1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Xây dựng và phân tích một quy trình xuât khẩu hàng hóa cụ thể.

34 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Quy Trình Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu Hàng Hóa. Xây Dựng Và Phân Tích Một Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Cụ Thể.
Tác giả Nguyễn Tuấn Quân, Trần Thị Tâm, Trương Thị Thanh Tâm, Lý Thị Thu Thảo, Nguyễn Thảo, Nguyễn Thiên Thảo, Nguyễn Thị Thoa, Vũ Thị Hồng Thu, Phan Thị Hà Thư, Trần Thị Ngọc Thư
Người hướng dẫn Doãn Nguyên Minh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Tác Nghiệp Quốc Tế
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 425,84 KB

Nội dung

Trình bày quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Xây dựng và phân tích một quy trình xuât khẩu hàng hóa cụ thể. Trình bày quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Xây dựng và phân tích một quy trình xuât khẩu hàng hóa cụ thể. Trình bày quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Xây dựng và phân tích một quy trình xuât khẩu hàng hóa cụ thể. Trình bày quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Xây dựng và phân tích một quy trình xuât khẩu hàng hóa cụ thể. Trình bày quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Xây dựng và phân tích một quy trình xuât khẩu hàng hóa cụ thể.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

 THẢO LUẬN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP QUỐC TẾ

Đề tài : Trình bày quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa Xây dựng và phân tích một quy trình xuât khẩu hàng hóa cụ thể.

GVHD: Doãn Nguyên Minh Lớp HP: 2115ITOM0511 Nhóm thực hiện: 08

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: Doãn Nguyên Minh

Mã lớp học phần: 2115ITOM0511

Đề tài thảo luận: trình bày quy trình thực hiện hợp đồng xuât khẩu hàng hóa Xây dựng

và phân tích một quy trình xuất khẩu hàng hóa cụ thể

BẢNG PHÂN LOẠI STT Họ và tên Công việc Điểm Đánh giá của

74 Lý Thị Thu Thảo Nội dung “ chuẩn bị hàng

xuất khẩu “

75 Nguyễn Thị Thanh

chuyển

76 Nguyễn Thiên Thảo Kiểm tra hàng xuất khẩu

77 Nguyễn Thị Thoa Tổ chức giao hàng xuất

khẩu với phương tiện vận

chuyển

78 Vũ Thị Hồng Thu Mở đầu + kết luận

79 Phan Thị Hà Thư Xử lý tranh chấp

80 Trần Thị Ngọc Thư Mua bảo hiểm

Trang 3

Mở đầu

Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xãhội, nó làm thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm và làm thay đổi tượng hàng hóa lưu thônggiữa các quốc gia Bởi vậy, quan hệ mua bán quốc tế đã xuất hiện và trở nên quan trọng ởViệt Nam Từ một nước nhập siêu mà chủ yếu qua con đường viện trợ thì nay Việt Nam

đã vươn lên thành nước xuất khẩu và tiến tới cân bằng cán cân xuất nhập khẩu

Sau khi đất nước ta gia nhập WTO tổ chức thương mại lớn nhất thế giới đất nước ta đãthu được những thành tựu nhất định về kinh tế cũng như giao lưu buôn bán giữa cácnước Việc xuất nhập khẩu diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều cho đến nay

Qua những lý do trên khiến cho việc nghiên cứu và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhậpkhẩu là rất cần thiết Việt Nam đang là một nước có thế mạnh về xuất khẩu như gạo, càphê, các loại hạt gỗ, vải thiều… Ttất cả các mặt hàng này khi đưa ra thị trường quốc tếđều có sức mạnh cạnh tranh đáng kể Điều này đã đem lại lợi ích lớn cho ngành kinh tếViệt Nam nói chung và ngành xuất khẩu nói riêng vì thế mà chúng ta cần đẩy mạnh hơnnhững tiềm năng phát triển của ngành để mở rộng thị trường giao lưu buôn bán với nhiềubạn bè quốc tế

Nói về xuất khẩu vải thiều, là loại nông sản xuất khẩu đứng nhì thế giới, trái vải đã vàđang góp phần mang lại nguồn doanh thu lớn cho ngành dịch vụ Việt Nam với 19% thịphần thương mại trái vải toàn cầu Trong đó, vải thiều Việt Nam được xem là sản phẩmchủ lực, tạo nhiều thành công trên thị trường nước ngoài Vì lẽ đó, nhóm chúng tôi đãquyết định chọn đề tài “Trình bày quy trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa Xây dựng vàphân tích một quy trình hàng hóa vải thiều Bắc Giang”

