1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tieu luan ENRON sụp đổ và AA

19 167 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Sụp Đổ Của Enron Và Bài Học Rút Ra
Tác giả Đinh Thị Hạnh, Đoàn Thị Thùy Linh, Đào Mai Trinh, Nguyễn Thị Hà Thanh, Trần Nhật Tuấn, Trần Ngọc Phương Thuy
Người hướng dẫn TS. Hồ Công Hưởng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 805,29 KB

Nội dung

Các mục tiêu của dự án: Được đề cập đến với hai góc độ chính là góc độ của nhà đầu tư và góc độ của xã hội. Với các nhà đầu tư và doanh nghiệp thì mục tiêu chính là lợi nhuận. Với xã hội thì có rất nhiều mục tiêu như: tạo thêm việc làm, tăng cường các sản phẩm và dịch vụ xã hội, bảo vệ môi trường,... Hay có thể nói, đó là kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho nhà đầu tư và xã hội.

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ SỤP ĐỔ CỦA ENRON VÀ

BÀI HỌC RÚT RA

1 Đinh Thị Hạnh

2 Đoàn Thị Thùy Linh

3 Đào Mai Trinh

4 Nguyễn Thị Hà Thanh

5 Trần Nhật Tuấn

6 Trần Ngọc Phương Thuy

Trang 3

MỤC LỤC

1 Giới thiệu sự việc 1

2 Hậu quả 4

3 Phân tích sự việc của Enron 6

3.1 Sự cố của Enron và tại sao không ai phát hiện hành vi gian lận này 6

3.2 Ai là người phát hiện hành vi gian lận này của Enron 8

3.3 Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của Enron 9

3.3.1 Sự yếu kém trong quản lí 9

3.3.2 Vấn đề đạo đức kinh doanh 11

4 Bài học rút ra: 11

5 Tài liệu tham khảo 15

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Giá chứng khoán của Enron trong giai đoạn từ năm 1997 đên năm 2001 5

Hình 2: Nợ và vốn chủ sở hữu của Enron vào thời điểm 31-12-2000 12

Trang 5

1 Giới thiệu sự việc

Có thể nói, đa phần những ai công tác trong ngành tài chính sẽ biết đến danh xưng Big Four Đó là khái niệm để chỉ chung bốn hãng kiểm toán, tư vấn thuế tài chính có quy mô lớn nhất là PWC, KPMG, Deloitte và Ernst and Young Nhưng ít ai biết rằng, trước đó, các ông lớn trong ngành kiểm toán còn bao gồm một cái tên khác

là Arthur Andersen

Phép màu từ những con số tài chính với sự tiếp tay của đại gia kiểm toán Arthur Andersen đã đưa Enron lên đến đỉnh cao để trở thành hãng năng lượng hàng đầu thế giới những năm 90 nhưng cũng nhanh chóng đưa Enron đi đến 'diệt vong' vào năm 2001 'Cái chết' của Enron cũng kéo theo sự sụp đổ của Arthur Andersen

Enron bắt đầu xuất hiện vào năm 1985 bởi Kenneth Lay trên cơ sở sáp nhập của hai công ty khí đốt tự nhiên Houston Natural Gas và Internorth of Omaha, có trụ

sở tại Houston, Texas Đầu những năm 1990, Kenneth Lay đã góp phần khởi xướng việc bán điện theo giá thị trường, và ngay sau đó, Quốc hội đã phê chuẩn luật bãi bỏ quy định mua bán khí đốt tự nhiên Điều đó đã tạo điều kiện cho các nhà giao dịch như Enron bán năng lượng với giá cao hơn và gia tăng đáng kể lợi nhuận thu được

Enron trở thành công ty bán khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Bắc Mỹ vào năm 1992 Nhờ những quy định mới về tự do hóa thị trường năng lượng Mỹ trong thập niên 90,

họ đã lột xác từ một hãng làm ăn mờ nhạt thành tập đoàn có thể thay đổi sự cân bằng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng

Công ty sở hữu và điều hành một loạt các tài sản bao gồm các đường ống dẫn khí, các nhà máy điện, bột giặt và giấy, các nhà máy nước, cùng với nhiều loại hình dịch vụ trên toàn cầu Năm 1997, công ty bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động bằng việc sang kinh doanh các sản phẩm than đá, giấy và bột giấy, nhựa, kim loại và viễn thông Những điều này dẫn tới một điều không thể phủ nhận trong lòng công chúng rằng Enron là trung tâm của các cuộc cách mạng liên quan đến viễn thông, Internet,

sự bãi bỏ kiểm soát về năng lượng, v.v

Trang 6

Tuy nhiên, thay vì tập trung sản xuất và cung cấp các sản phẩm năng lượng cho khách hàng, Enron đã sử dụng những hợp đồng tương lai để cung cấp khí đốt hoặc điện tự nhiên vào những thời điểm cụ thể trong tương lai nhằm kiếm tiền từ những người tìm cách đầu cơ trên sự thay đổi giá cả hoặc là phòng vệ trước những rủi ro của biến động bất ngờ trong giá năng lượng

Khi làm như vậy, Enron đã khoác lên mình những đặc điểm khiến họ giống như một công ty đầu tư trên Phố Wall hơn là một doanh nghiệp về năng lượng hoặc tiện ích Công ty này cuối cùng đã tạo ra các thị trường hoàn toàn mới mà hầu như rất ít liên quan đến thị trường năng lượng, bao gồm các hợp đồng tương lai gắn liền với những sự kiện thời tiết và khả năng băng thông Internet Mối liên hệ đó với sự bùng nổ công nghệ đặc biệt đúng lúc, và đến năm 2000, cổ phiếu đã tăng vọt, giúp Enron có được vị trí trong 10 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ

Enron nhanh chóng trở thành một công ty đa quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực năng lượng sau một khoảng thời gian rất ngắn khoảng 15 năm- từ con số không

để trở thành công ty lớn thứ bảy của Hoa Kỳ và là công ty năng lượng nổi tiếng hàng đầu thế giới Công ty có hoạt động ở hơn 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam Không còn gì nhiều để nói về sự thành công của ông trùm năng lượng Họ cũng giành giải thưởng “Công ty Đột phá Nhất nước Mỹ” của tạp chí Fortune sau 6 năm hoạt động, được xếp hạng cao trong biểu đồ “Những công ty tốt nhất để làm việc” cũng của tạp chí này

Vào thời điểm cuối năm 2000, cổ phiếu Enron có giá khoảng 83,13USD/cổ phiếu và vốn hóa thị trường của công ty vượt mốc 60 tỷ USD, cao gấp 70 lần thu nhập và 6 lần giá trị sổ sách, điều này cho thấy TTCK kỳ vọng nhiều vào triển vọng tương lai của Enron Thêm vào đó, Enron 6 năm liền được cuộc khảo sát của Tạp chí Fortune đánh giá là “Công ty sáng tạo bậc nhất Hoa Kỳ” Enron tiếp tục là ngôi sao sáng chói trên thị trường chứng khoán

Enron lớn đến mức không ai tưởng tượng đến viễn cảnh nó sẽ sụp đổ Vậy tại sao một công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ, đứng thứ bảy trong số các công ty vững mạnh nhất của nước Mỹ lại rơi vào tình trạng khủng hoảng và phá sản nhanh đến chóng mặt như thế? Vào mùa thu năm 2000, dưới sức nặng của mình, Enron đã

Trang 7

bắt đầu lung lay Giám đốc điều hành Jeffrey Skilling đã tìm ra cách để che giấu những thâm hụt tài chính của những thương vụ mua bán và những hoạt động kinh doanh khác của công ty, nó được gọi là hạch toán theo giá thị trường Việc thực hiện hạch toán theo giá thị trường dẫn đến các kế hoạch được tạo ra để che giấu những khoản lỗ và khoác bên ngoài công ty cái vỏ lợi nhuận hơn là bản chất thực của nó Tuy nhiên trò chơi này không thể tiếp diễn mãi, và đến tháng 4 năm 2001, nhiều nhà phân tích bắt đầu đặt câu hỏi về tính minh bạch của các khoản thu nhập của Enron Vào mùa hè năm 2001, Enron chính thức rơi tự do

Tập đoàn Arthur Andersen chịu trách nhiệm kiểm toán, lưu giữ chi tiết các hoạt động tài chính của Enron vừa thú nhận rằng họ đã hủy bỏ "một số lượng đáng

kể nhưng không xác định được" những tài liệu nói về sai phạm tài chính ở Enron Các công tố viên cho biết số lượng tài liệu liên quan bị hủy bỏ có thể lên đến hàng ngàn

