Để góp phần xây dựng và phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, vì xã hội công bằng văn minh, con ngườiphát triển toàn diện" mà Nghị quyết
Trang 1TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Báo cáo Đánh giá 10 năm Xây dựng và hoạt động
hệ thống Điểm Bưu Điện Văn hóa xã (1998 - 2008) Định hướng kế hoạch phát triển trong thời gian tới
Hà Nội, 8.2008
Trang 2PHẦN THỨ NHẤT QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
I CHỦ TRƯƠNG VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG “ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÔ.
1 Chủ trương xây dựng Điểm Bưu Điện Văn hóa xã (ĐBĐVHX) góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương V khoá VIII .
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõBưu chính - Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng, đóng vai tròquan trọng trong nền kinh tế quốc dân, gắn bó chặt chẽ với an ninh, quốc phòng Chiếnlược phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm
2020, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã định hướng tiếp tục pháttriển công nghệ mới, hiện đại theo hướng số hoá, tự động hoá, đa dịch vụ và mở rộngmạng lưới bưu chính viễn thông hướng về nông thôn, phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Để góp phần xây dựng và phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, vì xã hội công bằng văn minh, con ngườiphát triển toàn diện" mà Nghị quyết Trung ương V (khoá VIII) đã đề ra, từ năm 1998Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễnthông Việt Nam) đã triển khai chương trình xây dựng ĐBĐVHX, đây là một chủtrương lớn của Ngành Bưu điện nhằm cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông,CNTT cơ bản đến với 76 % cư dân vùng nông thôn, góp phần cho sự phát triển kinh
tế, văn hoá xã hội khu vực nông thôn, làm cho người dân được hưởng lợi ích của cácdịch vụ Bưu chính, Viễn thông mà sự nghiệp đổi mới của Đảng ta đã mang lại
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của ĐBĐVHX.
Mục tiêu của ĐBĐVHX nhằm phát triển cơ sở hạ tầng Bưu chính, Viễn thôngphục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, tạo sự công bằng trongviệc hưởng thụ những lợi ích mà các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông mang lại, pháthuy các nguồn lực cho phát triển văn hoá, đáp ứng một số nhu cầu văn hóa thiết yếucủa người dân, từ đó tạo lập thị thường Bưu chính, Viễn thông rộng khắp và vững chắc
ở nông thôn, với nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đưa các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông tiếp cận với với người nông dân, đặcbiệt người dân vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, kích thích nhu cầu sử dụngthông tin của người dân để phát triển kinh tế ở nông thôn, vươn tới mở rộng thị trườngnông thôn rộng lớn, giàu tiềm năng, đồng thời phục vụ thông tin liên lạc cho các cấp
uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương
- Khai thác, tận dụng và phát huy những tiềm năng nguồn nhân lực, vật chất củaĐBĐVHX để tổ chức các hoạt động văn hoá trên cơ sở triệt để sử dụng vị trí thuậntiện cho mọi người dân đến đọc sách báo miễn phí, qua đó tuyên truyền phổ biến cácchủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trao đổi kinh
Trang 3nghiệm và kiến thức phát triển sản xuất, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vănhoá, tinh thần cho mọi người dân nông thôn với chi phí thấp nhất.
