1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc (bảo tồn hát then)

19 259 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo tồn bản sắc văn hóa người Tày qua điệu hát Then
Trường học Trường THCS Quang Minh
Chuyên ngành Âm nhạc
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2019
Thành phố Bắc Quang
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 6,77 MB

Nội dung

Tài liệu là bộ sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc. Sáng kiến được viết chi tiết, công phu theo mẫu mới nhất rất hữu ích để các thày cô tham khảo dùng để nộp công nhận các danh hiệu thi đua hoặc chỉnh sửa thành báo cáo giải pháp thi giáo viên giỏi các cấp.

Trang 1

“Bảo tồn bản sắc văn hóa người Tày qua điệu hát Then ”

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn sáng kiến

Hát Then là “đặc sản” tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của bà con các dân tộc Tày, Nùng, Thái trên khu vực biên giới phía Bắc Tại Hà Giang, liên hoan hát Then các dân tộc Tày, Nùng không chỉ để giới thiệu, tôn vinh vẻ đẹp của một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị hát Then trong cộng đồng

Những làn điệu Then mượt mà, tha thiết hòa quyện với tiếng Tính tẩu lúc vút cao, lúc lại như thủ thỉ tâm tình đã không chỉ lan tỏa trong công đồng Việt

mà còn ngày càng được thế giới biết đến và ghi nhận Ngày 12/12/2019 UNESCO vinh danh Then là Di sản Văn hóa phi vật thể đã góp phần khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam

Tuy nhiên trước sự du nhập của văn hóa nước ngoài, xã hội ngày càng hiện đại với rất nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ khác nhau, kéo theo đó làn điệu hát Then đã dần bị mai một nhất là đối với thế hệ trẻ Mặc dù có nhiều hành động tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của Then của người Tày như vậy, nhưng loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này vẫn không tránh khỏi mai một, thất truyền do đội ngũ nghệ nhân còn thuộc những điệu then cổ giờ đã ở vào tuổi xưa nay hiếm, còn những nghệ nhân có khả năng truyền dạy hát Then chỉ đếm được trên đầu ngón tay, bên cạnh đó là sự lấn sân của các loại hình âm nhạc giải trí nên thế hệ trẻ không mấy mặn mà thiết tha với âm nhạc truyền thống Vì vậy cùng chung tay bảo tồn và phát huy giá trị của dân tộc tôi tập

trung một số giải pháp nhằm “Bảo tồn bản sắc văn hóa người Tày qua điệu

hát Then ” từ chính trong môi trường dạy và học.

2 Mục đích của nghiên cứu

Nhằm chung tay bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật dân gian đặc

sắc này tôi đã quyết tâm tìm ra những biện pháp để: “Bảo tồn bản sắc văn hóa

người Tày qua điệu hát Then” góp phần phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống

văn hóa tinh thần, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ theo kịp thời đại Giúp học sinh trong trường hiểu rõ hơn về làn điệu hát Then của dân tộc Tày Thiết nghĩ đây là vấn đề thiết thực trong xu thế và việc thực hiện nhiệm vụ đưa văn hóa truyền thống vào nhà trường trong quá trình dạy- học Đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến các bạn học sinh về loại hình văn hóa nghệ thuật hát Then Tạo nguồn thế hệ trẻ biết chơi đàn Tính, hát Then đảm bảo sự phát triển

Trang 2

bền vững của loại hình nghệ thuật này Tạo ấn tượng sâu sắc cho du khách khi đến Quang Minh – Bắc Quang không chi được nghe các cụ ông, cụ bà, các mẹ, các chị hát Then mà còn được nghe các bạn học sinh hát những làn điệu hát Then quen thuộc của dân tộc Tày

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số giải pháp nhằm “Bảo tồn bản

sắc văn hóa người Tày qua điệu hát Then” như:

- Điều tra nhận thức của các bạn học sinh về bản sắc văn hóa dân tộc Tày

qua làn điệu hát Then bằng cách Phát phiếu điều tra nhận thức của học sinh về

bản sắc văn hóa dân tộc Tày qua làn điệu hát Then

- Tìm các nghệ nhân dạy hát Then - đàn Tính và sự tích cây đàn Tính về cùng hợp tác trong quá trình hợp tác nghiên cứu