Cổ phiếu của Enron bắt đầu tụt giá thảm hại bắt đầu từ ngày 15-8-2001 Đầu tháng 11 năm 2001, giá cổ phiếu của Enron giảm xuống dưới 10 USD, cuối năm

2001, mỗi cổ phiếu chỉ còn giá 0,6 USD

Ngay trong tháng 12 năm đó (ngày 2 tháng 12 năm 2001), công ty tuyên bố phá sản Công ty sụp đổ với khoảng nợ quyết đoán với 13 tỷ dollars và hàng tỷ dollars

nợ vay, tái trả tín dụng và trả các hợp đồng năng lượng Enron phải tuyên bố phá sản đánh dấu vụ thất bại kinh doanh lớn nhất ở Hoa Kỳ

Nhiều người trong ban điều hành Enron đã bị kết tội và tống vào tù Skilling

và Lay bị buộc tội che giấu, làm những giả báo cáo Từ người hùng trở thành những

“kẻ dối trá và lừa gạt vĩ đại”, đã khoa trương quá mức tình trạng sức khỏe của công

ty và đưa công ty tới thảm cảnh phá sản, khiến cho nhà đầu tư mất hàng tỷ USD và khoảng 20.000 nhân viên Enron bị mất việc làm, nhiều người trong số họ mất luôn những khoản tiết kiệm cả đời vì đã góp vốn vào công ty

Công ty kiểm toán Arthur Andersen bị một tòa án quận kết tội cản trở tư pháp

vì tiêu hủy giấy tờ liên quan đến vụ kiểm toán Enron Mặc dù sau đó tòa tối cao đã

gỡ bỏ phán quyết của tòa án quận nhưng trên thực tế, Arthur Andersen đã phải đóng cửa vì mất hầu hết khách hàng

Trang 8

2 Hậu quả

Việc phá sản của Enron dẫn đến sự mất việc của hàng nghìn người và các khoản hưu trí của nhân viên trị giá hàng tỷ USD đã nhanh chóng bóc hơi Giá cổ phiếu của Enron đã tăng quá nhanh dẫn đến việc nhiều nhân viên của Enron đã mua

cổ phiếu của Enron như một khoản tiết kiệm, và lương hưu của họ cũng nằm trong

cổ phiếu của Enron Khi Enron rơi vào giai đoạn khó khăn, giá cổ phiếu của Enron ngày càng giảm cho đến khi không còn giá trị nữa, nhiều công nhân của Enron mất hết toàn bộ tiền đầu tư và cả công việc hiện tại lẫn lương hưu Vì lý do này, họ gần như không có gì cả ngoài quỹ an sinh xã hội Việc cổ phiếu Enron đột ngột giảm giá trị đã ảnh hưởng đến việc rút các khoản tiết kiệm của hàng nghìn người Mỹ không phải là nhân viên của Enron khi họ dành những khoản tiết kiệm này vào các quỹ chỉ

số Vụ bê bối xảy ra đã làm thay đổi cuộc sống của người Mỹ nhiều nhất, và mọi người tự nhận ra câu trả lời đó chính là sự không minh bạch trong kinh doanh của Enron Vụ bê bối kế toán Enron xảy ra bởi nhiều lý do như sự tham nhũng của người

có quyền lực, sự gian lận của kế toán viên hay sự yếu kém của ban quản trị trong việc quản trị doanh nghiệp

Ngoài ra việc khoa trương quá mức tình trạng sức khỏe của công ty dẫn đến

sự bóc hơi của hơn 60 tỷ USD giá trị thị trường của cổ phiếu sở hữu bởi nhà đầu tư Enron đã tạo ra hơn 900 công ty con, chủ yếu nằm ở những nước có những điều khoản

dễ chịu về luật kế toán Hệ thống công ty mẹ-công ty con được thiết kế bởi các chuyên gia tài chính rất tài giỏi, và được bảo đảm bởi một trong 5 đại gia ngành kiểm toán của thế giới: Arthur Andersen Trong nhiều năm, Enron chứng tỏ họ là một công ty lớn mạnh và có lợi nhuận cao để đánh lừa nhà đầu tư như:

