1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm non

23 1,4K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Xây Dựng Lớp Học Thân Thiện Cho Trẻ Mẫu Giáo 3-4 Tuổi Trong Trường Mầm Non
Tác giả Lê Thị Thanh Hương
Trường học Trường Mầm Non Sơn Ca
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2019-2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,66 MB

Nội dung

Lớp học thân thiện của lứa tuổi Mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơhội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, an toàn,trẻ tiếp thu tri thức trong m

Trang 1

Lớp học thân thiện của lứa tuổi Mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơhội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, an toàn,trẻ tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình, nơi

đó trẻ phải được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ

và tích cực tham gia vào quá trình học tập để phát triển nhận thức một cách toàndiện, đem lại hiệu quả cao trong giáo dục Khi các lớp học đã thực sự thân thiện thì

sẽ góp phần tạo nên một trường học thân thiên và đây là trách nhiệm của nhàtrường, của gia đình trẻ và cộng đồng xã hội để giáo dục trẻ trở thành con ngườimới, con người phát triển toàn diện

2 Cơ sở thực tiễn

Năm học 2019- 2020 là năm thực hiện có hiệu quả chủ đề của SGD" Nâng

cao trách nhiệm, đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng học sinh”, bên cạnh đó ngành vẫn tiếp tục chỉ đạo các trường đẩy

mạnh thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong đó có phong trào

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những yêu cầu cao hơn,thiết thực hơn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường hơn Thực tế cho thấytrường mầm non Sơn Ca đã từng bước chuyển mình, có những thay đổi đáng kể đểphù hợp với thời kì đổi mới Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, cách đánhgiá cũng được đổi mới, trường học ngày một khang trang nhưng vẫn còn trẻ đi họcchưa chuyên cần, vẫn còn nhiều trẻ chưa hứng thú, hoạt động chưa tích cực, tựgiác, không khí lớp học không phải lúc nào cũng thoải mái… Để góp phần vào việcnâng cao chất lượng dạy và học, để phong trào thi đua “Xây dựng được trường học

Trang 2

thân thiện, học sinh tích cực” thực sự có bề rộng và chiều sâu, đem lại hiệu quảcao, giúp trẻ hứng thú, chủ động, sáng tạo, có các mối quan hệ thật sự thân thiện,bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở với bao câu hỏi tự đặt ra cho bản thân: "Làmthế nào để trẻ đi học chuyên cần?”; “Làm thế nào để trẻ hứng thú, hoạt động tíchcực hơn?”; "Làm sao để trẻ có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui?”

"Làm sao để trẻ xem trường học là ngôi nhà thứ 2, xem cô giáo như mẹ hiền, mạnhdạn, tự tin, hòa đồng khi giao tiếp… Là một giáo viên dạy trẻ 3- 4 tuổi tôi thấy rằngmuốn xây dựng được trường học thân thiện thì phải bắt đầu từ việc xây dựng lớphọc thân thiện Vì mỗi lớp học thân thiện là một viên gạch nền móng vững chắccho một ngôi trường thân thiện nhanh nhất Trẻ được học trong một môi trường vậtchất đầy đủ với phòng ốc phù hợp, thoáng mát, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đadạng, phong phú phục vụ tốt cho nhu cầu của trẻ và luôn đảm bảo an toàn sẽ là điềukiện thuận lợi để trẻ nắm bắt tri thức có hiệu quả hơn Được học trong một môitrường thiên nhiên tốt cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, trẻ được đến gần vớithiên nhiên hơn và từ đó cũng phát triển được ở trẻ năng lực cảm thụ thẫm mỹ hơn

để hướng đến cái đẹp cho bản thân và cái đẹp cho cuộc sống của trẻ sau này Vàyếu tố quan trọng nhất không thể thiếu trong việc xây dựng một lớp học thân thiện

