1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh

86 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Tác giả Lê Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Minh
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông
Thể loại Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 4,79 MB

Nội dung

Thiết bị thông tintrên vệ tinh bao gồm một số bộ phát đáp sẽ khuếch đại tín hiệu ở các băng tần nào đó lên một công suất đủ lớn và phát trở về mặt đất.. Điểm kết cuốiđường lên vệ tinh là

Trang 1

-LÊ THỊ HUYỀN TRANG

THIẾT KẾ TRẠM ANTEN VỆ TINH TỰ ĐỘNG QUAY BÁM TRONG THÔNG TIN VỆ TINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

-LÊ THỊ HUYỀN TRANG

THIẾT KẾ TRẠM ANTEN VỆ TINH TỰ ĐỘNG QUAY BÁM TRONG THÔNG TIN VỆ TINH

Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông

Mã số: 8.52.02.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

(Theo định hướng ứng dụng)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC MINH

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác, các tài liệu tham khảo đã được tríchdẫn đầy đủ

Tác giả luận văn

Lê Thị Huyền Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn đề tài “Thiết kế

trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh” tác giả đã nhận

được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý các thầy cô, các anh chị và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Ngọc Minh đã trực tiếp hướng dẫn,giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trìnhhọc tập và hoàn thành luận văn

Và để có được những kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến quý thầy cô Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong thờigian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT

CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo

mãCCIR CONSULTATIVE COMMITTEE ON

INTERNATIONAL RADIO Ủy ban tư vấn quôc tế về radio

D

DSSS Direct Sequence Spead Spectrum Trải phổ trực tiếpDE-PSK Different Encode PSK Điều chế chuyển pha vi sai

FHSS Freqency Hopping Spead Spectrum Trải phổ nhảy tần

FC Frequency Converter Bộ đổi tần

Trang 7

HP Horizontal Polariation Phân cực ngang

HPA High Power Amplifie Bộ khuếch đại công suất lớn

I

IBS Inbuilding System Hệ thống viễn thông trong tòa

nhàINMARS

AT Internation Maritime Satellite

Organisation

Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc

tếINTELSA

T

Internation TelecommunicationsSatellite Organisation

Tổ chức vệ tinh quốc tế thông

Q

QPSK Qudrature Phase Shift Keying Khóa chuyển pha cầu phương

R

RHCP Right Hand circular Polariation Phân cực tròn bên phải

S

SCPC Single Channel Per Carrier Một kênh trên sóng mangSDMA Space-division multiple access Đa truy nhập phân chia theo

không gianSES Satellite Earth Station Trạm vệ tinh mặt đất

T

TDMA Time division multiple access Đa truy nhập phân chia theo

Trang 8

thời gianTWTA Travelling Wave Tabe Amplifier Bộ khuếch đại đèn sóng chạy

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Thông tinh vệ tinh chỉ mới xuất hiệu trong hơn bốn thập kỹ qua nhưng đãphát triển rất nhanh chóng trên thế giới cũng như trong nước ta, mở ra cho một thời

kỳ mới cho sự phát triển trong mọi lĩnh vực khoa học cũng như đời sống nói chung

và đặc biệt ngành viễn thông nói riêng

Thông tin vệ tinh đã được ứng dụng vào nước ta bắt đầu từ những năm 80

mở ra một sự phát triển mới của viễn thông Việt Nam Thông tin vệ tin có nhiều ưuđiểm nổi bật là vùng phủ sóng rất rộng, triển khai lắp đặt nhanh và khả năng cungcấp dịch vụ đa dạng cho người dụng Nó là phương tiện hữu hiệu nhất để kết nốithông tin liên lạc với các vùng xa xôi, biên giới, hải đảo nơi mà mạng cố địnhkhông thể với tới được, đồng thời thông tin vệ tinh nhờ ưu điểm triển khai lắp đặt

và thiết lập liên lạc nhanh sẽ là phương tiện liên lạc cơ động giúp ứng cứu kịp thờitrong các tình huống khẩn cấp

Trên thế giới xuất hiện nhiều hình thức thông tin liên lạc đáp ứng các yêu cầu

về thoại, truyền dữ liệu, cụ thể là giải pháp truyền dữ liệu qua SIM di động 3G, 4Gcũng là giải pháp đã được triển khai trong thực tế và có một số ưu điểm nhất địnhnhư: thiết bị gọn nhẹ, tín hiệu vẫn đảm bảo khi cơ động, khoảng cách truyền khônggiới hạn chỉ cần đảm bảo tại địa điểm thu phát có phủ sóng 3G/4G, dễ dàng triểnkhai, giảm thiểu thời gian khi tác nghiệp…Tuy nhiên, giải pháp này cũng tồn tạimột số hạn chế là phụ thuộc vào vùng phủ sóng của các nhà cung cấp dịch vụ, hơnnữa đối với các mạng công cộng việc bảo mật thông tin là một vấn đề rất đáng quantâm Đặc biệt khi có yêu cầu nghiệp vụ chế áp điện tử, chèn phá sóng di động thì hệthống này sẽ không hoạt động Vì vậy, việc ứng dụng thông tin vệ tinh trong thôngtin liên lạc được sử dụng phổ biến trên thế giới Đặc biệt, hiện nay yêu cầu việc đảmbảo thông tin liên lạc thông suốt trong khi di chuyển đang được nhiều ngành chứcnăng quan tâm đặc biệt đối với các bộ phận nghiệp vụ như Bộ Quốc phòng, BộCông an Các nhà cung cấp thiết bị liên lạc vệ tinh trên thế giới đã đưa ra thị trường

Trang 12

nhiều chủng loại thiết bị có tính năng hỗ trợ cho việc liên lạc vệ tinh vừa di chuyểnvừa liên lạc, đó là tính năng COTM (Communication On The Move)

Các thiết bị này có thể đáp ứng được các yêu cầu thông tin liên lạc đối vớicác phương tiện ở trên không, trên biển và mặt đất Nguyên tắc cơ bản của COTM

là được trang bị anten vệ tinh có khả năng tự động quan bám, thiết lập đường thôngtin mà không cần phải tạm dừng hoặc dừng lại khi đang di chuyển Một trongnhững thiết bị chính để đáp ứng tính năng vừa liên lạc vừa di chuyển là hệ thốnganten tự động quay bám vệ tinh Đây là hệ thống anten có định hướng tự động bám

vệ tinh khi đang di chuyển vẫn đảm bảo liên lạc Chính vì thế em chọn đề tài tài

“Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh”.

Nội dung luận văn được trình bày thành 3 chương sau:

Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin vệ tinh

Chương 2: Trạm mạt đất trong thông tin vệ tinh

Chương 3: Xây dựng và tính toán cấu hình trạm anten tự động quay bám vệ tinh

Trang 13

Hình 1.1: Mô hình truyền nhận thông tin của đường truyền vệ tinh [1]

Muốn thiết lập một đường thông tin vệ tinh, trước hết phải phóng một vệ tinh lênqũy đạo và có khả năng thu sóng vô tuyến điện.Vệ tinh có thể là vệ tinh thụ động, chỉphản xạ sóng vô tuyến một cách thụ động và không khuếch đại và biến đổi tần số Hầuhết các vệ tinh thông tin hiện nay là vệ tinh tích cực Vệ tinh sẽ thu tín hiệu từ trạm mặtđất, (SES) biến đổi, khuếch đại và phát lại đến một hoặc nhiều trạm mặt đất khác Tín hiệu từ một trạm mặt đất đến vệ tinh, gọi là đường lên (uplink) và tín hiệu

từ vệ tinh trở về một trạm mặt đất khác, đường xuống (downlink) Thiết bị thông tintrên vệ tinh bao gồm một số bộ phát đáp sẽ khuếch đại tín hiệu ở các băng tần nào

đó lên một công suất đủ lớn và phát trở về mặt đất

Đường lên (Uplink): là tuyến phát từ trạm mặt đất lên vệ tinh Điểm kết cuốiđường lên vệ tinh là anten thu (Receive Antenna - Uplink) vệ tinh, thu tín hiệu từtrạm mặt đất phát lên (rất nhỏ cộng với tạp âm tích luỹ sau khi truyền qua khônggian dài khoảng 36.000 km) sau đó được bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA - LowNoise Amplifier, có tạp âm nội rất thấp) khuếch đại tín hiệu (bao gồm cả tạp âm thuđược) lên mức cần thiết rồi đưa đến các bộ lọc (filter), tiếp theo đó tín hiệu đượclàm cho yếu đi hoặc mạnh lên (Atten/Amp) tuỳ theo yêu cầu khai thác rồi đưa đến

hệ thống xử lý (Processing)

