hiện thu hút nhiều nhà sinh lý học từ những năm 1950 Những năm
1960, các nhà nghiên cứu thấy rằng BA có thể kích thích nhiều quá trình, BAđược sử dụng trong nuôi cấy mô để kéo dài chồi và phát sinh phôi với các nồng
độ khác nhau tùy theo đối tượng thực vật nuôi cấy và mục đích nuôi cấy [7]
Trang 24Cytokinin có mặt trong mọi thực vật, với hàm lượng cao nhất trong phôi
và trong quả đang phát triển Hoạt tính của chúng được tăng cường khi chúngtương tác với myo-inositol, nhưng có thể bị mất khi kết hợp trong thành phầncủa các glycoside [7]
Cũng như auxin, cytokinin tham gia điều hòa các phản ứng trong cây,đồng thời làm tăng các quá trình trao đổi axit nucleic và protein Cytokinin điềuchỉnh sinh trưởng bằng nhiều cách như điều chỉnh tốc độ tổng hợp ADN khiphân chia tế bào, làm chậm sự lão hóa của lá, góp phần phá vỡ trạng thái ngủcủa hạt, kích thích hạt nảy mầm, kích thích ra hoa và sinh trưởng của quả, gâynên sự hình thành chồi mầm trong nhiều mô, làm tăng diện tích phiến lá dokích thích sự lớn lên của tế bào [144]
Trong môi trường nuôi cấy mô, cytokinin cần cho sự phân chia tế bào,tạo và nhân mô sẹo, phân hóa chồi từ mô sẹo hoặc từ các cơ quan, gây tạo phôi
vô tính, kích thích phát sinh chồi nách và kìm hãm ảnh hưởng ưu thế của chồiđỉnh, tăng cường phát sinh chồi phụ Các loại cytokinin thường được dùng là:kinetin, BAP… Cytokinin hòa tan trong dung dịch HCl pha loãng [144]
Hàm lượng sử dụng các loại cytokinin trong nuôi cấy mô dao động từ0,1-2,0mg/l Ở những nồng độ cao hơn, cytokinin có tác dụng kích thích rõ rệtđến sự hình thành chồi bất định, đồng thời ức chế mạnh sự tạo rễ của chồi nuôicấy Trong nuôi cấy, có loại mẫu chỉ cần auxin hoặc cytokinin, hoặc không cần
cả hai, còn đa số các trường hợp phải sử dụng phối hợp cả auxin và cytokininvới những tổ hợp tỷ lệ khác nhau [16]
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống cây trồng trong ống nghiệm
Ánh sáng và nhiệt độ: Các mẫu nuôi cấy thường được đặt trong những
phòng nuôi ổn định về ánh sáng và nhiệt độ Tất cả các nuôi cấy đều cần ánhsáng, trừ một số trường hợp nuôi cấy tạo mô sẹo, nhưng quá trình tái sinh vànhân giống của chúng cũng yêu cầu có ánh sáng, tỉ lệ chiếu sáng và pha tối là16/8 Nhiệt độ của phòng nuôi cấy được duy trì từ 25-280C nhờ các máy điềuhòa nhiệt độ [16]
Trang 25Nguồn Cacbon: Các mẫu nuôi cấy thực vật nói chung không thể quang
hợp, nếu có quang hợp thì cường độ cũng rất yếu do thiếu chlorophil, cường độ
CO2 và nhiều điều kiện khác Vì vậy, phải đưa thêm những hợp chấthydratcacbon vào thành phần môi trường nuôi cấy kể cả mẫu cấy là chồi xanh
