1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng nguyên tắc khách quan để trả lời câu hỏi có nên sinh sản vô tính ở người hay không

9 226 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng nguyên tắc khách quan để trả lời câu hỏi có nên sinh sản vô tính ở người hay không
Tác giả Lê Thị Bé Nhung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thùy Duyên
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh - Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2020
Thành phố Bến Tre
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

Câu hỏi: Vận dụng nguyên tắc khách quan để trả lời câu hỏi sau: “ Có nên sinh sản vô tính ở người hay không?” Nội dung trình bày I. Nguyên tắc khách quan trong quan điểm duy vật biện chứng 1. Quan điểm duy vật biện chứng 2. Nguyên tắc khách quan II. Sinh sản vô tính ở người 1. Khái niệm sinh sản vô tính 2. Sinh sản vô tính ở người III. Vận dụng nguyên tắc khách quan để trả lời câu hỏi sau: “ Có nên sinh sản vô tính ở người hay không”? Tài liệu tham khảo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-Lê Thị Bé Nhung Lớp cao học ngành Công tác xã hội Khóa 8

Mã số học viên: 19876010113

BÀI THU HOẠCH SỐ 3

MÔN TRIẾT HỌC

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Thùy Duyên

Thành phố Bến Tre – tháng 10 năm 2020

Trang 2

Câu hỏi: Vận dụng nguyên tắc khách quan để trả lời câu hỏi sau: “ Có nên sinh sản vô

tính ở người hay không?”

Nội dung trình bày

I Nguyên tắc khách quan trong quan điểm duy vật biện chứng

1 Quan điểm duy vật biện chứng

2 Nguyên tắc khách quan

II Sinh sản vô tính ở người

1 Khái niệm sinh sản vô tính

2 Sinh sản vô tính ở người

III Vận dụng nguyên tắc khách quan để trả lời câu hỏi sau: “ Có nên sinh sản

vô tính ở người hay không”?

Tài liệu tham khảo

Trang 3

Theo quan điểm của nhà triết học Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng

để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại trong lệ thuộc vào cảm giác” Còn chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng khẳng định: Ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử – xã hội Vì vậy, để hiểu được nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xem xét trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội cùng với nguyên tắc khách quan với sự vật, hiện tượng trong cuộc sống Sau đây, tôi xin trình bày nguyên tắc khách quan, Vận dụng nguyên tắc khách quan để trả lời câu hỏi sau: “ Có nên sinh sản vô tính ở người hay không”?

I Nguyên tắc khách quan trong quan điểm duy vật biện chứng

1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng hay còn gọi là phương pháp duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học Chủ nghĩa duy vật biện chứng do hai nhà triết gia Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển đồng thời xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, trọng tâm là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng

Phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và lý luận về chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas von Feuerbach được Marx kế thừa tư tưởng và phát triển nên phương pháp luận này Các nhà triết học Marx-Lenin nhận định rằng phương pháp duy vật biện chứng chính là cơ sở triết học cho hệ tư tưởng của họ

a Chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật được xem là một hình thức của chủ nghĩa triết học nhất nguyên Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất là chất cơ bản trong tự nhiên, trong đó tất cả mọi thứ, bao gồm

cả trạng thái tinh thần và ý thức, là kết quả của sự tương tác vật chất Theo chủ nghĩa duy vật triết học, tâm trí và ý thức là sản phẩm phụ của các quá trình vật chất (như sinh hóa của não người và hệ thần kinh), mà không có chúng thì tâm trí và ý thức không tồn tại Khái niệm này tương phản trực tiếp với chủ nghĩa duy tâm, trong đó tâm trí và ý thức là những thực tại bậc nhất

mà vấn đề là chủ thể và tương tác vật chất là thứ yếu

Chủ nghĩa duy vật có liên quan chặt chẽ với chủ nghĩa duy vật lý, với quan điểm rằng tất