- Tư vấn thành lập câu lạc bộ hát Then tại nhà trường và cách làm nhạc

cụ, trang phục trong quá trình biểu diễn làn điệu hát Then

- Có những giải pháp tuyên truyền và giữ gìn và phát triển làn điệu Then của người Tày

4 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành ở các khu vực trên địa bàn xã Quang Minh đặc biệt là trong trường THCS

Thời gian nghiên cứu là từ tháng 10/2019

Do hạn chế về nhiều yếu tố nên kết quả thu được mới chỉ là bước đầu trong quá trình nghiên cứu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề

tài là các biện pháp nhằm: “Bảo tồn bản sắc văn hóa người Tày qua điệu hát

Then” Bên cạnh đó sẽ tiếp tục tìm các giải pháp nhằm phát huy nghệ thuật hát

Then tại trường và địa phương

6 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp khoa học xã hội: Phân tích, so sánh và tổng hợp các

tài liệu khoa học, những vấn đề liên quan đến đề tài

Phương pháp quan sát: Kinh nghiệm dân gian (nghệ nhân)

Phương pháp điều tra: Nhu cầu hưởng thụ văn hóa và giữ gìn

- Nhóm phương pháp khoa học tự nhiên:

Trang 3

Phương pháp kế thừa các số liệu và kết quả nghiên cứu đã có.

Phương pháp hỗ trợ: Bằng phương pháp toán học, thông kê để phân tích

và xử lí số liệu

Phương pháp thực nghiệm: Học sinh và nhân dân trong xã

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1 Cơ sở ly‎ luận

Được biết đến là một di sản văn hóa dân gian độc đáo, hát Then của văn hóa Tày, Nùng, Thái được lưu giữ và phát triển thành một không gian văn hóa

đồ sộ về khối lượng, phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức biểu diễn Vốn không chỉ đơn thuần là một loại hình nghệ thuật diễn xướng, nó còn là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái Chính vì Then gắn với tín ngưỡng nên loại hình nghệ thuật này đươc lưu giữ và truyền lại cho nhiều thế hệ kế tiếp Tuy nhiên, Then đang đứng trước nguy cơ mại một trong xã hội do lớp nghệ nhân đã quá già, thiếu những thế hệ kế cận, không gian diễn xướng cho loại hình nghệ thuật này cũng đang mất dần trong cơn lốc đô thị hóa Theo điều tra tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang vấn

đề bảo tồn, phát huy loại hình dân gian hát Then bước đầu đã đem lại thành quả nhất định, nhưng mức độ còn khiêm tốn, hiệu quả còn nhiều hạn chế

Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền khẳng định:

“Việc UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái Thực hành nghi lễ Then thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới” Vì vậy

việc phát huy giá trị của nghệ thuật hát Then bằng cách “Bảo tồn bản sắc văn

hóa người Tày qua điệu hát Then” là hết sức cần thiết.

Chương 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Bàn về thực trạng của hát Then trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các chuyên gia đều khẳng định: Hát Then là một di sản văn hóa – nghệ thuật truyền thống độc đáo Tuy nhiên với cương vị là một giáo viên công tác tại tỉnh Hà Giang tôi nhận thấy từ lâu, hát Then đã gắn bó sâu sắc và trở thành nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Năm 2015, nghi lễ Then người Tày Hà Giang được Bộ Văn hóa, TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi

Trang 4

vật thể Quốc gia; tháng 12/2019, thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Đây vừa là niềm vui, vinh dự, vừa đặt ra thách thức trong bảo tồn

và phát huy giá trị của hát Then cảu người Tày tại Hà Giang làm cách nào để làn điệu hát Then xứng đáng với tầm vóc di sản của nhân loại

Tại Hà Giang dân tộc Tày chiếm trên 27% dân số cả tỉnh, vì vậy Then hình thành và hòa quyện vào dòng chảy văn hóa tinh thần của người Tày Hát Then là loại hình nghệ thuật dân gian diễn xướng nguyên hợp, bao gồm các yếu

