Để tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS thông qua truyện cổ tích Tấm Cám trong CT Ngữ văn 10, tôi đã tiến hành khảo sát GV và HS trên địa bàn huyện A và nhận t
Trang 1MỤC LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 4
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 10
7.1.1 Đề xuất mục tiêu dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” theo hướng
phát triển phẩm chất nhân ái
8 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) 52
9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 52
10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
53
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
54
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Trang 3THPT Trung học phổ thông
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
“Nhân ái là yêu thương con người” Lòng nhân ái có vai trò đặc biệt quan
trọng trong đời sống và là một tiêu chí hàng đầu để "định giá" con người Lòngnhân ái là cơ sở không thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo; là sợidây bền chắc, thiêng liêng kết nối con người… Lòng nhân ái là một phẩm chất tốtđẹp, cao quý, cần phải được bồi đắp, gìn giữ
Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: “Giáo dục thế
hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm…”.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể chính thức
được Bộ giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 27 tháng 12 năm 2018, phẩm chất
Trang 4“nhân ái” là một trong năm phẩm chất cốt lõi sau: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm
Những phẩm chất trong chương trình mới (Ảnh chụp tư liệu)
Phẩm chất: là những tính tốt thể hiện ở thái ðộ, hành vi ứng xử của con ngýời; cùng với nãng lực tạo nên nhân cách con ngýời Phẩm chất nhân ái là một
nhóm trong những phẩm chất cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho HS
theo CT phổ thông tổng thể sau 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 1018 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo) được Bộ giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 27 tháng
12 năm 2018, phẩm chất “nhân ái” bao h m các bi u hi n sau ây: àm các biểu hiện sau đây: ểu hiện sau đây: ện sau đây: đây:
Yêu quý mọi
người
- Yêu thương,quan tâm, chămsóc người thântrong gia đình
- Yêu quý bạn bè,thầy cô; quan tâm,
- Trân trọng danh
dự, sức khoẻ vàcuộc sống riêng tưcủa người khác
- Không đồng tìnhvới cái ác, cái xấu;
- Quan tâm đếnmối quan hệ hàihoà với nhữngngười khác
- Tôn trọng quyền
và lợi ích hợp pháp
Trang 5động viên, khích lệbạn bè
- Tôn trọng ngườilớn tuổi; giúp đỡngười già, người
ốm yếu, ngườikhuyết tật; nhườngnhịn và giúp đỡ emnhỏ
- Biết chia sẻ vớinhững bạn có hoàncảnh khó khăn, cácbạn ở vùng sâu,vùng xa, ngườikhuyết tật và đồngbào bị ảnh hưởngcủa thiên tai
không cổ xuý,không tham giacác hành vi bạolực; sẵn sàng bênhvực người yếu thế,thiệt thòi,
- Tích cực, chủđộng tham gia cáchoạt động từ thiện
và hoạt động phục
vụ cộng đồng
của mọi người; đấutranh với nhữnghành vi xâm phạmquyền và lợi íchhợp pháp của tổchức, cá nhân
- Chủ động, tíchcực vận độngngười khác thamgia các hoạt động
từ thiện và hoạtđộng phục vụ cộngđồng
Tôn trọng sự khác
biệt giữa mọi
người
- Tôn trọng sựkhác biệt của bạn
bè trong lớp vềcách ăn mặc, tínhnết và hoàn cảnhgia đình
- Không phân biệtđối xử, chia rẽ cácbạn
- Sẵn sàng tha thứcho những hành vi
có lỗi của bạn
- Tôn trọng sựkhác biệt về nhậnthức, phong cách
cá nhân của nhữngngười khác
- Tôn trọng sự đadạng về văn hoácủa các dân tộctrong cộng đồngdân tộc Việt Nam
và các dân tộckhác
- Cảm thông và
- Tôn trọng sựkhác biệt về lựachọn nghề nghiệp,hoàn cảnh sống, sự
đa dạng văn hoá cánhân
- Có ý thức học hỏicác nền văn hoátrên thế giới
- Cảm thông, độlượng với nhữnghành vi, thái độ cólỗi của người khác
Trang 6sẵn sàng giúp đỡmọi người
Giáo dục phẩm chất nhân ái, hay còn gọi là “giáo dục chủ nghĩa nhân đạo”
cũng là mục đích xuyên suốt quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông nói
chung và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng Từ xưa, nhân ái đã trở thành
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, và hiện nay truyền thống đó vẫn đượctồn tại và phát triển trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
Thế nhưng trong những năm qua, bên cạnh những tấm gương về “người tốt việc tốt”, “thương người như thể thương thân”, mặc dù nhà trường đã rất quan
tâm đến việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS, nhưng kết quả thì vẫn có không
ít những hiện tượng giảm sút lòng nhân đạo trong lớp trẻ và trong toàn xã hội mà
dư luận đã và đang liên tiếp báo động
Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”, “CT giáo dục phổ thông tổng thể sau 2015” được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề
xuất đã nêu ra các phẩm chất và năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho
HS Tất cả các môn học ở trường phổ thông đều phải hướng tới mục tiêu hình
thành phẩm chất này cho HS, trong đó, môn Ngữ văn là một trong các môn học có
vai trò chính yếu
Để tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS thông qua truyện cổ tích Tấm Cám trong CT Ngữ văn 10, tôi đã tiến hành khảo sát GV và
HS trên địa bàn huyện A và nhận thấy rằng: hiện nay, nhiều GV khi giảng dạy có