II KẾT QUẢ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG ĐBĐVHX
1 Đề xuất các cơ chế chính sách của Nhà nước và chương trình phối hợp với các ngành đối với hoạt động của ĐBĐVHX:
Để tổ chức triển khai chương trình xây dựng ĐBĐVHX, VNPT đã khẩn trươnglàm việc với các Bộ, Ngành và Cơ quan hữu quan, đề xuất các cơ chế chính sách, cácchương trình phối hợp liên ngành và đã nhận được sự ủng hộ, phối hợp thực hiện nhưsau:
- Thông báo số 2327/VHTT-TB ngày 09/7/1998 của Bộ Văn hoá-Thông tinkhẳng định ĐBĐ-VHX là mô hình sáng tạo, kết hợp giữa kinh tế với phát triển vănhoá và hai bên đã thống nhất Ngành Bưu điện là chủ thể, là cơ quan chủ quản, Bộ Vănhoá - Thông tin có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn nghiệp vụ về văn hoá, cùng vớingành Bưu điện khai thác có hiệu quả mô hình này
- Văn bản liên tịch ngày 26/6/1998 giữa Tổng công ty Bưu chính Viễn thôngViệt Nam với Bộ Nông nghiệp & phát triển Nông thôn và Trung ương Hội nông dânViệt Nam về việc ủng hộ chủ trương xây dựng mô hình Bưu điện kết hợp với văn hoá
ở nông thôn
- Bộ Tài chính đã có công văn số 4580/TC-QLCS ngày 21/5/2001; Công văn số680/TCĐC-CV ngày 4/5/2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môitrường) và công văn số 564/TCBĐ-KT-KH ngày 28/5/2001 của Tổng cục Bưu điệntrình Chính phủ và được Chính phủ đồng ý tại công văn số 478/CP-NN ngày31/5/2001 cho phép áp dụng hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất để xâydựng ĐBĐVHX
- Chương trình phối hợp liên ngành giữa Bộ Tư Pháp, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biênphòng và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam về triển khai Quyết định1607/QĐ-TTG ngày 25/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng tủ sách Phápluật xã, phường, thị trấn tại các ĐBĐVHX
- Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh, thành phố đều có công văn chỉ đạo các Sở, BanNgành, huyện, thị xã thực hiện việc cấp, giao đất không thu tiền sử dụng đất, tạo mọiđiều kiện thuân lợi để xây dựng ĐBĐVHX Bưu điện các tỉnh, thành phố đã ký kếthợp đồng trách nhiệm với chính quyền cơ sở về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cở sơvật chất, mạng luới và các thiết bị thông tin cho ĐBĐVHX
2 Xây dựng các quy định quản lý đối với ĐBĐVHX:
Vận dụng các qui định của Pháp luật, các cơ chế chính sách hiện hành của Nhànước và các nội dung thoả thuận với các Bộ, Ngành hữu quan, Hội đồng quản trịVNPT đã sớm ban hành Quyết định số 267/1998/HĐQT-BC ngày 14/11/1998 về “Quyđịnh tạm thời quản lý ĐBĐ-VHX”, đồng thời ban hành các văn bản cụ thể hoá hướngdẫn thực hiện công tác quản lý để các ĐBĐ-VHX sớm đi vào hoạt động ngay sau khihoàn thành việc xây dựng cơ bản Sau một thời gian hoạt động, Qui định tạm thời quản
lý ĐBĐ-VHX đã được sửa đổi và ban hành chính thức ngày 06 tháng 01 năm 2000
Trang 4Quy định này đã xác lập những vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý và phươngthức hoạt động của ĐBĐ-VHX:
- Tổ chức quản lý ĐBĐ-VHX
- Tổ chức cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông và thực hiện hoạt động vănhoá
- Lựa chọn và huấn luyện người làm việc tại ĐBĐ-VHX
- Đầu tư trang thiết bị và cơ chế hợp đồng đại lý đối với ĐBĐ-VHX
3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tiêu chí để xây dựng ĐBĐVHX là ưu tiên những xã chưa có bưu cục phục vụ,