đó là trẻ phải được học trong một môi trường tâm lý xã hội tốt, ở đó không những

có cô, có bạn mà có cả những mối quan hệ, giao lưu gần gũi mà thân mật Chínhnhững lí do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu, trải nghiệm đồng thời tích lũy những

kinh nghiệm để thực hiện tốt đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện

cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non” góp phần nâng cao hơn nữa chất

lượng chăm sóc giáo dục trong lớp cũng như trong nhà trường

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Sở dĩ tôi chọn đề tài này là muốn chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp về kinh

nghiệm của mình về xây dựng lớp học thân thiện, góp phần xây dựng trường học thân thiện

Bên cạnh đó nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, phát huytính cực, sáng tạo của trẻ, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục, giúptrẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, từ đó biết chia sẻ những cảm xúc với mọingười

Tuyên truyền với phụ huynh, cộng đồng xã hội về ý nghĩa, vai trò của giáodục mầm non đối với sự phát triển nhân cách của trẻ Từ đó thu hút phụ huynhcộng đồng xã hội cùng tham gia

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu là: “Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho

Trang 3

trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non”

IV ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:

Năm nay tôi được nhà trường phân công dạy lớp bé 3-4 tuổi Với đề tài trêntôi đã chọn đối tượng lớp tôi ( lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi C1) để khảo sát thựcnghiệm

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

VI PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Tôi thực hiện đề tài này tại trường mầm non Sơn Ca, lớp mẫu giáo bé 3-4tuổi C1 với tổng số trẻ 27 Tại trường Mầm non Sơn Ca – Thị trấn Hồ Xá- VĩnhLinh- Quảng Trị

* Thời gian nghiên cứu :

đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học của cô và trẻ

Lớp có 2 giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, có trình độchuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, luôn có ýthức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Phòng học an toàn, thoáng mát, đủ ánh sáng, đồ dung đồ chơi phù hợp vớilứa tuổi

Nhà trường duy trì được công tác bán trú, các cháu đi học cả ngày nên thuậnlợi trong việc theo dõi, đánh giá trẻ

Các cháu đều ở cùng lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý giống nhau nên dễ dàngtrong việc giáo dục

Trang 4

đoạn, ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình học tập cuả trẻ.

Một số phụ huynh chưa gần gũi, còn giữ khoảng cách với giáo viên, chưaquan tâm ủng hộ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ

Đồ dùng đồ chơi chưa thực sự phong phú, đa dạng, một số đồ chơi tự làm độbền chưa cao, dễ hư hỏng

II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI

1 Khảo sát thực tế 27 trẻ

cần

thể hiện được cảm xúc của bản thânkhi giao tiếp với mọi người

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường tâm lý - xã hội:

Môi trường tâm lý xã hội bao gồm các mối quan hệ có liên quan và hỗ trợlẫn nhau, tạo bầu không khí ấm cúng, thoải mái và an toàn cho trẻ Mọi trẻ đều cảmthấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng, tạo tâm lý tin cậy, mong muốn

sẻ chia, gần gũi

1.1: Xây dựng mối quan hệ tình cảm, thân thiện giữa giáo viên với trẻ:

Là giáo viên đang giảng dạy ở lớp 3-4 tuổi, với số lượng trẻ đông thì mốiquan hệ với trẻ luôn là một phần quan trọng đóng góp vào sự thành công trongthực hiện nhiệm vụ của tôi Công việc của giáo viên mầm non thường tất bật vàkhông có thời gian nhiều để có thể trò chuyện tạo, thể hiện hành động, cử chỉ tìnhcảm, gần gũi với từng trẻ nên tôi thường tranh thủ trong tất cả các giờ hoạt độngcủa trẻ như giờ đón, trả trẻ, giờ ăn, giờ chơi, giờ học, giờ ngủ để làm công việc đó

và tôi đã học hỏi, sưu tầm, sáng tạo ra một số biện pháp nó tuy đơn giản nhưng hiệuquả để xây dựng mối quan hệ thân thiện với trẻ

Tôi luôn ghi nhớ và nhắc lại một vài thứ mà trẻ thích Điều đó thậm chí đơngiản kiểu như: “Thục Anh, cô biết con thích màu xanh” hay “Phương Di, con rất

Trang 5

một vài điểm nổi bật của trẻ khi đón trẻ: “Phương Nguyên, hôm nay con có cái áođầm đẹp quá! hay Thiên An hôm nay mới cắt tóc à?” với giọng điệu nhẹ nhàng,tươi cười chào đón bé Không những thế tôi luôn tạo những động tác trìu mến như:Đập tay, thơm má, ôm ấp vỗ về…tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đến lớp.