Trang 14

Đường xuống (Downlink): Tín hiệu đầu ra của hệ thống xử lý ( Processing) đượcđưa đến bộ Atten/Amp để làm yếu đi hoặc mạnh lên tuỳ theo yêu cầu rồi đưa đến các

bộ lọc để lấy các tín hiệu mong muốn đưa đến bộ khuếch đại công suất lớn (High PowerAmplifier) rồi đưa ra anten phát (Transmit Antenna) phát tín hiệu xuống mặt đất

Toàn bộ hệ thống suy hao, khuếch đại của đường lên và đường xuống cùng hệthống dịch tần được điều khiển và đưa đến hệ thống hệ thống xử lý (Processing).1.2 Đặc điểm của thông tin vệ tinh

Thông tin vệ tinh là một trong những hệ thống truyền dẫn vô tuyến, sử dụng

vệ tinh để chuyển tiếp tín hiệu đến các trạm mặt đất Vì trạm chuyển tiếp vệ tinh có

độ cao rất lớn nên thông tin vệ tinh có những ưu điểm:

- Cấu hình lại hệ thống mạng mặt đất đơn giản, nhanh chóng và giảm giáthành so với các loại khác

- Giá thành tuyến thông tin không phụ thuộc vào cự ly giữa hai trạm Giáthành như nhau khi truyền ở cự ly 5000 km và 100 km

- Có khả năng thông tin quảng bá (điểm - đa điểm) cũng như thông tin nốiđiểm Một vệ tinh có thể phủ sóng cho một vùng rộng lớn trên mặt đất (vệ tinh địatĩnh ở búp sóng toàn cầu có vùng phủ sóng chiếm 1/3 bề mặt quả đất), như vậy mộttrạm mặt đất có thể thông tin với nhiều trạm mặt đất khác trong vùng phủ sóng đó

- Có khả năng băng thông rộng Các bộ lặp trên vệ tinh thường là các thiết bị

có băng tần rộng, có thể thực hiện nhiều loại dịch vụ thông tin băng rộng cũng nhưcác dịch vụ khác Độ rộng băng tần của mỗi bộ lặp (repeater) có thể lên đến hàngchục megahertz Mỗi bộ lặp có thể được sử dụng cho hai trạm mặt đất trong vùngphủ sóng của vệ tinh

- Ít chịu ảnh hưởng bởi địa hình của mặt đất Do độ cao bay lớn nên thông tin

vệ tinh không bị ảnh hưởng bởi địa hình thiên nhiên như đồi núi, thành phố, sa mạc,đại dương Sóng vô tuyến chuyển tiếp qua vệ tinh có thể truyền tới các vùng xa xôihẻo lánh, hải đảo, bởi vậy thông tin vệ tinh là phương tiện thông tin tốt nhất cho cácvùng nông thôn và các vùng chưa phát triển Thông tin vệ tinh có thể cung cấp các

Trang 15

loại dịch vụ phổ thông cho cả thành phố, nông thôn cũng như miền núi và hải đảo(ví dụ: truyền hình, điện thoại dung lượng nhỏ) Thông tin vệ tinh đẩy nhanh sựphát triển nền công nghiệp và các phương tiện xử lý số liệu ở nông thôn.

- Dịch vụ thông tin vệ tinh có băng tần rộng và có thể truyền tới bất kỳ nơi nàotrên thế giới đã đưa đến việc tìm ra các thị trường mới cũng như mở rộng các thịtrường dịch vụ hạ tầng và các đường thông tin đã được sử dụng trên mặt đất

- Các dịch vụ mới Do những khả năng đặc biệt của thông tin vệ tinh nên đãđưa vào các khái niệm mới cho lĩnh vực viễn thông Trước khi có thông tin vệ tinh(trước năm 1958), hầu hết các dịch vụ viễn thông quốc tế đều sử dụng sóng ngắnphản xạ tầng điện ly Thông tin này đã không đáp ứng được các yêu cầu do chấtlượng xấu, dung lượng thấp, băng tần hẹp, ngay cả khi công nghệ của loại hình viễnthông này đạt tới mức giới hạn

- Các dịch vụ cá nhân của khách hàng Các trạm mặt đất nhỏ với anten kíchthước bé có thể truy nhập đến các cơ sở dữ liệu, các cơ quan bộ và các hệ thốngquản lý thông tin

1.3 Băng tần thông tin vệ tinh

Thông tin vệ tinh là hệ thống thông tin có phương thức truyền dẫn vô tuyến,bởi vậy việc lựa chọn và ấn định băng tần công tác cho các dịch vụ thông tin vệ tinh

là rất quan trọng Nó phải thoả mãn hai điều kiện cơ bản:

- Không gây can nhiễu lên các hệ thống thông tin vô tuyến khác cũng như dịch

vụ thông tin vệ tinh trong mạng

- Tổn hao truyền sóng nhỏ để giảm nhỏ kích thước và giá thành thiết bị

Bảng 1.1: Quy định băng tần thông tin vệ tinh [1]

Trang 16

1.4 Phương pháp đa truy nhập trong thông tin vệ tinh

Thông tin vệ tinh là một hệ thống thông tin vô tuyến điểm đến đa điểm,nghĩa là một vệ tinh có thể thông tin với nhiều trạm mặt đất, vì vậy phải sử dụngphương pháp đa truy nhập để tiết kiệm tài nguyên Trong thực tế, một bộ phát đáp

có thể phục vụ cùng một lúc nhiều trạm mặt đất khác nhau Kỹ thuật đa truy nhập là

kỹ thuật các trạm mặt đất truy nhập bộ phát đáp vệ tinh, với yêu cẩu sóng vô tuyếnđiện từ các trạm mặt đất riêng lẻ không can nhiễu với nhau

1.4.1 Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA)

Mỗi trạm mặt đất được ấn định cho một khoảng băng tần nhất định trongbăng tần quy định chung cho hệ thống

Ưu điểm của FDMA là kỹ thuật đơn giản, độ tin cậy cao, giá thành hạ Giữacác trạm không cần sự đồng bộ Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm:

- Thiếu tính mềm dẻo khi cần thay đổi dung lượng

- Khi số truy nhập tăng do xuất hiện các sản phẩm nhiễu điều chế nên phảigiảm công suất phát của vệ tinh, nên không tận dụng được hết hiệu suất làm việccủa bộ khuếch đại

- Phải điều khiển công suất phát của các trạm mặt đất công suất sóng mangtại đầu vào vệ tinh là như nhau, để tránh hiệu ứng “bắt” (capture effect)

1.4.2 Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA)

Phương pháp này mỗi trạm mặt đất được ấn định cho một “khe thời gian”nhất định và trạm mặt đất chỉ được thu hoặc phát lưu lượng của trạm mình trong

“khe thời gian” quy định đó và được gọi là “cụm” (burst) Các “cụm” của một sốtrạm mặt đất được sắp xếp lại trong một khoảng thời gian dài hơn gọi là khungTDMA

Đa truy nhập phân chia theo thời gian sử dụng hiệu quả hơn đối với độ rộngbăng tần và tận dụng được công suất của bộ khuếch đại công suất cao do mỗi khungTDMA (hay một bộ phận đáp trên vệ tinh) chỉ có một sóng mang nên không có

Trang 17

nhiễu điều chế khi tầng khuếch đại công suất việc tại điểm bão hoà hay lân cậnđiểm bão hoà và sẽ cho ra công suất cực đại.