nói đến phẩm chất nhân ái nhưng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh nêu vấn đề mà chưa đi sâu làm rõ từng nội hàm của nó Khi được hỏi “Thầy/cô nêu khái niệm nhân ái trong khi giảng dạy không?” chúng tôi nhận được câu trả lời có tới 77%
GV tham gia điền vào “thỉnh thoảng” Nhưng khi được hỏi về vai trò của giáo dục
phẩm chất nhân ái cho HS với việc bồi đắp tâm hồn cho HS, tới 75% GV cho rằng
mức độ là “thường xuyên” Mỗi GV đều ý thức được ý nghĩa của việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS, giúp các em có tâm hồn trong sáng, thánh thiện hơn,
biết vươn đến Chân - Thiện - Mĩ, nhưng trong quá trình giảng dạy các GV thường
đi vào vấn đề ấy trong bài giảng một cách không trọng tâm
Trang 7Trong các nhà trường hiện nay việc dạy học đọc hiểu bộ phận văn học dângian cho HS lớp 10 vẫn chưa chú trọng lắm tới việc lồng ghép giáo dục phẩm chất
nhân ái cho HS Tôi có tiến hành điều tra và nhận thấy chỉ có 44% các GV được
hỏi có trả lời rằng mình “thường xuyên” lồng ghép giảng dạy phẩm chất nhân ái
cho HS khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám trong CT Ngữ văn 10 Và đại đa số các
GV được hỏi cũng nhận thấy HS không mấy hứng thú khi được giảng dạy về phẩmchất nhân ái Đó thực sự là một thực trạng đáng báo động của CT giảng dạy hiệnnay khi quá chú trọng tới kiến thức, tri thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức làmngười cho HS
Tất cả các GV khi được hỏi về vai trò của giáo dục phẩm chất nhân ái cho
HS đều nhận thấy được những tác động tích cực khi các em HS được giảng dạy,giáo dục biết yêu thương và tha thứ cho người khác Nhân cách các em ngày cànghoàn thiện, mỗi HS sẽ có tâm hồn trong sáng, biết hướng đến cái thiện, cái cao cả
và tránh xa thói vị kỉ, nhỏ nhen
Khi đuợc hỏi về khái niệm nhân ái đa phần các em đều hiểu được một phần
ý nghĩa của phẩm chất nhân ái Các em mới chỉ hiểu một cách sơ lược nhất nhân
ái là yêu thương con người Như vậy mỗi HS đều ý thức được, định hình được cơ
bản khái niệm nhân ái nhưng những biểu hiện cụ thể của nó thì các em chưa đượctrang bị kĩ càng Bản thân các em khi được hỏi về việc GV có hay lồng ghép giảng
dạy về phẩm chất nhân ái hay không thì tới 65% các bạn trả lời “thỉnh thoảng” Và cũng có tới 18% các bạn trả lời là “không bao giờ”.
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy HS cho rằng các thầy cô
mới “thỉnh thoảng” lồng ghép nội dung nhân ái vào CT giảng dạy mà chưa cho đó
là một nội dung quan trọng Nếu chỉ ở mức độ “thỉnh thoảng” điểm qua như vậy
phải chăng bản thân HS cũng không thể thẩm thấu hết những biểu hiện của phẩmchất nhân ái trong CT giảng dạy của thầy cô? Mỗi HS khi được hỏi về nhận thấy
biểu hiện của phẩm chất nhân ái qua truyện cổ tích Tấm Cám đều cho rằng có
nhiều, và rất quan trọng, cần thiết phải giáo dục cho các em
Trong các nhà trường hiện nay việc dạy học đọc hiểu văn học dân gian cho
HS lớp 10 vẫn chưa chú trọng lắm tới việc lồng ghép giáo dục phẩm chất nhân ái
Trang 8cho HS Bởi một số lý do sau: Thực tế thời gian trên lớp rất ít với thời lượng 45phút/ 1 tiết chưa đủ thời gian để dạy nội dung của bài cho nên GV thường bỏ quaviệc lồng ghép giáo dục các phẩm chất cho HS thông qua bài học; Hiện nay nhiều
HS thờ ơ, thậm chí còn chán học văn, không mấy quan tâm, thậm chí là ghét HSbây giờ thích xem phim, nghe ca nhạc nước ngoài hơn cả những tác phẩm văn họcmang tính giáo dục cao; Trong quá trình soạn giáo án, GV được tham khảo các tàiliệu chỉ trình bày kiến thức cần đạt một số thao tác, phương pháp giúp HS lĩnh hội
kiến thức, không đưa ra nội dung, phương pháp cụ thể để giáo dục phẩm chất nhân
ái Một số GV trong quá trình giảng dạy chưa cân đối thời gian, cung cấp quá nhiều
kiến thức nên không có thời gian phát vấn hay thảo luận một số bài tập khác để giáo
dục phẩm chất nhân ái cho HS Hoặc việc giáo dục phẩm chất nhân ái thông qua
câu hỏi bài nào, tiết nào cũng thế tạo sự nhàm chán, đơn điệu cho HS
Để đảm đương vai trò chính yếu đó, cần xúc tiến việc nghiên cứu các giá trị
liên quan đến phẩm chất nhân ái để xác định mục tiêu, nội dung và PPDH trong
từng bộ môn có liên quan, đặc biệt là với phân môn Văn học Đây cũng là mụcđích thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở bậc THPT, gópphần thực hiện đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam
Văn học dân gian có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành phẩmchất, nhân cách, giáo dục các giá trị nhân văn cho HS Đó là do bộ phận văn họcnày đã chứa đựng các nội dung phù hợp với mục tiêu đào tạo thế hệ công dân đápứng các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ mới Cho nên,tập trung nghiên cứu việc giáo dục các giá trị nhân văn cho HS, đặc biệt là phẩm
chất nhân ái, là một nhiệm vụ khoa học quan trọng và thiết thực.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích Tấm Cám” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến
Trang 9- Họ và tên: Nguyễn Thị Hương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đồng Đậu - Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0398.411.379
- Email: nguyenthihuongv.c3dongdau@vinhphuc.edu.vn
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Đồng Đậu về kinh phí, đầu tư
cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm sángkiến
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến này được áp dụng cho bộ môn Ngữ văn lớp 10 bậc THPT: Giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”.
