Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử loài người, con người trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, hình thái sau phát triển hơn hình thái trước. Nền kinh tế của một đất nước được chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Đây là một quy luật phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Sự thống nhất mối quan hệ giữa LLSX và QHSX tạo nên một nền kinh tế có LLSX phát triển, và kéo theo đó là một QHSX tiến bộ. Nhận thấy vai trò quan trọng của QHSX trong quá trình xây dựng kinh tế, tôi đã chọn đề tài: “Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX và sự vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế ở Việt Nam hiện nay” để làm rõ, tìm hiểu sâu thêm về QHSV khi áp dụng vào thực tế Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỂU LUẬN
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
ĐỀ T ÀI:
Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX và sự vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Hà Nội, 2020
Họ và tên:
MSSV:
LỚP:
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu ……….1 Nội dung ……… …… 1
I Quy luật sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
Lực lượng sản xuất
1 Lực lượng sản xuất……….1
2 Quan hệ sản xuất……… ……….2
3 QLSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX … 3
II Sự vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế ở Việt Nam hiện nay
1, Thực trạng thời kì trước đổi mới (trước 1986) ……… 4
2 Sự vận dụng quy luật này ở Việt Nam hiện nay………5 III Một số phương hướng để tiếp tục vận dụng đúng đắn quy luật này ở Việt Nam ………10
Kết luận ………11
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử loài người, con người trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, hình thái sau phát triển hơn hình thái trước Nền kinh tế của một đất nước được chi phối bởi nhiều yếu tố, trong
đó có quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX Đây là một quy luật phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước Sự thống nhất mối quan hệ giữa LLSX và QHSX tạo nên một nền kinh tế có LLSX phát triển, và kéo theo đó là một QHSX tiến bộ Nhận thấy vai trò quan trọng của QHSX trong quá trình xây dựng kinh tế, tôi đã
chọn đề tài: “Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
LLSX và sự vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế ở Việt Nam hiện nay”
để làm rõ, tìm hiểu sâu thêm về QHSV khi áp dụng vào thực tế Việt Nam
NỘI DUNG
I QUY LUẬT SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LLSX
1 Lực lượng sản xuất (LLSX)
a Khái niệm
Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người
b Các bộ phận cấu thành LLSX
- Người lao động
Để trở thành lực lượng sản xuất thì người lao động phải có những điều kiện sau: Khả năng lao động , nhu cầu lao động, tham gia trực tiếp vào quá trình lao động sản xuất
- Tư liệu sản xuất
Trang 4Bao gồm công cụ lao động (làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người vào đối tượng lao động nhằm biến đối tượng lao động theo mục đích của mình) và đối tượng lao động (là một bộ phận của giới tự nhiên mà con người tác động vào nhằm biến đổi hình thái tự nhiên của nó sao cho phù hợp với mục đích của con người)
Các yếu tố trong lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố cơ bản, tất yếu Không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể xảy ra nếu thiếu đi một trong hai nhân tố quan trọng là tư liệu sản xuất và người lao động
2 Quan hệ sản xuất (QHSX)
a Khái niệm
Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội)
Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, quan
hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ về phân phối các sản phẩm làm ra… Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng sự hình thành và phát triển một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí con người
Nếu như quan niệm lực lượng sản xuất là mặt tự nhiên của sản xuất thì QHSX lại là mặt xã hội của sản xuất
b Các mặt của QHSX
+ Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu (gọi tắt là quan hệ sở hữu)
+ Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức, quản lý xã hội và trao đổi hoạt động cho nhau (gọi tắt là quan hệ tổ chức, quản lý)