Hệ thống TDMA có tính mềm dẻo trong việc thay đổi lưu lượng giữa cáctrạm chỉ cần thay đổi độ rộng “cụm” của mỗi trạm mặt đất

Nhưng TDMA yêu cầu về công nghệ trạm mặt đất phức tạp hơn FDMA, bởivậy giá thành sẽ đắt hơn vì phải có sự đồng bộ chính xác giữa các trạm và với vệtinh Do vị trí vệ tinh luôn luôn thay đổi nên độ trễ của các trạm mặt đất là khácnhau, làm cho việc đồng bộ trong mạng gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn nhiều

so với các hệ thống vi ba trên mặt đất

1.4.3 Đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA)

Trong thông tin vệ tinh bằng việc phủ sóng các vùng khác nhau trên mặt đất

và phương pháp sử dụng các phân cực sóng khác nhau thì với phổ tần giống nhau

có thể sử dụng lại vài lần mà can nhiễu bị hạn chế giữa các người sử dụng

- Phân cực: có các loại phân cực thẳng đứng (VP) và phân cực nằm ngang(HP) Phân cực tròn có phân cực tròn bên trái (LHCP) và phân cực tròn bên phải(RHCP), có thể được phát đi cùng tần số từ vệ tinh nhưng với hai phân cực khácnhau mà các trạm mặt đất thu đúng tín hiệu của trạm mình mà không bị can nhiễu

do sử dụng các anten thu có phân cực khác nhau

- Vệ tinh với việc sử dụng các loại anten khác nhau có kích thước khác nhau,

có thể phủ sóng lên mặt đất với các vùng phủ sóng có diện tích và hình dạng khácnhau Có bốn dạng phủ sóng cơ bản đó là: phủ sóng toàn cầu, là vùng phủ sóngrộng nhất mà vệ tinh có thể phủ được; phủ sóng bán cầu là phủ sóng một nửa báncầu phía đông và phía tây của quả đất; phủ sóng khu vực là vùng phủ sóng một khuvực khá lớn như bắc Mỹ, châu Âu hoặc Đông nam á và vùng phủ sóng “đốm” làvùng phủ sóng với diện tích nhỏ nhất so với ba vùng trên

1.4.4 Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA )

Làm việc theo nguyên lý trải phổ tín hiệu phát rộng hơn nhiều so với độ rộngthực tế Chuỗi mã dùng để trải phổ tạo thành “ký hiệu” riêng của máy phát Máy thu

Trang 18

khôi phục lại thông tin hữu ích bằng việc khôi phục lại sóng mang phát ở độ rộngbăng ban đầu Hoạt động này đồng thời trải phổ của những người sử dụng kháccũng như sự xuất hiện tạp âm mật độ phổ thấp làm cho tạp âm và can nhiễu ở hệthống CDMA rất ít.

Có hai công nghệ được sử dụng ở CDMA là phát trải phổ trực tiếp (DS) vàphát trải phổ nhảy tần (FH)

Trong CDMA mỗi trạm phát sử dụng một mã giả ngẫu nhiên duy nhất để trảiphổ tín hiệu phát Phía thu mỗi trạm mặt đất thu trong mạng phải có mã tạp âm giảngẫu nhiên (PN) giống hệt nhau để khôi phục lại và chọn ra thông tin Những mạngkhác có thể làm việc đồng thời trong cùng phổ tần nhưng với mã khác nhau thì sẽkhông gây can nhiễu Đa truy nhập phân chia theo mã có các ưu điểm:

- Đơn giản vì không yêu cầu đồng bộ giữa các trạm

- Bảo mật, ít can nhiễu, có khả năng làm việc với C/N rất thấp

- Sử dụng ít tần số, giá thành các trạm mặt đất thấp

1.5 Phân hệ thông tin vệ tinh

Trong hệ thống thông tin vệ tinh, vệ tinh đóng vai trò là một trạm chuyển tiếp,làm chức năng của một trạm lặp (repeater) Thu tín hiệu từ các trạm mặt đất, khuếchđại, biến đổi sang một tần số khác và khuếch đại lên một công suất yêu cầu rồi pháttrở lại mặt đất Là một trạm ở rất xa quả đất và bay xung quanh quả đất, được điềukhiển từ xa nên có cấu tạo phức tạp Ngoài phân hệ thông tin còn có những phân hệphụ trợ khác để đo lường, điều khiển, giám sát từ xa v.v…

Chức năng của một vệ tinh thông tin là thu tín hiệu cao tần (RF) từ mặt đấtkhuếch đại chúng và sau đó phát trở lại mặt đất Trên hình chỉ cho ta thấy các bộkhuếch đại tín hiệu của phân hệ thông tin và các phân hệ khác phụ trợ cho phân hệthông tin như thế nào, và các giá trị điển hình của công suất RF cho trước Antenthu tín hiệu gồm có một mặt phản xạ (gọi là gương) và một bộ tiếp sóng Tín hiệuthu là 10-10 W Máy thu khuếch đại tín hiệu lên 104 w Nó cũng có bộ biến đổi hạtần, biến đổi tần số thu 6 GHz xuống tần số 4 GHz để phát (nếu công tác ở băng C)

Trang 19

Hình 1.2: Phân hệ thông tin của vệ tinh

Trong nhiều vệ tinh tín hiệu đi qua các chuyển mạch, các bộ suy hao, và các

bộ ghép kênh Sau đó bộ khuếch đại tăng công suất thực tế lên Cuối cùng tín hiệuđến anten phát để bức xạ theo hướng mặt đất

Các chức năng chính của phân hệ thông tin là:

- Thu các tín hiệu vô tuyến ở băng tần và phân cực cho trước của các trạm mặtđất trong mạng có liên quan Các trạm này phải nằm trong vùng phủ sóng của vệtinh với một góc quy định, góc này phụ thuộc độ rộng búp sóng anten

- Loại bỏ can nhiễu

- Khuếch đại các tần số thu được và hạn chế tạp âm và nhiễu loạn càng nhiềucàng tốt Mức tín hiệu mà anten thu nhận được chỉ vài chục picowat (pW)

- Biến đổi tần số sóng mang thu ở đường lên thành tần số phát trở lại mặt đất ởđường xuống Thường tần số thu đường lên lớn hơn tần số phát đường xuống Ví dụbăng C thu 6 GHz, phát 4 GHz, còn băng Ku là 14 GHz và 11 GHz

- Bảo đảm mức công suất phát xuống trong băng tần quy định từ anten pháttrong khoảng vài chục đến vài trăm Wat

- Phát tín hiệu vô tuyến trong băng tần và loại phân cực đã cho xuống vùngphủ sóng yêu cầu trên mặt đất

Trang 20

CHƯƠNG 2 TRẠM MẶT ĐẤT TRONG THÔNG

TIN VỆ TINH 2.1 Tổng quan trạm mặt đất

Phân đoạn mặt đất bao gồm toàn bộ hệ thống trạm thu – phát mặt đất Khi muốnthiết lập đường liên lạc với 2 điểm trực tiếp với nhau trên Trái Đất thông qua trạmchuyển tiếp vệ tinh thông tin người ta phải thiết lập 2 trạm trên mặt đất Do đó cótên gọi là trạm mặt đất thông tin vệ tinh (SE) làm chức năng phát tín hiệu lên vệ tinh

và thu tín hiệu từ vệ tinh về - thực hiện kết nối vệ tinh thông tin với các mạng vệtinh mặt đất Các trạm này thường nối với các mạng thông tin nội địa mặt đất đểcung cấp các dịch vụ cho người sử dụng hoặc có thể trực tiếp cung cấp các dịch vụcho người sử dụng

Một trạm mặt đất bao gồm: thiết bị thông tin, thiết bị truyền dẫn mặt đất, thiết bịcung cấp nguồn và hệ thống TT&C vệ tinh Thiết bị thông tin trong trạm mặt đấtnhư: anten, thiết bị thu và phát sóng siêu cao tần, các bộ biến đổi tần tuyến lên vàtuyến xuống, hệ thống xử lý tín hiệu, hệ thống thiết bị băng tần cơ bản, hệ thốngbám vệ tinh…

Trang 21

2.2.1.1 Anten Parabol có sơ cấp đặt tại tiêu điểm

Hình 2.4: Anten phản xạ parabol [1]

Đây là loại anten có cấu trúc đơn giản nhất và giá thành thấp nhất, nó đượcdùng chủ yếu cho các trạm chỉ thu và các trạm nhỏ đặc biệt với dung lượng thấp.Tuy nhiên, các đặc tính của nó như hệ số tăng ích, búp sóng phụ không được tốt.Một nhược điểm nữa là cáp đấu nối từ loa thu đến máy phát và máy thu thường dài.Bởi vậy nó không được sử dụng ở các trạm mặt đất thông thường

2.2.1.2 Anten Cassegrain

Trang 22

Hình 2.5: Cấu hình gương Cassegrain [1]