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Sáng kiến: Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
tháng 08/2019 đến tháng 10/2019
- Sáng kiến được triển khai dạy tại Trường THPT Đồng Đậu Th i gian d y ời gian dạy ạy
2 l p c th nh sau (M i l p h c 3 ti t: Ti t 21,22,23):
ở 2 lớp cụ thể như sau (Mỗi lớp học 3 tiết: Tiết 21,22,23): ớp cụ thể như sau (Mỗi lớp học 3 tiết: Tiết 21,22,23): ụ thể như sau (Mỗi lớp học 3 tiết: Tiết 21,22,23): ểu hiện sau đây: ư sau (Mỗi lớp học 3 tiết: Tiết 21,22,23): ỗi lớp học 3 tiết: Tiết 21,22,23): ớp cụ thể như sau (Mỗi lớp học 3 tiết: Tiết 21,22,23): ọc 3 tiết: Tiết 21,22,23): ết: Tiết 21,22,23): ết: Tiết 21,22,23):
Thứ 3 (15/10/2019) 10A7+ 10A8 21
Thứ 4 (16/10/2019) 10A7+ 10A8 22
Thứ 6 (18/10/2019) 10A7+ 10A8 23
- Giáo viên thu bài kiểm tra 15 phút của học sinh tại lớp, chấm, trả bài cho
học sinh vào ngày Thứ 2 (21/10/2019)
- Khi các em làm bài tập về nhà xong, giáo viên thu lại, chấm và trả bài để
đánh giá tổng hợp kết quả của sáng kiến vào thứ 6(25/10/2019).
7 Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Về nội dung của sáng kiến:
Trang 107.1.1 Đề xuất mục tiêu dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” theo hướng phát triển phẩm chất nhân ái.
a Dạy học truyện cổ tích Việt Nam trước hết vẫn phải xác định theo mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo CT hiện hành Cụ thể:
- Về kiến thức: Giúp HS có được kiến thức cơ bản về truyện cổ tích “Tấm Cám”.
- Về kĩ năng: Giúp HS rèn luyện, phát triển các kĩ năng phân tích, cảm thụ,
trải nghiệm tác phẩm văn học
- Về thái độ: HS phát triển tình yêu quê hương, đất nước con người, lòng
nhân ái,
b Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đề xuất đổi mới mục tiêu, nhấn mạnhgiáo dục lòng nhân ái Theo đó:
- Về kiến thức: Cần giúp HS có được cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn về bộ
phận văn học dân gian Việt Nam trên con đường đổi mới theo hướng hiện đại hóa
- Về kĩ năng: Cần giúp HS rèn luyện các kĩ năng phân tích, đánh giá, bình
luận, cũng tức là rèn luyện tư duy đa chiều cho HS
- Về thái độ: Bồi dưỡng lòng thương yêu với cái nhìn tích cực đối với cuộc
việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS Đây cũng chính là một trong những
yêu cầu của đổi mới giáo dục trong nhà trường phổ thông
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đặc biệt chú trọng các PPDH vàKTDH tích cực, bao gồm: thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu tình huống, dạy
học giải quyết vấn đề, tổ chức trò chơi… có thể được sử dụng trong việc giáo dục phẩm chất “nhân ái” cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”.
7.1.2.1 Một số phương pháp dạy học cụ thể
a Phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm
Trang 11* Ví dụ 1: Chẳng hạn, khi tìm hiểu về nhân vật Tấm, GV giao nhiệm vụ cho
các nhóm như sau:“Lòng nhân ái mà tác giả dân gian muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật Tấm là gì?”
- GV yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả mà nhóm đã làm việc
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung, tranh luận
- GV nhận xét sau cùng và định hướng cho học sinh hiểu đúng đắn hơn.v.v
* Ví dụ 2: Cho HS hoạt động nhóm với các yêu cầu để bồi đắp tấm lòngnhân ái:
- Nhóm 1+2+3: Mỗi người suy nghĩ và viết 3 câu bắt đầu bằng cụm từ: “ Tình yêu là…” mặt sau vẽ các biểu tượng thể hiện tình yêu thương Sắp xếp các
tấm thiệp trên giấy A0 thành một tác phẩm
- Nhóm 4+5+6: Thực hiện các tác phẩm: nặn, xé dán… các biểu trưng vềtình yêu thương
b Phương pháp dạy học theo dự án (Project)
Để thiết kế dự án dạy học Giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”, tôi đưa ra quy trình khái quát gồm 6 bước như sau:
Tên dự án: Từ tình người trong truyện cổ tích “Tấm Cám” đến tình người trong cuộc sống hiện tại xung quanh em.
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức có thể hình thành dự án
Bước 2: Thiết lập dự án
- Quan sát cuộc sống của mọi người trong một khu vực gần nhất.
- Khảo sát, tìm kiếm thông tin trên các phương tiện để tìm hiểu các biểu hiệncủa tình người trong cuộc sống
- Viết cảm nhận, suy nghĩ sau khi đọc truyện cổ tích Tấm Cám với 2 nội dung: + Biểu hiện về tình người trong truyện cổ tích Tấm Cám
+ Viết lên những biểu hiện cụ thể đang diễn ra hàng ngày về tình ngườitrong cuộc sống hiện tại
Bước 3: Giao nhiệm vụ
- Phân chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm đều thực hiện cả 3 nhiệm vụ
- Yêu cầu về thời gian: 2 tuần
Trang 12- Công bố tiêu chí đánh giá cụ thể.
Bước 4: Thực hiện dự án
- HS trực tiếp thực hiện dự án:
- GV hướng dẫn, đôn đốc và giúp đỡ khi cần thiết
Bước 5: Trình bày sản phẩm
- Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm mình
- Các nhóm nhận xét về kết quả và quá trình khảo sát của nhóm còn lại, từ
đó rút kinh nghiệm cho mình
- Các nhóm phản biện những kết luận của nhóm khác
Bước 6: Tổng kết, đánh giá.