có khả năng quang hợp Loại hydratcacbon được sử dụng phổ biến là đườngsucrose với hàm lượng từ 2%-6% [166]
Than hoạt tính: được dùng để hấp thụ các chất mầu, các hợp chất phenol
các sản phẩm trao đổi chất thứ cấp trong trường hợp các chất đó có tác dụnggây ức chế sinh trưởng của mẫu nghiên cứu Than hoạt tính cũng hút các chấthữu cơ như phytohoocmon, vitamin, sắt chelat, kẽm Hàm lượng sử dụng thanhoạt tính 0,2%-0,3% Ngoài ra, than hoạt tính còn làm giảm hiệu quả của chấtđiều hòa sinh trưởng, làm thay đổi môi trường ánh sáng, có thể kích thích sựhình thành và phát triển của rễ một số trường hợp than hoạt tính thúc đẩy phátsinh phôi vô tính và kích thích sinh trưởng, phát sinh cơ quan của các loài câythân gỗ [16]
Nước dừa: Nước dừa được xác định là rất giàu các hợp chất hữu cơ, chất
khoáng và chất kích thích sinh trưởng Nước dừa đã được sử dụng để kích thíchphân hóa và nhân nhanh chồi ở nhiều loài cây Nước dừa thường được sử dụng
Nghiên cứu tạo chồi in vitro ở cây chanh dây (Passiflora edulis Sims.),
Lê Văn Trường Huân (2007) đã chỉ ra, môi trường tạo đa chồi từ đoạn thânmang mắt chồi bên của cây chanh dây trồng ngoài tự nhiên là môi trường MS
cơ bản có bổ sung đường sucrose 20g/l + agar 8g/l + BAP 0,5mg/l đã cho hệ sốnhân chồi là 6,57± 0,74 [5]
Trang 26Nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình nuôi cấy in vitro trụ trên lá mầm
hoàn chỉnh của cây cam Vinh và quýt Đường Canh phục vụ công tác chuyểngen, Phan Hữu Tôn và cs (2014) đã xác định, môi trường cho tái sinh chồi tốtnhất đối với giống cam Vinh là MS cơ bản bổ sung sucrose 30g/l + agar 8g/l +vitamin B5 1,0mg/l + BAP 1,5mg/l, quýt Đường Canh là MS + sucrose 30g/l +agar 8g/l + vitamin B5 1,0mg/l + BAP 1,0mg/l, đạt số chồi/mẫu của giống camVinh là 4,7 và quýt Đường Canh là 5,5 Môi trường tốt nhất cho tạo rễ của chồiđối với giống cam Vinh là MS cơ bản có bổ sung sucrose 30g/l + agar 8g/l +vitamin B5 5,0mg/l + α-NAA 0,4mg/l + IAA 0,4mg/l cho tỉ lệ chồi phát sinh rễ
là 82,3%, số rễ /chồi là 3,5 và chiều dài rễ là 3,5cm, với quýt Đường Canh là
MS cơ bản có bổ sung sucrose 30g/l + agar 8g/l + vitamin B5 5,0mg/l + α-NAA0,3mg/l + 0,4mg/l tỉ lệ chồi phát sinh rễ là 86,3%, đạt 3,5 rễ/chồi, chiều dài
chồi là 3,2cm Giá thể tốt nhất cho ra cây in vitro ra ngoài tự nhiên là cát vàng
+ trấu hun với tỉ lệ 1:1, tỉ lệ sống sót sau 6 tuần của cam Vinh là 96,5% và củaquýt Đường Canh là 95% [13]
