1. Trang chủ
  2. » Lịch sử

Đáp án đề thi HSG thành phố lớp 12 TP Hải Phòng môn Ngữ văn Bảng Không chuyên 2019-2020 - Học Toàn Tập

3 2,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đáp án Đề Thi HSG Thành Phố Lớp 12 TP Hải Phòng Môn Ngữ Văn Bảng Không Chuyên 2019-2020
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hải Phòng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Hướng Dẫn Chấm
Năm xuất bản 2019-2020
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 447,17 KB

Nội dung

+ Bám sát, phản ảnh chân thực, khách quan hiện thực cuộc sống + Người nghệ sĩ phải đau nỗi đau chung của con người, thời đại + Nghệ sĩ không chỉ cần có trái tim lớn mà còn phải c[r]

Trang 1

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HẢI PHÒNG

(Đề thi gồm 02 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12

Năm học 2019 - 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM: NGỮ VĂN BẢNG KHÔNG CHUYÊN

Ngày thi: 19/9/2019

I

ĐỌC

HIỂU

1 Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả khi miêu tả màu tím của hoa bằng lăng 1.0

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ:

+ Từ ngữ tinh tế, trau chuốt, gợi hình, gợi cảm: “tím hoen nhanh”,

“bợt bạc”,…

+ Từ ngữ phong phú biểu đạt những sắc thái, trạng thái khác nhau

của màu tím hoa bằng lăng:“tím sũng”, “tím nhạt dần”, “tím nguyên vẹn”, …

+ Từ ngữ mới lạ, độc đáo: “tím thỏa thuê”, “sắc tím nhàm rồi,…

- Hiệu quả: thể hiện tình cảm, thái độ của nhà văn với đối tượng được

miêu tả và khơi gợi sự đồng điệu ở độc giả

0.25 0.25

0.25 0.25

2 Vẻ đẹp của hoa bằng lăng ngay cả khi bị “lãng quên” gợi cho anh/chị

suy nghĩ về điều gì trong cuộc sống?

2.0

- Vẻ đẹp của hoa bằng lăng ngay cả khi bị lãng quên: “nở yêu kiều”,

“tưng bừng”, “hào phóng”, “tỏa sáng”, “cháy tận một sắc tím, rồi băng”,“bằng lăng nào có đòi hỏi gì, hồn nhiên…trổ cành, điềm nhiên khi lìa cành…bất chấp sự đơn bạc của nhân gian”, …

- Suy nghĩ về điều được gợi ra: Quy luật của tự nhiên, của cái Đẹp và

sự dâng hiến: dâng hiến hết mình cho cuộc đời bất chấp “sự đơn bạc của nhân gian”…

(Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau về điều được gợi ra, song bài làm cần đảm bảo:

+ Nêu được vấn đề: 0.5 điểm + Có lí lẽ thuyết phục: 0.5 điểm + Rút ra bài học: 0.5 điểm)

0.5

1.5

II

LÀM

VĂN

1 Trình bày suy nghĩ về lời khuyên của Hae Min 3.0

a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài,

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bàn về vấn đề: Yêu những điều không hoàn hảo 0.25

c Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, có

sự liên kết chặt chẽ; sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính:

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

2

* Giải thích:

- Yêu những điều không hoàn hảo: chấp nhận, trân trọng những điều còn thiếu sót, chưa hoàn thiện

- Quan điểm sống nhân văn: Con người cần có tấm lòng bao dung, cái nhìn rộng mở, thái độ tích cực đối với những điều còn thiếu sót trong chính bản thân mình, trong những người xung quanh và trong cuộc

sống

0.5

*Bàn luận:

- Cuộc sống và con người vốn luôn hiện hữu những điều không hoàn hảo mà dù không muốn ta vẫn phải chấp nhận

- Khi biết yêu những điều không hoàn hảo, ta sẽ thoát ra khỏi những cảm xúc tiếc nuối, thất vọng, tuyệt vọng; giữ cho lòng thanh thản, tâm trí an nhiên; lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống, vào những người xung quanh và chính mình; hướng con người tới một cuộc sống hạnh phúc