Hình ảnh: Cô đón bé cào lớp với động tác đập tay

Vào lớp tôi luôn ngồi gần và trò chuyện cùng trẻ một cách cởi mở về chủ đềtrẻ học Cho phép trẻ trò chuyện với cô một cách thoải mái Điều này đem lạikhông khí hài hước và vui tươi

Trong giờ học tôi lên kế hoạch lựa chọn những nội dung gần gũi và phù hợpvới khả năng nhận thức của trẻ với hình thức dạy học sáng tạo, luôn lấy trẻ làmtrung tâm, thay đổi nhiều hình thức khác nhau, cùng với đồ dùng trực quan sinhđộng, hấp dẫn, an toàn nhằm thu hút lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách nhẹnhàng, thoải mái Tôi luôn tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ bằng những lờikhen, những tràng vỗ tay để giúp trẻ, tự tin như: “Sinh Nghĩa, con trả lời đúng rồiđấy, con giỏi qúa, các con hãy thưởng cho bạn một tràng vỗ tay nào” Tôi luôn tạo

Trang 6

điều kiện cho trẻ biết rằng bất cứ câu trả lời nào của chúng đều tốt Để giúp trẻmạnh dạn hơn Nếu chúng ta khẳng định trẻ trả lời sai, chê bai trẻ, nó chính là bứctường vô hình ngăn cản giáo viên bước vào thế giới của trẻ Hãy luôn gần gũi, cómặt khi trẻ cần.

Hình ảnh: Cô động viên, giúp đỡ trẻ thực hiện sản phẩm tạo hình

Giờ hoạt động ngoài trời tôi lên kế hoạch nội dung quan sát có trên thực tếtrong trường, luôn gần gũi, bao quát trẻ tốt, tạo sự an toàn cho trẻ Cùng chơi vớitrẻ những trò chơi vận động, dân gian giúp trẻ có được sự hứng thú, tự tin

Giờ hoạt động góc là phương tiện phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,thẩm mĩ, thể chất Thông qua hoạt động góc hằng ngày giúp trẻ chia sẻ niềm vuicủa mình với bạn bè, cộng đồng làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn

và rộng lớn hơn Hoạt động góc giúp trẻ hiểu nhau hơn, chơi hợp tác với nhau, từ

hoạt động góc trẻ mô phỏng lại xã hội của người lớn Vì vậy, trong giờ chơi tôiluôn hòa đồng cùng trẻ, đôi lúc nhập vai để cùng giao tiếp với trẻ, giúp phát triểnngôn ngữ, kỷ năng giao tiếp và biết thể hiện cảm xúc, chia sẻ với người khác khichơi “Bác sĩ ơi! Tôi đau bụng quá, Bác sĩ giúp tôi với ? ” hay “Bác tài xế ơi! Bác

trong góc để tìm hiểu năng lực, mức độ suy nghĩ của từng trẻ, phát hiện ra đồ dùng,

đồ chơi hoặc các vật liệu có khó khăn gì so với khả năng của trẻ Thông qua quansát giúp tôi biết được khi nào trẻ cần giúp đỡ, cần phải can thiệp, những gì cần phải

Trang 7

bổ sung, thay đổi Từ đó lựa chọn biện pháp tác động, hướng dẫn trẻ chơi phù hợp, hiệu quả

Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh tôi luôn nhẹ nhàng động viên trẻ: “Con cố lên,con ăn giỏi mà” Một số trẻ khó ngủ, còn khóc tôi nằm cạnh trẻ, vỗ về cho trẻ ngủ.Trẻ vệ sinh không đúng nơi quy định tôi không quát mắng trẻ mà nhẹ nhàng dặntrẻ: “Lần sau con đi vệ sinh trong này nhé! cô biết con sẽ làm được”

Vào cuối ngày tôi hay hỏi trẻ hôm nay con học có vui không, con thích đihọc không? Con cảm thấy như thế nào hoặc là hôm nay con chơi trò chơi tìm màurất giỏi, hãy nói cho cô biết làm như thế nào để con có thể giỏi như vậy?”