tố văn hoá - nghệ thuật và tâm linh; với nội dung rất đa dạng, gồm: Then kỳ yên,

Then giải hạn, Then chữa bệnh, Then thượng thọ, Lẩu Then Với người Tày,

Then không chỉ là khúc hát đầu Xuân để cầu an lành, may mắn mà còn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng trong năm Vì vậy, trong các nghi lễ đều không thể thiếu những giai điệu Then mượt mà, trầm bổng Hiện, toàn tỉnh lưu giữ được khoảng trên 60 bài Then cổ được sử dụng trong các nghi lễ Then cổ chứa đựng nhiều nhất những tinh túy, giá trị văn học - nghệ thuật ngàn đời của cha ông để lại Tuy nhiên, có một thực trạng là Then cổ không còn nhiều người lưu giữ, xu hướng hát Then cũng đang dần bị mai một, các nghệ nhân ngày càng ít và thiếu đội ngũ kế cận Trong giai đoạn hội nhập, hát Then đang dần bị lãng quên nên các cấp, các ngành cần triển khai các giải pháp bảo tồn Theo đại diện Phòng Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, TT&DL, những năm gần đây, Sở đã tham mưu, đề xuất thực hiện một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy di sản hát Then Trong

đó, đẩy mạnh, khuyến khích việc nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, xuất bản các cuốn sách, đĩa nhạc về hát Then; hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn hát Then cho hạt nhân văn nghệ cơ sở, truyền dạy các làn điệu Then cổ Trong công tác bảo tồn giá trị hát Then, một trong những yếu tố quyết định là phải coi trọng, phát huy vai trò của các nghệ nhân; do vậy, UBND tỉnh cũng thực hiện những chính sách nhằm khuyến khích, ưu đãi, tôn vinh nghệ nhân tâm huyết lưu giữ, truyền dạy nghệ thuật dân tộc Mặt khác, ngành Giáo dục đã đẩy mạnh việc đưa văn hóa truyền thống vào trường học, trong đó, đưa loại hình hát Then vào nội dung các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ tại các nhà trường…

Với đa số là người dân tộc Tày, xã Quang Minh (huyện Bắc Quang, tỉnh

Hà Giang) được biết đến như một “địa chỉ đỏ” về hát Then Nhằm bảo tồn và phát huy di sản đặc sắc của dân tộc, thời gian qua, chính quyền địa phương đã có nhiều cách làm hay, phù hợp nhằm tạo cầu nối đưa hát Then đến gần hơn với cộng đồng, xã chủ trương thành lập câu lạc bộ hát Then, câu lạc bộ liên thế hệ

công nhận là làng văn hóa – du lịch điều đó tạo điều kiện cho các câu lạc bộ văn hóa trong xã phát triển đặc biệt là câu lạc bộ hát Then Nhiều nghệ nhân hát

Trang 5

Then trên địa bàn, như: Ông Nguyễn Văn Hữu thôn Minh Tâm, Hoàng Hữu Năm thôn Minh Thượng xã Quang Minh đã có những đóng góp quan trọng trong việc sưu tầm các điệu Then cổ, truyền dạy và đặt lời mới dựa trên chất liệu dân gian địa phương Hội nghệ nhân, các câu lạc bộ không chỉ là địa chỉ sinh hoạt văn hóa mà thông qua đó nhân dân và đặc biệt là thế hệ trẻ biết trân trọng, lưu giữ những điệu Tính, lời Then của cha ông

Có thể khẳng định, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản hát Then của người Tày sẽ không thật sự hiệu quả nếu chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, lưu giữ mà phải làm sao nó luôn hiện hữu, “sống” mạnh mẽ trong cộng đồng Do đó, đứng trước những nguy cơ bị mai một các địa phương cần chú trọng, khuyến khích các hoạt động truyền dạy hát Then cho thế hệ trẻ, kịp thời có chính sách cụ thể cho các nghệ nhân, nhất là những nghệ nhân Then cao tuổi…

1 Thành tựu

Theo đó, vào hồi 15 giờ 23 phút ngày 12/12/2019 giờ địa phương (3 giờ

23 phút ngày 13/12/2019 giờ Việt Nam), tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Bogotá, Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Việc UNESCO vinh danh Thực hành Then là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã góp phần khẳng định văn hóa hát Then trong thực hành Then là bản sắc của dân tộc Việt Nam- đặc biệt là văn hóa của người Tày, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, cộng đồng, dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

2 Hạn chế

Vốn không chỉ đơn thuần là một loại hình nghệ thuật diễn xướng, hát Then còn là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái Then gắn liền với cuộc sống của người dân, vì thế dù buồn, dù vui người

ta cũng hát Then để giãi bày tâm sự với trời, đấng bề trên Tuy nhiên, thực tế hiện nay, trong cơ chế thị trường, cũng như nhiều loại hình văn hóa phi vật thể khác, hát Then đang đứng trước nguy cơ mai một Nguyên nhân chính là bởi càng ngày, lớp nghệ nhân nắm giữ kho tàng Then cổ là những ông Then, bà Then (thực chất là những thầy cúng) ngày càng già yếu, có người đã qua đời mà không truyền lại được cho thế hệ sau Để bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát

Trang 6

Then, đàn Tính, những năm qua, các tỉnh, địa phương có loại hình nghệ thuật này đã có những việc làm cụ thể như: mở lớp truyền dạy cho các học viên, tuyên truyền quảng bá và xây dựng các đề án bảo tồn Thế nhưng, thực tế kết quả thu được vẫn rất hạn chế Số lượng các bạn trẻ tham gia các lớp học không nhiều

Số nghệ nhân truyền dạy ngày càng ít Hiện nay, các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang mỗi tỉnh chỉ còn 2 nghệ nhân nắm giữ làn điệu Then cổ Tỉnh Lạng Sơn, địa phương được chọn tổ chức Liên hoan hát Then, đàn Tính toàn quốc lần này vốn vẫn là nơi có phong trào xây dựng các đội văn nghệ, phát huy di sản hát Then - đàn Tính, thì hiện các nghệ nhân còn nắm giữ bí quyết Then cổ cũng vẻn vẹn chỉ có hai cụ cao tuổi Không những thế, hiện nay hát Then hầu hết được đặt lời mới cho phù hợp với giới trẻ Vì vậy, Then cổ đã được cải biên đi rất nhiều

Bên cạnh đó trong cơ chế thị trường, không gian diễn xướng cho loại hình nghệ thuật này cũng đang bị co hẹp Lớp trẻ thì không mặn mà với nghệ thuật truyền thống của cha ông, nhiều thanh niên dân tộc hiện nay còn không biết tiếng mẹ đẻ, vì vậy việc bảo tồn “đặc sản” này đã khó mà việc phát triển nó lại càng khó hơn

3 Nguy‎ên nhân

Do đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể là tồn tại trong trí nhớ, được lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng và đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ Cùng với sự giao lưu, hội nhập toàn diện đã tác động một cách sâu rộng đến đời sống vật chất

và tinh thần của đồng bào nhân dân các dân tộc xã Quang Minh nói riêng và huyện Bắc Quang nói chung Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Bắc Quang được đặt ra còn muộn, chưa được như mong muốn, việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể chưa, tương xứng với tiềm năng hiện có Công tác nghiên cứu sưu tầm còn mang tính dàn trải, chưa sâu và còn mang tính phiến diện, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã được sưu tầm nhưng chưa được đưa vào khai thác, sử dụng trong đời sống, nhiều nếp sống sinh hoạt văn hóa không còn phù hợp với đời sống hiện tại, các tệ nạn mê tín dị đoan ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại Nếu tình trạng trên tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa những đặc trưng văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc sẽ bị “hòa tan” dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường cùng sự du nhập của những “nền văn hóa ngoại lai” Đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc sẽ dần mai một và biến mất, thay vào đó là sự pha tạp, lai căng của nhiều nền văn hóa khác nhau và mỗi dân tộc sẽ tự đánh mất hình ảnh của tổ tiên, đánh mất bản sắc văn hóa, dân tộc mình và sự tồn tại của chính mình

Trang 7

Bên cạnh đó nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên còn do đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ở nhiều nơi còn nghèo nàn, khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới Sự xâm nhập của nền văn hóa bên ngoài từ nhiều luồng đã tấn công vào nền văn hóa dân tộc vốn đã yếu sức đề kháng Lứa tuổi thanh niên chưa ý thức đầy đủ về nền văn hóa dân tộc của mình nên dễ tiếp thu văn hóa bên ngoài không có sự chọn lọc, có biểu hiện xu hướng vọng ngoại, quay lưng lại với những sinh hoạt văn hóa dân tộc Việc kế thừa, phát huy nền văn hóa của các dân tộc thiểu số trong xã Quang Minh mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn Công tác tuyên truyền còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu những giải pháp khả thi, chưa có được những mô hình, những phương thức tổ chức sinh hoạt văn hóa thực sự hiệu quả ở cơ sở Các sinh hoạt lễ hội, văn nghệ dân gian nhiều lúc còn mang tính hình thức và việc biến nó thành những sinh hoạt bổ ích, lành mạnh có tính thường xuyên và tính xã hội còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu tổ chức ở các thôn Việc xã hội hóa những chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, dù đã đạt được những kết quả khích

lệ nhưng vẫn chưa thu hút được đông đảo công chúng quan tâm thực sự Đa số các độc giả, khán thính giả hiện nay, nhất là lớp trẻ vẫn có xu thế vọng ngoại, thậm chí còn mang tính thực dụng làm hạn chế việc phát huy hiệu quả của nền văn hóa truyền thống

