+ Nói nghe: Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về đoạn thơ, bài thơ.. Lắng nghe sự chia sẻ ý kiến của các bạn và GV, học tập các bạn để rèn luyện kĩ năng[r]
Trang 1TUẦN 28: TIẾT 140: LUYỆN NÓI:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I MỤC TIÊU
1.
Kiến thức:
- Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể
3 Thái độ:
- Xúc động, yêu quý, trân trọng cảm xúc về tác phẩm thơ
3/ Năng lực
- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lự giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt:
+ Viết:Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
+ Nói nghe: Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về đoạn thơ, bài thơ Lắng nghe sự chia sẻ ý kiến của các bạn và GV, học tập các bạn để rèn luyện kĩ năng nói tốt hơn
II CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi
- Chuẩn bị một số đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Trang 2HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS
- Kích thích HS hiểu được nghị luận về
một đoạn thơ, bài thơ
* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV
* Phương thức thực hiện: HĐ cá
nhân, HĐ cả lớp
* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả
lời
* Cách tiến hành:
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Các bước làm bài nghị luận về đoạn
thơ, bài thơ.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, trả lời
miệng câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
+ Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Lập dàn bài
+ Viết bài
+ Đọc lại bài viết và sửa chữa
GV: Giờ học hôm nay, các em sẽ được
thực hành luyện nói về một đoạn thơ,
bài thơ
B Hoạt động hình thành kiến thức,
Luyện tập
I) Đề bài
Suy nghĩ về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
Tìm hiểu đề
- Thể loại nghị luận về một bài thơ
- Nội dung: tình cảm bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa”
II) Luyện nói
1 Trình bày dàn ý: SGK
A Mở bài:
B Thân bài
- Tái hiện hình ảnh bếp lửa thời thơ ấu
- Kỉ niệm năm lên 4 tuổi
- Kỉ niệm về tiếng chim tu hú
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước…
- Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước
C Kết bài:
2 Trình bày phần mở bài và thân bài
Trang 3Hoạt động 1: Tìm hiểu đề cụ thể.
* Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở
tiết trước để luyện nói
* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài.
* Phương thức thực hiện: trình bày
hoạt động nhóm lớn
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của
nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
1 GV chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm bằng kỹ thuật khăn
phủ bàn (7 phút)
? Vấn đề cần nghị luận?
? Phần MB cần nêu được các ý nào?
? Thân bài em sẽ triển khai các ý nào?
? Phần kết bài làm nhiệm vụ gì?
2 Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cả nhóm, thảo luận
nhóm, cử đại diện trình bày
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất
- Dự kiến sản phẩm…
Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm “Bếp lửa” - Bằng Việt
Trang 4- Tình cảm bà cháu thiêng liêng.
Thân bài:
- Tái hiện hình ảnh bếp lửa thời thơ ấu + Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi tả: “ chờn vờn”, “ấp ủ”
- Kỉ niệm năm lên 4 tuổi: 1 kỉ niệm buồn nhưng thấm đẫm tình cảm bà cháu nên nó có sức sống mãnh liệt trong tâm hồn cháu
+ Cách sử dụng từ gợi cảm “đói mòn”
- Kỉ niệm về tiếng chim tu hú một kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước, từ ngọn lửa đến bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin:
+ Năm giặc đốt làng
+ Sự đùm bọc yêu thương của hàng xóm
+ Lời dạy bảo của bà
- Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước, trong đó người bà là người nhen lửa vừa là người giữ ngọn lửa
- Từ ngọn lửa đú người cháu rút ra một bài học đạo lí về mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại
Kết bài
Trang 5- Khẳng định giá trị của văn bản
- Ngọn lửa trong bài thơ nhóm lên trong lòng người đọc
3 Báo cáo kết quả: HS trình bày kết
quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe
4 Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
C Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức
đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã
học để trả lời câu hỏi của GV
* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm
cặp
* Cách tiến hành:
1 Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Lập dàn bài cho cho bài "Ánh trăng" của
Nguyễn Duy
2 Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cá nhân, thảo luận
nhóm, cử đại diện trình bày
3 Báo cáo kết quả: HS trình bày kết
quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe
Trang 64 Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ
RỘNG
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức
đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của
HS vào trong vở
* Cách tiến hành:
1 GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- Tiếp tục lập dàn bài cho bài thơ mà
em cảm nhận hay và em thích
2 HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm
vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời
IV Rút kinh nghiệm
…
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử upload.123doc.net