- GV chốt lại những nội dung quan trọng liên quan trực tiếp tới bài học:
- GV nhận xét, cho điểm theo các tiêu chí đã công bố
c Phương pháp “Đóng vai”
Ðóng vai là phương pháp dạy học cơ bản và tốt nhất về kỹ năng giao tiếp, làphương pháp cụ thể để dạy học về phong cách thái độ đối với con người, đồngđội Ðó là phương pháp dạy học sinh động, chủ động, tạo điều kiện cho người họcbộc lộ các ưu điểm để phát huy và nhược điểm để sửa chữa khắc phục
Việc sân khấu hóa tác phẩm văn học là một sáng tạo trong phương pháp dạy
học Ngữ văn mà tôi nghĩ không chỉ tạo được hứng thú trong học tập mà còn đem
đến hiệu quả trong việc tự học của HS Các tác phẩm, nhân vật văn học Việt Namtrên giấy được chính các em HS thổi sức sống mãnh liệt, xúc động bằng các vởdiễn Ðược tham gia, các em rất hào hứng với bài học Ðặc biệt các nhóm sẽ rấttích cực đọc kĩ tác phẩm để có thể xây dựng được kịch bản cho vở diễn
Khi các em nhập tâm vào nhân vật trong truyện cổ tích “Tấm Cám” là lúc các em trải lòng mình sâu sắc nhất Từ đó, phẩm chất nhân ái sẽ hình thành ngay
trong cảm xúc, tâm hồn của các em nhẹ nhàng mà không cần gượng ép
Ví dụ 1: Có thể cho HS thực hiện nhập tâm vào nhân một số nhân vật trongtruyện như sau:
- Đóng vai Tấm và kể về cuộc đời của mình theo đoạn trích.
- Hóa thân thành cá Bống bày tỏ tình yêu thương của mình với Tấm.
Trang 13Ví dụ 2: Cho HS đóng vai thể hiện tình yêu thương của mình trong trường
hợp: “Người khác gặp khó khăn cần sự giúp đỡ của bạn”
Mỗi nhóm thể hiện một tình huống Viết kịch bản Đóng vai Biểu diễn trướclớp Chia sẻ giữa các nhóm
* Trò chơi “Ai nhanh hơn?”
GV sử dụng kĩ thuật tia chớp để tổ chức cho HS hoạt động trong giáo dục phẩm chất nhân ái
GV yêu cầu HS phát hiện nhanh đáp án đúng Nhóm nào trả lời nhanh hơn,đúng nhiều câu hơn thì nhóm đấy sẽ chiến thắng Dạng câu hỏi trắc nghiệm cho tròchơi này là khá hợp lý
Sau khi HS đã hoàn thành ô chữ và trả lời các câu hỏi, GV củng cố kiến thức
về một số nội dung bài học Như vậy, HS cũng nhớ bài hơn, tự chủ động bồi dưỡng
cho mình tấm lòng nhân ái Tiết học theo đó cũng rất sôi động, hiệu quả
7.1.2.2 Một số kỹ thuật dạy học cụ thể
a Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Trong tiến trình bài dạy hoặc khi kết thúc bài dạy truyện cổ tích “Tấm Cám”,
GV yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để giáo dục phẩm chất nhân ái có
trong tác phẩm này như sau:
GV chia HS làm các nhóm HS viết câu trả lời vào phần của mình, thảo luậnthống nhất nội dung ghi vào giữa của tờ giấy A0 với một số câu hỏi:
- Nhóm 1: Muốn được người khác giúp đỡ mình (như Tấm đã từng được giúp đỡ) thì em cần phải sống như thế nào?
- Nhóm 2: Tôn trọng sự khác biệt giữ mọi người được biểu hiện như thế nào?
- Nhóm 3: Tác giả dân gian gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình như thế nào trong tác phẩm (Giá trị nhân đạo)?
Trang 14- Nhóm 4: Qua truyện cổ tích “Tấm Cám”, nêu những biểu hiện về quyền
tự do bình đẳng của con người trong cuộc sống.
Tôi nhận thấy với cách này, thay vì chỉ có 1-2 em được trình bày ý kiến, suynghĩ của mình mà tất cả các em buộc phải suy nghĩ, phải viết ý kiến đó ra trongcùng một khoảng thời gian nhất định Vừa tiết kiệm thời gian vừa tạo điều kiện chonhiều hs cùng hoạt động trong một bài tập Cũng tránh được sự nhàm chán và ỷ lại,lười suy nghĩ của các em
b Kĩ thuật “Động não”
Khi giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS qua việc dạy học truyện cổ tích
“Tấm Cám”, GV cần nghiên cứu, đặt ra những yêu cầu để học sinh trình bày được
(Bằng một số câu hỏi gợi mở, GV có thể giúp học sinh rút ra được những kĩnăng sau: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ nãng làm chủ bản thân, kĩ năngứng phó với tình huống căng thẳng)
Hay khi tổ chức buổi ngoại khóa tọa đàm về “Tấm Cám - Nhân ái tỏa sáng
từ trái tim người dân Việt” ngay khi dạy học xong truyện cổ tích “Tấm Cám”, GV
có thể sử dụng kĩ thuật “động não” để các em hoạt động GV cho HS bốc thăm các
các câu hỏi, suy nghĩ, trả lời và tự rút ra cho mình bài học quý giá nhất
c Kĩ thuật “Trình bày một phút”
Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu truyện cổ tích “Tấm Cám”, để giúp HS hiểu hơn về các biểu hiện của phẩm chất nhân ái trong tác phẩm để từ đó bồi dưỡng
Trang 15cho chính bản thân mình phẩm chất tốt đẹp này, GV có thể sử dụng kĩ thuật nàynhư sau:
- Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời cáccâu hỏi sau:
+ Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn
đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
+ Em thu được những kinh nghiệm sống, tri thức sống nào sau bài học này?
+ Hãy trình bày các giải pháp của em cho vấn đề vô cảm của con người trong cuộc sống.
+ Qua truyện cổ tích “Tấm Cám”, hãy nêu suy nghĩ của em về tấm lòng
nhân ái của con người trong cuộc sống.
+ Theo em, để đối xử công bằng với những con người như Tấm trong mối quan hệ dì ghẻ con chồng thì xã hội cần phải làm gì?