+ Quan hệ giữa người với người trong phân phối, lưu thông sản phẩm làm ra (gọi tắt là quan hệ phân phối lưu thông)
Trang 53 Qui luật quan hệ sản xuất (QHSX) phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX)
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt hợp thành của phương thức sản xuất có tác động qua lại biện chứng với nhau Việc đẩy QHSX lên quá xa
so với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều nước xây dựng xã hội chủ nghĩa Nguồn gốc của tư tưởng sai lầm này là duy ý chí, muốn có nhanh chủ nghĩa xã hội thuần nhất bất chấp qui luật khách quan Về mặt phương pháp luận, đó là chủ nghĩa duy vật siêu hình, quá lạm dụng mối quan hệ tác động ngược lại của QHSX đối với sự phát triển củaLLSX
Con người không thể tự do tạo ra bất cứ hình thức nào của quan hệ sản xuất
mà mình muốn có Ngược lại QHSX luôn luôn bị qui định một cách nghiêm ngặt bởi trạng thái của LLSX, bởi QHSX với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất QHSX chỉ có thể mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển khi mà nó được hoàn thiện tất cả về nội dung của nó, nhằm giải quyết kịp thời những mâu thuẫn giữa QHSX và lực lượng sản xuất
+ Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến đổi của QHSX: lực lượng sản xuất là cái biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi trong sản xuất con người muốn giảm nhẹ lao động nặng nhọc tạo ra năng suất cao phải luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động Chế tạo ra công cụ lao động mới
+ Sự tác động trở lại của QHSX đối với lực lượng sản xuất QHSX khi đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất và trở thành những cơ sở và những thể chế xã hội và nó không thể biến đổi đồng thời đối với lực lượng sản xuất Nếu QHSX phù hợp với trình độ sản xuất, tính chất của LLSX thì nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất Nếu lạc hậu so với LLSX dù tạm thời thì nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Sở
dĩ QHSX có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với LLSX vì nó qui định mục đích của sản xuất qui định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã
Trang 6hội, qui định phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng Do đó nó ảnh hưởng tới thái độ tất cả quần chúng lao động Nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế sự phát triển công cụ sản xuất, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất hợp tác phân công lao động quốc tế
II SỰ VẬN DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1, Thực trạng thời kì trước đổi mới (trước 1986)
Đặc điểm của nước ta là Nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, lực lượng sản xuất thấp kém, trình độ quản lý thấp cùng với nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp Mặt khác Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh, nhiều năm bị đế quốc Mỹ bao vây cấm vận, nhất là về kinh
tế Do vậy LLSX chưa có điều kiện phát triển Sau khi giành được chính quyền, Nhà nước ta đã xóa bỏ nhanh chế độ tư hữu, chuyển sang chế độ công hữu với hai hình thức toàn dân và tập thể, lúc đó được coi là điều kiện chủ yếu, quyết định, tính chất, trình độ xã hội hoá sản xuất cũng như sự thắng lợi của CNXH ở nước ta Song trong thực tế cách làm này đã không mang lại kết quả như mong muốn, vì nó trái quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, đã để lại hậu quả là:
-Đối với những người sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ) thì tư hữu về TLSX là phương thức kết hợp tốt nhất giữa sức lao động và TLSX Việc tiến hành tập thể nhanh chóng TLSX dưới hình thức cá nhân bị tập trung dưới hình thức sở hữu công cộng, người lao động bị tách khỏi
TLSX, không làm chủ được qúa trình sản xuất dấn đến TLSX trở thành vô chủ, gây thiệt hại cho tập thể
-Kinh tế quốc doanh thiết lập tràn lan trong tất cả các ngành Về pháp lý TLSX cũng thuộc sở hữu toàn dân, người lao động là chủ sở hữu có quyền sở hữu chi phối, định đoạt TLSX và sản phẩm làm ra nhưng thực tế thì người lao
Trang 7động chỉ là người làm công ăn lương, chế độ lương lại không hợp lý không phản ánh đúng số lượng & chất lượng lao động của từng cá nhân đã đóng góp