Nghiên cứu môi trường nhân nhanh giống quýt Cleo-Patra, SuneelSharma và cs (2009) đã chỉ ra, môi nhân nhanh chồi từ đoạn trên trụ lá mầmcủa quýt Cleo- Patra là môi trường MS cơ bản có bổ sung đường sucrose 30g/l+ agar 9g/l + BAP 1,0mg/l đã cho hệ số nhân chồi đạt 2,4 lần; số rễ tối đa đượcghi nhận khi nuôi cấy đoạn chồi trong môi trường 1/2MS cơ bản có bổ sung IBA10mg/l [25]
Adhikarimayum H và cs (2011) nghiên cứu về nhân giống in vitro cây
quýt Megaloxycarpa Lush của Manipur, Ấn Độ Tác giả đã chỉ ra, môi trường
MS cơ bản có bổ sung BAP 0,25mg/l + α-NAA 0,5mg/l là thuận lợi nhất cho
sự tạo chồi của đoạn thân mang mắt chồi bên với hệ số nhân chồi là 4,7 Tiếpđến là môi trường MS cơ bản bổ sung BAP 1,0mg/l + kinetin 0,5mg/l cho hệ sốnhân chồi là 4,4 Chồi non ra rễ tốt nhất là ở môi trường MS cơ bản có bổ sungα-NAA 2,0mg/l đạt 4,4 rễ/chồi [188]
Trang 27Nghiên cứu quy trình nhân giống cây chanh thô (Citrus jambhiri Lush),
Saini H K và cs (2010) đã chỉ ra, môi trường tối ưu cho sự phát sinh chồi từ
đoạn trên trụ lá mầm là MS cơ bản có bổ sung BAP 0,5mg/l đạt 8,6 chồi/mẫu.Môi trường kéo dài chồi tốt nhất đối với chồi chanh thô là MS cơ bản bổ sungBAP 0,5mg/l + GA3 1,0mg/l Chồi sau khi kéo dài, cấy chuyển sang môitrường cho ra rễ tạo cây hoàn chỉnh, môi trường MS cơ bản bổ sung NAA1,0mg/l + IBA 1,0mg/l chồi ra rễ tốt nhất và được ghi nhận với 77% chồi ra rễ[19]
Nghiên cứu nhân giống cây cam chua (Citrus aurantium L.), Mohammad H
R Mohammad M S và cs (2013) đã chỉ ra, đoạn trên trụ lá mầm phát sinh chồicao nhất ở môi trường MS cơ bản bổ sung BAP 2,5mg/l + α-NAA 0,05mg/l, với tỉ
lệ phát sinh chồi là 90% và số chồi/mẫu đạt được là 4,2 chồi [22]
Nghiên cứu nhân giống cây chanh thô (Citrus jambhiri Lush) qua mô
sẹo, các tác giả Hawkat A S và cs thuộc Khoa Sinh học Đại học Quaid-i-AzamIslamabad, Pakistan (2006) đã ghi nhận, môi trường MS cơ bản có bổ sungBAP 3,0mg/l cho các mô sẹo có nguồn gốc từ đoạn thân trên trụ lá mầm tỉ lệphát sinh chồi cao nhất (70%), các chồi phát sinh rễ tốt nhất ở môi trường MS
cơ bản bổ sung α-NAA 0,5mg/l với tỉ lệ chồi ra rễ là 70% [23]
Nghiên cứu nhân giống bưởi (Citrusn Grandis (L.) Osbeck), tác giả
Ibrahim M A (2012) đã ghi nhận, môi trường tái sinh chồi trực tiếp từ đoạnthân mang chồi nách là MS cơ bản bổi sung BAP 2,0mg/l + NAA 0,1mg/l với
số chồi/mẫu là 9,33, tiếp là môi trường MS cơ bản bổ sung BAP 4,0mg/l +NAA 0,1mg/l cho số chồi/mẫu là 6,66 Môi trường tái sinh chồi gián tiếp từ môsẹo tốt nhất là MS cơ bản bổ sung BAP 1,0mg/l + NAA 0,1mg/l cho 6,33 chồi/mẫu, môi trường MS cơ bản bổ sung BAP 2,0mg/l + NAA 0,1mg/l cho 4,33chồi/mẫu Các chồi ra rễ tốt nhất là MS cơ bản bổ sung NAA 0,2mg/l + BAP0,1mg/l [21]