Bên cạnh đó, trong thời gian dài một số cấp chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công tác bảo tồn văn hóa dân tộc, chưa chú trọng

và có biện pháp chỉ đạo tích cực, hữu hiệu cho việc bảo tồn, phát huy nền văn hóa truyền thống Việc tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng tham gia giữ gìn văn hóa dân tộc chưa được tiến hành thường xuyên và sâu rộng đến các tầng lớp dân cư trên toàn xã Nguyên nhân quan trọng hơn cả là chiến lược đầu

tư cho văn hóa, nghệ thuật truyền thống vẫn còn là một khoảng cách nhất định giữa lý luận và thực tiễn

Chương 3 Những giải pháp

Để việc bảo tồn và phát triển hát Then đạt hiệu quả, các chuyên gia

là những giáo sư nghiên cứu về văn hóa dân tộc và các nhà quản lý là giám đốc các Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch các tỉnh đều cho rằng, vấn đề tiên quyết là phải cần có chính sách đãi ngộ nghệ nhân hát Then hợp lý, không chỉ mang tính chất khuyến khích mà còn phải xem đó như là yếu tố chính để “hút” giới trẻ tham gia vào việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật này

Theo PGS.TS Lê Văn Toàn, Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam, để bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Then, bên cạnh việc cần phải xây dựng cơ chế

Trang 8

chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các nghệ nhân - "báu vật sống” đang lưu giữ kho tàng nghệ thuật cổ quý giá thì các cơ quan cũng phải tiến hành kiểm

kê, thống kê tư liệu, tài liệu một cách nghiêm túc, tỉ mỉ di sản văn hóa hát Then

từ quá khứ đến hiện tại ở các địa phương, từ đó mới đưa ra được các biện pháp bảo tồn cụ thể và hữu hiệu Và, một trong những vấn đề quan trọng không kém khi bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Then là phải phát huy được ý thức tự giác và sự trân trọng với di sản văn hóa của người dân Hàng năm, các nơi cần tổ chức những hoạt động liên hoan giao lưu hát Then ở mọi cấp và có biểu dương, khen thưởng kịp thời những đơn vị làm tốt Đây cũng chính là đòn bẩy quan trọng để quảng bá, giới thiệu, đưa nghệ thuật hát Then của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đến được với đông đảo đồng bào trong và ngoài nước

1 Nội dung các giải pháp

Trước thực trạng đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở xã Quang Minh đặc biệt

là các em học sinh trong nhà trường thêm hiểu biết, yêu mến và giữ gìn phát

triển làn điệu này bằng cách “Bảo tồn bản sắc văn hóa người Tày qua điệu hát

Then” chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

1.1 Giải pháp 1 Điều tra nhận thức của các bạn học sinh trường THCS về bản sắc văn hóa dân tộc Tày‎ qua làn điệu hát Then.

- Số HS tham gia khảo sát:

- Nội dung khảo sát: Phát phiếu điều tra về nhận thức của học sinh về bản

sắc văn hóa dân tộc Tày qua làn điệu hát Then trước và sau khi tiến hành dự án.

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

TÀY QUA LÀN ĐIỆU HÁT THEN

Tên: Nguyễn Văn A Lớp 6 (7,8,9)

Chỗ ở hiện nay: Thôn Xã Quang Minh- Bắc Quang

Trang 9

Câu hỏi Nội dung Có Không

1 Bạn có biết làn điệu hát Then là loại hình văn hóa

nghệ thuật của dân tộc Tày hay không?

2 Bạn có biết gẩy đàn Tính không?

3 Bạn có biết hát 1 làn điệu hát Then không?

4 Gia đình bạn có người biết hát Then, chơi đàn

Tính không?

5 Bạn có nghĩ là một học sinh cần phải biết và tìm

hiểu về loại hình nghệ thuật hát Then không?

6 Nếu trường bạn thành lập câu lạc bộ hát Then bạn

có tham gia không?

