1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank

48 326 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Tín Dụng Ngân Hàng Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Eximbank
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tín Dụng Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 210,22 KB

Nội dung

Điểm qua hoạt động tín dụng của Eximbank trong giai đoạn 2016 – 2018 Trong năm 2016, bên cạnh việc đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng RBO cónghiệp vụ chuyên sâu, am hiểu thị trường

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, hệ thống ngân hàng thương mạicũng ngày càng phát triển và trở thành những trung gian tài chính luân chuyển vốn từnơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, tiêu dùng củacác cá nhân, …

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa phát triểnnhu cầu về vốn của các doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh là rất lớn, tích lũykhông kịp để mở rộng sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngàycàng được nâng cao làm cho nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cũng tăng theo, trong khicác nguồn thu chưa kịp đáp ứng Vì vậy, các doanh nghiệp và cá nhân cần sử dụngvốn tín dụng để thực hiện mục đích của mình Ở nước ta hiện nay, chỉ có hoạt động tíndụng của các ngân hàng thương mại là phổ biến nhất, ngày càng phát triển, hoàn thiện

và thực hiện tốt chức năng luân chuyển vốn tín dụng

Hoạt động này cũng được xem là một trong những hoạt động chủ chốt của mỗingân hàng thương mại Việc cấp tín dụng của các ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế và việc làm, đáp ứng nhu cầu kịp thời về số lượng và chất lượng vốn cho kháchhàng, đồng thời đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng nhất cho ngân hàng

Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại, đặcbiệt là tình hình hoạt động tín dụng hiện nay, nhóm đã thực hiện tìm hiểu thực trạnghoạt động tín dụng và cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Eximbank Việt Nam để hoàn

thiện đề tài “Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Eximbank”.

Dù đã nhận được sự chỉ bảo, góp ý, hướng dẫn tận tình của giảng viên bộ môn,song do thời gian và hiểu biết của nhóm còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránhkhỏi có những thiếu sót Kính mong các cô giáo giúp đỡ để nhóm tác giả có thể hoànthiện bài tiểu luận này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam EXIMBANK

1.1.1 Đôi nét về ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam được thành lập vàongày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với têngọi đầu tiên là Ngân hàng XuấtNhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank),

là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992,Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phépNgân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng

VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ PhầnXuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank)

Tên đầy đủ (Tiếng Việt): Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập KhẩuViệt Nam

Tên gọi tắt: Vietnam Eximbank

Tên giao dịch: Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank

Hội sở: Tầng 8, văn phòng số L8-01-11+16, tòa nhà Vincom Center, số 72 LêThánh Tôn và 47 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu đạt13.317 tỷ đồng Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớnnhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Hiện nay, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt độngrộng khắp cả nước với Hội Sở đặt tại TP Hồ Chí Minh, 01 văn phòng đại diện tại HàNội và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc Bên cạnh đó, VietnamEximbank đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới

1.1.2 Sự phát triển và những thành tựu đạt được

Giai đoạn 1990 – 2005

Năm 1991 và năm 1992 được Ngân hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính tín nhiệmgiao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho cácđơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu

Năm 1993, tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng NhàNước Việt Nam Đồng thời, Vietnam Eximbank được chọn để thực hiện chương trìnhviện trợ của chính phủ Thụy Sĩ, và bản thân Ngân hàng cũng nhận được một phầnviện trợ từ chương trình này

Trang 3

Năm 1995 là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành vượt trội củaVietnam Eximbank:

- Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài trợ phát triểnkhu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP)

- Được Ngân hàng Nhà Nước chọn là Ngân hàng đầu mối tham gia chươngtrình hàng đổi hàng với Indonesia theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Thương MạiViệt Nam với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp nước cộng hòaIndonesia

- Đã thành lập phòng kinh doanh ngoại hối (dealing room) sử dụng hệ thốnggiao dịch Ruters

- Được chọn là 1 trong 6 Ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiệnđại hoá Ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân hàng Nhà NướcViệt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế Giới – World Bank

- Đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master CardInternational và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức(principal member)

- Đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên Ngânhàng toàn cầu) từ năm 1995

Năm 1997, trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.Năm 1998, trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa

Năm 2003, triển khai hệ thống thanh toán nội hàng trực tuyến toàn hệ thống.Năm 2005, Eximbank kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địaVietcombank – Eximbank và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ thanhtoán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit

Giai đoạn 2006 – 2012

Năm 2006, Eximbank đạt được những giải thưởng lớn như “Thương hiệu mạnhViệt Nam 2005”, giải cúp vàng thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNGTOPTEN THƯƠNG HIỆU VIỆT và đã vinh dự được nhận bằng khen do Ngân hàngStandard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế

Năm 2007, Eximbank ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước vàcác đối tác đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược vớingân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản

Năm 2008 là năm thứ 4 Eximbank được người tiêu dùng toàn quốc bình chọndanh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, được Wachovia Bank N.A New York trao

Trang 4

tặng bằng khen về “Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc” Trong năm này, vốn điều lệ củangân hàng đã tăng lên 7.220 tỷ đồng