Loại anten này có thêm một gương phản xạ phụ vào gương phản xạ chính, hệ

số tăng ích của anten được nâng lên và đặc tính búp sóng phụ cũng được cải thiệnchút ít Anten Cassegrain được sử dụng cho các trạm bình thường vừa thu vừa phát cóquy mô trung bình Loại này có một số ưu điểm là các thiết bị điện tử có thể được đặtsau mặt phản xạ chính cho phép nó gắn trực tiếp vào đầu thu phát sóng làm chokhoảng cách giữa các bức xạ có thể rút ngắn làm giảm suy hao ống dẫn sóng

- Loại anten parabol lệch một gương phản xạ

- Loại anten Gregorian có gương phản xạ phụ dạng elíp hoặc hypebol

Các anten này có hiệu quả đặc biệt khi cần giảm can nhiễu từ các đường thôngtin vô tuyến khác

Loại anten lệch cho hiệu suất cao, tạp âm thấp, búp sóng phụ nhỏ, đặc tínhphân cực tốt Chúng thường được sử dụng cho các trạm mặt đất quy mô nhỏ chấtlượng cao

Trang 23

Hình 2.6: Anten lệch [1]

2.2.2 Hệ thống bám vệ tinh

Mặc dù vệ tinh được đặt trên quỹ đạo địa tĩnh, nhưng vị trí của chúng luôn thayđổi ±0.050 theo các hướng Đông, Tây, Bắc, Nam (trước đây là ±0.10) Bởi vậy, cần điềukhiển anten trạm mặt đất bám theo vệ tinh Dưới đây là các hệ thống bám vệ tinh:

- Hệ thống xung đơn (hay còn gọi là hệ thống bám liên tục): Hệ thống nàyluôn luôn xác định tâm búp sóng anten có hướng đúng vào vệ tinh hay không đểđiều khiển hướng của anten

- Hệ thống bám từng nấc: hệ thống này dịch chuyển nhẹ vị trí anten ở cáckhoảng thời gian nhất định để điều chỉnh hướng anten sao cho mức tín hiệu thuđược là cực đại

- Hệ thống điều khiển theo chương trình: hệ thống này điều khiển anten dựatrên cơ sở dự đoán trước về quỹ đạo vệ tinh

Trong hệ thống xung đơn, có thể biết chắc anten có hướng rất đúng haykhông vào vệ tinh bằng cách sử dụng bốn cái bức xạ có hướng búp sóng hơi khácvới hướng búp chính hoặc một sóng bậc cao hơn của một ống dẫn sóng tròn để lấy

ra các tín hiệu sai lỗi Hệ thống này yêu cầu có một hệ thống fiđơ phức tạp và giáthành cao hơn do sử dụng nhiều máy thu Tuy nhiên được áp dụng cho trạm mặt đất

có anten đường kính lớn mà độ rộng búp sóng ở mức một nửa công suất là 0.10 hoặc

Trang 24

nhỏ hơn và phải bắt được tín hiệu vệ tinh ở tâm búp sóng Ngày nay, do hệ thống ổnđịnh vị trí vệ tinh được cải thiện (độ chính xác vệ tinh đạt giá trị là ±0.050) nên việc

sử dụng bám từng nấc cho anten lớn được áp dụng nhiều nhằm đơn giản hệ thốngđiều khiển anten và thiết bị phụ trợ

Hệ thống bám từng nấc được kết cấu với thiết bị sắp xếp theo một cấu trúcđơn giản và được sử dụng cho các trạm mặt đất có anten kích thước trung bình hoặcnhỏ khi chất lượng thu phát không bị ảnh hưởng nhiều nếu vị trí anten không đượcđiều khiển chặt chẽ Đối với các anten nhỏ mà độ rộng búp sóng ở mức một nửacông suất là 0.20 ÷ 0.30 hoặc lớn hơn, sử dụng phương pháp cố định hướng antenhoặc thỉnh thoảng điều khiển bằng tay cho đúng hướng cần khi xét thấy mức tínhiệu thu bị ảnh hưởng lớn trong phạm vi di chuyển bình thường của vệ tinh địa tĩnh

2.2.3 Hệ số tăng ích của anten

Hệ số tăng ích của anten là một thông số quan trọng, quyết định khôngnhững chất lượng của anten mà cả chất lượng và quy mô của trạm mặt đất Hệ sốtăng ích của anten (G) được tính theo công thức:

G = 4π.A.η/λ2

Trong đó: A là diện tích hiệu dụng của anten

λ là bước sóng của anten

η là hiệu suất của anten

Ở đây, η biểu thị hiệu suất, với một anten kích thước giống nhau, nếu có hiệusuất lớn thì hệ số tăng ích cũng lớn hơn Với anten parabol thường η = 0.5 ÷ 0.75

Trong trường hợp anten gương tròn với đường kính d(m)

A = πd2/4

Từ đó rút ra:

G = (πd/λ)2.ηHoặc tính theo dB:

GdBi = 10log η + 20log π + 20log d – 20log λ

Trang 25

Một biểu thức thiết thực hơn là:

GdBi = 10log η + 20log f + 20log d + 20.4dBTrong đó:

η là hiệu suất của anten

d (m) là đường kính của anten

Với các luật chiếu xạ không đều thì dẫn đến suy hao tại rìa của bộ chiếu xạ làmcho độ rộng búp sóng 3 dB tăng và giá trị của hệ số phụ thuộc vào các tính chất riêngcủa luật chiếu xạ Giá trị sử dụng hiện tại là 700, và độ rộng búp sóng sẽ được biểu thị:

θ3dB = 70(λ/d) = 70(c/fd) (độ)

Ở hướng α so với hướng trục (hướng cực đại) thì hệ số tăng ích của antenđược tính theo công thức:

G(α)dB = GdB – 12(α/θ3dB)2 (dB)2.3 Bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA)

2.3.1 Giới thiệu

Trang 26

Tín hiệu thu từ vệ tinh về rất yếu, thường khoảng -150 dBW trên nền tạp âmlớn, vì vậy bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA có một vai trò rất quan trọng trong trạmmặt đất để vừa khuếch đại tín hiệu lên vừa không làm giảm chất lượng tín hiệu.Các yêu cầu kỹ thuật đối với bộ khuếch đại tạp âm thấp:

- Bộ LNA có ảnh hưởng quan trọng đến hệ số phẩm chất G/T của trạm mặt đất

vì bộ LNA đóng vai trò quyết định tạo nên nhiệt độ tạp âm hệ thống, bởi lẽ nó là tầngkhuếch đại đầu tiên trong tuyến thu

- Mức đầu ra tín hiệu phải nhỏ hơn mức bão hoà của bộ khuếch đại tối thiểu

là 20 dB nhằm giảm tối đa các thành phần nhiễu điều chế tương hỗ trong LNA

- Băng tần của LNA phải đủ rộng để có thể bao phủ băng tần công tác của vệtinh

- Vị trí lắp đặt LNA càng gần đầu thu càng có lợi về mức tín hiệu vì giảm tạp

âm và suy hao do giảm được chiều dài ống dẫn sóng

2.3.2 Các loại khuếch đại tạp âm thấp LNA

Khuếch đại GaAs - FET: khuếch đại dùng Transistor trường loại bán dẫn hỗntạp Gali - Arsenic (GaAs-FET) được sử dụng rộng rãi ở vùng tần số cao với đặc tínhbăng tần rộng, hệ số khuếch đại và độ tin cậy cao

Khuếch đại thông số: nguyên tắc hoạt động của nó khi một tín hiệu kích thíchđặt lên một điốt điện dung, các thông số mạch điện của nó thay đổi và tạo ra mộtđiện trở âm, do đó khuếch đại tín hiệu vào Như vậy, từ sự biến đổi điện dung củađiốt do tín hiệu kích thích được dùng cho khuếch đại Việc giảm điện trở nội củađiốt sẽ tạo ra các đặc tính tạp âm thấp

Bộ khuếch đại thông số có một số hạn chế so với bộ khuếch đại GaAs-FETnhư sau:

- Cần có một mạch tạo ra tín hiệu kích thích

- Khó điều chỉnh và không phù hợp với việc sản xuất hàng loạt

- Băng tần hẹp, bất lợi về độ tin cậy và bảo dưỡng

Trang 27

Khuếch đại HEMT (Transistor có độ linh động điện tử cao) gần đây đã được đưavào sử dụng trong thực tế Lợi dụng hiệu ứng chất khí điện tử hai chiều với độ linhđộng cao phù hợp đối với khuếch đại tạp âm thấp tín hiệu tần số cao Ưu điểm của nó

là băng thông rộng, kích thước nhỏ, dễ bảo dưỡng và thuận lợi cho sản xuất hàng loạt.2.4 Bộ đổi tần (FC)

2.3.1 Giới thiệu

Các trạm mặt đất vệ tinh thông tin thực hiện nhiệm vụ thu tín hiệu cao tần

RF từ vệ tinh và phát lại tín hiệu cao tần RF lên vệ tinh, nên chúng phải sử dụng các

bộ đổi tần tuyến lên (U/C) và đổi tần tuyến xuống (D/C)

Khi thực hiện nhiệm vụ thu tín hiệu cao tần, sử dụng bộ đổi tần tuyến xuốngD/C để biến đổi tín hiệu cao tần RF thu từ vệ tinh thành tín hiệu trung tần IF Sửdụng bộ đổi tần lên khi thực hiện nhiệm vụ phát tín hiệu cao tần lên vệ tinh để biếnđổi tín hiệu trung tần IF thành tín hiệu cao tần RF

Nguyên lý của bộ đổi tần là dùng thiết bị trộn (Mixer) để trộn tín hiệu vào vớitín hiệu dao động nội

Yêu cầu đối với bộ đổi tần là:

- Bộ dao động nội phải có tần số ổn định rất cao vì nó quyết định đặc tính biên

độ và pha của tín hiệu ra

- Độ rộng băng tần của bộ đổi tần phụ thuộc vào tần số trung tần IF đến hoặc

Dải thông IF phụ thuộc vào tần số IF được lựa chọn Nếu tần số IF là 70 MHzthì dải thông là 36 MHz, còn nếu tần số IF là 140 MHz thì dải thông sẽ là 72 MHz

Trang 28

2.4.2.2 Sự thay đổi tần số

Tần số phải được thay đổi theo sự thay đổi trong kế hoạch tần số khi lưu lượngtăng hoặc khi thay đổi một vệ tinh mới Cho nên, các bộ đổi tần lên và xuống có thểsẵn sàng được hiệu chỉnh vượt quá tần số của toàn bộ dải thông RF Bộ dao động nộitạo ra các tần số khác nhau được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu thay đổi tần số

2.4.2.3 Bộ cân bằng

Biên độ tần số phát đáp và độ trễ nhóm của đoạn thu và phát của các trạm mặtđất được cân bằng trong các đoạn IF tương ứng của chúng

2.4.2.4 Phân đoạn tuyến tính.

Trong các hệ thống IDR, IBS và SCPC số lượng các sóng mang là tần số đượcbiến đổi bằng một bộ biến đổi U/C hoặc D/C và sự thay đổi qua lại giữa các sóngmang có thể xảy ra Trong đoạn phát, nó thực sự cần thiết để giữ sự thay đổi khôngmuốn đó sinh ra các phần nhỏ không đáng kể vào trong HPA Cho nên, bộ đổi tầntuyến lên U/C được cần đến để tốt cho phân đoạn tuyến tính

2.4.2.5 Dung sai của tần số sóng mang.

Dung sai tần số RF cho truyền dẫn của các sóng mang IDR, IBS vàSCPC/QPSK trong hệ thống INTELSAT đựơc chỉ định như:

IDR: ± 0.025R…Hz (nhưng luôn nhỏ hơn ±3.5 KHz)

IBS: ± 0.025R…Hz (nhưng luôn nhỏ hơn ±10 KHz)

Trong đó: R là tốc đôn truyễn dẫn sóng mang (bps)

SCPC là lớn hơn rất nhiều: ±250 Hz

2.4 3 Bộ dao động nội

Các bộ dao động nội được sử dụng trong các bộ đổi tần có thể được điều khiểnbởi một dao động thạch anh hoặc một bộ tổ hợp tần số Các bộ dao động nội phải cóđặc tính là tần số tạp âm thấp tại các tần số tín hiệu dải tần cơ sở để tuân theo cácyêu cầu chung trong thiết bị tạp âm trạm mặt đất

2.5 Bộ khuếch đại công suất cao (HPA)

Trang 29

2.5.1 Giới thiệu

Chức năng cơ bản của một bộ khuếch đại công suất cao HPA trong một trạmmặt đất là khuếch đại các sóng mang cao tần RF ở mức thấp được cung cấp bởi cácthiết bị truyền thông mặt đất phát thành mức công suất đủ cao để đưa ra anten phátlên vệ tinh

2.5.2 Phân loại các bộ khuếch đại công suất cao

Các đèn sóng chạy (TWT), Klystron (KLY), transistor hiệu ứng trường(FET) hiện có trên thị trường có thể dùng trong bộ khuếch đại công suất cao tuỳtheo công suất ra của máy phát và băng tần

2.5.3 Cấu hình của bộ khuếch đại công suất cao

Máy phát công suất cao gồm có một bộ khuếch đại trung tần IF, một bộ đổitần lên U/C và một bộ khuếch đại công suất cao HPA Bộ khuếch đại trung tần IFkhuếch đại tín hiệu từ bộ điều chế đưa tới, tần số trung tần sau đó được biến đổi lêntần số sóng cực ngắn nhờ bộ đổi tần Sau đó, tín hiệu được bộ khuếch đại công suấtcao khuếch đại lên mức công suất yêu cầu để đưa ra anten phát phát lên vệ tinh Cấuhình của một máy phát công suất cao được quyết định bởi loại và số sóng mang:

a Một máy phát khuếch đại đồng thời nhiều sóng mang

Trong trường hợp này cần phải thoả mãn các yêu cầu sau: Độ rộng băng đủrộng để khuếch đại một sóng mang với bất kỳ tần số nào và công suất ra có độ dựtrữ đủ sao cho méo do điều chế phát sinh từ sự khuếch đại đồng thời của nhiều tínhiệu ở dưới mức quy định Mặc dù cấu hình này sẽ đắt khi số sóng mang nhỏ,nhưng thường thuận lợi cho khai thác

b Mỗi sóng mang được khuếch đại riêng bằng một bộ khuếch đại công suất caoTrong trường hợp này mỗi bộ khuếch đại không yêu cầu phải có băng tầnrộng, chỉ cần đủ rộng để điều chỉnh tần số khuếch đại đối với mỗi sóng mang chotrước Cấu hình này thích hợp khi số sóng mang ít

Trang 30

Hình 2.7: Cấu hình của bộ khuếch đại công suất cao

2.6 Kỹ thuật điều chế và giải điều chế tín hiệu

2.6.1 Giới thiệu

Điều chế tín hiệu là biến đổi tin tức cần truyền sang một dạng năng lượngmới có quy luật biến đổi theo tin tức và thích hợp với môi trường truyền dẫn Quátrình điều chế là quá trình dùng tín hiệu tin tức để thay đổi một hay nhiều thông sốcủa phương tiện mang tin Phương tiện mang tin trong thông tin vệ tinh thường làsóng điện từ cao tần (RF) Việc điều chế phải đảm bảo sao cho tín hiệu ít bị cannhiễu nhất khi sóng mang đi qua môi trường trung gian Có hai loại điều chế đó làđiều chế tương tự cho các tín hiệu tương tự và điều chế số cho các tín hiệu số

Đối với tín hiệu tương tự thì kiểu điều chế thường dùng trong thông tin vệ tinh

là điều tần FM (dùng cho thoại, số liệu và truyền hình) Các phương pháp điều biên

AM và điều biên pha QAM (điều chế cầu phương) rất ít dùng bởi khoảng cách truyềndẫn rất lớn của tuyến vệ tinh cùng với các tạp âm đường truyền sẽ làm cho biên độsóng mang bị thay đổi rất mạnh gây nhiều khó khăn cho quá trình giải điều chế

Kỹ thuật điều chế số dựa trên cơ sở dùng các biện pháp tải các dòng bít tintức lên sóng mang Tín hiệu ở băng gốc bao giờ cũng là tín hiệu tương tự nên chúngphải được chuyển thành tín hiệu số nhờ phương thức PCM trước khi đem điều chế