đã có điện lưới quốc gia, có khả năng lặp đặt điện thoại và được chính quyền địaphương cấp đất tại các vị trí thuận tiện cho việc đi lại sử dụng dịch vụ và đọc sách báocủa nhân dân
Ngày 12/5/1998 Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT đã có quyết định số111/QĐ-HĐQT- ĐTPT về việc phê duyệt 06 mẫu nhà ĐBĐ-VHX trong đó mẫu 1 cómức đầu tư 50 triệu đồng/Điểm, các mẫu 2A, 2B, 2C, 3A, 3B có mức đầu tư 40 triệuđồng/Điểm Việc ban hành thiết kế cơ sở các mẫu nhà ĐBĐVHX là một sáng tạo giúprút ngắn thời gian trong qui trình thủ tục đầu tư, đảm bảo tiến độ triển khai xây dựngtrên diện rộng vừa nhanh chóng, vừa phù hợp đặc điểm từng vùng, miền
Trên cơ sở chỉ tiều kế hoạch giao về xây dựng ĐBĐVHX, hầu hết các đơn vị đã
sử dụng các mẫu thiết kế 2A, 2B, 2C, 3A, 3B gồm nhà một tầng cấp II, tường xây chịulực, mái bằng đổ bê tông cốt thép, có cổng sắt, tường rào bao quanh, hệ thống cấpnước, công trình phụ với diện tích từ 40 m2 đến 50 m2, khuôn viên rộng tối thiểu từ 50
m2 đến 150 m2
Kinh phí xây dựng bình quân ban đầu khoảng 50 triệu đồng/Điểm, các Điểmxây dựng sau do ở vùng sâu, vùng xa, chi phí nguyên vật liệu, nhân công cao nên mứcđầu tư bình quân được điều chỉnh tăng lên, năm 1999 là 66 triệu đồng/ Điểm, 2001 là
68 triệu đồng/Điểm, từ năm 2003 trở đi mức đầu tư bình quân được xác định theovùng miền, cụ thể Miền núi Trung du, Duyên hải Miền trung, Tây nguyên, đồng bằngSông Cửu Long là 120 triệu đồng/Điểm, Khu vực Bắc Trung bộ là 100 triệuđồng/Điểm, Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Nam bộ là 90 triệu đồng/Điểm (bảng2)
Khi đưa vào hoạt động, các ĐBĐVHX được đầu tư 10 triệu đồng mua sắm cáctrang thiết bị ban đầu như quầy giao dịch, tủ giá sách, bàn ghế, quạt điện, hệ thốngchiếu sáng, buồng đàm thoại, đồng hồ tính cước, điện thoại, cân bưu chính điện tử, kétsắt Mỗi Điểm được cấp ban đầu 1,5 triệu đồng và cấp bổ sung hàng năm 0,5 triệuđồng để mua sách, báo, tạp chí Ngoài ra VNPT còn cung cấp miễn phí báo Nhân dân,báo Bưu Điện Việt Nam và tại một số địa phương UBND tỉnh còn hỗ trợ thêm 1 tờbáo của Đảng bộ địa phương Công đoàn Bưu điện Việt Nam phát động CBCNV giữsách báo cũ gửi tới các ĐBĐVHX Nhiều tỉnh đã sớm đưa tủ sách Pháp luật và Côngbáo vào ĐBĐVHX
Trang 5Năm 2003, VNPT đã triển khai dự án đưa Internet về vùng nông thôn giai đoạn
I cho các ĐBĐ-VHX, với tổng vốn đầu tư 35 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nướccấp là 16 tỷ đồng, để trang bị 1 máy tính kết nối Internet qua dial-up (qua đường dâyđiện thoại) cho 1.800 Điểm, trang bị 2 máy tính kết nối internet qua ADSL cho 200Điểm Ngoài ra các Bưu điện tỉnh, thành phố còn tự triển khai kết nối truy cập Internetcho trên 800 ĐBĐVHX bằng nguồn vốn phân cấp của đơn vị, nâng tổng số ĐBĐ-VHX có kết nối Internet lên 2.865 Điểm
Sau 10 năm triển khai, tính đến hết năm 2007 đã quyết định đầu tư xây dựng8.355 ĐBĐ-VHX với tổng vốn đầu tư là 564 tỷ đồng (bảng 1), tổng vốn mua sắmtrang thiết bị ban đầu là 80,2 tỷ đồng, đưa vào sử dụng 8.021 Điểm trong đó có 1.524Điểm thuộc các xã đặc biệt khó khăn, tổng diện tích đất được cấp 1.137.268 m2, trungbình 185m2/Điểm Các Bưu điện tỉnh, thành phố có số Đ BĐ-VHX đưa vào sử dụngnhiều nhất là Thanh Hoá 565 Điểm, Nghệ An 398 Điểm, Hà Tây 264 Điểm, Phú Thọ