Năm 2009, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award)

năm 2009 do ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng Eximbank tiếp tục tăng

vốn điều lệ lên 8.800 tỷ đồng, chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch ChứngKhoán TP.HCM

Năm 2010, tiếp tục được Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng GiảiThưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award Ngoài ra, Eximbank đoạt giải thươngthương hiệu chứng khoán uy tín năm 2010 và nhận giải thưởng "Báo cáo thường NiênXuất sắc nhất năm 2010” do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tưChứng khoán trao tặng Eximbank tăng vốn điều lệ lên 10.560 tỷ đồng

Năm 2011 là năm thứ 3 liên tiếp NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Namnhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) do Ngân hàng StandardChartered Bank trao tặng và là năm thứ 10 liên tiếp nhận giải “Thanh toán quốc tếxuất sắc” năm 2010 do Ngân hàng HSBC trao tặng Eximbank tăng vốn điều lệ lên12.355 tỷ đồng, được tạp chí The Banker chọn vào Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thếgiới và Top 25 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất 2010

Năm 2012, bên cạnh việc giữ vững các danh hiệu đã đạt được, Eximbank nhậnthêm nhiều giải thưởng như: giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu Asian và thương hiệuAsian do Bộ Công thương tổ chức, giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam”

2012 do Tạp chí AsiaMoney trao tặng và là Top 20 sản phẩm dịch vụ Vàng 2012 docục Sở hữu trí tuệ tổ chức Eximbank chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệumới

Giai đoạn 2013 – nay

Trong những năm này, khi mà cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngàycàng nhiều, NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam vẫn luôn giữ vững phong độ

và liên tục đạt các giải thưởng lớn: “Thanh Toán Xuyên Suốt” (STP Award), “Thanhtoán quốc tế xuất sắc”, “Báo cáo thường niên Tốt nhất năm”, “Ngân hàng nội địa tốtnhất Việt Nam”, …

Đặc biệt, năm 2015, Eximbank và Infosys ký kết triển khai giải pháp phầnmềm Infosys Finacle Core Banking, tạo bước đột phá trong việc khai thác và pháttriển thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại

1.1.3 Điểm qua tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2016 – 2018

Tổng giá trị huy động vốn của Eximbank có giá trị tăng qua từng năm nhưngtốc độ tăng trưởng (so với năm trước đó) có biểu hiện giảm rõ rệt vào năm 2018.Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm này thị trường có nhiều tác độnggây bất lợi cho công tác huy động vốn của Eximbank (như Chiến tranh thương mại

Mỹ - Trung, các bước đi trong chính sách điều chỉnh lãi suất của Fed, …) cũng như sự

Trang 5

cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Những con số cụ thể được thể hiện quabảng sau:

Bảng 1 1 Tình hình huy động vốn cảu Eximbank 2016 – 2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2016, 2017, 2018)

Nhóm khách hàng cá nhân vẫn là nguồn tiền huy động quan trọng nhất củaEximbank với tỉ lệ chiếm trên 70% vốn huy động của toàn hệ thống Đối với huy độngvốn cá nhân, Eximbank đã luôn chủ động, kịp thời trong các chính sách huy động vốn,phù hợp với chính sách của Ngân hàng nhà nước và với xu hướng thị trường Bêncạnh đó, Eximbank không ngừng phát triển nền tảng khách hàng, dựa trên việc cảitiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp cho khách hàng tiện ích tối đa với sựkết hợp công nghệ hiện đại, nhằm đạt được sự hài lòng của khách hàng khi giao dịchtại Eximbank Đồng thời triển khai các chương trình khuyến mãi huy động vốn, bêncạnh 15 sản phẩm đáp ứng nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng nhằm giữ vữngquy mô vốn huy động

Sự nỗ lực giữ vững và thúc đẩy quy mô vốn huy động từ khách hàng cá nhâncủa Eximbank được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.2 Quy mô huy động vốn từ KHCN giai đoạn 2016 – 2018

Số lượng khách hàng (triệu người) 1.085.687 1.176.133 1.300.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2016, 2017, 2018; tự tổng hợp)

1.1.4 Điểm qua hoạt động tín dụng của Eximbank trong giai đoạn 2016 – 2018

Trong năm 2016, bên cạnh việc đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng RBO cónghiệp vụ chuyên sâu, am hiểu thị trường nhằm đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán

lẻ, Eximbank tiếp tục triển khai các chương trình cho vay mua nhà, mua ô tô, sản xuấtkinh doanh, tiêu dùng… với lãi suất ưu đãi, tập trung vào phân khúc khách hàng cánhân có nguồn thu nhập ổn định Đến 31/12/2016, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

là 39.840 tỷ đồng, tăng 3.855 tỷ đồng (tương đương 11%) so với 2015, chiếm tỷ trọng

Trang 6

46% trên tổng dư nợ hệ thống Trong đó, dư nợ bán lẻ đạt 35.678 tỷ đồng và tăng3.983 tỷ so với năm 2015.