Tôi luôn cởi mở, thành thật với trẻ qua một số tình huống: “Xin lỗi con, côvừa nói với con hơi lớn tiếng” Khi đó, trẻ có thể nói hoặc im lặng hoặc cười thathứ Tôi rất thích phương pháp đó, bởi vì vào thời điểm cuối ngày khi bản thân đãkiệt sức, tôi biết khi đó tôi không thể bình tĩnh mãi được

Hàng tháng tôi đều đứng ra tổ chức các bữa tiệc sinh nhật, hoặc liên hoan đểgiúp trẻ vui vẻ, thân thiện với nhau và tạo cho trẻ một tâm thế thích đi học cho buổihọc ngày mai

Hình ảnh: Tiệc sinh nhật luôn được các bé háo hức đón nhận

Trang 8

Ngoài ra tôi hay làm một vài điều hài hước và điều đó sẽ khiến trẻ tự phá bỏbức tường ngăn cách và thân thiện hơn với tôi

Những kiểu đối thoại như vậy sẽ diễn ra chỉ trong khoảnh khắc nó không hềtốn thời gian mà lại hiệu quả vô cùng Trẻ biết cô đang quan tâm đến chúng, điều

đó sẽ là ngọn nguồn tạo nên sự khác biệt to lớn Đó là cách mà tôi mang trẻ đếngần tôi hơn

Trong lớp tôi luôn đối xử công bằng, không thiên vị trẻ nào tạo mối quan hệtốt cho cho tất cả trẻ trong lớp Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ, gần gũigiữa giáo viên và trẻ: Cô là người mẹ thứ 2, luôn cư xử với thái độ ân cần niềm nở,biết cách lắng nghe trẻ, luôn gọi tên trẻ khi giao tiếp Ví dụ: “Quân Chính con giúp

cô xếp ghế nhé!”

Bản thân tôi luôn tìm cách lắng nghe trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ýnghĩ và tự tin diễn đạt trước đám đông, động viên trẻ tự tin vảo bản thân bằng cáccâu nói “Con sắp làm được rồi”, “Không sao đâu”, “Làm lại đi nào” Cần kiên nhẫnđối với trẻ, tránh thúc ép căng thẳng khi luyện tập, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng

ý kiến cá nhân của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau Khôngcần can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ chơi, nếu không cần thiết Cân bằng giữahoạt động chơi và hoạt động học Không hù dọa, chê bai, trách mắng, đánh trẻ

Tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các họatđộng tập thể như: trò chuyện, thảo luận, vui chơi theo đội, chia sẻ cảm xúc kinhnghiệm, trưng bày sản phẩm, chia sẻ ý tưởng, sinh nhật bạn Chú trọng phát triểncác kỹ năng xã hội trong các họat động nhóm (chờ đến lượt, phân công, hợp tác,

chia sẻ, tôn trọng bạn, giải quyết xung đột, kiềm chế).

1.2: Tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ:

Cha mẹ trẻ là một trong những nhân tố quan trọng trong việc hỗ trợ hìnhthành lớp học thân thiện nên tôi thường xuyên thông tin kịp thời, phối hợp với cha

mẹ trẻ để tạo sự thống nhất trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

Để tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ bản thân tôi luôn làm tốtcông tác thông tin 2 chiều giữa cô và cha mẹ trẻ Ngay từ đầu năm học thông quacác buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụhuynh về nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, thống nhất một số biệnpháp chăm sóc và dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà Biệnpháp tôi thường dùng là giải thích, thuyết phục cha mẹ thay cho ra lệnh Thườngxuyên tìm hiểu thông tin về trẻ qua phụ huynh Tạo mối quan hệ thân tình giữa giáoviên với cha mẹ trẻ Không nhận xét tiêu cực về trẻ với cha mẹ Khi thông báo tình

Trang 9

hình với cha mẹ trẻ tôi luôn có giải pháp, lời khuyên tích cực tạo sự an tâm chocha mẹ trẻ.