239 Điểm, Thái Bình 232 Điểm; Hà Tĩnh 227 Điểm, Nam Định 198 Điểm, Hoà Bình
192 Điểm, Bắc Giang 186 Điểm, Hải Dương 187 Điểm
4 Tổ chức cung cấp các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông và CNTT.
Trong giai đoạn đầu, khi đi vào hoạt động các ĐBĐVHX đều tổ chức cung cấpcác dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản theo qui định để phục vụ cho đông đảo ngườidân nông thôn, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về dịch vụ bưu chính, viễn thông nhưchuyển phát thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, mua tem thư, đặt báo chí, điện thoại côngcộng, điện báo, dịch vụ 1080
Kinh tế nông thôn ngày càng phát triển đời sống được nâng lên, nhu cầu sửdụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng nâng cao, các ĐBĐVHX đã từngbước triển khai một số dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tiền, thu cước điện thoại, truycập Internet, bán thẻ trả trước dịch vụ viễn thông, nhận yêu cầu lắp đặt thuê bao, bánvăn phòng phẩm và các các dịch vụ khác để đáp ứng yêu cầu thị trường và tăng doanhthu
5 Phục vụ hoạt động văn hoá, thông tin và tuyên truyền.
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, ĐBĐVHX còn là nơiphục vụ nhân dân đến đọc sách báo miễn phí nhằm giúp người dân nông thôn có điềukiện tiếp cận với thông tin tri thức, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luậtNhà nước, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn
Sách báo, tạp chí tại ĐBĐVHX được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.VNPT cấp cho mỗi Điểm một số sách báo ban đầu với kinh phí 1,5 triệu đồng và được
bổ sung hàng năm 0,5 triệu đồng bằng nguồn kinh phí của VNPT Chính phủ, các Bộ,Ngành, Tổ chức, Đoàn thể và cá nhân đã cấp miễn phí, ủng hộ hoặc tổ chức quyên gópgửi tặng sách báo, tạp chí cho các ĐBĐ-VHX Tính đến nay có tổng số 65 ngàn tờ,cuốn được trang cấp cho 8.021 Điểm, đạt số đầu sách, báo bình quân là 375 tờ, cuốn /Điểm
Chính phủ cấp thường xuyên Công báo cho 100% ĐBĐVHX, nhiều tỉnh, thànhphố cấp báo của Đảng bộ địa phương cho các ĐBĐVHX Bộ Văn hoá và Thông tin
Trang 6(nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Uỷ ban An toàn giao Thông quốc gia, Hội chữ Thập đỏ Việt Nam, một số Toà soạnbáo và các doanh nghiệp đã gửi tặng định kỳ các loại sách báo và tạp chí chuyênngành cho ĐBĐVHX Các loại báo, tạp chí như Nông thôn Ngày nay, Nông nghiệpViệt Nam, Khoa học và Đời sống, Bạn đường, Nhân đạo và Đời sống, Văn hoá, Tạpchí Toàn cảnh, Tạp chí Xã hội và Thông tin và nhiều xuất bản phẩm khác cũng đãđược quyên góp, cấp cho ĐBĐVHX
Các hoạt động văn hoá, thông tin và tuyên truyền tại ĐBĐVHX đã nhận được
sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền thông quacác chương trình phối hợp liên ngành:
- Chương trình phối hợp liên ngành số 253/BTP-TSPL ngày 2 tháng 3 năm
2001 giữa VNPT với Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thểthao và Du lịch), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng để triển khai quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng tủ sách phápluật xã, phường, thị trấn nhằm phát huy hiệu quả tủ sách pháp luật thông qua hoạtđộng của các ĐBĐVHX
- Chương trình phối hợp số 01/-CT/LT ngày 24 tháng 6 năm 2002 giữa VNPTvới Trung ương Đoàn TNCSHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai phong tràoquyên góp sách thiếu nhi cho trẻ em nông thôn đọc tại ĐBĐVHX
- Các Chương trình phối hợp giữa Bưu điện các tỉnh, thành phố với giám đốc
Sở Tư pháp, Sở Văn hoá và Thông tin (nay là Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch) củacác địa phương để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, nghiệp vụ văn hoáthông tin cơ sở, kiến thức pháp luật phổ thông cho nhân viên ĐBĐVHX, tổ chức triểnkhai thực hiện luân chuyển, trao đổi, sách báo, tạp chí từ Thư viện cơ sở, Tủ sách phápluật xã sang ĐBĐVHX
- Chương trình triển khai đưa 7.000 cuốn sách “Hỏi đáp về tư tưởng Hồ ChíMinh” để tuyên truyền, vận động nhân dân đọc và tìm hiểu, quán triệt tư tưởng Hồ ChíMinh của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương thực hiện Chỉ thị 23/CTTW của Ban Bíthư về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giaiđoạn mới
VNPT đã phát động và triển khai nhiều chương trình thiết thực để nâng cao cáchoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền cho ĐBĐVHX: ban hành Chỉ thị về việc
“Đẩy mạnh hoạt động của các ĐBĐVHX thực hiện Chỉ thị 63-CT/TW của Bộ Chínhtrị” yêu cầu các đơn vị thành viên vận động các cơ quan chức năng, ban, ngành tại địaphương cùng cán bộ công nhân viên Bưu điện quyên góp sách báo gửi tới các ĐBĐ-VHX; cấp Tạp chí Xã hội và Thông tin (Do VNPT phát hành) cho 100 % ĐBĐ-VHX; tổ chức để nhân dân đến các ĐBĐ-VHX đọc và tham gia ý kiến vào dự thảo báocáo chính trị trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Trang 7III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỂM BƯU ĐIỆN-VĂN HOÁ XÃ.