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân năm 2017 có mức tăng trưởng khá(22%) so với năm 2016, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 48.587 tỷ đồng Để đạtđược kết quả trong hoạt động cấp tín dụng, khối khách hàng cá nhân đã triển khai cácchương trình khen thưởng đội ngũ cán bộ bán hàng tại các Chi nhánh/Phòng giaodịch, các chương trình thúc đẩy tăng dư nợ cho vay ngắn hạn và triển khai các sảnphẩm cho từng phân khúc khách hàng và các chính sách lãi suất ưu đãi cho kháchhàng cá nhân

Năm 2018, đối với khách hàng cá nhân, Eximbank đã triển khai khá tốt cácchương trình, sản phẩm kích thích tăng trưởng tín dụng như tập trung mở rộng chovay sản phẩm phục vụ cho mục đích vay phi bất động sản, tăng cường công tác bánchéo sản phẩm, triển khai chương trình khách hàng VIP, xây dựng phát triển đội ngũbán hàng, khảo sát, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cho vay phù hợp theo từngphân khúc khách hàng trên từng địa bàn, … Tuy nhiên, dưới sự biến động của nguồnvốn huy động dẫn đến phải kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nên tăng trưởng tín dụngtrong năm 2018 còn chậm (chỉ tăng 2,7% so với năm 2017)

Bảng 1.3 Tình hình hoạt động tín dụng của Eximbank (2016 – 2018)

Tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng) 86.891 101.324 104.043

Cho vay KHCN (tỷ đồng) 39.840 48.587

Tăng trưởng cho vay KHCN (%) 11% 22%

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2016, 2017, 2018; tự tổng hợp)

1.2 Quy trình tín dụng

1.2.1 Một số khái niệm

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn hoặc tài sản

từ ngân hàng thương mại cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoảnchi phí nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho bêncho vay (ngân hàng thương mại) khi đến hạn thanh toán

Quy trình tín dụng (do ngân hàng thiết lập) là tập hợp các nguyên tắc theo một

trình tự các bước phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một vòng quay củavốn tín dụng nhằm thực hiện hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng củangân hàng

1.2.2 Quy trình tín dụng tổng quát

1.2.2.1 Bước 1 – Lập hồ sơ tín dụng

Trang 7

Về mặt kinh tế, trong giai đoạn này, quan hệ tín dụng chưa hình thành nhưng làgiai đoạn quan trọng vì là bước đầu phân tích dựa trên những nguồn thông tin từ tàiliệu, giấy tờ của khách hàng cung cấp Đây là giai đoạn cần thiết để quan hệ tín dụnglành mạnh được thiết lập

Việc lập hồ sơ tín dụng đơn giản hay phức tạp phụ thuộc chủ yếu vào:

● Loại hình khách hàng: tổ chức hay cá nhân

● Quan hệ với ngân hàng: lần đầu hay đã có quan hệ từ trước

● Độ tín nhiệm của khách hàng: cho vay tín chấp, phải có tài sản bảo đảmhay bảo lãnh của bên thứ ba

● Thời hạn cho vay, phương thức cho vay, phương thức trả nợ

Tùy theo các yếu tố trên mà cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơtín dụng với những thông tin yêu cầu khác nhau, nhìn chung chủ yếu bao gồm:

● Hồ sơ pháp lý

✔ Tùy theo loại hình khách hàng mà hồ sơ pháp lý có thể khácnhau Các ngân hàng có quy định cụ thể hồ sơ pháp lý đối vớitừng loại hình khách hàng

✔ Mục đích: chứng minh năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sựcủa khách hàng

✔ Đối với các tổ chức kinh tế: quyết định thành lập; giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh; quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toántrưởng; giấy chứng nhận đăng lý mã số thuế; giấy phép kinhdoanh, hành nghề; mẫu dấu và chữ ký người chịu trách nhiệmtrước pháp luật; …

✔ Đối với cá nhân: chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu; đăng ký kếthôn/ chứng minh độc thân/ ly hôn; xác nhận của cơ quan địaphương về nơi cư trú; …

Trang 8

⮚ Đối với vay ngắn hạn (vốn lưu động): phương án sản xuấtkinh doanh; kế hoạch vay vốn, trả nợ; hợp đồng mua bánhàng hóa; giấy phép xuất nhập khẩu; …

⮚ Đối với vay trung, dài hạn: dự án đầu tư; quyết định phêduyệt dự án đầu tư; tổng dự toán đầu tư và quyết định phêduyệt; quyết định giao đtá, cho thuê đất, nhà xưởng, …;các tài liệu liên quan đến thi công công trình, dự án; …

● Hồ sơ tài chính

✔ Đối với doanh nghiệp thường gồm:

⮚ Báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyếtminh tài chính), được kiểm toán (nếu có), phải là bảnchính có đủ chữ ký và đóng dấu xác thực của doanhnghiệp Thời gian là quý gần nhất và 3 năm liên tục cậnkề

⮚ Các chứng từ khác: sổ kế toán, các tờ khai thuế Giá trị giatăng, các biên bản của cơ quan thuế, kiểm toán (nếu có)