1.2 Giải pháp 2 Tìm địa chỉ nghệ nhân dạy‎ hát Then - đàn Tính và

sự tích cây‎ đàn Tính.

Sau khi tìm hiểu được biết một số nghệ nhân như nghệ nhân Nguyễn Văn Hữu thôn Minh Tâm, Hoàng Hữu Năm thôn Minh Thượng xã Quang Minh, biết chơi đàn Tính, hát Then đồng thời anh còn chế tạo nhạc cụ như đàn Tính… tôi quyết định đến tại nhà anh đặt vấn đề tìm hiểu về loại hình nghệ thuật hát

Then và được nghe Sự tích cây Đàn Tính sau này trong quá trình sinh hoạt câu

lạc bộ anh lại mang câu truyện này kể lại cho các em trong câu lạc bộ nghe và tôi nghĩ đó cũng là những lí do để các em gần gũi hơn, hiểu biết hơn về nguồn gốc nền âm nhạc này

Qua những sự tích về cây đàn Tính của người Thái, người Tày tuy có những nét khác nhau nhưng cùng chứa đựng sự huyền bí và đều cho thấy đây là một thứ nhạc cụ được sản sinh ra từ quá trình khổ công lao động, sáng tạo và đúc kết từ tình yêu thiên nhiên của người xưa Nó là một đồ vật vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của bà con Tày, Thái sau mỗi ngày lao động và các sinh hoạt lễ hội Đồng thời, đàn tính còn là thứ công cụ rất hữu hiệu trong giao duyên kết tình đôi lứa của cộng đồng

1.3 Giải pháp 3 Tư vấn thành lập câu lạc bộ hát Then tại nhà trường

và cách làm nhạc cụ, trang phục biểu diễn

Với vai trò là người tìm hiểu và nghiên cứu về nghệ thuật hát Then, tôi đã

tư vấn và được sự nhất trí của BGH nhà trường cùng sự hướng dẫn của cô giáo

Trang 10

tổng phụ trách đội trường tôi đã thành lập câu lạc bộ hát Then có mời các nghệ nhân về dạy với nội dung phong phú như:

+ Học các làn điệu hát Then, học gẩy đàn Tính

+ Sáng tác các làn điệu hát Then, thi hát giữa các nhóm nhỏ

+ Tập luyện các tiết mục hát Then, biểu diễn ở các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường, thậm chí có những tiết mục được biểu diễn cấp huyện, tỉnh

Cụ thể ở những buổi học đó các em học sinh trong câu lạc bộ được Nghệ nhân giới thiệu cách làm đàn Tính (còn gọi là Tính tẩu) là loại nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày Từ đó các em cũng nắm được sơ lược về đàn Tính là loại đàn dây, gồm ba bộ phận chính: bầu đàn, cần đàn và dây đàn Đàn Tính thường có 3 dây được làm bằng tơ se, tượng trưng cho cha, mẹ và đất nước Ngày nay, hầu hết các hoạt động văn hóa của người Tày như: cưới xin, mừng thọ, liên hoan văn nghệ và đặc biệt là hát Then… đều có sự xuất hiện của cây đàn Tính Âm thanh đàn Tính mượt mà, rạo rực, tạo nên hồn dân ca, dân vũ đặc

sắc

Cũng trong những buổi học ở câu lạc bộ các em được nghệ nhân giới thiệu trang phục hát Then người Tày được nhận dạng qua các bộ trang phục màu chàm, áo cánh ngắn bên trong, áo dài bên ngoài và hầu như không có họa tiết thêu thùa

Trang Phục của người Tày đơn giản một sắc chàm, nét đặc sắc thể hiện ở những mẫu hoa văn trên vải của họ Đó là những sự cách điệu khá giản dị gồm các hình họa, hình rau bầu, bí, hoặc nhiều cây khác Vì trang phục chỉ màu chàm

và trắng nên những họa tiết được họ tinh tế gài vào từng đoạn Một bộ trang phục đơn giản, nhưng cũng tạo ra nét riêng biệt của nó Mặc dù không cầu kỳ, nhiều màu sắc, những chiếc áo chàm của người Tày giản dị thể hiện nét đẹp duyên dáng, nhẹ nhàng của người phụ nữ Tày, tính cách ôn hòa, nhã nhặn của chính bản thân họ và mang lại cho người mặc vẻ đẹp thuần khiết

Ngày đăng: 26/04/2021, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w