1 Hiệu quả đạt được.
a) Tạo điều kiện thận lợi cho người dân nông thôn sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và CNTT.
Trước năm 1998 khi chưa có hệ thống ĐBĐ-VHX, cả nước chỉ có 3.000 bưucục tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, bình quân cứ 25.500 người và trên diệntích 110 km2 mới có 01 bưu cục phục vụ, người dân nói chung và bà con nông dânvùng nông thôn, vùng sâu, miền núi, dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn khi cónhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông
Việc đầu tư và đưa vào sử dụng 8.021 ĐBĐVHX thời gian qua đã tạo nên một
hệ thống mạng lưới điểm phục vụ bưu chính viễn thông rộng khắp với 18.941 điểmphục vụ trên toàn quốc, diện tích phục vụ bình quân rút xuống chỉ còn là 17,5 km2 /điểm, số dân phục vụ bình quân là 4.500 người/điểm, tương đương với chỉ tiêu của cácnước trong khu vực (bảng 11)
Chương trình phát triển ĐBĐVHX đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để thựchiện thắng lợi mục tiêu 100% số xã có máy điện thoại vào năm 2005, đồng thời hìnhthành kênh cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích phục vụ vùng nôngthôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch
vụ, kích thích nhu cầu thông tin liên lạc, đóng góp vào sự phát triển hạ tầng nông thôn,thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
b) Góp phần nâng cao giá trị văn hoá, tinh thần, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người dân nông thôn
Các ĐBĐVHX đã tạo ra một hệ thống điểm đọc bổ sung rộng khắp trên toànquốc, phụ vụ cộng đồng dân cư khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu đọc sách báo củangười dân, giúp phổ biến các thông tin về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, kiến thứckhoa học kỹ thuật, nông - lâm - ngư nghiệp, y tế, giáo dục, kế hoạch hoá gia đình v.v góp phần thiết thực vào công tác xây dựng văn hoá cơ sở, nâng cao đời sống tinh thầncho nhân dân, đồng thời là kênh tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới người dân nhanh chóng, gần gũi và hiệuquả
Với số lượng đầu sách được trang bị và bổ sung bằng kinh phí của VNPT,nguồn sách báo quyên góp, tài trợ của các tổ chức, đoàn thể và cá nhân và các chươngtrình phối hợp liên ngành về triển khai sách, báo, tạp chí, tài liệu tuyên truyền xuốngvùng nông thôn, hệ thống ĐBĐ-VHX đã thu hút đông đảo người dân đến đọc sáchbáo, đươc coi là một nét mới trong mạng lưới văn hoá thông tin cơ sở ở nông thôn ViệtNam, được đánh giá là “Một điểm sáng về văn hoá ở nông thôn”
c) Tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường.
