Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại, pháp luật quy định Tòa án có quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án có thể được tiếp cận dưới ba góc độ: thẩm quyền theo loại việc; thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo lãnh thổ. Để tìm hiểu sâu hơn về thẩm quyền dân sự của Tòa án, nhóm chúng em xin phép lựa chọn đề tài: “ Thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án ” làm đề tài nghiên cứu. I. Thẩm quyền dân sự của Tòa án và thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc.1. Thẩm quyền dân sự của Tòa án.Xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án, khái niệm thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của tòa án được định nghĩa như sau: “ Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.”
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỀ BÀI: 02
THẨM QUYỀN DÂN SỰ THEO LOẠI VIỆC VỀ TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CỦA TÒA ÁN
Hà Nội, 2020
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Thẩm quyền dân sự của Tòa án và thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc.1 1 Thẩm quyền dân sự của Tòa án 1
2 Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc 1
II Thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án 2
1 Khái niệm thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án 2
2 Đặc điểm thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án .2
3 Các tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 3
3.2 Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 4
3.3 Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 5
3.4 Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ 5
3.5 Tranh chấp về cấp dưỡng 6
3.6 Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 7
3.7 Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy việc kết hôn trái pháp luật 8
3.8 Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật 9
III Liên hệ thực tiễn 9
1 Thực trạng giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình tại Tòa án 9
2 Những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình 10
3 Kiến nghị hoàn thiện 12
KẾT LUẬN 12
Trang 3PHỤ LỤC 14
1 Tóm tắt bản án 14
2 Phân tích bản án 15
Trang 4MỞ ĐẦU
Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa Đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại, pháp luật quy định Tòa án có quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân
sự Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án có thể được tiếp cận dưới
ba góc độ: thẩm quyền theo loại việc; thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo lãnh thổ Để tìm hiểu sâu hơn về thẩm quyền dân sự của Tòa án,
nhóm chúng em xin phép lựa chọn đề tài số 02 : “ Thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án ” làm đề tài nghiên cứu
NỘI DUNG
I Thẩm quyền dân sự của Tòa án và thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc.
1 Thẩm quyền dân sự của Tòa án.
Xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án, khái niệm thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của tòa án được định nghĩa như sau:
“ Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.”1
2 Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự Điều 102 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây xin được gọi là BLTTDS ) đều ghi nhận thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các vụ án và các việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định của pháp luật
tố tụng dân sự
1 Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
2017, trang 59
1
Trang 5II Thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án
1 Khái niệm thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân
và gia đình của Tòa án
Tranh chấp hôn nhân và gia đình được hiểu là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền về dân sự của Tòa án Do đó, thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình là quyền xem xét, giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình và quyền ra quyết định khi xem xét, giải quyết các tranh chấp này theo thủ tục tố tụng dân sự
2 Đặc điểm thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án 2
Thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa
án mang những đặc điểm chung của thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án Đó là những đặc điểm sau:
Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình của
Tòa án phát sinh khi có yêu cầu của đương sự và bị giới hạn bởi phạm vi yêu cầu của đương sự.
Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phát sinh giữa các chủ thể là những thành viên trong gia đình, gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm hoặc huyết thống Như vậy, quan hệ này mang tính chất riêng tư Do đó, việc phát sinh hay không phát sinh tranh chấp phụ thuộc vào ý chí giữa các đương sự Ý chí này được thể
hiện qua việc đương sự nộp đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu đến Tòa án Dựa
trên nội dung đơn khởi kiện hay đơn yêu cầu, Tòa án có quyền xem xét và giải quyết trong giới hạn nội dung này Điều 5 của BLTTDS về quyền quyết định và
tự định đoạt của đương sự đã thể hiện rõ điều này
Thứ hai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án
chịu sự chi phối bởi ý chí hoặc sự lựa chọn của các đương sự
2 Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình của Tòa án và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La :luận văn thạc sĩ Luật học /Nguyễn Hoàng Bảo Tuấn ; PGS TS Nguyễn Thị Thu Hà hướng dẫn, Hà Nội, 2018, trang 13.
2
Trang 6Cũng tại Điều 5 của BLTTDS cũng đã thể hiện, theo đó đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân
sự và trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không
vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức pháp luật
Thứ ba, xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình của
Tòa án dựa trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình được quy định trong BLTTDS Đây là căn cứ pháp lý để Tòa án thực hiện thẩm quyền của mình để giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án còn có những đặc điểm riêng sau: Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình căn cứ vào pháp luật nội dung mà các bên có tranh chấp Pháp luật nội dung là cơ sở để Tòa
án xác định thẩm quyền về loại việc đối với từng nội dung yêu cầu cụ thể của đương sự, đồng thời là cơ sở để hội đồng xét xử xem xét và đánh giá, giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên Khác với việc giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án thường giải quyết các quyền và nghĩa vụ về tài sản thì đối với việc giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình, Tòa án thường phải giải quyết các quyền và nghĩa vụ về nhân thân
3 Các tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo Điều 28, BLTTDS, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình sau:
3.1 Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và sau khi ly hôn.