+ Qua hình tượng nhân vật Tấm, nhân dân ta muốn đề cập tới vấn đề quan trọng nhất là gì?
- HS suy nghĩ và viết ra giấy Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giảiđáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm
Việc gắn bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện pháp gâyhứng thú cho HS Nếu GV chỉ mải mê với những lí thuyết khô khan mà xa rời thực
tế thì bài học sẽ thiếu tính thực tiễn
Minh họa: Khi dạy truyện cổ tích “Tấm Cám”, cuối giờ học GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận theo nhóm: Nhân dân đã gửi đến người đọc thông điệp gì thông qua tác phẩm này? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội ngày nay?
Câu hỏi sẽ giúp HS cũng có cơ hội để nói lên những suy nghĩ của bản thân về mộtvấn đề cuộc sống, đưa ra nhận thức của mình về bài học và quan điểm, cách giải
quyết một vấn đề thực tiễn trong cuộc sống
Như vậy, với những câu hỏi gợi mở và có tính liên hệ giữa bài học sách vởvới bài học thực tế cuộc sống sẽ khiến cho bài học trong sách vở không còn là lýthuyết suông sáo rỗng nữa mà nó là bài học cuộc sống, là chính những vấn đề thực
Trang 16tiễn của cuộc sống cần được đánh giá, xem xét, và giải quyết Hs sẽ thấy yêu thích
bộ môn hơn vì học Văn không phải chỉ là học bài học sách vở, học văn còn là họcbài học cuộc sống
d Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”
Trong dạy học giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS qua truyện cổ tích “Tấm Cám”, có thể sử dụng Sơ đồ tư duy trong việc dạy - học bài mới, hệ thống kiến
thức hoặc các tiết ôn tập
Ví dụ 1: Sau khi dạy - học xong truyện cổ tích “Tấm Cám”, GV yêu cầu HS
trả lời “Điều quý nhất trong cuộc sống của em?” bằng Sơ đồ tư duy Qua sơ đồ tư duy, chúng ta sẽ thấy hầu hết các em trả lời là “tình yêu thương” Từ đó, các em sẽ
lý giải biểu hiện của “tình yêu thương” bằng các nhánh nhỏ của bản đồ tư duy:
+ Tình yêu thương là tình cảm cao đẹp của con người
+ Đó là sự cảm thông đối với những người khốn khổ
+ Đó là sự hi sinh cao thượng: tình yêu thương của cha mẹ, ông bà dành chocon cháu
+ Đem lại sự gắn kết trong cộng đồng để xã hội phát triển tốt đẹp
+ Con người biết sống nhân ái, sống có trách nhiệm với mọi người
+ Giúp con người hoàn thiện bản thân, tâm hồn phong phú
+ Ca ngợi những người sống biết yêu thương, sẻ chia
+ Phê phán ngững người còn sống vô cảm
+ Tình yêu thương phải được đặt đúng hoàn cảnh nếu không đôi khi có tácdụng ngược lại
Ví dụ 2: Trong buổi tọa đàm, GV cũng có thể đặt từng câu hỏi để các nhóm
trả lời Câu trả lời sẽ được trình bày trong sơ đồ tư duy
- Nhóm 1+2: Từ môi trường xã hội mà Tấm sống, em cảm nhận như thế nào
về môi trường sống của mình ngày hôm nay?
- Nhóm 3+4: Em rút được ra thông điệp nào của nhân dân có ý nghĩa nhất trong việc xây dựng môi trường sống nhân ái? Ðể xây dựng môi trường ấy em sẽ làm gì?
Ví dụ 3: GV có thể đưa ra chủ đề “MỘT THỂ GIỚI YÊU THƯƠNG”
Trang 17- GV hướng dẫn để HS xây dựng sơ đồ tư duy.
- HS cùng nhau suy ngẫm và chia sẻ
- GV nhận xét, bổ sung một số sơ đồ tư duy liên quan đến “Yêu thương”
Sơ đồ tham khảo trên Internet
7.1.3 Đề xuất các hình thức tổ chức giáo dục phẩm chất nhân ái thông qua truyện cổ tích “Tấm Cám”.
Các hình thức tổ chức dạy học là những hình thức lớn của dạy học, được tổchức theo những cấu trúc xác định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học Có cácloại hình thức tổ chức dạy học như sau:
- Phân theo địa điểm dạy học: Học trên lớp, học tại thư viện, học ở nhà, họctại hiện trường
Trang 18- Phân theo sự phối hợp, tương tác: học cá nhân, học nhóm, học chung cả lớp.