✔ Đối với cá nhân thường là:

⮚ Giấy xác nhận lương

⮚ Sao kê tài khoản ngân hàng

⮚ Sổ bảo hiểm

● Hồ sơ tài sản bảo đảm

✔ Phụ thuộc vào từng loại tài sản bảo đảm mà ngân hàng có nhữngyêu cầu về hồ sơ khác nhau

✔ Tài sản bảo đảm có thể là: tiền, vàng, giấy tờ có giá; bất độngsản; động sản; hàng hóa, nguyên vật liệu; quyền tác giả, quyền sởhữu trí tuệ; quyền đòi nợ; …

✔ Lưu ý về giấy chứng nhận quyền sở hữu/ quyền sử dụng đối vớitài sản đồng sở hữu

● Các hồ sơ khác (nếu có): ngân hàng cho vay quan tâm chủ yếu tới một

số loại giấy tờ sau

Trang 9

✔ Sao kê dư nợ/ sao kê giao dịch vay tiền tại các tổ chức tín dụngkhác

✔ Sao kê tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng khác

✔ Hợp đồng tín dụng và các phụ lục đính kèm

✔ Hợp đồng bảo đảm và các phụ lục đính kèm

1.2.2.2 Bước 2 – Phân tích tín dụng

Giai đoạn lập hồ sơ tín dụng kết thúc bằng việc tiếp nhận hồ sơ tín dụng trên

cơ sở hồ sơ tín dụng, ngân hàng đánh giá sơ bộ các vấn đề để đưa ra quyết định banđầu về việc từ chối ngay hay tiếp tục phân tích tín dụng

Nếu tiếp tục, ngân hàng sẽ thực hiện bước tiếp theo là phân tích tín dụng –phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khảnăng trả nợ và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi

Phân tích tín dụng nhằm mục đích: tìm hiểu thông tin, hạn chế tình trạng thôngtin không cân xứng, hạn chế rủi ro ngân hàng; đánh giá chính xác mức độ rủi ro củakhách hàng vay vốn; đánh giá chính xác nhu cầu vay vốn của khách hàng

● Cơ sở phân tích tín dụng:

✔ Hồ sơ tín dụng

✔ Phỏng vấn khách hàng vay vốn

✔ Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn

✔ Nguồn thông tin bên ngoài (CIC, cơ quan thuế, …)

✔ Thông tin lưu trữ tại chính ngân hàng

● Nội dung phân tích tín dụng là phân tích toàn diện mọi mặt đối với

khách hàng nên những nội dung phân tích trong giai đoạn này về cơ bản

là giống nhau và thường gồm những nội dung sau:

✔ Đánh giá năng lực pháp lý

✔ Uy tín, tính cách (sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng)

✔ Năng lực tài chính

✔ Năng lực kinh doanh

✔ Môi trường kinh doanh

Trang 10

✔ Phương án sản xuất kinh doanh

✔ Bảo đảm tiền vay

● Kết quả phân tích tín dụng:

✔ Kết quả của quá trình phân tích tín dụng là “Tờ trình thẩm định”– phản ánh toàn diện các kết quả phân tích tín dụng đối với kháchhàng

✔ Tờ trình thường bao gồm các nội dung lớn như sau:

⮚ Thẩm định khách hàng

⮚ Đánh giá phương án/ dự án đề xuất vay vốn

⮚ Đánh giá biện pháp bảo đảm

⮚ Đánh giá lợi ích, rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro

là cơ sở phân tích tín dụng rất quan trọng

● Cơ sở ra quyết định tín dụng thường dựa trên những thông tin sau:

✔ Hồ sơ tín dụng

✔ Kết quả phân tích tín dụng của cán bộ tín dụng (bước 2)

✔ Thông tin của nền kinh tế tại thời điểm hiện tại

✔ Chính sách tín dụng của ngân hàng

✔ Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định

● Nội dung ra quyết định chủ yếu gồm có:

✔ Mức cho vay: được xác định dưa trên các yếu tố

⮚ Nhu cầu vay cần thiết và hợp lý

Trang 11

⮚ Khả năng hoàn trả nợ từ các nguồn thu

⮚ Giá trị và loại tài sản bảo đảm, biện pháp bảo đảm tiền vay

⮚ Khả năng nguồn vốn của ngân hàng

⮚ Các giới hạn cho vay tối đa

⮚ Thời hạn người sử dụng cần sử dụng vốn vay

⮚ Thời gian hoạt động còn lại của doanh nghiệp

⮚ Tính chất nguồn vốn của ngân hàng

✔ Phương thức cho vay: dựa vào thỏa thuận giữa ngân hàng vàkhách hàng

✔ Lãi suất cho vay và phí được xác định dựa vào:

⮚ Lãi suất huy động bình quân

⮚ Chi phí hoạt động của ngân hàng

⮚ Mức độ rủi ro của từng khoản tín dụng

⮚ Chi phí VTC, ROE dự kiến

⮚ Lãi suất cho vay của đối thủ cạnh tranh

⮚ Lãi suất trung bình trên thị trường

1.2.2.4 Bước 4 – Giải ngân

Giải ngân là nghiệp vụ ngân hàng cấp tiền vay cho khách hàng theo quy địnhcủa hợp đồng tín dụng đã được ký kết

● Cơ sở giải ngân:

Trang 12

✔ Kế hoạch sử dụng vốn đã nêu trong hợp đồng tín dụng

✔ Tài liệu liên quan đến sử dụng tiền vay: Hợp đồng cung ứng vật

tư, hàng hóa dịch vụ; Bảng kê các khoản chi tiết, kế hoạch chiphí, biên bản nghiệm thu …

● Nội dung giải ngân:

✔ Hình thức:

⮚ Cấp tiền thuần túy

⮚ Cấp tiền có điều kiện

✔ Phương pháp:

⮚ Giải ngân bằng tiền mặt

⮚ Giải ngân bằng chuyển khoản

1.2.2.5 Bước 5 – Giám sát và thu nợ

Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục đích bảo đảm tiền vayđược sử dụng đúng mục đích cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấnchỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này

Nội dung giám sát tín dụng gồm có:

● Kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đich, bao gồm: kiểm tra qua

hồ sơ chứng từ, kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay tại hiện trường,kiểm tra qua báo cáo tài chính, …

● Kiểm tra việc thực hiện các cam kết của khách hàng

● Kiểm tra tài sản bảo đảm nợ vay (bao gồm cả việc định giá lại tài sảnnếu cần thiết)

Đối với việc thu nợ, 3 khâu quan trọng cần lưu ý gồm:

● Thu nợ gốc và lãi: khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả nợ đầy đủ và đúnghạn (gốc và lãi) cho ngân hàng theo quy định của hợp đồng tín dụng.Phương thức thu hồi nợ gốc và lãi do ngân hàng và khách hàng thỏathuận với nhau

● Phân loại nợ: để nắm bát kịp thời và có biện pháp phòng ngừa rủi ro tíndụng, ngân hàng thực hiện giám sát tình hình hoạt động của kháchhàng, đồng thời thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

để xử lý rủi ro tín dụng

Trang 13

● Xử lý nợ có vấn đề:

✔ Tuân thủ quy tắc tận thu càng nhiều và càng nhanh càng tốt

✔ Nếu khách hàng có thiện chí và tiềm năng trả nợ sau này, ngânhàng có thể lựa chọn biện pháp khai thác

1.2.2.6 Bước 6 – Thanh lý hợp đồng tín dụng

Thanh lý tín dụng là hành vi giải trừ các nghĩa vụ và quyền lợi của các bêntham gia hợp đồng tín dụng

Hai hình thức thanh tín dụng là thanh lý mặc nhiên và thanh lý bắt buộc:

● Thanh lý tín dụng mặc nhiên: chấm dứt hiệu lực của hợp đồng khi khoản

nợ đã được hoàn trả đầy đủ

● Thanh lý tín dụng bắt buộc: ngân hàng dựa vào cơ sở pháp lý để tìmkiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý nợ do khách hàng không tự giác thựchiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng

1.3 Cơ cấu tổ chức, phòng ban thực hiện quy trình tín dụng

1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy hiện tại của Eximbank

Sau 28 năm hình thành và phát triển, NHTM Cổ phần Xuất Nhập khẩu ViệtNam – Eximbank – đã xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý, làm việc một cách hợp lý,hiệu quả trong từng thời kỳ

Cơ cấu bộ máy quản lý cấp cao hiện tại của Eximbank bao gồm:

● Hội đồng Quản trị:

✔ Chủ tịch – Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập: Lê Minh Quốc

✔ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Đặng Anh Mai, Yasuhiro Saitoh

✔ Thành viên kiêm Tổng Giám đốc: Lê Văn Quyết

✔ Thành viên: Cao Xuân Ninh, Lương Thị Cẩm Tú, Ngô ThanhTùng, Hoàng Tuấn Khải, Nguyễn Quang Thông, YutakaMoriwaki

● Ban Kiểm soát:

✔ Trưởng Ban Kiểm soát: Trần Ngọc Dũng

✔ Thành viên: Đặng Hữu Tiến, Phạm Thị Mai Phương, Trịnh BảoQuốc

Trang 14

● Ban Điều hành:

✔ Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Lê VănQuyết

✔ Phó Tổng Giám đốc Thường trực: Nguyễn Cảnh Vinh

✔ Phó Tổng Giám đốc: Trần Tấn Lộc, Đào Hồng Châu, Đinh ThịThu Thảo, Võ Quang Hiển, Nguyễn Hướng Minh, Văn Thái BảoNhi

✔ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính: Nguyễn HồHoàng Vũ

✔ Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Kế toán tài chính: NguyễnNgọc Hà

Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy hiện tại của Eximbank:

Trang 15

Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Eximbank

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trịBan kiểm soát

Tổng Giám đốc

Các Phó Tổng Giám đốc

Các hội đồng ủy ban

Văn phòng đại diện tại

Hà NộiBan dự án Tái cấu trúc

Khu vựcVăn phòng khu vực

Chi nhánh, phòng giao dịch

Trang 16

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018 của Eximbank)