Trang 4

A Lý thuyết

I Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa

1 Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu

Chuẩn bị hàng xuất khẩu là việc chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợpvới chất luợng, bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợpđồng TMQT Như vậy quá trình chuẩn bị hàng XK bao gồm các nội dung: tập trung hàng

XK, tạo nguồn hàng, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hóa

a, Tập trung hàng XK là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp về chất lượng

và đúng thười điểm, tối ưu hóa được chi phí Tạo nguồn hàng là toàn bộ các biện phápcách thức tác động đến nguồn hàng để tạo ra các nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủkịp thời hàng hóa cho doanh nghiệp xuất khẩu Để tập trung hàng xuất khẩu nhà quản trịphải đưa ra các quyết định:

- Hàng xuất khẩu được tập trung từ các nguồn hàng nào

- Hàng xuất khẩu dược tập trung bằng phương pháp nào

- Hàng xuất khẩu được tập trung vào thời điểm nào, với số lượng là bao nhiêu

Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng là hoạt động rất quan trọng của các doanhnghiệp kinh doanh XK Nhưng tùy vào từng loại hình doanh nghiệp với đặc trưng khácnhau mà quá trình tập trung hàng XK cũng khác nhau để đảm bảo hiệu quả của quá trìnhXK

a.1 Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu

Là các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và tiến hành sản xuất xuất khẩu các sản phẩm của mình Để tập trung hàng XK, căn cứ vào yêu cầu của hàng XK được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất, chuẩn bị nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc để tiến hành sản xuất, đảm bảo đủ số luowgnj, đúng chất luwognj, chủng loại và thời hạn giao hàng cho người mua

a.2 Doanh nghiệp xuất khẩu:

Các doanh nghiệp không tự sản xuất mà tập trung hàng từ các nguồn hàng XK

Quá trình tập trung hàng XK có thể mô tả sư sơ đồ:

Xác định nhu cầu hàng XK

Nhận dạng và phân loại nguồn

hàng XK

Trang 5

Nghiên cứu và lựa chọn nguồn

 Xác định nhu cầu hàng xuất khẩu

Trên cơ sở kế hoạch xuất khẩu cần xác định nhu cầu về hàng xuất khẩu số lượng, chủng loại, yêu cầu chất lượng, bao bì, lịch trình giao hàng trên cơ sở để nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng để tập trung hàng xuất khẩu

 Phân loại nguồn hàng XK:

Là phân chia sắp xếp các nguồn hàng theo các tieu thức cụ thể nào đó, tạo ra các nhóm nguồn hàng có đặc trưng tương đối đồng nhất để có các chính sách, biện pháp, lựa chọn

và ưu tiên thích hợp với từng loại nguồn hàng khai thác tối da khả năng từ mỗi loại hàng

 Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu

- Nghiên cứu nguồn hàng: Giúp khai thác và phát triển nguồn hàng ôn định và phát triển kinh doanh

- Đối tượng nghiên cứu là các nguồn hàng hiện hữu và các ngành nghề

Trong TMQT, không ít hàng hóa để trần hay để rời, nhưng đại bộ phận yêu cầu hàng hóa phải được đóng gói bao bì trong quá trình vận chuyển và bảo quản Vì vậy việc tổ chức đóng gói bao bì kẻ ký mã hiệu là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hóa Để đóng gói bao bì cho hàng hóa xuất khẩu người quản trị phải đưa ra các quyết định:

- Hàng hóa có cần đóng gói bao bì không

- Kiểu cách và chất lượng của bao bì

- Số lượng bao bì cần đóng gói

- Cách thức đóng gói bao bì

 Lựa chọn các hình thức giao dịch trong hàng XK

Mua hàng XK: Các doanh nghiệp kinh doanh hàng XK có thể mua hàng XK thông qua các đơn hàng và hợp đồng kinh tế, mua hàng không theo hợp đồng, mua qua đại lý

 Tổ chức hệ thống tập trung hàng XK

Tổ chức hệ thống tập trung hàng XK bao gồm hệ thống các chi nhánh, đại lý, hệ thống kho, hệ thống vận chuyển, hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, kỹ thuật, công nghệ,…

Trang 6

b, Bao gói sản phẩm

b.1 Yêu cầu và cơ sở khoa học để lựa chọn bao bì đóng gói

Yêu cầu với bao bì hàng XK:

- Bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển bảo quản

- Bao bì phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ, vận chuyển bảo quản nhàm tránh các tác động xấu trong quá trình bốc dỡ

- Bao bì phải phù hợp với tiêu chuẩn, luật lệ, quy định, tập quán và thị hiếu tiêu dung của thị trường XK cũng như tập quán của ngành hàng

- Bao bì cần hấp dẫn thu hút khách hàng, thuận tiện cho người sử dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm

- Bao bì cũng cần đảm bảo chỉ tiêu kinh tế như chi phí sản xuất, đóng gói bao bìXuất phát từ yêu cầu về bao bì hàng XK, khi lựa chọn bao bì đóng gói cần căn cứ vào cơ

Q b: Số lượng hàng hóa cần bao gói

N sp: Số lượng hàng hóa trong một bao gói

P: phần tram số bao bì khoogn đống gói đi kèm theo lô hàng

N bb: Nhu cầu về bao bì

Nếu trong hợp đồng không quy định số bao bì không đống gói đi kèm theo lô hàng thì p

= 0

Trang 7

Khi đóng gói người ta có thể áp dụng 2 hình thức đóng gói là đống gói hở và đóng gói kín Đóng gói kín thường được áp dụng cho đa số các trường hợp Khi đóng gói hang hoá yêu cầu phải đảm bảo đúng kỹ thuật Hàng hoá phải được xếp gọn gang trong bao

bì , khi cần chèn lót cần sử dụng đúng vật liệu chèn lót và sử dụng đúng kỹ thật chèn lót ,

sử dụng tối đa khoảng không gian trong bao bì , đảm bảo thuận tiện và tối ưu trong bốc xếp vận chuyển và bảo quản

2 Kiếm tra hàng hoá xuất khẩu

Trước khi giao hàng, người XK có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa về chất lượng, số lượng, bao bì,… Nếu hàng XK là động vật, thực vật thì phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh, nếu là thực phẩm thì phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Tác dụng:

- Thực hiện trách nhiệm trong thực hiện hợp đồng TMQT Từ đó đảm bảo uy tín của nhà XK và mối quan hệ mua bán

- Ngăn chặn các hậu quả làm giảm hiệu quả hoạt động XK

- Phân tích trách nhiệm các bên, đảm bảo quyền lợi đôi bên

Thực hiện kiểm tra ở hai cấp

 Ở cơ sở:

- Kiểm tra chất lượng theo hợp đồng quy định

- Kiểm tra số lượng và trọng lượng mỗi bao kiện, tổng số lượng và trọng lượng

- Do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành Tuy nhiên, thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm chính

 Ở các cửa khẩu

- Thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở

- Danh mục hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra nhà nước khi xuất khẩu

- Theo yêu cầu của người mua (Đã được quy định trong hợp đồng)

Khi đó người quản lý phải xác định:

- Cơ quan giám định

- Nội dung giám định: số lượng, chủng loại, bao bì, chất lượng,…

- Căn cứ để giám định

- Thời gian, địa điểm giám định

- Yêu cầu về chứng thư giám định

Người XK phải làm đơn xin giám định hàng hóa Cơ quan giám định căn cứ vào đơn và L/C để giám định hàng hóa và cấp các chứng thư

3 Thuê phương tiện vận tải

Nếu hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết theo điều kiện nhóm C và D 2000) bao gồm điều kiện CRF, CIF, CPT, CIP, DES, DEQ, DDU, DDP thì người xuất

Trang 8

(Incoterms-khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải Còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng thuộcnhóm E và nhóm F bao gồm điều kiện EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu phảitiến hành thuê phương tiện vận tải.

Phương tiện vận tải quốc tế bao gồm: phương tiện vận tải đường biển, đường bộ, đườngsắt, đường hàng không, đường ống,…

a Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải

- Căn cứ vào hợp đồng TMQT như điều kiện cơ sở giao hàng, những quy định về

đặc điểm của phương tiện vận tải, quy định về mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ,…

- Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa: Khi thuê phương tiện vậntải phải căn cứ vào khối lượng hàng hóa để tối ưu hóa tải trọng của phương tiện, chi phí

từ đó lựa chọn phương tiện đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển

- Căn cứ vào điều kiện vận tải: đó là hàng rời hay hàng đóng, hàng hóa thông dụng

hay hàng hóa đặc biệt, vận tải một chiều hay hai chiều,…

b Tổ chức thuê phương tiện vận tải

Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu có ý nghĩaquan trọng đối với các tác nghiệp của quy trình thực hiện hợp đồng, nó ảnh hưởng trựctiếp đến tiến độ giao hàng, đến sự an toàn của hàng hóa, những rủi ro và nhiều nội dungkhác trong quá trình thực hiện hợp đồng

Để thuê tảu, doanh nghiệp cần có đầy đủ thông tin về các hãng tàu trên thế giới, về giácước vận tải, các loại hợp đồng vận tải, các Công ước và Luật lệ quốc tế và quốc gia vềvận tải…

Tùy theo các trường hợp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương thứcthuê tàu sau:

 Phương thức thuê tàu chợ (Liner)

 Thuê tàu chợ có một số đặc điểm sau:

- Tàu chợ chạy theo một hành trình và thời gian xác định, cước phí được quy địnhtrước

- Quá trình giao dịch thuê tàu đa phần tuân thủ theo quy chế của tàu chợ ( các điềukiện quy định sẵn trong vận đơn và biểu cước của hãng tàu)

Trang 9

- Hiện nay hệ thống tàu chợ rộng khắp trong khu vực và thế giới, đa phần là tàu chởcontainer rất thuận tiện cho doanh nghiệp trong quá trình chuyên chở, nhất làchuyên chở các lô hàng nhỏ.

- Tàu chợ chịu trách nhiệm bốc hàng và dỡ hàng, chi phí vận tải đã bao gồm chi phíbốc và dỡ hàng nhưng cước phí thuê tàu chợ thường cao hơn cước phí thuê tàuchuyến và tàu định hạn

 Quy trình thuê tàu chợ được tiến hành theo các bước cơ bản sau:

- Xác định số lượng, đặc điểm hàng hóa cần chuyên chở, tuyến đường, thời điểmgiao hàng

- Nghiên cứu các hãng tàu: đặc điểm của tàu, lịch trình, cước phí, uy tín của hãng

và các quy định khác

- Lựa chọn hãng tàu vận tải thích hợp

- Lập bảng kê khai hàng và ký đơn xin lưu khoang, đồng thời trả trước phí vậnchuyển

- Tập kết hàng để giao cho tàu và nhận vận đơn

 Phương thức thuê tàu chuyến ( Voyage charter)

Thuê tàu chuyến là chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở hànghóa giữa hai hay nhiều cảng, và nhận tiền cước thuê tàu do hai bên thỏa thuận

 Thuê tàu chuyến có đặc điểm sau:

- Hàng hóa chuyên chở có số lượng lớn thường đầy tàu

- Tính linh hoạt cao, có thể chọn hành trình và thời gian theo sự thỏa thuận của haibên

- Giá cước rẻ hơn tàu chộ, hai bên có thể tự do thỏa thuận các điều kiện thuê tàutheo nguyên tắc các bên cùng có lợi

- Hàng được chuyên chở nhanh vì tàu không phải dừng lại các cảng dọc đường

- Doanh nghiệp phải có đầy đủ các thông tin, kỹ năng đàm phán và nghiệp vụ thuêtàu nếu không dễ gặp phải rủi ro

 Quy trình thuê tàu chuyến bao gồm các nội dung sau:

Trang 10

- Xác định nhu cầu vận tải: số lượng, đặc điểm hàng hóa, lịch trình của tàu, chấtlượng đặc điểm của tàu…

- Xác định hình thức thuê tàu

- Nghiên cứu các hãng tàu trên các nội dung: chất lượng tàu, mức độ đáp ứng nhưcầu về vận tải, giá cước, uy tín…

- Đàm phán và ký hợp đồng thuê tàu với hãng tàu

4 Mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu

Bảo hiểm hàng hóa là hình thức đảm bảo giảm thiệt hại khi các rủi ro xảy ra Bảo hiểmhàng hóa xuất nhập khẩu khẩu là bảo hiểm cho các rủi ro từ bên ngoài gây tổn thất đốivới hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc tạm lưu kho trong quá trình chờ vậnchuyển được thực hiện bởi bất kì phương tiện nào trong lãnh thổ Việt Nam hoặc quốc tế.Đối tượng bảo hiểm:“Là hàng hóa, tài sản, vật thể đang trong quá trình vận chuyển từ địađiểm này đến địa điểm khác”

Bao gồm cả:

- Thời gian lưu kho,

- Chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung chuyển

- Chờ chủ hàng nhận lại hàng

- Theo quy định của từng Điều kiện bào hiểm cụ thể cụ thể

a Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa

- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT Một nguyên tắc cótính cơ bản là rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển thuộc về người XKhay nhập khẩu , thì người đó cần xem xét để mua bảo hiểm cho hàng hóa

- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển : khi đã phân định được trách nhiệm mua bảohiểm thì vấn đề đặt ra là có mua bảo hiểm hay không và nếu mua thì mua ở điềukiện bảo hiểm nào

- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển : các điều kiện vận chuyển như : loại phươngtiện vận chuyển , chất lượng của phương tiện , loại bao bì bốc dỡ Đặc điểm củahành trình vận chuyển như : tính nguy hiểm của tuyến đường vận tải , chiếntranh , cướp biển , bảo …

b Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa

Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa , doanh nghiệp TMQT cần tiến hành theo cácbước sau:

 Xác định nhu cầu bảo hiểm : từ các căn cứ trê doanh nghiệp phải phân tích để xácđịnh nhu cầu bảo hiểm cho hàng hóa bao gồm xác định giá trị bảo hiểm và điều kiệnbảo hiểm

- Giá trị bảo hiểm là giá thực tế của lô hàng , bao gồm giá hàng hóa , cước phíchuyên chở , phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác Nhu vậy giá trị bảohiểm thường là giá hàng hóa ở điều kiện CIF

Trang 11

- Có nhiều điều kiện bảo hiểm khác nhau Trên thế giới và Việt Nam hiện anythường áp dụng ba điều kiện bảo hiểm chính sau :

 Điều kiện bảo hiểm C

Những rủi ro , tổn thất được bảo hiểm

- Những mất mát hư hỏng xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm có thể hợp lý chocác nguyên nhân sau:

o Cháy hoặc nổ

o Tàu hay xà klan bị mắc cạn , đắm hoặc lật úp

o Tàu đâm va vào nhau hoặc tàu , sà lan hay phương tiện vận chuyển đam vaphải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước hoặc bị mất tích

o Dỡ hàng tại 1 cảng nơi tàu gặp nạn

o Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ, hoặc bị trật bánh :

- Những mất mát , hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa được bảo hiểm do các nguyênnhân như sau:

o Hy sinh tổn thất chung

o Ném hàng khỏi tàu

- Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tineej chở hàng bị mất tích

 Điều kiện bảo hiểm B

Giống như điều kiện bảo hiểm C nhưng còn them 1 số rủi ro sau:

o Động đất , núi lửa phun, sét đánh

o Nước cuốn hàng khỏi tàu

o Nước biển , nước hồ , nước sông chảy vào tàu , xà lan , hầm hàng , phương tiệnvận chuyển , container hoặc nơi chứa hàng

o Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khiđang xếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan

 Điều kiện bảo hiểm A

Theo điều kiện này thì người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về rủi ro gây mất mát , hưhỏng cho hàng hóa bảo hiểm trừ những rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hóa bảohiểm này bao gồm cả những rủi ro chính và những rủi ro phụ do tác động ngẫu nhiên bênngoài trong quá trình vận chuyển , xếp dỡ , giao nhận , bảo quản , lưu kho hàng hóa

 Xác định hợp đồng bảo các doanh nghiệp TMQT thường sử dụng 2 loại hình bảohiểm chính: hợp đồng bảo hiểm chuyến & hợp đồng bảo hiểm bao

- Hợp đồng bảo hiểm chuyến học kế toán thực tế ở đâu

Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm có tác dụng trong từng chuyến hàng cụthể, tức một hợp đồng sẽ có giá trị trong 1 chuyến hàng, trách nhiệm của công ty bảohiểm sẽ kết thúc khi hàng hóa được vận chuyển từ kho của đơn vị vận chuyển đến khocủa đơn vị nhận hàng hóa vận chuyển Hợp đồng bảo hiểm chuyến được chứng thực, xácnhận bằng giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm do công ty bảo hiểm cung cấp

kế toán thuế tại tphcm

- Hợp đồng bảo hiểm bao ( hay còn gọi là hợp đồng bảo hiểm mở)