cả những gì tồn tại cuối cùng là vật chất Chủ nghĩa vật lý triết học đã phát triển từ chủ nghĩa duy vật với các lý thuyết về khoa học vật lý để kết hợp các quan niệm phức tạp hơn về vật chất

so với vật chất thông thường (ví dụ như không thời gian, năng lượng và lực lượng vật chất và vật

chất tối) Do đó, thuật ngữ vật lý được ưa thích hơn chủ nghĩa duy vật bởi một số người, trong

khi những người khác sử dụng các thuật ngữ này như thể chúng đồng nghĩa

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật

1

Trang 4

chất Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất

b Phép biện chứng

Phép biện chứng (hay phương pháp biện chứng, phép biện chứng) là một phương pháp

luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ

đại Từ biện chứng ("dialectic") có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nên phổ biến qua

những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato Biện chứng có nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác Phương pháp này khác với hùng biện, trong đó một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra - một phương pháp được những người ngụy biện ủng hộ Nhiều dạng khác nhau của biện chứng nổi lên ở phương Đông và phương Tây theo những thời kỳ lịch sử khác nhau như trường phái Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegel và chủ nghĩa Marx

2 Quan điểm khách quan

a Chủ nghĩa khách quan

Trong triết học, chủ nghĩa khách quan là một triết lý của nhà triết gia và văn hào người

Mỹ gốc Nga Ayn Rand (1905-1982) Theo chủ nghĩa khách quan, thực tế hiện hữu độc lập với

sự ý thức của con người Nội hàm xoay quanh các luận điểm gồm: thứ nhất là con người có thể hiểu được khách quan qua tri giác bằng phương pháp cấu tạo khái niệm và luận lý quy nạp và luận lý suy diễn Thứ 2 là nguyên tắc đạo đức chính của con người là đi tìm hạnh phúc hoặc tư lợi hữu lý cho chính mình Thứ 3 là hệ thống xã hội duy nhất phù hợp với căn bản đạo đức đó là

sự tôn trọng quyền lợi cá nhân thực hiện qua chủ nghĩa tư bản "laissez-faire" Thứ tư là vai trò của nghệ thuật trong đời sống là để chuyển biến từ những tư tưởng siêu hình sang một vật dạng hữu hình (một sản phẩm nghệ thuật) mà người nghệ sĩ có thể hiểu được và xúc cảm

Khái niệm "Khách quan" bắt nguồn từ ý niệm rằng kiến thức và giá trị của con người là khách quan Bởi vì, chúng không phải tạo ra bởi trí tưởng tượng của con người mà là bởi bản chất của thực tế, được nhận thức bởi trí óc của con người “ Khách quan” cũng để diễn tả triết lý dựa trên sự hiện hữu (chủ nghĩa hiện sinh) đã được dùng trong triết học

b Vận dụng nguyên tắc khách quan trong thực tiễn

Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc 1 cách thật tế và không thiên vị bất kỳ gì cả, như

vậy sẽ không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của bạn hoặc một ai đó và sẽ cho ra 1 quyết định thật sáng suốt Khách quan là những sự vật, sự việc diễn ra ngoài ý muốn của bạn Khách

quan là sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng không phụ thuộc con người Nhận

thức phải tôn trọng đến thực tế, nếu không tôn trọng thực tế thì khách quan sẽ mất đi Khách quan đòi hỏi việc nhận thức của con người phải dựa vào thực tế khách quan (tức là luôn tôn trọng sự thật không thể nhận định sai sự thật)

Trang 5

Nguyên tắc khách quan đòi hỏi việc nhận thức phải dựa vào những cơ sở thực tế khách quan, xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ những thuộc tính và mối liên hệ vốn có của nó,

từ những quy luật vận động và phát triển của bản thân nó; không thể dựa vào ý muốn chủ quan hoặc lấy ý chí chủ quan áp đặt cho thực tế, đồng thời không được cắt xén, không được gán ghép

cho sự vật, hiện tượng những gì mà chúng vốn không có Trong Bút ký triết học, V.I.Lênin chỉ

ra rằng, "tính khách quan của sự xem xét (không phải thí dụ, không phải dài dòng, mà bản thân

sự vật tự nó)"