- Phân theo PPDH: diễn giảng, luyện tập, thực hành, thảo luận, tham quan,
…
Dạy học môn Ngữ văn ở THPT thường được tổ chức dưới hai hình thức cơbản: hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp, còn gọi là hình thức chínhkhóa và ngoại khóa; hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động chung cả lớp,
Để giáo dục cho HS phẩm chất nhân ái qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” đạt hiệu quả, tôi đã sử dụng đa dạng hóa các hình thức dạy học Cụ thể như sau:
- Hình thức chính khóa: Đây là hình thức giáo dục trong các bài học diễn
ra tại môi trường giáo dục (trường, lớp) Với hình thức này, GV có thể dạy trênlớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân, Các hoạt động để thực hiện dưới hình thức nộikhóa bao gồm: Ổn định tổ chức lớp; Giới thiệu bài mới; Vấn đề đọc; Vấn đề câuhỏi; Vấn đề luyện tập; Vấn đề kiểm tra đánh giá; Tổ chức hướng dẫn HS tự học ởnhà, Tổ chức tọa đàm, Tất cả các hoạt động này đều rất cần thiết để GV truyềncho các em các phẩm chất nhân ái và được các em đón nhận một cách chủ động nhất
- Hình thức ngoại khóa: Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa Ngữ
văn là nhằm cho các em say mê, yêu thích môn học; nâng cao tư tưởng tình cảm
cho các em; rèn luyện phẩm chất nhân cách cho các em; HS tự thể hiện mình trướctập thể rộng lớn; củng cố bổ sung thêm những kiến thức đã học điều quan trọngnhất là giúp HS chủ động tìm tòi sáng tạo, gắn văn học với đời sống Hình thức tổchức cho HS ngoại khóa khá phong phú đa dạng:
+ Thi làm thơ, hội vui học tập, sưu tầm văn thơ, hoạt cảnh (diễn kịch), kểchuyện, kết hợp văn thơ với biểu diễn ca nhạc, vẽ họa … Các hình thức trên đượctiến hành vào các ngày lễ lớn: Khai giảng, 20/11, 22/12, 08/3, 26/3, 19/5, Tết
Nguyên đán, Tết trung thu … Tổ chức theo chủ đề, chủ điểm, ví dụ như: Về nguồn; Tình cảm gia đình; Thầy cô và mái trường; Mẹ yêu con; Quê hương …
+ Tổ chức các tiết học đọc thơ, văn, hoặc phát biểu cảm nghĩ về một số tácphẩm văn học đã học, đang học và sẽ học theo chủ đề, theo CT SGK vào các buổichào cờ đầu tuần (khoảng 5-10 phút), hoặc vào các CT phát thanh của lớp, trường,
vào các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp… Chắc chắn, các em sẽ yêu môn học Ngữ văn nhiều hơn, sẽ sống “nhân ái” hơn.
Trang 197.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Triển khai trong thực tiễn dạy học để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề
tài sáng kiến đã nêu ra: giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” vừa nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn vừa cung
cấp những tri thức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức con người, vừa rèn luyệnnhững hành vi ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức xã hội đáp ứng được mục tiêuđổi mới giáo dục hiện nay của nước nhà
Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về thời gian, việc áp dụng ở đây mới chỉdừng lại ở mức độ ban đầu, với ý nghĩa như một thử nghiệm sư phạm
(Để thuận tiện cho việc diễn đạt, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi dùng
từ “thực nghiệm” với nghĩa “thử nghiệm”).
7.2.1 Thực nghiệm chính khóa:
7.2.1.1 Đối tượng thực nghiệm
Sáng kiến chọn đối tượng dạy thực nghiệm là HS lớp 10 Bên cạnh đó, GV
là những người đứng lớp cũng mang ý nghĩa thử nghiệm
7.2.1.2 Số lượng HS tham gia thực nghiệm
Tình hình các l p v GV d y th c nghi m ớp cụ thể như sau (Mỗi lớp học 3 tiết: Tiết 21,22,23): àm các biểu hiện sau đây: ạy ực nghiệm được thể hiện trong bảng dưới ện sau đây: đây:ư sau (Mỗi lớp học 3 tiết: Tiết 21,22,23):ợc thể hiện trong bảng dưới c th hi n trong b ng d ểu hiện sau đây: ện sau đây: ảng dưới ư sau (Mỗi lớp học 3 tiết: Tiết 21,22,23):ớp cụ thể như sau (Mỗi lớp học 3 tiết: Tiết 21,22,23): i ây:
Bảng 1 Các lớp GV và HS tham gia thực nghiệm đối chứng
7.2.1.3 Yêu cầu khi thực nghiệm
Số lượng giáo án thực nghiệm gồm 01 giáo án giảng dạy trong 03 tiết21+22+23 đúng theo phân phối CT hiện hành cho một số lớp 10 do Trường THPTĐồng Đậu xây dựng Tổng số tiết thực nghiệm là: 03 tiết x 02 lớp = 06 tiết
Trong giáo án thực nghiệm, khi sử dụng các hình thức, phương pháp, kỹ
thuật dạy học tích cực phải nhằm giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10, trong
đó đặc biệt nhấn mạnh các hoạt động của HS, vì đây là vấn đề thể hiện tập trung
nhất quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”.
Trang 20Việc dạy học theo giáo án thực nghiệm phải được tiến hành một cách có tổchức, có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của Sở Giáo dục - Đào tạo, Ban Giámhiệu Trường A phối hợp với việc dự giờ và động viên của các GV trong tổ nhómchuyên môn thực nghiệm làm tốt phần việc của mình.
Các tiết học thực nghiệm đều phải được Bộ phận chuyên môn và các GVthuộc chuyên môn khác tham dự đều đánh giá, xếp loại đạt yêu cầu trở lên, trong
có tiết học loại khá và giỏi
7.2.1.4 Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm được sử dụng ở đây chủ yếu là phương pháp thực nghiệm đối chứng.
Phương pháp thực nghiệm đối chứng là cách thực hiện đồng thời 2 loại hoạt
động: có và không sử dụng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cựcnhằm giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 của sáng kiến này Phương phápnày áp dụng trong thực nghiệm dạy học đối chứng
7.2.1.5 Quy trình thực nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm, bao gồm các công việc chính như soạn thảo
nội dung, CT thực nghiệm
Có 2 loại giáo án phân biệt: có/không sử dụng các biện pháp dạy học tíchcực nhằm giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10
Bước 2: Tiến hành thực nghiệm
Đây là bước chủ yếu quyết định kết quả của thực nghiệm
Bước 3: Xử lý kết quả thực nghiệm Đây là bước cuối cùng nhằm rút ra kết
quả thực nghiệm Các công việc chính trong bước này bao gồm:
- Chấm bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
- Thống kê, so sánh và rút ra kết luận về kết quả của việc áp dụng quy trìnhdạy học của sáng kiến
Trang 21* Tiết 21:
- Nắm vững khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích
- Đọc hiểu khái quát và chi tiết về truyện cổ tích “Tấm Cám”: Hoàn cảnh,
thân phận; Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám; Con đường tìm đếnhạnh phúc của Tấm
* Tiết 22:
- Tiếp tục tìm hiểu về cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm
- Đánh giá, tổng kết nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
* Tiết 23:
- Ôn tập, củng cố kiến thức đã học qua hệ thống các bài thực hành, luyện tập
- Vận dụng kiến thức đã học để để giải quyết các vấn đề, các tình huống diễn
ra trong cuộc sống gắn với việc bồi dưỡng phẩm chất nhân ái.