Kỹ thuật điều chế số được sử dụng trong thông tin vệ tinh thường là điều chế dịchmức pha PSK và điều chế dịch mức pha vi sai DE-PSK Ưu điểm của kỹ thuật điềuchế số là nó khai thác được các mặt mạnh của tín hiệu số so với tín hiệu tương tự, ít

bị can nhiễu của môi trường và dễ kết hợp với các quá trình xử lý như: mã hoá, bảomật, chống lỗi, sửa lỗi… Nói chung, nguyên tắc của việc điều chế tín hiệu số và tínhiệu tương tự là giống nhau

2.6.2 Kỹ thuật điều chế tần số (FM)

Trang 31

Nguyên lý của kỹ thuật điều chế tần số (FM): giả sử v(t) là điện áp đại diệncho tín hiệu điều chế và fc là tần số sóng mang thông thường Điều chế tần số kếthợp sự lệch tần số (di tần) của sóng mang ΔF(t) = f(t) – fc (độ lệch này tỷ lệ thuậnvới v(t)), với điện áp v(t) ta có:

ΔF(t) = f(t) – fc =kFM.v(t) (Hz)Trong đó:

- kFM (Hz/V) đặc trưng cho bộ điều chế

- f(t) (Hz) là tần số tín hiệu cần điều chế

Như vậy, sự biến đổi biên độ của điện thế v(t) đặc trưng cho tin tức cầntruyền đi đã được tải lên sóng mang theo hàm ΔF(t) Khi truyền sóng sang trạm thu,

bộ giải điều chế sẽ căn cứ vào đại lượng ΔF(t) để khôi phục tin tức ban đầu

2.6.3 Kỹ thuật giải điều chế sóng mang điều tần (FM)

Nguyên lý của kỹ thuật giải điều chế sóng mang (FM): sóng mang tại đầuvào bộ giải điều chế có một tỷ số tín hiệu trên tạp âm (C/N0)T Bộ giải điều chế nhậnbiết độ di tần tức thời ΔF(t) của sóng mang và khôi phục một điện áp u(t) sao cho:

u(t) = σFM.ΔF(t) (V)trong đó σFM (V/Hz) đặc trưng cho bộ giải điều chế

2.6.4 Điều chế số

Hình 2.8: Nguyên lý của một bộ điều chế số

- Bộ tạo ký tự tạo ra các ký tự với M trạng thái, trong đó M=2m, từ m bit liêntiếp của dòng nhị phân đầu vào

- Bộ mã hoá thiết lập một sự tương ứng giữa M trạng thái của các ký hiệu này

và M trạng thái có thể có của sóng mang phát Có hai loại mã hoá thông dụng:

Trang 32

+ Mã hoá trực tiếp - một trạng thái của ký tự xác định một trạng thái củasóng mang.

+ Mã hoá chuyển tiếp (mã hoá vi sai) - một trạng thái của ký tự xác định mộtchuyển tiếp giữa hai trạng thái kế tiếp nhau của sóng mang

Điều chế pha (khóa dịch pha PSK) đặc biệt thích hợp đối với các tuyến vệtinh Trong thực tế nó sử dụng lợi thế của một đường bao không đổi nên nó cungcấp hiệu quả phổ tốt hơn

2.6.5 Kỹ thuật giải điều chế sóng mang PSK

Vai trò của bộ giải điều chế là nhận biết pha (hoặc sự dịch pha) của sóngmang nhận được và từ đó suy ra giá trị các bit của dòng nhị phân được phát đi Giảiđiều chế có thể là:

- Nhất quán (coherent): Giải điều chế nhất quán cho phép dòng nhị phânđược tái cấu trúc cho cả hai trường hợp mã hoá truyền dẫn - trực tiếp (BPSK vàQPSK) và vi sai (DE-PSK và DE-QPSK)

- Vi sai: bộ giải điều chế đối chiếu pha của sóng mang thu được trong thờigian truyền dẫn một ký tự và pha của nó trong thời gian của ký tự trước đó Do vậy,

bộ giải điều chế phát hiện được những biến đổi pha Thông tin phía phát chỉ có thểđược khôi phục nếu nó được chứa trong các biến đổi pha, điều chế vi sai luôn luônkết hợp với mã hoá vi sai khi truyền dẫn

2.7 Kỹ thuật đa truy nhập

2.7.1 Các vấn đề về lưu lượng

2.7.1.1 Định tuyến lưu lượng

Vấn đề đặt ra ở đây là ta cần đưa ra yêu cầu về lưu lượng của một mạng Ntrạm, làm thế nào để định tuyến lưu lượng trong mạng Để thực hiện điều này ta cầnphải thiết lập một dung lượng chuyển tải thông tin thích hợp giữa hai trạm Thôngthường dung lượng này xác định theo nhu cầu lưu lượng và xác suất chặn có thểchấp nhận (giá trị tiêu biểu là từ 0.5 đến 1%) Giả sử Cxy là dung lượng được biểu

Trang 33

thị như số lượng kênh thoại hoặc bit/s cho nhu cầu chuyển thông tin fXY từ trạm Xđến trạm Y Tập hợp các dung lượng sẵn có để trao đổi giữa N trạm mô tả bằng một

ma trận vuông N*N với đường chéo chính bằng 0 (CXY=0) Ví dụ, đối với mộtmạng chứa 3 trạm (X=A, B, C; Y=A, B, C):

Bảng 2.2: Ví dụ bảng dữ liệu định tuyến

Việc chuyển giao thông tin xảy ra theo các kỹ thuật truyền dẫn cho một kênhqua vệ tinh và hàm ý sự điều chế sóng mang của tần số vô tuyến do kênh vệ tinhchuyển tiếp Có thể có hai giải pháp:

- Thiết lập mỗi sóng mang một tuyến

- Thiết lập mội sóng mang một trạm phát

2.7.1.2 Mỗi sóng mang trên một tuyến

Hình 2.9: Định tuyến lưu lượng a) Mỗi sóng mang một tuyến b) Mỗi sóng

mang một trạm phát

Trang 34

Mỗi sóng mang vận chuyển lưu lượng thông tin fXY từ trạm X tới trạm Y Sốlượng các sóng mang bằng với số lượng các hệ số khác không trong ma trận nói trên,

có nghĩa là N(N-1) Các hệ số của ma trận xác định dung lượng của mỗi sóng mang

2.7.1.3 Mỗi sóng mang trên một trạm phát

Tính quảng bá của vệ tinh được sử dụng: nó cho phép mỗi trạm thu được tất cảcác sóng mang phát tới vệ tinh Trong các điều kiện như vậy có thể thấy là nhiệm vụvận chuyển toàn bộ lưu lượng từ trạm X đến tất cả các trạm khác có thể được gáncho một sóng mang duy nhất Số lượng các sóng mang bằng với số trạm N Dunglượng của mỗi sóng mang được tính bằng tổng các hệ số của hàng trong ma trận nóitrên tương ứng với trạm phát

2.7.1.4 Đánh giá chung

Trong phương pháp định tuyến “một sóng mang trên một tuyến” dẫn đếnnhiều sóng mang hơn so với phương pháp “mỗi sóng mang trên một trạm phát” vàmỗi sóng mang có dung lượng nhỏ hơn Tuy nhiên, trạm thu chỉ nhận được dunglượng dự định dành cho nó, khi đó trong phương pháp “mỗi sóng mang trên mộttrạm phát”, trạm thu Y phải tách lưu lượng “X tới Y” ra khỏi sóng mang thu được từtrạm X khỏi lưu lượng tổng do trạm X phát trên sóng mang này

Việc lựa chọn giữa hai phương pháp này là sự lựa chọn kinh tế Nó phụthuộc vào những điều kiện cân nhắc khác, chẳng hạn như số lượng các kênh vệ tinh,dải thông của kênh vệ tinh và kỹ thuật đa truy nhập được sử dụng Nói chung một

số lượng lớn sóng mang được vệ tinh chuyển tiếp sẽ gây ra nhiều phiền hà hơn sovới việc phải phát các sóng mang có dung lượng cao hơn Phương pháp “mỗi sóngmang trên một trạm phát” thường được sử dụng nhiều nhất

2.7.2 Kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA)

Dải thông của kênh của một bộ chuyển tiếp được chia thành các dải con, mỗidải con được phân bố cho các sóng mang do trạm một mặt đất phát đi Với kiểu truynhập này trạm mặt đất phát đi liên tục và kênh sẽ phát đi đồng thời một sóng mang