1.3.2 Các phòng ban thực hiện quy trình tín dụng tại Eximbank

Để thực hiện hoàn tất một quy trình tín dụng, các phòng ban trong mỗi ngânhàng đều phải liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trong từng khâu, từng giai đoạn của quytrình ấy

Tuy nhiên, một số phòng ban mấu chốt, liên quan trực tiếp đến việc thực hiệnquy trình tín dụng gồm:

● Khối khách hàng doanh nghiệp

✔ Gồm các phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng làcác doanh nghiệp

✔ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sảnphẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫncủa Eximbank đối với khách hàng doanh nghiệp

✔ Trực tiếp tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp

✔ Trực tiếp tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân

● Khối quản lý rủi ro

✔ Có nhiệm vụ tham mưu cho các phòng ban liên quan cấp tín dụng

về công tác quản lý rủi ro của ngân hàng

Trang 17

✔ Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư nhằm bảođảm tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng

✔ Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đềnghị cấp tín dụng

✔ Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ cáchoạt động của ngân hàng

Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khối công nghệ thông tin

và vận hành cũng đóng một vai trò thiết yếu trong quy trình tín dụng của các ngânhàng nói chung và Eximbank nói riêng Khối này liên tục được ban lãnh đạo ngânhàng quan tâm, phê duyệt nâng cấp, cải tiến để giúp cho các quy trình của ngân hàngvận hành một cách trơn tru, nhanh chóng và chính xác nhằm cải thiện, nâng cao chấtlượng dịch vụ cũng như hạn chế rủi ro cho ngân hàng

Trang 18

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT

NHẬP KHẨU VIỆT NAM EXIMBANK2.1 Một số sản phẩm tín dụng

Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tìnhcùng khả năng đáp xử lý hồ sơ nhanh, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất và phí dịch

vụ cạnh tranh, Eximbank đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thịtrường tín dụng

Một số sản phẩm tín dụng phổ biến của Eximbank:

● Cho vay thế chấp: Ngân hàng EximBank hiện tung ra thị trường có 10 hình

thức của sản phẩm vay thế chấp, với mức lãi suất ưu đãi cùng hạn mức vay

và thời gian vay linh hoạt Các hình thức vay thế chấp EXIMBANK gồmcó:

Vay xây dựng, sửa

Trang 19

Vay ưu đãi mua xe

Thaco

Điều kiện cho vay thế chấp của Eximbank: để được vay thế chấp EximBank,

khách hàng cần đảm bảo những điều kiện sau đây:

- Là công dân Việt Nam nằm trong độ tuổi lao động

- Có thu nhập ổn định hay có nhu cầu mua nhà riêng, xây hoặc sửa chữa lạinhà cửa

- Chứng minh được nguồn thu nhập (3 triệu đồng trở lên/ tháng) và đủ khảnăng tài chính để hoàn trả khoản vay

- Không có lịch sử tín dụng xấu

- Có tài sản đảm bảo

Lợi ích khi vay thế chấp: lãi suất với mức ưu đãi thấp, chỉ từ 6.5% – 9% mỗi

năm

Thời hạn cho vay: trung hạn hoặc dài hạn, tối đa lên tới 20 năm.

Hạn mức cho vay: tùy thuộc vào nhu cầu và giá trị tài sản thế chấp của khách

hàng, tối đa là 70% giá trị tài sản thế chấp

Không tốn bất kỳ khoản phí nào, không mất phí thẩm định hồ sơ

Thời gian giải ngân nhanh chóng ngay sau khi hồ sơ được duyệt.

Trả góp theo dư nợ giảm dần, kỳ trả góp có thể do khách hàng quyết định lựa chọn.

● Vay thấu chi:

Tiện ích sản phẩm:

- Đáp ứng nhanh nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong ngắn hạn với thủ tụcnhanh chóng

- Khách hàng sử dụng vốn vay như tiền gửi sẵn có trên tài khoản

- Không phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay

- Hạn mức thấu chi cao với lãi suất cạnh tranh và phí hợp lý

Loại tiền cho vay: VND.

Trang 20

Thời hạn duy trì hạn mức: không quá 03 năm, định kỳ tối thiểu 12 tháng/lần

Eximbank sẽ phân tích, thẩm định khách hàng để xem xét, quyết định việc tiếp tụcduy trì HMTD

Thời hạn cho vay theo từng lần rút vốn: tối đa 07 ngày làm việc, trong thời hạn

vay, EXIMBANK tự động thu nợ ngay khi tài khoản tiền gửi bên vay có tiền

Phương thức cho vay: theo hợp đồng tín dụng hạn mức.

Hình thức bảo đảm nợ vay: EXIMBANK và khách hàng thỏa thuận.