Trang 28Sarker I và cs (2015), khi nghiên cứu nhân giống cây cam quýt (Citrus
aurantifollia) đã chỉ ra, môi trường tốt nhất cho tái sinh chồi trực tiếp từ đoạn
gốc thân mang nách lá mầm là MS cơ bản bổ sung BAP 1,5mg/l sau 16 ngàynuôi cấy cho tỉ lệ mẫu phát sinh chồi là 90%, đạt 5 chồi/mẫu Môi trường MS
cơ bản bổ sung BAP 1,5mg/l + NAA 0,5mg/l + GA3 0,5mg/l cho 100% số mẫuphát sinh chồi, đạt 10 chồi/mẫu Môi trường tốt nhất cho chồi ra rễ là MS cơbản bổ sung NAA 0,5mg/l với 100% chồi phát sinh rễ [20]
Savita và cs (2010), khi nghiên cứu nhân giống cây chanh thô (Citrus
jambhiri Lush) đã xác định, môi trường tốt nhất cho sự phát sinh chồi từ mô
sẹo có nguồn gốc từ đoạn trụ trên nách lá mầm là MS cơ bản bổ sung BAP3,0mg/l + NAA 0,5mg/l với 72% mẫu phát sinh chồi, đạt 5,83 chồi/mẫu tiếp làmôi trường MS cơ bản bổ sung kinetin 3,0mg/l + NAA 2,0mg/l với tỉ lệ phátsinh chồi là 64%, đạt 4,83 chồi/mẫu Môi trường tốt nhất cho chồi hình thành rễ
là MS cơ bản bổ sung NAA 0,5mg/l với tỉ lệ ra rễ là 71% [24]
Trang 29Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu, hoá chất, thiết bị và địa điểm nghiên cứu
Hóa chất pha môi trường MS cơ bản, chất điều hòa sinh trưởng, chất dùng
để khử trùng Các loại hóa chất đều nhập từ cộng hòa Đức và Trung Quốc
Bảng 2.1 Thành phần cơ bản của môi trường MS
Trang 30Thiết bị
Bình tam giác 250ml, bông, giấy làm nút, giấy thấm Bộ đồ cấy (dao cấy,que cấy, đĩa cấy), nồi hấp, buồng cấy vô trùng (Biological Safety Cabinets) củahãng Nuarie (Mĩ)
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 1 năm 2016 tại Phòng Công nghệ tế bàothuộc Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nhóm phương pháp nuôi cấy in vitro
2.2.1.1 Phương pháp pha môi trường nuôi cấy
Sau khi xác định công thức môi trường cần pha, tính dung tích môi trường cần dùng cho mỗi công thức và tính thểtích các hóa chất cần sử dung ̣ trong môi trường nuôi cấy tiến hành pha môi trường Ví dụ: pha một lít môi trường nghiên cứu ảnh hưởng chất khử trùng đến sự nảy mầm của hạt gồm MS
cơ bản + sucrose 30g/l + agar 9g/l Môi trường sau khi pha được đun nóng
70oC-80oC Độ pH môi trường nuôi cấy 5,6- 5,8 Chia đều hỗn hợp dung dịch
nuôi cấy cho các binh̀ tam giác, mỗi bình 50ml môi trường Sau đó nút bông và làm nắp bằng giấy, đâỵ kín Khử trùng trong nồi khử trùng ở nhiệt độ
- Khử trùng bằng nước Javen 60% ở các mức thời gian 10 phút, 15 phút,
20 phút, 25 phút, 30 phút Rửa lại bằng nước cất 3 lần, mỗi lần 1 phút
Trang 31Hạt sau khi được khử trùng tiến hành cấy vào môi trường MS cơ bản.