Trang 12

Hợp đồng bảo hiểm bao là loại hợp đồng bảo hiểm dùng cho nhiều chuyến hàng trongmột khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Loại hợp đồng này thường được sửdụng trong các công ty thường xuyên diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu Nếu sử dụng hợpđồng chuyến, công ty sẽ phải chi trả khoản phí bảo hiểm rất lớn, hợp đồng bảo hiểm bao

sẽ tiết kiệm được phần nào chi phí bảo hiểm

 Lựa chọn công ty bảo hiểm : Trừ trường hợp trong hợp đồng chỉ rõ công ty bảohiểm , còn thông thường doanh nghiệp lựa chọn các công ty bảo hiểm co uy tín và

có quan hệ thường xuyên , tỷ lệ phí bảo hiểm thấp và thuận tiện trong quá trình giaodịch Trong thực tiễn kinh doanh , các doanh nghiệp Việt Nam thường mua bảohiểm tại Bảo Việt để tiện đòi bồi thường nếu có tổn thất

 Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm , thanh toán phí bảo hiểm (I) nhận đơn bảohiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

Quy trình thủ tục mua bảo hiểm xuất nhập khẩu

- Bước 1 gửi yêu cầu bảo hiểm

Doanh nghiệp có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm Công ty bảohiểm sẽ gửi lại giấy yêu cầu bảo hiểm cho doanh nghiệp muốn mua bảo hiểm

Giấy yêu cầu bảo hiểm thường gồm các nội dung sau:

o thông tin, người mua bảo hiểm

o thông tin về hàng hóa được bảo hiểm

o yêu cầu bảo hiểm

o các chứng từ đính kèm

o phần kê của công ty môi giới

o nghiệp vụ của công ty, doanh nghiệp bảo hiểm

- Bước 2 điền đầy đủ thông tin giấy tờ yêu cầu bảo hiểm

Công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm sẽ phải điền đầy đủ các thông tin trên giấy tờ yêucầu bảo hiểm Không điền vào phần kê của công ty môi giới và nghiệp vụ g của công tybảo hiểm

- Bước 3 công ty doanh nghiệp mua bảo hiểm gửi bản sao của giấy yêu cầu bảohiểm đến công ty bảo hiểm theo yêu cầu

- Bước 4 Công ty bảo hiểm gửi hợp đồng bảo hiểm lại cho công ty, doanh nghiệpmua bảo hiểm xuất nhập khẩu

- Bước 5 công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm sau khi nhận được hợp đồng bảohiểm Xem xét thật kỹ, nếu đồng ý thì ký xác nhận vào hợp đồng bảo hiểm Công

ty bán bảo hiểm sẽ gửi bảng thu phí cho dịch vụ

- Bước 6 khách hàng mua bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm xuất nhập khẩu

Trang 13

5 Làm thủ tục hải quan

Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền cho đại lýlàm thủ tục hải quan Nếu ủy quyền cho đại lý, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ cácchứng từ và làm giấy ủy quyền để đại lý tiến hành làm thủ tục hải quan, giám sát quátrình và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình đại lý tiến hành thủ tục hảiquan cho doanh nghiệp đồng thời thanh toán cước phí và các chi phí cho đại lý

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hóa khi đi qua cửa khẩu Việt Nam ( XK hoặcnhập khẩu) đều phải làm thủ tục hải quan Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóaxuất nhập khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau đây:

- Khai và nộp tờ hải quan

- Xuất trình hàng hóa

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính

a) Khai và nộp tờ hải quan

Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong thời hạnquy định Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo mẫu của tờ khai hải quan doTổng cụ hải quan quy định Có 2 hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử

- Khai thủ công là người khai hải quan trực tiếp đến cơ quan hải quan để thực hiệnkhai trên tờ khai hải quan, đây là hình thức khai truyền thống nhưng tốn kém thờigian và làm thủ tục hải quan bị kéo dài

- Khai điện tử là doanh nghiệp tiến hành khai trên tờ khai hải quan và truyền đến cho

cơ quan hải quan qua Internet Đây là hình thức khai tiến bộ được nhiều nước trênthế giới áp dụng và Việt Nam hiện nay cũng thực hiện khai điện tử chiếm phần lớn.Nếu hệ thống thông tin của cơ quan hải quan hiện đại và được tích hợp, đồng thờichấp nhận chứng từ điện tử, áp dụng hệ thống quản lý rủi ro tự động sẽ hiện đại hóađược thủ tục hải quan và rút ngắn được thời gian thông quan

Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan cùng với các chứng từ tạo thành

hồ sơ hải quan Hồ sơ hải quan bao gồm các chứng từ theo quy định của luật hải quan

Hồ sơ nhập khẩu hàng hóa thường chứng từ phức tạp hơn hồ sơ hải quan xuất khẩu hànhhóa và số chứng từ còn phụ thuộc vào từng chủng loại hành hóa và thị trường xuất nhậpkhẩu

Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở hải quan Trong một

số trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nộp một số chứng từ cho đến trước thời điểm kiểm

Trang 14

tra thực tế hành hóa của hải quan Hồ sơ hải quan sau khi tiếp nhận được qua hệ thốngquản lý rủi ro tự động phân luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ Hồ sơ luồng đỏphải kiểm tra thực tế hàng hóa Khi khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan , doanh nghiệpcần chú ý:

- Khai chính xác số lượng hàng hóa, khai đúng chủng loại và áp đúng mã để tínhthuế xuất nhập khẩu ( nếu hàng hóa phải nộp thuế xuất nhập khẩu)

- Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan

- Nộp thuế xuất nhập khẩu đầy đủ và đúng hạn

Những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, khi làm thủ tục hải quan hồ sơ hảiquan được tự động phân vào luồng xanh hoặc luồng vàng không phải kiểm tra thực tếhàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giải phóng nhanh hành hóa khi làmthủ tục hải quan

- Kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạmpháp luật hải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan

Khi xuất trình hàng hóa dianh nghiệp phải thống nhất với cơ quan hải quan về địa điểm

và thời điểm kiểm tra hàng hóa vừa đảm bảo đúng quy định của cơ quan hải quan vừa tạođiều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình giao nhận hàng hóa và tối ưu hóa được cácchi phí Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu doanh nghiệp không nhất trí vớicác kết luận của cơ quan hải quan, thì có thể yêu cầu giám định và dựa vào kết quả giámđịnh để xác định đúng mã số và chất lượng hàng hóa

c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính

Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng , luồng đỏ và kiểmtra thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau:

- Cho hàng qua biên giới

- Cho hành hóa qua biên giới có điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại, phải nộp

bổ sung thuế xuất nhập khẩu

Trang 15

- Không được phép xuất khẩu

Nếu doanh nghiệp không nhất trí với các kết luận của cơ quan hải quan, thì có thể yêucầu xem xét lại, nếu hai bên không thống nhất được thì doanh nghiệp có thể khiếu kiệntheo trình tự của pháp luật Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hảiquan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, trong thời hạn 5 năm cơquan hải quan được phép áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan đối với doanhnghiệp

6 Tổ chức giao hàng hóa với phương tiện vận tải

1 Trình tự giao hàng hoá xuất khẩu với tàu biển

Hàng xuất khẩu ở nước ta chủ yếu được giao bằng đường biển nên đây là phương thức rấtquan trọng Nếu hàng hóa được giao bằng đường biển , doanh nghiệp xuất khẩu cần tiếnhành theo các bước sau :

- Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu , lập bảng kê hàng hóa chuyên chở ( Cargoplan ) cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ xếp hàng

- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để năm vững kế hoạch giao hàng

- Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng

- Bốc hàng lên tàu : Trong quá trình bốc hàng lên tàu phải thường xuyên giám sáttheo dõi để nắm chắc số lượng hàng giao và giải quyết kịp thời các vướng mắc phátsinh

- Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó để xác nhận hàng đã giaonhận xong trong đó xác nhận : số lượng hàng hóa , tình trạng hàng hóa , cảng đến

- Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển , điều quan trọng làphải lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo

2 Giao hàng bằng container

Giao hàng bằng container có hai hình thức : khi hàng hóa đủ một container và khi hànghóa không đủ một container

 Giao hàng đủ một container ( FCL)

Khi hàng hóa giao đủ một container người XK tiến hàng theo các bước sau :

- Căn cứ vào số lượng hàng giao , đăng ký mượn hoặc thuê container tương thích với

số lượng hàng giao vận chuyển container rỗng về địa điểm đóng hàng

- Làm thủ tục hải quan , mời hải quan kiểm hóa đến xếp hàng vào container , niêmphong kẹp chì các container

- Giao hàng cho bãi hoặc trạm container để nhận biên lai xếp hàng

- Đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn

 Giao hàng không đủ một container

Khi giao hàng không đủ một container , người xuất khẩu vận chuyển hàng đến bãi (hoặc trạm ) container do người chuyên chở chỉ định để giao cho người chuyên chở Việc giao hàng được coi là hoàn thành khi được giao cho người chuyên chở hoặcngười đại diện cho người chuyên chở