Tôi luôn trò chuyện cởi mở với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ, không giữkhoảng với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về kiến thức chăm sóc trẻ một cách

có khoa học, về nội dung giáo dục trẻ theo chủ đề Từ đó phụ huynh sẻ hiểu thêmcông việc của giáo viên ở lớp, cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điềukiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, từ đó tạo nên mốiquan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên

Nhằm tạo sự quan tâm và phối kết hợp tốt với phụ huynh Thu hút, mở rộng

sự tham gia của phụ huynh vào quá trình giáo dục, khai thác tiềm năng đóng gópcủa họ, trong năm học này lớp tôi đã mạnh dạn tổ chức cho phụ huynh nhậnnguyên vật liệu tại lớp và tham gia làm lồng đèn trung thu cùng con tại nhà Quahoạt động này lớp tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía cha mẹ trẻ Nhiềuphụ huynh đã gửi hình ảnh, video clip và những lời nói cảm ơn chân thành tớichúng tôi và mong rằng sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để ba mẹ có thể cùng con thamgia các hoạt động ở lớp, để có thể gần gũi với con hơn, hiểu con hơn

Nhận được phản hồi tích cực của phụ huynh từ hoạt động làm lồng đèn tôimạnh dạn làm nhiều hoạt động hơn nữa có sự tham gia đóng góp từ phía phụ huynhnhư: “Ba và con làm hoa tặng mẹ nhân ngày phụ nữ Việt Nam”

Sau một thời gian cố gắng tạo lòng tin chúng tôi đã xây dựng được mối quan

hệ gần gũi, gắn bó với phụ huynh, tạo được động lực thúc đẩy, quan tâm, sẵn sàng

hỗ trợ của phụ huynh vì mục đích chung là giúp trẻ phát triển toàn diện Ví dụtrong hội thi “Xây dựng môi trường bên ngoài lấy trẻ làm trung tâm” do nhà trườngphát động phụ huynh lớp tôi đã tích cực tham gia đóng góp các nguyên vật liệu tựnhiên, phế thải để làm đồ dùng đồ chơi, không những thế một số phụ huynh còntích cực đến làm cùng cô vào ngày thứ 7, chủ nhật

Trang 10

Hình ảnh: Phụ huynh cùng cô làm đồ dùng đồ chơi

1.3: Tạo dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với giáo viên cùng lớp:

Việc xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên cùng lớp là một việclàm vô cùng quan trọng để xây dựng nên một lớp học thân thiện theo đúng nghĩacủa nó

Thật vậy, lớp học có phát triển, có đi lên, trẻ có được tinh thần thoải mái, vui

vẻ đến lớp một phần rất lớn nhờ vào sự hòa đồng, hợp tác, chia sẻ của giáo viêncùng lớp Ý thức được điều này tôi và giáo viên cùng lớp đã tạo mối quan hệ thânthiện với nhau Cụ thể như trong công việc chúng tôi luôn thể hiện tính dân chủ,lắng nghe ý kiến của nhau, luôn nhận xét đánh giá, góp ý một cách chân thựcnhững việc chúng tôi đã làm được, chưa làm được một cách thẳng thắn nhưngkhông quá gay gắt để cùng nhau rút kinh nghiệm, sửa chữa để làm tốt hơn Luônkhuyến khích, động viên nhau khi gặp khó khăn trong công việc cũng như trongcuộc sống Thường xuyên trao đổi những khó khăn về chuyên môn giúp nhau pháthuy hết khả năng của bản thân, hoàn thành công việc của mình Từ đó giúp chochúng tôi gần gũi, thân mật và hiểu nhau hơn

2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường vật chất lấy trẻ làm trung tâm:

Xây dựng môi trường vật chất cũng rất quan trọng nhằm kích thích trẻ hamthích đến lớp Môi trường lớp phải hấp dẫn mới thu hút trẻ, từ đó giúp trẻ tích cựchứng thú tham gia hoạt động và phát triển một cách toàn diện về mọi mặt

2.1: Xây dựng môi trường trong lớp:

Xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch , đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố

vô cùng quan trọng trong việc khuyến khích tính độc lập, tìm tòi, sáng tạo của trẻ.Muốn làm được điều đó ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch trang trí môi

Trang 11

trường theo từng chủ đề Để từ đó có sự chuẩn bị về lớp học, về các hình ảnh trangtrí xung quanh lớp, về đồ dùng đồ chơi, các nguyên vật liệu ở các góc theo từngchủ đề nhánh Để trẻ khám phá lần lượt từng chủ đề một cách có hiệu quả.