Nhu cầu dịch vụ bưu chính, viễn thông nói riêng và thị trường khu vực nôngthôn nói chung là một tiềm năng, tuy nhiên việc tổ chức kinh doanh, khai thác có nhiềukhó khăn do chi phí cao và nhu cầu thị trường còn thấp Triển khai mô hình ĐBĐVHX
ở khu vực nông thôn đã đạt được một bước đi quan trọng có tính chiến lược là thiết lập
Trang 8hệ thống điểm kinh doanh, phục vụ trên địa bàn nông thôn, đáp ứng nhu cầu rất lớncủa thị trường trước mắt cũng như lâu dài
Mức doanh thu trung bình mỗi tháng của các ĐBĐ-VHX trên cả nước (theobiểu đồ 1) từ 92.000 đồng/Điểm năm 1999 tăng lên 2.350.000 đồng/Điểm năm 2007nhưng chưa thể bù đắp toàn bộ chi phí Tuy nhiên có thể đánh giá việc tổ chức kinhdoanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản đã được triển khai rộng khắp tại cácĐBĐ-VHX và từng bước tạo nguồn thu, đón bắt cơ hội kinh doanh, mở rộng thịtrường
2 Những khó khăn, vướng mắc tồn tại.
Sau 10 năm hoạt động bên cạnh những kết quả đạt được, ĐBĐVHX vẫn tồn tạirất nhiều khó khăn, vướng mắc làm hạn chế hiệu quả trong kinh doanh, phục vụ của
mô hình này:
2.1 Chí phí sửa chữa, nâng cấp, đầu tư bổ sung một số hạng mục cho hệ thống
ĐBĐ-VHX tăng nhanh do các ĐBĐ-VHX đưa vào hoạt động thời gian đầu từ năm2001-2002 trở về trước đã gần hết khấu hao, nhà cửa xuống cấp, các công trình phụ trợnhư nhà vệ sinh, hệ thống cấp nước sạch hư hỏng cần sửa chữa
2.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của ĐBĐ-VHX chậm lại và đang
có xu hướng giảm do biến động của nhu cầu xã hội, hạch toán sơ bộ hàng năm hệthống ĐBĐ-VHX còn phải bù lỗ nhiều Các loại dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bảnhiện có không đáp ứng yêu cầu mới, dịch vụ mới thử nghiệm còn ít và chưa có chỗđứng Doanh thu dịch vụ bưu chính chiếm tỷ trọng thấp, thu chủ yếu là từ các dịch vụviễn thông, nhưng theo cơ chế phân chia doanh thu hiện nay thì hoa hồng được hưởngthực tế rất thấp Các mạng di động phủ sóng ngày càng rộng, mạng cáp phát triển đếncác thôn xóm, nhiều hộ gia đình đã đăng ký sử dụng các dịch vụ điện thoại cố định, diđộng và internet nên thị phần bị chia sẻ, lượng khách đến các ĐBĐ-VHX sử dụng dịch
vụ điện thoại ít dần khiến cho doanh thu dịch vụ viễn thông giảm nhiều so với trước
2.3 Dịch vụ truy cập Internet khó phát triển do có nhiều bất cập, mỗi
ĐBĐ-VHX thường chỉ có một máy tính, truy cập bằng phương thức dial-up nên tốc độ rấtchậm, chất lượng thấp, đa số máy tính lại dùng hệ điều hành mã nguồn mở Linux nênnhiều người chưa quen dùng Thiếu các trang Web có nội dung phù hợp với nhu cầucủa nông dân và khu vực nông thôn, trình độ người sử dụng hạn chế nên chưa đượckích thích được nhu cầu khai thác thông tin từ Internet Ngoài ra nhiều điểm internetcông cộng mới ra đời tham gia kinh doanh nên đã thu hút bớt số người trước đây sửdụng Internet tại ĐBĐ-VHX
2.4 Phong trào đọc sách báo tại ĐBĐ-VHX giảm do có nhiều kênh thông tin,
truyền thông khác đang ngày càng phát triển Các đầu sách báo, tạp chí còn ít so vớiyêu cầu, đặc biệt là sách báo phục vụ nhu cầu của người dân nông thôn gần đây khôngđược quan tâm Các chương trình phối hợp liên ngành đối với tủ sách pháp luật xãphường, chương trình huấn luyện nghiệp vụ thư viện, nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ
sở cho ĐBĐ-VHX, chương trình luân chuyển đầu sách, tạp chí chưa được quan tâmduy trì thực hiện
Trang 92.5 Thù lao cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX còn thấp, đặc biệt trước tình
hình biến động giá cả và sức ép thị trường lao động hiện nay, nhất là ở những vùngnông thôn có ngành nghề phát triển hoặc giáp ranh khu công nghiệp, thành phố, thị xãthì mức thù lao chưa hấp dẫn, người lao động tại ĐBĐ-VHX nghỉ việc nhiều Ngườilàm việc tại ĐBĐ-VHX mới chỉ được hưởng thù lao bao gồm tiền hoa hồng đại lý vàthuê khoán trực bảo vệ tài sản Các chế độ khác như bồi dưỡng cho phần phục vụ nhândân đọc sách báo miễn phí, làm thêm giờ (vì thực tế BĐVHX mở cửa thậm chí đên14h/ngày kể cả ngày lễ, Thứ 7, Chủ nhật), chế độ trang phục làm việc, bảo hộ laođộng, thi đua khen thưởng, chăm sóc sức khoẻ, các chế độ khuyến khích khác đối vớiđịa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa có điều kiện triển khai