 Từ năm 1997 đến năm 2000: Trong khoảng thời gian này, giá cổ phiếu của Enron tăng từ dưới 20 USD lên trên 80 USD Năm 2000, giá trị thị trường của Enron đạt 77 tỉ USD Lợi nhuận của công ty cũng tăng rất nhanh,

từ 20 tỉ USD trong năm 1997 lên thành 101 tỉ USD trong năm 2000, tăng hơn năm lần chỉ trong vòng 4 năm, là một trong 7 công ty Mỹ có doanh số hơn 100

tỷ USD

Trang 9

 Hệ thống thông tin đại chúng tạp chí Fortune, luôn đánh bóng Enron là công ty có nhiều tiềm năng nhất với số vốn kinh doanh 63 tỷ USD

Từ năm 1985 đến cuối năm 2001, giá cổ phiếu của công ty liên tục tăng

lên.Cao điểm là vào tháng 10/2001, giá cổ phiếu của công ty đã tăng hơn gấp

đôi trong vòng chỉ một năm

Hình 1: Giá chứng khoán của Enron trong giai đoạn từ năm 1997 đên năm 2001

Tuy nhiên, trên con đường phát triển và mở rộng lĩnh vực hoạt động, việc kinh

doanh của Enron ngày càng mang thêm nhiều rủi ro Trong việc kinh doanh vận

chuyển qua hệ thống đường ống, cả số lượng và giá cả đều ổn định Nhưng trong lĩnh

vực buôn bán khí đốt và xăng dầu, giá cả dao động rất mạnh đồng thời số lượng cũng

giao động do sức ép cạnh tranh Vì thế ít lâu sau công ty sụp đổ với khoản nợ quyết

đoán 13 tỷ dollars và hàng chục tỷ dollars nợ vay, trả tín dụng và trả các hợp đồng

năng lượng Dự kiến các chủ nợ sẽ thu hồi được 1/5 số tiền và nhà đầu tư mất hết 60

tỷ USD giá trị đầu tư của cổ phiếu

Một hậu quả thứ ba gây ra từ việc Enron phá sản là công ty kiểm toán Arthur

Andersen- một trong năm công ty kiểm toán lớn nhất thế giớ đã phải đóng cửa vì mất

hầu hết khách hàng sau 89 năm lịch sử Công ty kiểm toán Arthur Andersen bị một

Trang 10

tòa án quận kết tội cản trở tư pháp vì tiêu hủy giấy tờ liên quan đến vụ kiểm toán Enron Mặc dù sau đó tòa tối cao đã gỡ bỏ phán quyết của tòa án quận nhưng trên thực tế, Arthur Andersen đã phải đóng cửa vì mất hầu hết khách hàng sau 89 năm lịch

sử

Cuối cùng, để ngăn chặn những gian lận có thể có sau bê bối Enron chính quyền đã cho ra đời Đạo luật Sarbanes-Oxley vào năm 2002- đạo luật này thắt chặt việc công khai thông tin và tăng cường hình phạt cho việc xử lý tài chính Sự sụp đổ của Enron và sự tàn phá tài chính mà nó gây ra cho các cổ đông và nhân viên của mình đã dẫn đến các quy định và luật mới nhằm thúc đẩy tính chính xác của báo cáo tài chính cho các công ty được tổ chức công khai Vào tháng 7 năm 2002, Tổng thống George W Bush đã ký thành luật Đạo luật Sarbanes-Oxley để nâng cao hậu quả của việc cố ý hủy, sửa đổi hoặc ngụy tạo báo cáo tài chính và cố gắng lừa gạt cổ đông

3 Phân tích sự việc của Enron

Phép màu từ những con số tài chính cùng với sự tiếp tay của đại gia kiểm toán – từng là một trong năm công ty kiểm toán lớn nhất thế giới đã đưa Enron lên đỉnh cao để trở thành hãng năng lượng hàng đầu thế giới ở những năm 90 nhưng cũng nhanh chóng đưa Enron đi đến diệt vong vào năm 2001 Cụ thể, ngày 02/12/2001, hãng năng lượng Enron với tài sản 63.4 tỷ đô la Mỹ đã nộp đơn xin phá sản khiến nó trở thành vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ lúc bấy giờ Mất khoảng 16 năm để Enron đi từ 10 tỷ USD đến gần 70 tỷ USD nhưng chỉ trong vòng