2 Kỹ năng:
- Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì: nhận biết được mộttruyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại
- Làm quen với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn
3 Thái độ, phẩm chất:
- Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào sự chiến thắngcủa cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống
- Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…
- Biết yêu thương, đồng cảm, trân trọng người khác
- Luôn có khát vọng chính đáng
- Biết đấu tranh cho quyền sống, quyền hạnh phúc, tự do cho chính mình
- Quan tâm đến mối quan hệ hài hòa với những người khác
- Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia phòng ngừa, ngăn chặncác hành vi bạo lực
- Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện
và hoạt động phục vụ cộng đồng
Trang 22- Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đadạng văn hóa cá nhân.
- Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác
4 Tổ chức hoạt động trải nghiệm và định hướng các năng lực hình thành :
a Tổ chức hoạt động trải nghiệm
- Đóng vai:
+ Học sinh chuyển thể một số đoạn trong văn bản thành kịch bản sân khấusau đó diễn đoạn kịch đó Từ đó học sinh cảm nhận sâu sắc nhân vật, tình huống và
ý nghĩa mà nhân dân ta xưa đã gửi gắm
+ Xử lý một tình huống giả định trong cuộc sống với vai trò là người hùngbiện về một số vấn đề trong văn bản liên quan đến cuộc sống Từ đó giúp học sinhrèn luyện những kỹ năng thực hành ứng xử và bày tỏ thái độ, quan điểm của mìnhđối với các vấn đề trong cuộc sống
b Định hướng các năng lực hình thành
Bài học hình thành và phát triển cho học sinh những nãng lực cốt lõi sau:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sángtạo, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán,năng lực công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức; đọc – hiểu,giải mã văn bản VHDG; sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản; vận dụng kiến thức
Trang 23văn học vào cuộc sống; trải nghiệm (đóng vai, thuyết trình); thu thập thông tin liênquan đến văn bản.; giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản; cảm thụ
và thưởng thức thẫm mỹ
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách chuẩn kiến thức kĩ năng
- Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học
- Tranh, ảnh phục vụ nội dung bài học
- Phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ, phiếu đánh giá
- Máy tính, máy chiếu kết nối
- Bài soạn
2 Học sinh:
- Đọc kỹ văn bản ở nhà.
- Nghiên cứu nội dung bài học đã được giao
- Kịch bản diễn kịch; Lời bài hát “Cô Tấm ngày nay”
- Đóng vai diễn kịch
- Trang phục biểu diễn
- Giấy viết
- Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài soạn, bút…
III PHƯƠNG PHÁP, HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
- Kết hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực: Đọc sángtạo, đối thoại, nêu vấn đề, thảo luận, hoạt động nhóm, sơ đồ tư duy, kỹ thuật “độngnão”, kỹ thuật “phòng tranh”, tích hợp,…giúp giờ dạy học đạt hiệu quả tốt
- Tổ chức dạy học bằng các hoạt động theo mô hình trường học mới: Hoạtđộng khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động thực hành, hoạtđộng ứng dụng, hoạt động bổ sung
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 21
1 Ổn định lớp:
Trang 2410A7 Thứ 3(15/10/2019) 43 Không
10A8 Thứ 3(15/10/2019) 39 Không
2 Kiểm tra bài cũ :
(?) Em hãy trình bày vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
Nêu cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
3 Hoạt động dạy và học:
3.1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS tìm tên tác phẩm VHDG được nhắc tới trong đoạn thơ sau
Truyện kể về nguồn gốc tổ tiên Hai chữ đồng bào yêu thương đoàn kết Truyện kể về một phong tục đẹp
Mà thiếu thứ này hương vị Tết còn đâu.
Truyện kể về đất nước bể dâu Giặc Ân tràn qua xâm lăng bờ cõi Chú bé ấy dù còn ít tuổi
Vẫn kịp lớn nhanh đuổi diệt quân thù.
Thương mẹ già đi cấy đồng sâu
Lũ cướp đi rồi còn đâu hạt ngọc
Sự giao tranh gây bao khó nhọc Cuộc sống khốn cùng sau lũy tre xanh.
Hà Nội ơi! Thành phố yên bình
Trang 25- GV: Những tác phẩm vừa tìm được khiến em suy nghĩ gì về việc bồi
dưỡng cho các em những phẩm chất nào?
+ Hình týợng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu týợng rực rỡ của
ý thức và sức mạnh bảo vệ ðất nýớc, ðồng thời thể hiện quan niệm và ýớc mõ củanhân dân ta về ngýời anh hùng cứu nýớc chống ngoại xâm
+ Truyền thuyết “Sõn Tinh, Thủy Tinh” gợi cho chúng ta ngày nay nhiều bàihọc có giá trị: Phải biết chãm lo ðề ðiều ðể phòng chống lại những thiên tai bão lũbất ngờ ập ðến
+ “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân
của khởi nghĩa Lam Sơn Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh
Trang 26đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánhđuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân Truyện thể hiện khát vọng củaquần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
- GV dẫn dắt vào bài:
Là người Việt Nam, chắc hẳn, trong thời ấu thơ của mình, ai cũng đã từng hơn một lần được nghe kể truyện cổ tích “Tấm Cám” Như cây đa trăm tuổi trước sân đình, như dòng nước sông quê dịu mát và trong lành, như mái rơm mái rạ hiền hòa và ấm áp, truyện cổ tích “Tấm Cám” đã song hành cùng bao thế hệ người Việt để an ủi, nâng đỡ, khích lệ mỗi con người trước cuộc sống bấp bênh, nhiều rủi ro, bất công và oan trái Bài học hôm nay, cô và các em cùng một lần nữa trở
về miền cổ tích xưa để gặp lại cô Tấm, để hiểu hơn những đắng cay mà người con gái ấy đã đi qua trên con đường tìm đến hạnh phúc và gìn giữ hạnh phúc, cũng như để bồi đắp cho mình lòng nhân ái từ trái tim người bình dân xưa.