3 Giao hàng vận tải đường sắt

Trang 16

Giao hàng cho người vận tải đường sắt có hai hình thức : khi hàng chiếm đủ một toa xe( hoặc 1 container vận chuyển bằng đường sắt ) và khi hàng hóa không chiếm hết một toaxe ( hoặc một container vận chuyển bằng đường sắt)

 Giao hàng khi hàng chiếm đủ 1 toa xe Người xuất khẩu tiến hành những bước sau :

- Căn cứ vào số lượng hàng giao kịp thời đăng kí với cơ quan đường sắt để cung cấptoa xe phù hợp với tính chất của hàng hóa

- Khi được caaos to axe , tổ chức vận chuyển hàng đến địa điểm quy định

- Làm thủ tục hải quan , mời cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa , đồng thời bốchàng lên toa tàu niêm phong kẹp chì

- Giao toa tàu đã được niêm phong kẹp chì cho cơ quan đường sắt để lấy đơn đườngsắt

 Giao hàng khi hàng không đủ chiếm 1 toa xe

Nếu hàng không đủ chiếm 1 toa xe người XK phải vận chuyển hàng đến nơi tiếp nhậnhàng của đường sắt hoặc xếp hàng lên một toa xe do đường sắt chỉ định và nhận vận đơn

4 Giao hàng cho người vận tải đường hàng không

Người XK liên hệ với bộ phận giao nhận , vận chuyển hàng hóa đến nơi tranh giao nhậnchỉ định ,làm thủ tục hải quan giao cho người vận tải hàng không và vận dơn

 Quy trình xuất khẩu hàng

- Kí kết hợp đồng ngoại thương

- Kí hợp đồng dịch vụ với người chuyên chở

- Giao hàng xuất khẩu cho người chuyên chở

- Forwarder chuyển hàng tới sân bay và làm thủ tục hải quan xuất khẩu

- Hãng hàng không chuyển hàng

- Làm thủ tục hải quan và giao hàng tại nước nhập khẩu

7 Thanh toán hàng xuất khẩu

a Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Hiện nay hầu hết các hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng có giá trị lớn được thanh toánbằng phương thức tín dụng chứng từ Đây là phương thức thanh toán yêu cầu người bán

và người mua phải tuân thủ nghiêm ngặt nội dung và lịch trình thanh toán của nó

a.1 Thực hiện hợp đồng XK

 Nhắc nhở mở L/C : Nếu hợp đồng XK quy định việc thanh toán bằng phương thức tíndụng chứng từ Trước khi đên thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng , doanh nghiệp

Trang 17

XK phải nhắc nhở , đôn đốc người mua mở thư tín dụng (L/C ) đúng thời hạn Chỉkhi người mua mở L/C mới thể hiện rõ ý chí thwujc sự muốn nhận hàng và thanh toántiền hàng của người mua làm cơ sở cho người bán thực hiện các bước tiếp theo tronghợp đồng.

 Kiểm tra L/C

- Kiểm tra tính chân thực L/C

- Kiểm tra nội dung của L/C

 Sửa L/C (tu chỉnh L/C- amendment):

- Khi phát hiện thấy nội dung L/C không phù hợp với hợp đồng ( nội dung không cótrong hợp đồng hoặc trái hợp đồng ) hoặc trái với luật lệ , tập quán của các bên ,gấy bất lợi cho người bán hoặc không có khả năng thực hiện

- Khi L/C đã có hiệu lực nhưng vì một lý do nào , một trong 2 bên khó có thể thựchiện được hợp đồng theo các quy định cuar L/C mà cần phải thỏa thauanj lại để cóthể thực hiện tiếp hợp đồng nếu được đề nghị và hai bên thống nhất thay đổi nộidung của hợp đồng thì phải sửa lại L/C cho phù hợp với nội dun thỏa huận mới

- Chỉ khi L/C đã được sửa đổi phù hợp, được ngân hàng mở L/C thông báo chongười xuất khẩu qua ngân hàng thông báo, người XK mới có thể tiến hành cáchoạt động tiếp theo

- Giao hàng và chuẩn bị chứng từ thanh toán: Sau khi L/C có hiệu lực thì người XKtiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ để tiến hành thanh toán Người xuấtkhẩu phải kiểm soát quá trình chuẩn bị bộ chứng từ để có bộ chứng từ phù hợp vớiyêu cầu của L/C để tiến hành thanh toán

Ngày đăng: 16/05/2021, 11:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN LOẠI - Trình bày quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Xây dựng và phân tích một quy trình xuât khẩu hàng hóa cụ thể.
BẢNG PHÂN LOẠI (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w