- Cuộc sống đáng trân trọng vì vậy không nên lãng phí vào việc ghét

bỏ những điều chúng ta không vừa ý

- Nếu cố chấp, chỉ nhìn vào những điều thiếu sót, không hoàn hảo thì con người sẽ luôn bị ràng buộc bởi định kiến, hẹp hòi

- Yêu những điều không hoàn hảo không có nghĩa là chấp nhận thỏa hiệp với cái xấu, cái ác

1.25

*Bài học nhận thức và hành động:

Nhận thức đúng đắn, thái độ sống tích cực, hành động phù hợp trước

những điều không hoàn hảo

0.5

d Sáng tạo

Trình bày, diễn đạt có sự mới lạ; thể hiện được quan điểm và thái độ

riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

0.25

a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài,

kết bài

0.25

c Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, có

sự liên kết chặt chẽ; sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo các ý sau:

* Giải thích:

- Thế giới chẻ làm đôi / Vết nứt xuyên qua trái tim nhà thơ:

+ Thế giới chẻ làm đôi: hiện thực cuộc sống với những nỗi đau

giằng xé về số phận con người, về cuộc đấu tranh giữa hai phần tối – sáng, thiện – ác

+ vết nứt xuyên qua trái tim nhà thơ: nỗi đau của chính người nghệ

sĩ khi đứng trước hiện thực cuộc sống

+ Thế giới chẻ làm đôi, vết nứt xuyên qua trái tim nhà thơ: hiện

thực cuộc sống được thẩm thấu qua lăng kính người nghệ sĩ, mang theo những rung động sâu sắc của trái tim Trước hết, người nghệ sĩ phải đau nỗi đau của chính mình Nghệ sĩ không được phép chỉ nói

0.5

Trang 3

3

đến nỗi đau chung trừu tượng, văn học không yêu cầu nghệ sĩ đau hộ cho người khác, cho cuộc đời mà bản thân mình trong lòng lại nguội lạnh

=> Ý thơ đặt ra vấn đề người nghệ sĩ và quá trình sáng tạo nghệ thuật

* Bàn luận:

- Vai trò của hiện thực cuộc sống trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ

- Nghệ thuật nói bằng thứ tiếng của cảm xúc Bản chất người nghệ sĩ

là giàu tình cảm và nhạy bén trước cuộc đời

- Hiện thực cuộc sống đi qua tâm hồn nhạy cảm, trí tuệ sắc bén của người nghệ sĩ, hiện thực ấy phải in dấu tâm hồn, trí tuệ sâu sắc, cá thể

và độc đáo của người nghệ sĩ

- Mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực cuộc sống và quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn

- Đòi hỏi nhà văn trong quá trình sáng tạo:

+ Bám sát, phản ảnh chân thực, khách quan hiện thực cuộc sống + Người nghệ sĩ phải đau nỗi đau chung của con người, thời đại + Nghệ sĩ không chỉ cần có trái tim lớn mà còn phải có trí tuệ lớn, không phải chỉ cần có cảm xúc và tưởng tượng mà còn cần phải có khả năng đọc, tìm hiểu, nghiền ngẫm, trau dồi tài năng ngôn ngữ

1.0

*Chứng minh:

Thí sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp để sáng tỏ vấn đề nghị luận

1.0

*Đánh giá, mở rộng:

- Đây là ý kiến xác đáng về quá trình sáng tạo của nhà văn Ý kiến đặt

ra vấn đề về thiên chức người nghệ sĩ: người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, đồng thời phải luyện rèn tài năng, làm phong phú, giàu có thêm vốn ngôn ngữ của mình…

- Ý kiến cũng góp phần định hướng cho người tiếp nhận văn học Qua các tác phẩm văn học, người đọc sẽ khám phá và lĩnh hội được những tình ý sâu kín mà nhà văn gửi gắm, thấy được dấu ấn của người nghệ

sĩ; từ đó trân trọng quá trình sáng tạo nghệ thuật lao khổ của nhà văn

0.5

e Sáng tạo

Trình bày, diễn đạt có sự mới lạ; thể hiện được quan điểm và thái độ

riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

0.5

- Hết -

Ngày đăng: 23/02/2021, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w