Trang 35

tại các tần số khác nhau Nhất thiết phải cung cấp các khoảng bảo vệ giữa mỗi dải

mà một sóng mang chiếm để bù trừ lại sự không hoàn hảo của các bộ lọc và các bộdao động Máy thu của tuyến xuống chọn lọc các sóng mang cần thiết phù hợp vớitần số thích hợp Bộ khuếch đại trung tần IF sẽ bảo đảm việc này

Tuỳ thuộc vào các kỹ thuật ghép kênh và điều chế được sử dụng mà ta có thểxem xét một số cơ chế truyền dẫn Trong mỗi trường hợp, kênh sẽ vận chuyển một

số sóng mang cùng một lúc và đặc tính chuyển tải tuyến của kênh sẽ là nguyên nhâncủa một vấn đề lớn - đó là xuyên điều chế giữa các sóng mang

2.7.2.1 Các cơ chế truyền dẫn

a FDM/FM/FDMA

Các tín hiệu băng tần gốc từ các thuê bao hoặc từ mạng là các tín hiệu tương

tự, chúng được tổ hợp lại để hình thành một tín hiệu ghép kênh phân chia theo tần số(FDM) Tần số tín hiệu tương tự đã được ghép kênh này dùng để điều chế một sóngmang theo kiểu điều tần (FM), sau đó sóng mang này truy cập lên vệ tinh với một tần

số riêng tại cùng một thời điểm với các sóng mang khác nhau trên các tần số khácnhau phát đi từ các trạm khác trên mạng Để giảm thiểu các thành phần xuyên điềuchế cũng như số lượng sóng mang phát đi trong mạng thì việc định tuyến lưu lượngđược thực hiện theo phương pháp “mỗi sóng mang trên một trạm phát” Do vậy, tínhiệu ghép kênh FDM bao gồm tất cả các tần số của tín hiệu đi tới các trạm khác

Trang 36

Hình 2.10: Cấu hình truyền dẫn

b TDM/PSK/FDM

Các tín hiệu băng tần gốc từ các thuê bao hoặc từ mạng là các tín hiệu số,chúng được tổ hợp lại để hình thành một tín hiệu ghép kênh phân chia theo thờigian (TDM) Dòng nhị phân biểu thị tín hiệu được ghép kênh này sẽ điều chế mộtsóng mang theo khoá dịch pha (PSK), sóng mang này truy nhập vệ tinh tại một tần

số riêng tại cùng một thời điểm với sóng mang khác, trên các tần số khác từ cáctrạm khác Để giảm thiểu các sản phẩm xuyên điều chế, và do vậy số lượng cácsóng mang việc định nghĩa tuyến lưu lượng được thực hiện theo phương pháp “mỗisóng mang trên một trạm phát” Như vậy, tín hiệu ghép kênh TDM bao gồm tất cảcác tín hiệu theo thời gian hướng tới các trạm khác

c SCPC/FDM

Mỗi tín hiệu băng tần gốc từ các thuê bao hoặc từ mạng điều chế trực tiếpmột sóng mang dưới dạng tương tự hoặc số tuỳ thuộc vào bản chất của tín hiệuđang xét (SCPC) Mỗi sóng mang truy nhập vệ tinh trên tần số riêng của nó tại cùng

Trang 37

một thời điểm như các sóng mang khác trên các tần số khác nhau từ cùng một trạmhoặc từ các trạm khác.

Do vậy, việc định tuyến thông tin được định tuyến theo phương pháp “mỗisóng mang trên một tuyến”

2.7.2.2 Can nhiễu của kênh lân cận

Dải thông của kênh được một số sóng mang chiếm tại những tần số khácnhau Kênh sẽ phát chúng tới tất cả các trạm mặt đất nằm trong vùng phủ sóng củaanten vệ tinh Các sóng mang phải được máy thu lọc tại mỗi trạm mặt đất và việclọc này được thực hiện dễ dàng hơn khi phổ của sóng mang tách biệt nhau bởi mộtdải bảo vệ rộng Tuy nhiên, việc sử dụng các dải bảo vệ rộng dẫn đến sử dụngkhông hiệu quả dải thông của kênh và chi phí khai thác của đoạn không gian chomỗi sóng mang sẽ cao hơn Do vậy, cần phải có sự dung hoà kinh tế - kỹ thuật Bất

kể sự dung hoà được chọn như thế nào thì một phần công suất của một sóng mangnằm bên cạnh sóng mang cho trước cũng sẽ bị “bắt” bởi máy thu điều hưởng ở tần

số của sóng mang này Đây là nguyên nhân sẽ gây ra can nhiễu của kênh lân cận

2.7.2.3 Xuyên điều chế

Ta thấy một kênh của một bộ chuyển tiếp vệ tinh có một đặc tính truyền đạtkhông tuyến tính Nhờ tính chất của đa truy nhập phân chia theo tần số, bộ khuếchđại này khuếch đại đồng thời nhiều sóng mang tại các tần số khác nhau Bản thântrạm mặt đất cũng có một bộ khuếch đại phi tuyến và nó cũng có thể được cấp nhiềusóng mang tại các tần số khác nhau Nói chung, khi N tín hiệu hình sin tại các tần số

f1, f2…fN đi qua một bộ khuếch đại phi tuyến, thì đầu ra của nó không chỉ chứa N tínhiệu tại các tần số gốc mà còn chứa các tín hiệu không mong muốn, gọi là các sảnphẩm xuyên điều chế Các sản phẩm đó xuất hiện tại các tần số fIM, vốn là các tổhợp tuyến tính của các tần số đầu vào, như vậy:

fIM=m1f1 + m2f2 +…+mNfN (Hz)trong đó m1, m2 … mN là các số nguyên dương hoặc âm

Đại lượng X được gọi là bậc của một sản phẩm xuyên điều chế, sao cho:

Trang 38

X= |m1| + |m2| +…+|mN|Khi tần số trung tâm của dải thông của bộ khuếch đại là lớn so với dải thôngcủa bộ chuyển tiếp của kênh vệ tinh, thì chỉ các sản phẩm xuyên điều chế bậc lẻ mớirơi vào dải thông của kênh Vả lại, biên độ của các sản phẩm xuyên điều chế này sẽgiảm theo bậc của sản phẩm này Trong thực tế, chỉ những sản phẩm bậc 3 và ở mứcnhỏ hơn 5 là đáng kể.

2.7.2.4 Hiệu suất của FDMA

Giữa hiệu suất và số lượng các kênh thoại của dung lượng tổng cộng của mộtkênh vệ tinh có độ rộng 36MHz bao phủ toàn cầu bởi vệ tinh INTELSAT IV hoặcIVA có mối quan hệ với nhau Trong cơ chế truyền dẫn kiểu FDM/FM/FDMA thìcác sóng mang được điều chế bởi các tín hiệu ghép kênh Số các sóng mang tăng thìdải thông ấn định cho mỗi sóng mang phải giảm, tổng dung lượng thực tế trên cácsóng mang sẽ giảm đi so với trường hợp chỉ có một sóng mang Vì dung lượng tổngcộng được tạo ra từ dung lượng của mỗi sóng mang và số các sóng mang thì ta cóthể hình dung là dung lượng tổng cộng sẽ là hằng số tuyệt đối Nhưng không phảivậy, dung lượng tổng cộng giảm khi số sóng mang tăng Kết quả này là do mỗi sóngmang làm suy giảm giá trị (C/N0)T khi số các sóng mang lớn

2.7.2.5 Kết luận

Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) được đặc trưng bởi sự truy nhậpliên tục tới vệ tinh trong một băng tần cho trước Kỹ thuật này có lợi thế là tính đơngiản và dựa vào các thiết bị đã được kiểm nghiệm Tuy nhiên, nó có nhược điểm:

- Thiếu linh hoạt trong trường hợp tái cấu hình; để thích ứng với sự thay đổidung lượng, nhất thiết phải thay đổi kế hoạch tần số và điều này đòi hỏi thay đổi cáctần số phát, các tần số thu và các dải thông bộ lọc của các trạm mặt đất

- Tổn thất dung lượng khi số lượng truy nhập tăng lên do phát sinh các sản phẩmxuyên điều chế đòi hỏi phải hoạt động tại một công suất phát của vệ tinh bị giảm bớt

- Cần phải điều khiển công suất phát của các trạm mặt đất theo một cách saocho các công suất sóng mang tại đầu vào vệ tinh là như nhau Việc điều khiển này

Trang 39

phải được thực hiện theo thời gian thực và phải thích ứng với độ suy hao do mưagây ra trên các tuyến lên.