Để thấy được ảnh hưởng của loại mẫu cấy đến khả năng nảy mầm saukhử trùng, chúng tôi tiến hành các nghiên cứu trên mẫu cấy như sau: (1) mẫuhạt đã khử trùng để nguyên không bóc vỏ; (2) mẫu hạt đã khử trùng bóc vỏ giữnguyên phôi nhũ; (3) mẫu hạt đã khử trùng bóc vỏ và cắt 1/3 phôi nhũ phía đốidiện với phôi Mỗi loại mẫu cấy, ở mỗi thời gian khử trùng cấy 5 bình, mỗibình 8 hạt Đánh giá kết quả sau 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần Chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệmẫu nhiễm (%); Tỉ lệ mẫu nảy mầm không bị nhiễm (%), màu sắc thân và lá
2.2.1.3 Phương pháp nghiên cứu môi trường nuôi cấy
Ảnh hưởng riêng rẽ của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin và cytokinin tới khả năng phát sinh chồi của giống quýt Bắc Kạn
Để tìm được môi trường nhân giống phù hợp đối với giống quýt BắcKạn, chúng tôi tiến hành thăm dò ảnh hưởng của BAP và kinetin đến khả năngnhân chồi của cây quýt Bắc Kạn Các đoạn gốc thân mang nách lá mầm thuđược từ việc cấy hạt đã khử trùng, được cấy trên môi trường MS cơ bản có bổsung aga 9g/l + sucrose 30g/l + nước dừa 50ml/l+ BAP (nồng độ 2,0mg/l,2,5mg/l, 3,0mg/l, 3,5mg/l, 4,0mg/l) hoặc kinetin (nồng độ 2,0mg/l, 2,5mg/l,3,0mg/l, 3,5mg/l, 4,0mg/l) Mỗi công thức tiến hành trên 5 bình, mỗi bình cấy 6mẫu, các công thức bố trí ngẫu nhiên và lặp lại 3 lần Đối chứng là môi trường
MS cơ bản, bổ sung aga 9g/l + sucrose 30g/l + nước dừa 50ml/l Đánh giá kếtquả sau 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần nuôi cấy Các chỉ tiêu theo dõi: số mẫu ra chồi, sốchồi/mẫu, màu sắc thân và lá của chồi Kết quả của thí nghiệm này sử dụng chocác nghiên cứu tiếp theo
Ảnh hưởng tổ hợp giữa nhóm auxin và cytokinin đến khả năng phát sinh chồi của quýt Bắc Kạn
Từ kết quả nồng độ BAP và kinetin tốt nhất cho sự hình thành chồi,chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp chất kích thích sinh trưởngthuộc nhóm cytokinin và nhóm auxin đến sự hình thành chồi của giống quýt
Trang 32Bắc Kạn Dùng nồng độ BAP và kinetin tối ưu ở thí nghiệm trên kết hợp vớiIBA nồng độ 0,5mg/l, 1,0mg/l, 1,5mg/l, 2,0mg/l, 2,5mg/l Đối chứng là môitrường MS cơ bản không bổ sung chất kích thích sinh trưởng Mỗi công thứcpha 5 bình, mỗi bình cấy 6 mẫu, các công thức bố trí ngẫu nhiên và lặp lại 3lần Theo dõi, đánh giá kết quả sau 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần Chỉ tiêu theo dõi: tỉ lệphát sinh chồi; số chồi/mẫu, chất lượng chồi.