Nắm vững và vận dụng đúng đắn nguyên tắc khách quan sẽ góp phần thiết thực trong việc xây dựng năng lực tư duy biện chứng cho người học Việc quán triệt nguyên tắc này giúp

họ thấy được rằng, phải quan sát các sự vật và hiện tượng trong thực tế hoặc phải tiến hành các thí nghiệm khoa học để có được những tư liệu cần thiết nhằm rút ra tri thức khoa học đúng đắn Những kết quả nghiên cứu phải được kiểm tra, đối chiếu, so sánh và đánh giá có phù hợp với hiện thực khách quan hay không Nắm vững nguyên tắc khách quan giúp người học hiểu được

sự cần thiết phải quan sát thực tế một cách tỉ mỉ, chính xác; phải xuất phát từ bản thân đối tượng, phải xem xét đối tượng đúng như nó vốn có trong thực tế

II Sinh sản vô tính ở người

1 Khái niệm sinh sản vô tính

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, và thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó Hình thức sinh sản này gần như không liên quan đến số bộ nhiễm sắc thể hay sự giảm phân Thế hệ con sẽ là bản sao di truyền chính xác của cơ thể mẹ Đây là một dạng sinh sản mà không cần sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chính của các sinh vật đơn bào chẳng hạn như vi khuẩn cổ, vi khuẩn, và sinh vật nguyên sinh Nhiều loại thực vật và nấm cũng thuộc dạng sinh sản vô tính

Sự thành công của sinh sản vô tính ở động vật bậc cao được chính thức đánh dấu vào ngày 23/2/1996, các nhà khoa học thuộc Viện Roslin, Scotland thông báo thành công trong việc cho sinh sản vô tính cừu Dolly Cừu Dolly đã đi vào lịch sử y học với tư cách là động vật hữu

nhũ đầu tiên trên thế giới ra đời bằng từ công nghệ sinh sản vô tính ( nhân bản vô tính) Việc tạo

ra cừu Dolly được thực hiện bằng công nghệ gọi là "chuyển giao nhân tế bào thân thể" Sau sự

thành công này, các nhà khoa học tiếp tục nhân bản thành công hàng chục loài động vật khác, như bò, dê, heo, ngựa, hươu, la, chuột, mèo, chó, và cả những loài động vật hiếm và đang bị đe dọa tuyệt chủng, như bò hoang Java, mèo hoang châu Phi

2 Sinh sản vô tính ở người

Với thành công từ việc nhân bản cừu Dolly, các nhà khoa học tập trung vào lĩnh vực nhân bản động vật, nhưng đặc biệt vẫn quan tâm đến vấn đề sinh sản vô tính ở con người Không ít nhà khoa học cho rằng nhân bản người là một việc làm trái đạo đức Theo quan điểm của họ, một phôi vô tính là một mầm sống tiềm tàng của con người, nên việc phá hủy một mầm sống như thế là sai trái Các nhà khoa học cho rằng việc tạo ra phôi vô tính là một vấn đề rất khó chấp nhận về mặt đạo đức Nhân bản vô tính con người là thử nghiệm bị cấm trên toàn thế giới, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nó không thể xuất hiện trong tương lai Vào năm

2005, Liên hiệp quốc đã chính thức ra Bản tuyên bố về vấn đề này, với nội dung chính là cấm

3

Trang 6

mọi hình thức nhân bản vô tính con người, bởi “chúng gây biến đổi bản chất, đồng thời gây

nguy hại đến sự tồn tại của loài người”

Vì vậy, cho tới ngày nay, người nhân bản vô tính vẫn chưa xuất hiện Nhưng vào năm