áp dụng, nên người lao động chưa yên tâm găn bó với công việc
2.6 Một số ĐBĐ-VHX được xây dựng ở các vị trí chưa phù hợp, nằm xa địa
bàn dân cư nên hạn chế nhu cầu sử dụng của nhân dân, nhất là đối với các hoạt độngvăn hoá Ngược lại nhiều ĐBĐ-VHX lại nằm gần các đô thị, khu vực kinh tế xã hội rấtphát triển, việc cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn của ĐBĐ-VHX không đủ sức hấp dẫn
và cạnh tranh Mô hình ĐBĐ-VHX chưa gắn kết với lĩnh vực văn hoá xã, hoạt độngphát xã, thu cước nên chưa hỗ trợ được nhau trong hoạt động nghiệp vụ
Trang 10PHẦN THỨ HAI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HOÁ XÃ
TRONG THỜI GIAN TỚI
I NHỮNG THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BƯU CHÍNH, VIẾN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1 Chính sách và môi trường pháp lý.
Mục tiêu đến năm 2010 là “Tiếp tục phát triển nhanh hiện đại hoá dịch vụ bưuchính viễn thông, phổ cập sử dụng dịch vụ Internet, điều chỉnh giá cước để khuyếnkhích sử dụng rộng rãi Đến 2010 số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên
100 dân đạt trung bình trong khu vực” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứIX); và “Có chính sách đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh tạo điều kiện cho mọithành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông và Internet” (chỉ thị số58- CT/TW ngày 17/10/ 2000 của Bộ Chính trị)
- Để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan
hệ quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, Đảng và Nhà nước đãthực hiện chính sách mở cửa thị trường kêu gọi đầu tư nước ngoài và tham gia tích cựcvào nhiều tổ chức như Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU), Liên minh Viễn thôngquốc tế (ITU), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Việctham gia tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ về mởcửa thị trường Viễn thông và Bưu chính chuyển phát
- Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông và Nghị định 157 hướng dẫn việc thihành Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông là khung pháp lý cao nhất từ trước tới nayđiều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thôngtin của Việt Nam Những văn bản Pháp qui này ra đời đã tạo động lực cho việc đổimới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, đồngthời tạo điều kiện mở cửa thị trường viễn thông cho các thành phần kinh tế tham giatrong một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh
- Quyết định số 07/2005/QĐ-BBCVT ngày 25/4/2008 của Bộ Bưu chính Viễnthông (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông) về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạtđộng của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, đã hình thành cơ chế hỗ trợ chocác hoạt động viễn thông công ích trên cơ sở các nguồn đóng góp của các doanhnghiệp viễn thông và các nguồn tại trợ khác, là cơ sở để thực hiện các chủ trương hỗtrợ các dịch vụ viễn thông công ích của các ĐBĐ-VHX trên địa bàn nông thôn
- Quyết định 65/2008/QĐ-TTg, ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ vềcung ứng dịch vụ công ích đã qui định việc khoán mức trợ cấp hàng năm theo nguyêntắc giảm dần cho Bưu chính Việt Nam duy trì hoạt động của mạng bưu chính côngcộng trong đó bao gồm hệ thống ĐBĐ-VHX, để cung ứng dịch vụ bưu chính công íchchậm nhất đến năm 2013, sau đó tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưuchính công cộng, cho thấy hệ thống ĐBĐVHX cần phải có lộ trình xác định trong việc
tự cân bằng thu chi và tiến tới có lãi