24 ngày để đi đến phá sản

Khi Enron sụp đổ vào năm 2001, nó đã phá huỷ hơn 60 tỷ USD giá trị thị trường, các khoản nợ của nó bị đánh giá thấp hơn một nửa Nhận thấy rằng vấn đề lớn nhất ở Enron chính là sự kém cỏi khi đứng trước gian lận và sự dối trá, phủ nhận trách nhiệm và nuôi dưỡng những lệch lạc về đạo đức kinh doanh Bên cạnh đó là sự mục rỗng từ bên trong bởi những người luôn tìm cách kiếm lợi riêng cho mình

3.1 Sự cố của Enron và tại sao không ai phát hiện hành vi gian lận này

Vào mùa thu năm 2000, Enron đã bắt đầu sụp đổ theo trọng lượng của chính mình Hành vi gian lận nghiêm trọng này đến tận năm 2001 mới được phanh phui,

Trang 11

theo đó là những bí mật về các rủi ro hoạt động của công ty được che giấu một cách hoàn hảo khiến cho không bất kì ai có thể nghi ngờ

Các thị trường tăng trưởng của những năm 1990 đã góp phần đẩy tham vọng Enron và đóng góp vào sự tăng trưởng nhanh chóng của nó Có những giao dịch được thực hiện ở khắp mọi nơi và công ty đã sẵn sàng tạo ra một thị trường cho bất kỳ thứ

gì mà bất kỳ ai cũng sẵn sàng giao dịch Do đó, nó giao dịch các hợp đồng phái sinh cho nhiều loại hàng hóa - bao gồm điện, than, giấy và thép - và thậm chí cả thời tiết Một bộ phận giao dịch trực tuyến, Enron Online, được thành lập trong thời kỳ bùng

nổ dot-com và công ty đã đầu tư xây dựng mạng viễn thông để cho giao dịch tốc độ cao Điều này khác biệt so với việc sử dụng phái sinh của các công ty khí đốt và dầu lớn khác bởi vì những doanh nghiệp lớn này sử dụng hợp đồng phái sinh để ngăn chặn rủi ro và giảm thiểu những sự thay đổi không lường trước của giá cả hàng hóa trong khi Enron kiếm lợi nhuận từ các khoản phí có được từ các hợp đồng phái sinh

Vì thế rõ ràng nó thể hiện rủi ro nếu giá hàng hóa thay đổi trái với dự đoán của công

ty Ngoài ra, khối lượng giao dịch trên Enron online tăng đáng kể, giữa năm 2000, Enron Online thực hiện 350 tỷ usd mỗi năm trong khi đó tổng tài sản của Enron chỉ

có 60 tỷ usd Không khó để nhận ra Enron đã làm quá sức của mình

Khi những năm bùng nổ kết thúc và khi Enron đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng, lợi nhuận của công ty giảm nhanh chóng Dưới áp lực từ các cổ đông, các giám đốc điều hành công ty bắt đầu dựa vào các thông lệ kế toán đáng ngờ, bao gồm một kỹ thuật được gọi là “kế toán mark-to-market, ”để che giấu những rắc rối Kế toán theo thị trường cho phép công ty ghi lợi nhuận chưa thực hiện trong tương lai từ một số hợp đồng giao dịch vào báo cáo thu nhập hiện tại, do đó tạo ra ảo tưởng về lợi nhuận hiện tại cao hơn Kĩ thuật mark-to-market có thể được sử dụng hữu hiệu cho doanh nghiệp nắm giữ nhiều chứng khoán nhưng có thể rất nguy hiểm khi mở rộng cho những loại tài sản khác, đó là điều đang diễn ra đối với Enron Để che dấu đi những tổn thất từ việc kinh doanh hàng hóa, kế toán của Enron bắt đầu áp dụng kĩ thuật trên cho tài sản cố định như đường ống hay

hệ thống lọc dầu, để ước tính giá trị hiện tại của tài sản, Enron sử dụng cách định giá dòng tiền chiết khấu

Ngày đăng: 23/04/2021, 12:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Giá chứng khoán của Enron trong giai đoạn từ  năm 1997 đên năm 2001 - Tieu luan ENRON sụp đổ và AA
Hình 1 Giá chứng khoán của Enron trong giai đoạn từ năm 1997 đên năm 2001 (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w