2008, các nhà khoa học đã lần đầu tiên thành công trong việc nhân bản 5 phôi thai người trưởng thành đầu tiên bằng cách sử dụng công nghệ cấy truyền nhân tế sinh dưỡng Các phôi thai này chỉ được phép phát triển tới giai đoạn túi phôi Chúng sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng, sau đó các phôi bào này sẽ bị hủy bỏ Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn có khả năng biến chuyện này thành sự thực - nhân bản vô tính ở người Nếu các vấn đề về đạo đức được đồng thuận, nếu công nghệ nhân bản người thực sự được đưa vào thực tiễn, thì đây là các kịch bản xấu nhất mà chúng ta có thể hình dung ra

III Vận dụng nguyên tắc khách quan để trả lời câu hỏi sau: “ Có nên sinh sản vô tính ở người hay không”?

Vật chất có trước, ý thức có sau Vật chất sinh ra ý thức, ý thức là chức năng của óc con người – dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức Ý thức được quyết định bởi vật chất, ý thức là sự phản ánh vật chất, cho nên trong nhận thức phải bảo đảm nguyên tắc “tính khách quan của sự xem xét” và trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chung trong hoạt động thực tiễn của con người

Nếu như sinh sản hữu tính ở người là một hình thức sinh sản tuân theo nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng Ngược lại, sinh sản vô tình một hình thức sinh sản đi ngược lại với quy luật khách quan Chính vì thế, rất nhiều cá thể động vật được ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính, tuy nhiên, đa số đều là thất bại Các cá thể động vật nhân bản có thể sống khi sau khi ra đời nhưng chúng cũng chết nhanh chóng ngay sau đó Năm 2009, các chuyên gia đã tiến hành nhân bản một con sơn dương Pyrenea Trứng lấy từ một con dê thuần chủng Sau khi sinh, sơn dương Pyrenea con đã thở hổn hển và chết sau đó 7 phút Nhiều thí nghiệm nhân bản cũng đã kết thúc theo cách này Thực tế, trong số tất cả các dự án nhân bản động vật, số lượng thành công chiếm chưa đầy 3% Các nhà khoa học thừa nhận rằng gần như lần nhân bản nào, sản phẩm cũng gặp các vấn đề về gen Động vật được nhân bản thường mắc những chứng bệnh nghiêm trọng như chậm phát triển, suy yếu hệ thống miễn dịch, bệnh về tim

và phổi Ví dụ, có một số con chuột nhân bản đang khỏe mạnh, đột nhiên béo ra rất nhanh, thậm chí phát phì, mặc dù khẩu phần của chúng giống như chuột thường Bò nhân bản thường có tim, phổi to và hoạt động không tốt Ngay cả con cừu Dolly nổi tiếng, bề ngoài thì có vẻ khoẻ mạnh, nhưng đã béo ra nhiều Người ta vừa phải cách ly nó khỏi những con cừu khác để cho Dolly ăn kiêng Việc không tôn trọng quy luật khách quan trong chủ nghĩa duy vật biện chứng dẫn đến kết quả quả xấu, các sinh vật được nhân bản không có sự sống kéo dài, sức khỏe không tốt thậm chí chết ngay khi vừa được sinh ra

Nhân bản vô tính có thể đã gây ra nhiều sai sót trong gen, đưa đến những vấn đề nghiêm trọng không thể biết trước của kiểu hình Theo các nhà khoa học, giai đoạn trứng tái lập trình gen quá ngắn có thể chính là nguồn gốc của mọi rủi ro Trứng phải làm nhiệm vụ này trong một khoảng thời gian tính theo phút, giờ, trong khi thông thường quá trình đó phải mất nhiều tháng,