Điều kiện: Doanh nghiệp có quan hệ tiền gửi thường xuyên với EXIMBANK

và hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả

● Vay tín chấp:

Cho vay cán bộ nhân viên không tài sản đảm bảo

Ưu đãi đặc biệt:

- Không cần tài sản đảm bảo

- Thủ tục đơn giản, lãi suất hấp dẫn, giải ngân ngay khi khách hàng có nhucầu

- Có độ tuổi hiện tại cộng thời gian vay không quá tuổi về hưu theo quy định

Mức cho vay: lên đến 10 lần thu nhập của khách hàng.

Thời gian vay: lên đến 48 tháng.

Lãi suất cho vay: cạnh tranh và có hai hình thức cho khách hàng lựa chọn:

- Lãi tính theo dư nợ ban đầu

- Lãi tính theo dư nợ thực tế của khách hàng

Phương thức trả nợ: Lãi và gốc trả hàng tháng.

2.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng

2.2.1 Một số vấn đề liên quan đến cho vay tiêu dùng tại Eximbank

● Nguyên tắc vay vốn: khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các

nguyên tắc sau:

Trang 21

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồngtín dụng

- Việc đảm bảo tiền vay phải đúng quy định

● Điều kiện vay vốn:

- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

- Tuổi từ đủ 18 trở lên và không quá 60 tuổi

- Khách hàng đứng tên trực tiếp để cho vay phải có đủ năng lực hành vidân sự, có hộ khẩu thường trú hoặc có KT3 Tuy nhiên EximBank vẫnthực cho vay đối với các vùng lân cận

- Khách hàng đến vay phải trình bày mục đích và phương án sử dụng vốn

rõ ràng, cụ thể Trong trường hợp khách hàng vay vốn để bổ sung vốnkinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh

- Khách hàng chứng minh được nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo đượckhoản nợ phải trả hàng tháng gồm có gốc và lãi hoặc lãi đối với loạihình trả nợ gốc cuối kỳ trả lãi hàng tháng

- Điều quan trọng là người đứng đơn vay phải có tài sản thế chấp để đảmbảo món nợ vay

- Giá trị ngân hàng cho vay không vượt mức quy định là 70%/ giá trị tàisản thế chấp Tuy nhiên trong việc cho vay CBTD phải chủ động và ướclượng giá trị để đề xuất cho vay ở mức an toàn khi nguồn trả nợ thứ nhấtcủa khách hàng không còn khả năng thì nguồn trả thứ hai đảm bảo đượckhoản vay đó

● Đối tượng cho vay: cho vay tiêu dùng gồm các loại hình như sau: cho vay

sửa chữa nhà, cho vay xây dựng nhà mới, cho vay mua xe và mua vật dụnggia đình

● Mức cho vay:

- Sổ tiền cho vay tối thiểu là 10 triệu đồng;

- Sổ tiền cho vay tối đa tuỳ thuộc vào nhu cầu vay vốn, tài sản bảo đảm vàkhả năng trả nợ của khách hàng

● Thời hạn cho vay:

Trang 22

- Theo quy định của EximBank về thời hạn cho vay cá nhân là 10 năm.Khi khách hàng tới xin vay vốn CBTD xem xét mức thu nhập của kháchhàng như thế nào để tư vấn cho khách hàng chọn thời hạn vay thích hợp.

Để đảm bảo được khả năng trả nợ và để ngân hàng thu được vốn gốc

- Đối với cho vay bổ sung vốn kinh doanh thời hạn cho vay là 12 tháng

● Quy định về lãi suất, phương thức trả nợ:

- Nếu là cho vay vốn tiêu dùng thì vốn góp và lãi trả hàng tháng

- Tuy nhiên cũng có những trường hợp vay tiêu dùng với thời hạn ngắnhơn 12 tháng khách hàng có thể trả lãi hàng tháng vốn gốc trả cuối kỳ

- Neu trường hợp khách hàng có tiền trả dần nợ gốc sẽ giảm được lãi hàngtháng và thời hạn trả nợ

- Lãi suất cho vay theo biểu lãi của Ngân hàng Thương Mại cổ Phần XuấtNhập Khẩu Việt Nam công bố hiện hành

- Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn ghi trên Hợp đồng tíndụng

● Xử lý nợ quá hạn :

- Quá 02 tháng kể từ ngày chuyển nợ quá hạn nếu khách hàng không trảđược nợ mà không được EIB đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ thìEximbank được quyền thông báo thu hồi nợ trước hạn đối với toàn bộphần nợ gốc chưa thanh toán

- Sau 30 ngày kể từ ngày ra thông báo mà khách hàng không trả được nợthì Eximbank được quyền áp dụng các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo

để thu hồi theo quy định của pháp luật

● Trả nợ trước hạn:

- Khách hàng vay có thể trả nợ trước hạn cho EIB Khi trả nợ trước hạn,EIB và khách hàng thỏa thuận về các khoản phí, tiền phạt do trả nợtrước hạn

- Hiện nay thì để thuận tiện cho khách hàng thì EIB không phạt khi KHtrả nợ trước hạn

2.2.2 Quy trình thực hiện:

● Các bước thực hiện:

Trang 23

- Bước 1: Tiếp xúc khách hàng:

o Nhu cầu khách hàng đề nghị vay bao nhiêu? Phương án sử dụngvốn - các tài liệu thuyết minh cho phương án như hợp đồng kinh

tế, hóa đơn, giấy đặt cọc

o Yêu cầu KH nộp bản photo Hộ khẩu thường trú, CMND, Giấychứng nhận độc thân hay giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhậnnghề nghiệp, giấy phép hoặc giấy đăng ký kinh doanh,

- Bước 2: Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn:

o Giấy đề nghị vay vốn

o Phương án kinh doanh nếu KH vay vốn nhằm bổ sung vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phương án vay vốn mua nhà/đất nếu KH vay vốn để mua nhà đất Neu với mục đích tiêu dùngthì làm giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước trả nợ

- Bước 4: Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo.

o Sau khi có báo cáo thẩm định tín dụng được duyệt cho vay,CBTD báo cho khách hàng đi xác nhận tình trạng nhà, đất

o CBTD lập Hợp đồng tín dụng (4 bản), Hợp đồng thế chấp (5bản), Biên bản Xác định trị giá tài sản thế chấp hay bảo lãnh (3bản), Đăng ký Giao dịch đảm bảo (1 bản)

o Trình Trưởng phòng và Ban giám đốc

o Sau đó nhập Corebank lấy sổ hợp đồng tín dụng, ghi sổ HĐTClấy số HĐTC

Trang 24

o Hẹn khách hàng ớ phòng công chứng, hướng dẫn khách hàngđem đầy đủ hồ sơ nhà, CMND và 1 bản photo hồ sơ nhà, photoCMND.

o Sau khi công chứng, thì đi đăng ký giao dịch đảm bảo

- Bước 5: Lưu hồ sơ nhà.

o CBTD lập khế ước nhận nợ và trình trưởng phòng và ban giámđốc ký, nhập Corebank lấy số khế ước nhận nợ, đóng dấu, chuyển

hồ sơ cho Kế toán tín dụng giải ngân

o Lập biên bản giao nhận hồ sơ nhà bản chính, tiến hành niêmphong gửi phòng ngân quỹ

- Bước 6: Thu lãi và tất toán hợp đồng

o Theo dõi và kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay: hàng tháng trướckhi đến hạn CBTD nhắc nhớ khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn

o Khách hàng trả xong nợ gốc và lãi -> tất toán hợp đồng

● Chuẩn bị hồ sơ đi công chứng và chuẩn bị hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo:

- Chuẩn bị hồ sơ công chứng:

o Phiếu yêu cầu công chứng

o Giấy ủy quyền, mẫu chữ ký của lãnh đạo

o Giấy giới thiệu của Ngân hàng cấp cho CBTD

o HĐTC(05 bản), HĐTD(04 bản), Biên bản định giá nhà(3 bản),giấy xác nhận tình trạng nhà

o Hồ sơ nhà bản gốc và 01 bản photo(khách hàng mang theo)

o Hộ khẩu, CMND, Giấy kết hôn( hoặc giấy xác nhận độc thân)của người thế chấp, bảo lãnh

- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo:

o Giấy giới thiệu của Ngân hàng cấp cho CBTD

o Biên nhận theo mẫu (02 bản)

Ngày đăng: 16/07/2020, 19:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. 1 Tình hình huy động vốn cảu Eximbank 2016 – 2018 - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Bảng 1. 1 Tình hình huy động vốn cảu Eximbank 2016 – 2018 (Trang 5)
Bảng 1.2. Quy mô huy động vốn từ KHCN giai đoạn 2016 – 2018 - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Bảng 1.2. Quy mô huy động vốn từ KHCN giai đoạn 2016 – 2018 (Trang 5)
Bảng 1.3. Tình hình hoạt động tín dụng của Eximbank (2016 – 2018) - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Bảng 1.3. Tình hình hoạt động tín dụng của Eximbank (2016 – 2018) (Trang 6)
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Eximbank - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Eximbank (Trang 15)
Bảng 2.l: Kết quả hoạt động kinh doanh - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Bảng 2.l Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 26)
Hình 2.2: Tình hình huy động vốn - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Hình 2.2 Tình hình huy động vốn (Trang 27)
Bảng 2.2: Tình hình tín dụng (2016-2018) - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Bảng 2.2 Tình hình tín dụng (2016-2018) (Trang 28)
Bảng 2.3: Doanh số cho vay tiêu dùng - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Bảng 2.3 Doanh số cho vay tiêu dùng (Trang 29)
Bảng 2.4: Dư nợ theo thời hạn tín dụng - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Bảng 2.4 Dư nợ theo thời hạn tín dụng (Trang 30)
Hình thức đảm - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Hình th ức đảm (Trang 35)
Hình thức cho - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Hình th ức cho (Trang 36)
Hình thức đảm - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Hình th ức đảm (Trang 37)
Hình thức tín chấp - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Hình th ức tín chấp (Trang 38)
Hình thức đảm - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Hình th ức đảm (Trang 39)
Hình thức đảm - tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank
Hình th ức đảm (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w