- Cách chơi: cô sẽ chia trẻ thành 3 đội và Trên màn hình cô đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi và các đáp án rồi nhiệm vụ của các con là sau khi hết thời gian suy nghĩ phải thật nhanh tay r[r]
Trang 1GIÁO ÁN
Thi giáo viên dạy giỏi
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Dạy trẻ làm thí nghiệm lốc xoáy Lứa tuổi: MGL 5 – 6 tuổi
Số lượng: 18 – 20 trẻ
Thời gian: 30 – 35 phút
Ngày dạy: 10/11/2020
Người dạy:
I Mục đích - yêu cầu
1 Kiến thức:
- Trẻ biết được vì sao khi cho các nguyên liệu như Màu thực phẩm, nước rửa bát, kim tuyến vào chai nước và lắc đều lên lại tạo thành lốc xoáy
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
2 Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát,chú ý, khả năng pháṇ đoán và suy luận của trẻ, sự khéo léo khi làm thí nghiệm, kích thích tính tò mò và ham hiểu biết của trẻ
- Sử dụng ngôn ngữ trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng mạch lạc và đủ câu
- Trẻ có thao tác và kỹ năng khi tham gia trò chơi
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn
II Chuẩn bị
1.Đồ dùng của cô.
- Giáo án powerpoint, que chỉ, máy tính, máy chiếu, nhạc, các thùng giấy
- Khay,1 lọ thủy tinh, 2 lọ nhựa nhỏ,1 cái muỗng,2 chai nhựa , kim tuyến, màu, nước rửa bát, nước
Trang 2- Đồ dùng, bàn để chơi trò chơi
2 Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ 2 lọ nhựa nhỏ,1 cái khay nhỏ,1 cái muỗng,1lọ thủy tinh nhỏ,nước rửa bát, màu,nước
- Khăn lau
III/ Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức.
- Cô giáo giới thiệu người dự giờ.
- Các con chào các cô nào
- Trốn cô trốn cô
- Cô đâu cô đâu?
Các con cùng nhìn lên màn hình xem cô có gì nào?
Video của cô có gì?
Trẻ chào các cô
Cô đây cô đây Trẻ xem video Trẻ trả lời
Trang 3Khi lốc xoáy xuất hiện thì hiện tượng gì đã sảy ra?
( mưa, gió, sấm, chớp,nhà cửa bị cuốn bay hết)
À khi sảy ra lốc xoáy thì tất cả mọi thứ sẽ bị cuốn đi hết và
nó rất đáng sợ đấy
Nhưng đấy chỉ là hiện tượng lốc xoáy ngoài thiên nhiên thôi
các con ạ còn lốc xoáy trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta lại rất chi là thú vị đấy
Và hôm nay cô sẽ cho các con làm thí nghiệm về lốc xoáy
xem nó xoáy mạnh và thích thú như thế nào nhé
Các con có muốn làm thí nghiệm cùng cô không nào?
Bây giờ cô mời các con cùng về bàn của mình nào
2.Phương pháp, hình thức tổ chức.
*Làm thí nghiệm lốc xoáy.
Các con cùng quan sát cho cô xem cô đã chuẩn bị cho chúng
mình đồ dùng gì nào?
-Khay của con có những gì?( Cô hỏi 2 -3 trẻ)
À cô cũng có khay đồ dùng giống như của các con đấy.( Cô
giới thiệu đồ dùng của mình)
Bước 1: Cô sẽ rót nước vào lọ ( Tay trái cô giữ lọ tay phải
cô cầm ca nước và rót)
Bước 2: Cô nhỏ vào lọ nước một ít màu
Bước 3: Cô lấy thìa xúc kim tuyến cho vào
Bước 4: Cô nhỏ một ít nước rửa bát vào
-Các con cùng quan sát xem hiện tượng gì đã sảy ra nhé (Cô
gọi 2 – 3 trẻ trả lời)
- Các con có biết vì sao khi cô nhỏ nước rửa bát vào mà
những hạt kim tuyến lại rơi xuống không?