Trang 7

thậm chí là một năm và phải được thực hiện hoàn hảo, nếu không gen có thể bị sai sót bất kỳ lúc nào ADN của động vật có thể bị hỏng, dẫn đến biến đổi gen, làm động vật chết ngay trong quá trình bào thai hoặc sau khi sinh, nếu không chết thì cũng mắc các bệnh nguy hiểm về sau này Cho đến nay, nguyên nhân gây ra các khiếm khuyết ở các con vật nhân bản vô tính vẫn chỉ được các nhà di truyền học phỏng đoán Bà Sybille Klenzendorf, chuyên gia của WWF cho rằng:

"Môi trường sống của động vật mới thực sự là điều quan trọng và chúng ta không thể nhân bản được Liệu sử dụng nhân bản vô tính động vật có hiệu quả không, nếu chúng ta không có nhiều không gian cho các loài động vật sinh sống?" Tất nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã nghĩ đến việc nhân bản con người Mặc dù không nói đến việc bị đả kích nặng nề về mặt đạo đức, nhân bản người nhìn chung không khả thi do các khó khăn về mặt kỹ thuật Một số nhà khoa học đã

"rùng mình" khi nghĩ đến những gì có thể xảy ra khi tiến hành nhân bản người bằng các công nghệ như hiện nay

Con người là một loài động vật bậc cao Theo cơ chế tự nhiên, con người được sinh ra bằng phương pháp hữu tính, có nghĩa là có sự kết hợp của giao tử đực ( tinh trùng) và giao tử cái ( trứng) Sinh sản vô tính là đi ngược lại với quy luật tự nhiên sinh lão bệnh tử, một quy luật khách quan của thực tiễn Con người được cấu tạo từ những vật chất nhỏ nhất, đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống là tế bào Chính điều này tạo ra sự đa dạng sinh học cho thế giới vật chất trong sinh giới Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, nhân bản các bộ phận của cơ thể người, phục

vụ công tác cấy ghép nội tạng, chữa bệnh cho người là một việc làm nhân văn cần thiết cho con người

Nhân bản vô tính tạo ra những dạng vật chất (con người) giống nhau hoàn toàn về đặc điểm di truyền đến hình dạng bên ngoài là một vấn nạn lớn cho xã hội Đặc biệt trong công tác điều tra tội phạm, điều gì sẽ xảy ra nếu nhiều người giống nhau và không thể phân biệt được một người phạm tội trong số đó Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát

từ thực tế khách quan và tôn trọng khách quan Đồng thời, phát huy tình năng động sáng tạo của những nhân tố khách quan Sinh sản vô tính ở người là một việc làm đi ngược với quy luật khách quan của thực tiễn Vì vậy, con người cần ngăn chặn, không thực hiện sinh sản vô tính ở người là một biểu hiện của tôn trọng khách quan, tôn trọng các giá trị đạo đức của con người

5

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học (Dùng cho học viên cao học và Nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

2 Phạm Ngọc Dũng, Mối quan hệ giữa chức năng xã hội chính trị và chức năng xã hội -dân sự trong việc kiện toàn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học số 7 (170), Tháng 7 – 2005

3 Nguyễn Ngọc Hà (2016), “Quan điểm biện chứng về chất và lượng”, Khoa học xã hội Việt Nam, số 8

4 Trần Việt Quang, Vai trò của các nguyên tắc, phạm trù lôgíc biện chứng đối với việc rèn luyện năng lực tư duy biện chứng, Tạp chí Triết học, số 12(187), tháng 12 – 2006

5 V.I.Lênin: Toàn tập, t.18, Nxb Tiến bộ, M., 1980, tr.151)

6 https://khotrithucso.com/doc/p/van-dung-nguyen-tac-khach-quan-cua-triet-hoc-mac-lenin-voi-118625

7 https://khotrithucso.com/doc/p/van-dung-nguyen-tac-khach-quan-cua-triet-hoc-mac-lenin-voi-118625

8 http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-nguyen-tac-khach-quan-voi-van-de-xay-dung-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-18621/

Ngày đăng: 26/04/2021, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w