2.7.3 Kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA)

Hình 2.11: Hoạt động của một mạng theo nguyên lý TDMA

Các trạm mặt đất phát một cách gián đoạn trong khoảng thời gian TB Truyềndẫn này gọi là truyền dẫn từng khối (burst) Một khối truyền được chèn vào trong cấutrúc giới hạn thời gian TF gọi là chu kỳ một khung và điều này tương ứng với cấu trúcthời gian tuần hoàn trong tất cả các trạm phát Mỗi sóng mang mô tả một khối chiếm tất

cả các dải thông của kênh Vì vậy một kênh chỉ mang một sóng mang tại một thời điểm

2.7.3.1 Tạo khối bit

Khối bit tương ứng với việc chuyển lưu lượng từ một trạm đang xem xét.Việc chuyển này có thể thực hiện theo phương pháp “mỗi sóng mang trên mộttuyến”; trong trường hợp này, trạm sẽ phát đi N-1 khối trong một khung, trong đó N

là số lượng các trạm trong mạng và số lượng các khối P trong khung sẽ là 1) Với phương pháp “mỗi sóng mang trên một trạm”, trạm sẽ phát đi một khối duynhất mỗi khung và số lượng các khối P trong khung sẽ bằng N Do vậy, mỗi khối sẽ

P=N(N-di chuyển trong dạng các khối con của lưu lượng giữa hai trạm Do giảm bớt lưu

Trang 40

lượng thoát của kênh khi số lượng các khối tăng lên cho nên nói chung phươngpháp “mỗi sóng mang trên một trạm” vẫn được sử dụng.

Trạm mặt đất thu được thông tin dưới dạng một dòng nhị phân liên tục có tốc

độ Rb từ giao diện mạng hoặc một giao diện khách hàng Thông tin này phải đượclưu trữ trong một bộ nhớ đệm trong khi chờ đợi đến lượt truyền dẫn khối Khi thờiđiểm này xuất hiện, các nội dung của bộ nhớ được phát đi trong một khoảng thờigian bằng với TB Do vậy tốc độ bit R, dùng để điều chế sóng mang sẽ là:

R=Rb(TF/TB) (bit/s)Giá trị R sẽ lớn khi độ dài khối là nhỏ và do vậy chu kỳ phiên truyền dẫn(TF/TB) của trạm sẽ thấp Như vậy, thí dụ nếu Rb=2 Mbit/s và (TF/TB) = 10 thì điềuchế xuất hiện với tốc độ 20 Mbit/s Lưu ý rằng R biểu thị tổng dung lượng mạng,nghĩa là tổng các dung lượng trạm tính theo bit/s Nếu tất cả các trạm có cùng mộtdung lượng thì chu kỳ phiên (TF/TB) biểu thị số lượng các trạm trên mạng

2.7.3.2 Cấu trúc khung

Khung được tạo thành tại mức vệ tinh nó bao gồm toàn bộ các khối bit domọi trạm mặt đất đặt liên tiếp nhau phát đi nếu chế độ đồng bộ hoá truyền dẫn củacác trạm là đúng Để tính đến những khiếm khuyết của đồng bộ hoá, một chu kỳngoài truyền dẫn, gọi là thời gian bảo vệ được cung cấp giữa mỗi khối Hình 2.10chỉ ra khung dùng trong các mạng INTELSAT và EUTELSAT Độ dài của khung là

2 ms Thời gian bảo vệ chiếm 64 ký tự hoặc 128 bit và nó tương ứng với mộtkhoảng thời gian là 1 μs Hãy chú ý sự hiện diện của hai loại khối:

- Các khối bit của các trạm lưu lượng, với một mào đầu gồm 280 ký tự hoặc

560 bit và với một trường tải được cấu trúc theo các bội số của 64 ký tự, tương ứngvới dung lượng của mỗi trạm

- Các khối bit của các trạm tham chiếu với một mào đầu gồm 288 ký tự hay

576 bit và không có trường tải Trạm tham chiếu là trạm xác định đồng hồ khungbằng việc phát đi các khối chuẩn của nó; tất cả các trạm lưu lượng của mạng phải tựđồng bộ hoá với trạm tham chiếu chờ đặt khối của chúng với một thời gian trễkhông đổi so với khối của trạm tham chiếu gọi là khối chuẩn Do vai trò của nó

Ngày đăng: 26/04/2021, 11:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS Thái Hồng Nhị “Hệ thống thông tin vê tinh”, tập 1, tập 2. Nhà xuất bản Bưu Điện, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thông tin vê tinh
Nhà XB: Nhà xuất bảnBưu Điện
[2] TS Nguyễn Phạm Anh Dũng “Bài giảng thông tin vệ tinh”, HVBCVT, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng thông tin vệ tinh
[3] Phạm Công Hùng (2009), Bài giảng thông tin vệ tinh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khác
[4] Nguyễn Trung Tấn, Bài giảng thông tin vệ tinh, trung tâm kỹ thuật viễn thông, Nxb Học viện quân sự.Tài liệu tiếng anh Khác
[5] Anil K. Maini and Varsha Agrawal, Satellite Technoloogy Principles and Applications, John Wiley and Sons, LTđ, 2011Tài liệu trên Internet Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.14: Trải phổ nhảy tần (FH-CDMA) [2] - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 2.14 Trải phổ nhảy tần (FH-CDMA) [2] (Trang 45)
Hình 3.20:  Mô tả dòng điện drain so với điện áp gate - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.20 Mô tả dòng điện drain so với điện áp gate (Trang 57)
Hình 3.21: Mạch nguyên lý mô phỏng độ ổn định - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.21 Mạch nguyên lý mô phỏng độ ổn định (Trang 57)
Hình 3.23: (a) Mạch hòa hợp trở kháng Class-F và (b) mạch tương đương - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.23 (a) Mạch hòa hợp trở kháng Class-F và (b) mạch tương đương (Trang 58)
Hình 3.22: Kết quả mô phỏng độ ổn định tại r=55 Ω - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.22 Kết quả mô phỏng độ ổn định tại r=55 Ω (Trang 58)
Hình 3.24: Mô phỏng mạch hòa hợp trở kháng ra - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.24 Mô phỏng mạch hòa hợp trở kháng ra (Trang 61)
Hình 3.26: Mô phỏng mạch phối hợp trở kháng đầu vào - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.26 Mô phỏng mạch phối hợp trở kháng đầu vào (Trang 62)
Hình 3.27: Mô phỏng bộ khuếch đại với mạch phối hợp trở kháng đầu vào và ra - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.27 Mô phỏng bộ khuếch đại với mạch phối hợp trở kháng đầu vào và ra (Trang 63)
Hình 3.28: Kết quả mô phỏng S11, S21 và độ ổn định của bộ - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.28 Kết quả mô phỏng S11, S21 và độ ổn định của bộ (Trang 64)
Hình 3.30: Thành phần bộ khuếch tạp âm thấp - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.30 Thành phần bộ khuếch tạp âm thấp (Trang 65)
Hình 3.32: Xác định hệ số phản xạ , ,  và - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.32 Xác định hệ số phản xạ , , và (Trang 66)
Hình 3.34: Hình ảnh mạch nguyên lý đơn giản của bộ khuếch đại - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.34 Hình ảnh mạch nguyên lý đơn giản của bộ khuếch đại (Trang 69)
Hình 3.37: Biểu diễn mạch nguyên lý đơn giản của bộ khuếch đại - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.37 Biểu diễn mạch nguyên lý đơn giản của bộ khuếch đại (Trang 73)
Hình 3.44: Phổ công suất tín hiệu nhận được tại thiết bị đầu cuối USRP với - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.44 Phổ công suất tín hiệu nhận được tại thiết bị đầu cuối USRP với (Trang 82)
Hình 3.45:  Phổ công suất tín hiệu nhận được tại thiết bị đầu cuối USRP [7] - Thiết kế trạm anten vệ tinh tự động quay bám trong thông tin vệ tinh
Hình 3.45 Phổ công suất tín hiệu nhận được tại thiết bị đầu cuối USRP [7] (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w