Đối với tranh chấp này, thẩm quyền của Tòa án được xác định trong từng trường hợp, cụ thể như sau:
Trường hợp thứ nhất, một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn hay còn gọi là
ly hôn đơn phương Về nguyên tắc chỉ có vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn.3
3 Căn cứ cho trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật HN & GĐ 2014
3
Trang 7Trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên Căn cứ ly hôn trong trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân & gia đình năm
2014 ( sau đây xin được gọi là Luật HN & GD) Thủ tục đơn phương ly hôn được nộp tại tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 28, điểm
a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của BLTTDS
Trường hợp thứ hai, cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu ly hôn khi một
bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.4 Để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, khi họ không thể thực hiện quyền ly hôn của mình thì cha, mẹ, người thân thích khác5 có thể thay vợ/chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
Trường hợp thứ ba, thuận tình ly hôn6 Vợ chồng thuận tình ly hôn phải có
sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của con Nếu họ không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ, con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn
3.2 Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Căn cứ pháp lý để chia tài sản chung của vợ chồng là quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật HN & GĐ 7.
Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết trong những trường hợp sau:
Một bên vợ hoặc chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng bên còn lại không muốn
4 Căn cứ ly hôn trong trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật HN & GĐ 2014
5 Người thân thích khác là những người không phải cha, mẹ mà có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
6 Căn cứ ly hôn trong tường hợp này được quy định tại Điều 55 Luật HN & GĐ 2014
7Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
4
Trang 8Cả hai bên vợ chồng đều yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không thỏa thuận được về phần tài sản đem chia, cách chia,…
Theo khoản 3 Điều 38 Luật HN & GĐ khi có yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng, tòa án sẽ thụ lý và áp dụng nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng như khi ly hôn để giải quyết Về hiệu lực, việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật HN & GĐ Sau đó, nếu hai vợ chồng muốn chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, phải yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực
3.3 Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Theo quy định tại Điều 84 của Luật HN & GĐ, nếu có tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi xét thấy người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ 07 tuổi trở lên Tại khoản 5 của Điều này cũng quy định người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm: cha, mẹ; người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ Người có yêu cầu thay đổi người nuôi con thì phải cung cấp chứng cứ để chứng minh người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc tốt cho con, như: không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (về sức khỏe, học tập, tinh thần)
3.4 Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha,
mẹ.
Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ là việc xem xét, giải quyết và xác định có mối quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ
và con hay không Đó có thể là tranh chấp xác định con cho cha mẹ hoặc xác định cha mẹ cho con
Điều 101 Luật HN & GĐ 2014 quy định thẩm quyền của Tòa án giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của
5
Trang 9Luật HN & GD Cụ thể, tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ được tòa án giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự là trường hợp sau: Người có liên quan yêu cầu không đồng ý (trong trường hợp người liên quan đến yêu cầu là người chưa thành niên thì được xác định là tranh chấp khi cha hoặc mẹ của người đó không đồng ý) Nếu người yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết thì người thân thích của họ có thể tiếp tục tham gia vụ án đó (Điều
92 Luật HN & GD)
Theo điều 102 Luật HN & GĐ, tùy từng trường hợp mà người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con có thể là cha, mẹ, con, người giám hộ; cơ quan quản
lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ
3.5 Tranh chấp về cấp dưỡng.
Theo khoản 24 Điều 3 Luật HN & GĐ quy định về cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc là người gặp khó khăn, túng thiếu Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng chính là nghĩa vụ phái sinh từ nghĩa vụ nuôi dưỡng khi những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không sống chung với nhau Tranh chấp về cấp dưỡng diễn ra phổ biến, bao gồm các tranh chấp về mức cấp dưỡng, điều kiện cấp dưỡng, thay đổi người trực tiếp nuôi con và người cấp dưỡng sau khi ly hôn, Thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong tranh chấp về cấp dưỡng được quy định tại Chương VII của Luật HN & GD
3.6 Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo.
Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản gồm các trường hợp: Cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân yêu cầu cơ sở y tế bồi thường thiệt hại cho họ do có nhầm lẫn trong quá trình áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, không sử dụng noãn của người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc
6
Trang 10noãn của người phụ nữ độc thân hoặc tinh trùng của người chồng theo thỏa thuận giữa các bên nhưng cơ sở y tế không đồng ý
Cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân yêu cầu cơ sở y tế bồi thường thiệt hại vì có sai sót trong quá trình áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, ví dụ: không thực hiện đúng quy trình nuôi cấy phôi dẫn đến hỏng phôi…, nhưng
cơ sở y tế không đồng ý
Cặp vợ chồng vô sinh yêu cầu cơ sở y tế bồi thường thiệt hại do cố tình sử dụng số phôi còn dư sau khi họ có con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà không được sự đồng ý của họ nhưng cơ sở y tế không đồng ý
Tranh chấp về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, gồm:
Bên nhờ mang thai hộ yêu cầu bên mang thai hộ giao đứa trẻ nhưng bên mang thai hộ không thực hiện
Bên mang thai hộ giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ nhưng bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con
Bên mang thai hộ yêu cầu bên nhờ mang thai hộ hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con nhưng bên nhờ mang thai hộ không thực hiện
Bên nhờ mang thai hộ yêu cầu bên mang thai hộ bồi thường thiệt hại khi cố tình không tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế
Bên mang thai hộ yêu cầu bên nhờ mang thai hộ bồi thường khi chậm nhận con gây thiệt hại cho bên họ nhưng bên nhờ mang thai hộ không thực hiện Bên mang thai hộ yêu cầu được nhận nuôi đứa trẻ khi chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhưng người thân thích khác của bên nhờ mang thai hộ không đồng ý
3.7 Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là việc tòa án theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, xem xét và
7