Ví dụ: Trước khi thực hiện chủ đề “Gia đình” tôi đã dựa vào mục tiêu, nộidung của chủ đề, dựa vào khả năng của trẻ để lên kế hoạch trang trí cho từng chủ

đề nhánh

trong các góc bằng chính sản phẩm của trẻ làm ra,

và ảnh sưu tầm của cô về các hình ảnh, hoạt độngsinh hoạt trong gia đình

- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệuphù hợp với chủ đề nhánh, tạo ra sản phẩm choriêng mình

- Vệ sinh lớp học sạch sẻ, gọn gàng, ngăn nắp Vệsinh đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ

trong các góc bằng chính sản phẩm của cô và trẻlàm ra về từng kiểu nhà khác nhau

- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ lắp ghép, xâydựng ngôi nhà

- Đảm bảo đồ dùng đồ chơi sạch sẻ, sắp xếp gọngàng, dễ lấy và luô an toàn cho trẻ

cơ thể

-Trang trí những hình ảnh trong chủ đề nhánh, trongcác góc bằng những hình ảnh cô vẽ, trẻ vẽ về các bộphận trên cơ thể bé

- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ khám phá về cơthể của bé

- Chuẩn bị môi trường lớp học đảm bảo an toàn,sạch sẻ cho trẻ

Ngày đăng: 07/10/2020, 14:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh: Cô đón bé cào lớp với động tác đập tay - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Cô đón bé cào lớp với động tác đập tay (Trang 5)
Hình ảnh: Cô động viên, giúp đỡ trẻ thực hiện sản phẩm tạo hình - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Cô động viên, giúp đỡ trẻ thực hiện sản phẩm tạo hình (Trang 6)
Hình ảnh: Tiệc sinh nhật luôn được các bé háo hức đón nhận - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Tiệc sinh nhật luôn được các bé háo hức đón nhận (Trang 7)
Hình ảnh: Phụ huynh cùng cô làm đồ dùng đồ chơi    1.3: Tạo dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với giáo viên cùng lớp: - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Phụ huynh cùng cô làm đồ dùng đồ chơi 1.3: Tạo dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với giáo viên cùng lớp: (Trang 10)
Hình ảnh: Các góc được ngăn cách bằng giá đồ chơi - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Các góc được ngăn cách bằng giá đồ chơi (Trang 13)
Hình ảnh: Đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp (Trang 14)
Hình ảnh: Các góc sáng tạo trên mảng tường - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Các góc sáng tạo trên mảng tường (Trang 14)
Hình ảnh: Đồ dùng cá nhân của trẻ được làm ký hiệu - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Đồ dùng cá nhân của trẻ được làm ký hiệu (Trang 15)
Hình ảnh: Trẻ tích cực tham dự vào việc tạo dựng môi trường lớp học - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Trẻ tích cực tham dự vào việc tạo dựng môi trường lớp học (Trang 15)
Hình ảnh: Trẻ thích thú và được thu hút bởi các góc chơi - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Trẻ thích thú và được thu hút bởi các góc chơi (Trang 16)
Hình ảnh: Trang trí phòng vệ sinh cho bé - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Trang trí phòng vệ sinh cho bé (Trang 16)
Hình ảnh: Trẻ hứng thú tham gia chơi tự do với những đồ chơi ngoài trời. - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Trẻ hứng thú tham gia chơi tự do với những đồ chơi ngoài trời (Trang 17)
Hình ảnh: Trẻ chăm sóc cây xanh - Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ mẫu giáo 3  4 tuổi trong trường mầm non
nh ảnh: Trẻ chăm sóc cây xanh (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w