3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của
- HS khác: nhận xét,
bổ sung
I TÌM HI Ể U CHUNG
1 Khái ni ệ m v à đặ c đ i ể m truy ệ n c ổ t í ch
– Truyện cổ tích là tác phẩm tự
sự dân gian mà cốt truyện vàhình tượng được hư cấu có chủđịnh, kể về số phận con ngườibình thường trong xã hội, thểhiện tinh thần nhân đạo và lạcquan của nhân dân lao động
Trang 27mới – Truyện cổ tích thần kì:
+ Là loại truyện cổ tích có nộidung phong phú và số lượngnhiều nhất
+ Đặc trưng quan trọng của cổtích thần kì là sự tham gia củacác yếu tố thần kì vào tiến trìnhphát triển của câu chuyện
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏngcủa nhân dân lao động về hạnhphúc gia đình, về lẽ công bằngtrong xã hội, về phẩm chất vànăng lực tuyệt vời của con người
+ Tấm vào cung vua, gặp nạn,trở lại cuộc đời và gặp lại nhàvua => Cuộc đấu tranh giành lạihạnh phúc của cô gái mồ côi
- GV: Chia học
sinh thành 4 nhóm
- Các nhóm học sinhbầu nhóm trưởng, thư
II ĐỌ C HI Ể U V Ă N B Ả N
1 Thân ph ậ n v à con đườ ng t ì m
Trang 28kí và tiến hành thảoluận, lần lượt trả lờicác câu hỏi của giáoviên.
- Học sinh mỗi nhómghi kết quả thảo luậnlên bảng phụ
- HS: báo cáo kết
quả thảo luận và treobảng phụ lên để cácnhóm khác nhận xét,
- HS: báo cáo kết
quả thảo luận và treobảng phụ lên để cácnhóm khác nhận xét,
Hànhđộng của
mẹ conCám
Đi bắttép đểđượcthưởngyếm đào
Chăm chỉbắt tép
Lừa Tấm
để lấy giỏtép
Nuôi cábống
Chămchút, bầubạn cùng
cá bống
Lừa Tấm
đi chăntrâu đồng
xa, giết
Trang 29Đi dự hội
Nhặtthóc rathóc, gạo
ra gạo
Trộn thócvới gạobắt Tấmnhặt
Thử giày
Hồnnhiên
Thamvọng,hợmhĩnh
Nhận xét
Hiền lành, chăm chỉ, thật thà.
Gian ngoan, xảo quyệt, luôn tìm cách triệt tiêu mọi niềm vui, niềm hi vọng của Tấm.
=> Tấm là nhân vật đại diện chocái thiện, mẹ con Cám là nhânvật đại diện cho cái ác Mẫuthuẫn giữa Tấm và mẹ con Cámkhông chỉ là mâu thuẫn, xung độtgiữa dì ghẻ và con chồng tronggia đình mà còn là mâu thuẫn,xung đột giữa cái thiện và cái ác
- GV: quan sát, hỗ
trợ học sinh
* Nhóm 3: Nhận xét
về những thủ đoạncủa mẹ con Cám vàcách ứng xử của
c Con đườ ng t ì m đế n h ạ nh ph
ú c
– Tấm: thụ động, chỉ biết khóckhi gặp khó khăn, cản trở
Trang 30- HS: báo cáo kết
quả thảo luận và treobảng phụ lên để cácnhóm khác nhận xét,
bổ sung
- HS: các nhóm khác
thảo luận, nhận xét
– Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấmbắt đầu tìm đến hạnh phúc, đượctrở thành hoàng hậu => Biểu hiệncủa triết lí “ở hiền gặp lành”, thểhiện khát vọng và mơ ước hạnhphúc và tinh thần lạc quan, yêuđời của người bình dân xưa
=> Tấm nhờ chăm chỉ, lươngthiện mà được Bụt giúp đỡ, từ côgái mồ côi nghèo trở thành hoànghậu Con đường tìm đến hạnhphúc của Tấm dù có nhiều khókhăn, trắc trở nhưng cuối cùng,Tấm đã tìm được hạnh phúc chobản thân mình Đó cũng là conđường đến với hạnh phúc của cácnhân vật lương thiện trong truyện
cổ tích Việt Nam nói chung,truyện cổ tích thế giới nói riêng
- GV: quan sát, hỗ
trợ học sinh
* Nhóm 4: Nêu ý
nghĩa của yếu tố thần
kì trên con đường tìmđến hạnh phúc củaTấm
- HS: báo cáo kết
quả thảo luận và treobảng phụ lên để cácnhóm khác nhận xét,
+ Luôn xuất hiện đúng lúc
+ An ủi, nâng đỡ mỗi khi Tấmgặp khó khăn hay đau khổ
Trang 31+ Biểu hiện cho triết lí ở hiền gặplành.
- GV khái quát lại nội dung bài học.
- GV cho HS xem trích đoạn phim Tấm Cám.
- GV: yêu cầu HS chỉ ra trong đoạn phim đó có các chi tiết liên quan đến nội
dung vừa tìm hiểu trong tiết học 21 này
- HS: Phát biểu cá nhân (Dựa vào vở ghi và SGK Ngữ văn 10, tập một)
- GV: Nhận xét.
3.4 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, ỨNG DỤNG
- GV hỏi: Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm bắt đầu tìm đến hạnh phúc, được
trở thành hoàng hậu Theo em, chúng ta cần phải có những phẩm chất gì để cuộc sống luôn được sựu giúp đỡ của mọi người?
- HS: Phát biểu cá nhân.
- GV: Nhận xét, bổ sung
- GV: Định hướng:
+ Lương thiện, lạc quan, yêu đời
+ Chăm chỉ, chịu thương, chịu khó
+ Hiền lành ngoan ngoãn
+ Hiếu thảo với người trên