+ Cô giải thích: Vì khi cô cho nước rửa bát vào thì nước rửa
bát nặng hơn nước vì vậy nó sẽ bị chìm xuống dưới và kéo
theo những hạt kim tuyến chìm xuống theo và tạo nên một
cơn mưa kim tuyến đầy màu sắc như thế này đấy
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trang 4Bước 5: Cô đóng chặt nắp lại và lắc thật mạnh cái lọ
- Và bây giờ các con cùng quan sát xem có hiện tượng gì sảy
ra nào?( hiện tượng xoáy nước xuất hiện)
- Các con có biết vì sao khi cô xoay chiếc lọ lại tạo thành
hình lốc xoáy như thế này không?( gọi 2 – 3 trẻ trả lời)
+ Cô giải thích: Vì khi ta xoay chiếc lọ thì phần chất lỏng
bên ngoài xoay trước phần chất lỏng bên trong và khi chúng
ta dừng lại thì phần chất lỏng bên ngoài dừng lại trong khi
phần chất lỏng bên trong vẫn tiếp tục xoay do đó lốc xoáy
xuất hiện như thế này
Bây giờ các con có thích làm thí nghiệm giống cô không
nào?
- Cô mời các con cùng làm thí nghiệm nào
- Trẻ làm thí nghiệm cô bao quát giúp đỡ trẻ nếu trẻ cần
- Trẻ làm xong cô hỏi trẻ kết quả trẻ làm được
+ Con đã làm thí nghiệm lốc xoáy như thế nào?( Cô hỏi 2- 3
trẻ)
+ Bước 1 con làm gì?
+ Bước 2 con cho nguyên liệu gì?
+ Rồi còn gì nữa nào?
+ Khi con lắc lọ nước thì hiện tượng gì đã sảy ra?
+ Mở rộng: Ngoài thí nghiệm làm lốc xoáy với chiếc lọ này
thì cô còn làm thêm 1 thí nghiệm nữa về lốc xoáy nhưng với
chiếc chai nhựa to này đấy đấy
+Cô sẽ khoét thủng 2 nắp chai và lấy băng dính cô dính 2
nút chai lại với nhau và cô sẽ cho đầy chai nước vào cô cho
màu rồi đến kim tuyến và cuối cùng là nước rửa bát sau đó
cô dốc ngược chai xuống và lắc chai mạnh và hiện tượng lốc
xoáy đã sảy ra
Hôm nay cô thấy các con đã học rất ngoan và rất giỏi rồi
đấy cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đấy các con có
Trẻ trả lời
Trẻ làm thí nghiệm
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ lắng ghe
Trang 5thích không?
*Trò chơi 1: Rung chuông vàng
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: cô sẽ chia trẻ thành 3 đội và Trên màn hình cô
đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi và các đáp án rồi nhiệm vụ của
các con là sau khi hết thời gian suy nghĩ phải thật nhanh tay
rung chuông và trả lời câu hỏi đội nào rung chuông trước thì
đội đó giành được quyền trả lời nhưng nếu đội đó mà trả lời
sai thì quyền trả lời thuộc về 2 đội còn lại.Và đội nào trả lời
đúng thì đội đó dành được chiến thắng và phần thưởng cho
đội thắng cuộc là 1 phần quà rất hấp dẫn Các con đã sẵn
sàng trưa nào?
Cô cho trẻ chơi
Vừa rồi các con đã trải qua trò chơi thứ nhất rất xuất sắc
rồi và bây giờ cô và các con cùng đến với trò chơi thứ 2
mang tên là thi tài
*Trò chơi 2: Thi tài
Các con ơi trường mầm non Đông Xuân vừa mới mở thêm
1 phòng thí nghiệm rồi đấy nhưng vẫn chưa đủ đồ dùng cho
các bạn làm thí nghiệm nên hôm nay cô và các con cùng
nhau đi mua và chon đồ cho phòng thí nghiệm nhé
-Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội nhiệm vụ của các con là
phải lấy đồ dùng sau đó bật qua các vòng và chạy thật nhanh
mang đồ lên để vào rổ sau đó chạy về vỗ tay vào bạn phía
sau và chạy về cuối hàng đứng.đội nào lấy được nhiều đồ
nhất là đội đó giành chiến thắng và phần thưởng dành cho
đội chiến thắng là 1 món quà Các con đã sẵn sàng chưa?
Cô cho trẻ chơi và nhận xét trò chơi và phát thưởng cho trẻ
3 Kết thúc.
- Cô nhận xét tiết học
- Khen ngợi, động viên trẻ
Trẻ tham gia chơi
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý nghe
Trẻ tham gia trò chơi