Phương pháp nghiên cứu môi trường ra rễ (tạo cây hoàn chỉnh)
Những chồi tạo ra trên môi trường nhân chồi có kích thước 1,5cm 2,0cm, được cấy chuyển sang môi trường tạo rễ gồm MS cơ bản bổ sung agar9g/l + sucrose 30g/l + nước dừa 50ml/l + α-NAA với nồng độ 0,3mg/l, 0,5mg/l,0,7mg/l, 0,9mg/l, 1,2mg/l Với mỗi nồng độ cấy 30 mẫu tiến hành trên 5 bình,các cong thức bố trí ngẫu nhiên và lặp lại 3 lần Kết quả được đánh giá sau 4tuần, 6 tuần, 8 tuần Chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ chồi phát sinh rễ, số rễ/mẫu, chiềudài rễ, chất lượng rễ
-2.2.2 Phương pháp đưa cây ra vườn ươm
Các cây được cấy ở môi trường tạo rễ, khi đã có bộ rễ dài, khoẻ, lá xanh,đẹp, chiều cao đạt 4-5cm thì đưa ra môi trường tự nhiên
Các cây đưa ra môi trường ngoài với giá thể khác nhau để xác định giáthể phù hợp nhất
Cây được trồng trong bầu với 3 loại giá thể:
CT1: Đất phù sa
CT2: Đất phù sa + trấu hun (tỉ lệ 1:1)
CT3: Trấu hun
Trang 33Hai tuần đầu để trong điều kiện nhiệt độ vá ánh sáng trong phòng thì
nghiệm (giống giai đoạn nhân giống in vitro) Sau hai tuần đưa ra vườn ươm có
mái che
Phương pháp chăm sóc cây con
Trong 2-3 ngày đầu tưới nước sạch bằng cách phun sương 4 giờ/ lần.Thời tiết lạnh, khô hanh phải che nilon có đục lỗ để tránh rét và tránh thoátnước nhanh Sau 3 ngày có thể bỏ nilon che, để khay cây ra nơi đủ ánh sáng,thoáng khí nhưng không có gió, tránh nắng mưa trực tiếp Tưới nước bằng bìnhphun 2-3 lần/ngày Sau 4-5 tuần cây sống ra rễ mới, lá mới là có thể đưa ravườn ươm
Đánh giá kết quả sau khi ra cây 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần
2.2.3 Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý, tính toán trên phần mềm chươngtrình excel theo hướng dẫn của Chu Hoàng Mậu (2008) [9]
Trang 34Chương 3.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến sự nảy mầm của hạt quýt Bắc Kạn
Giai đoạn khử trùng là quan trọng trong quy trình nuôi cấy mô, mục đíchcủa giai đoạn này là thu được nguyên liệu thực vật vô trùng đưa vào nuôi cấy
in vitro Có nhiều phương pháp cũng như hóa chất khử trùng khác nhau, nồng
độ, thời gian khử trùng thích hợp của mỗi giống là khác nhau Phương pháp
khử trùng thích hợp phải đảm bảo được yêu cầu: tỉ lệ nhiễm thấp, tỉ lệ nảy mầmcao, mầm phải mập, sinh trưởng tốt Qua nghiên cứu về đặc tính của javen,chúng tôi tiến hành khử trùng hạt bằng dung dịch javen 60% lắc đều trong 10phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút và 30 phút Hạt sau khi khử trùng chia làm 3loại: loại 1 để nguyên, loại 2 bóc vỏ, loại 3 bóc vỏ rồi cắt 1/3 lá mầm Các hạtđược cấy vào môi trường MS cơ bản + sucrose 30g/l + agar 9g/l Kết quả,chúng tôi thu được bảng 3.1
Qua bảng 3.1 cho thấy, cả ba loại hạt, tỉ lệ nhiễm và tỉ lệ nảy mầm củahạt giảm khi thời gian khử trùng tăng lên Điều đó chứng tỏ thời gian khử trùng
có ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm và khả năng nảy mầm của hạt Khử trùng hạtbằng javen 60% trong thời gian 20 phút có hiệu quả cao nhất, hạt không bịnhiễm và tỉ lệ hạt không nhiễm nảy mầm cao Hạt bóc vỏ tỉ lệ hạt không nhiễmnảy mầm là 94,17%, hạt bóc vỏ và hạt cắt 1/3 lá mầm tỉ lệ nảy mầm là 95,00%,hạt không bóc vỏ tỉ lệ nảy mầm là 78,86% Với thời gian khử trùng là 25 phút
và 30 phút các mẫu không nhiễm tuy nhiên tỉ lệ nảy mầm thấp hơn hẳn, tỉ lệnảy mầm của hạt bóc vỏ lần lượt là 87,5% và 80,1%, tỉ lệ nảy mầm của hạt bóc
vỏ cắt 1/3 lá mầm là 90% và 79,27% Hạt khi cấy không bóc vỏ tỉ lệ nảy mầmthấp hơn hẳn so với hạt bóc vỏ trước khi cấy