Do đó chế độ công hữu về TLSX cùng với ông chủ của nó trở thành hình thức, vô chủ, chính quyền (bộ, ngành chủ quản) là đại diện của chủ sở hữu là người có quyền chi phối, đơn vị kinh tế mất dần tính chủ động, sáng tạo, mất động lực lợi ích, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng lại không ai chịu trách nhiệm, không có cơ chế giàng buộc trách nhiệm, nên người lao động thờ
ơ với kết quả hoạt động của mình
Đây là căn nguyên nảy sinh tiêu cực trong phân phối, chỉ có một số người có quyền định đoạt phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền đặc lợi
Thực tế vận dụng quy luật này cho thấy chúng ta đã quá coi trọng vai trò của QHSX và cho rằng có thể đưa QHSX đi trước để mở đường, thúc đẩy LLSX cùng phát triển Việc áp dụng quan niệm ấy là hoàn toàn sai lầm, minh chứng cho điều đó là LLSX trong thời gian qua thấp kém, QHSX được duy trì ở trình độ quá cao Từ đó làm mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển LLSX với hình thức kinh tế - xã hội được áp đặt một cách chủ quan trên đất nước ta Mâu thuẫn đó đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế nước nhà: kinh tế chậm phát triển, sản xuất trì trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4% (trong khi chỉ tiêu đặt ra là 13-14%), tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập khẩu 1,576 triệu tấn lương thực, ngân sách thiếu hụt, giá cả hàng năm tăng 20%, nhập khẩu chiếm 4-5 phần xuất khẩu Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng, Qua đó, ta có thể thấy một thực tế của việc làm trái quy luật đã gây ra hậu quả nặng nề cho nền kinh tế đất nước là rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng Như vậy, QHSX
không phù hợp với trình độ LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX
Tuy vậy, trong quá trình lãnh đạo xã hội đẩy mạnh phát triển kinh tế Đang ta đang vận dụng quy luật sao cho QHSX luôn luôn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất̉, trên thực tế Đảng và Nhà nước ta đang từng
Trang 8bước điều chỉnh quan hê san xuât cả tầm vi mô và vĩ mô thời coi trọng việc đẩy mạnh phát triển lưc lương san xuât Điều đó đã có một tác động tích cực đối với nền kinh tế nước ta
2 Sự vận dụng quy luật này ở Việt Nam hiện nay
a Trình độ phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay
Thiết lập QHSX mới với những hình thức và bước đi phù hợp với trình độ phát triển của LLSX luôn luôn thúc đâỷ sản xuất phát triển với hiệu quả kinh
tế cao Trên cơ sở củng cố những đỉnh cao kinh tế trong tay nhà nước cách mạng Cho phép phục hồi và phát triển chủ nghĩa tư bản và buôn bán tự do rộng rãi có lợi cho sự phát triển sản xuất
Người lao động: Người lao động nước ta không ngừng tăng nhanh về cả số
lượng lẫn chất lượng Năm 2005, lực lượng lao động cả nước đạt 44.385 nghìn người, bình quân tăng 844 nghìn người/năm trong giai đoạn 1996-2005, tốc độ tăng bình quân 1,7% Năm 2012 đạt 52.384 nghìn người Về chất lượng lao động, nếu năm 1996, tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo là 12,3% thì đến năm 2005 là 24,79%, đến năm 2012 đạt 33,5% Hệ thống trường dạy nghề ngày càng mở rộng góp phần nâng cao trình độ người lao động Số lượng sinh viên tăng vượt bậc Tỉ lệ nhân lực trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng (Năm 2010 là 5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm 2013 là 6,9%) Những con số trên cho thấy rằng trình độ người lao động nước ta ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước
Công cụ lao động trong sản xuất ngày càng hiện đại và được sử dụng rộng rãi
hơn: Đúng như dự báo của C.Mác, theo đã phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực tế trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động Chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật hay là vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất
Trang 9Đối tượng lao động hiện nay cũng hiện đại hơn rất nhiều: nếu trước đây với
nền văn minh nông nghiệp thì đối tượng lao động chủ yếu là ruộng đất còn trong giai đoạn hiện nay, với nền văn minh cơ khí thì đối tượng lao động được mở rộng với các nguyên liệu như: than đá, chất đốt, dầu khí,…Ứng dụng các nguyên liệu sinh học, hạt nhân vào quá trình sản xuất, sử dụng các nguồn năng lượng mới như năng lượng gió, năng lượng mặt trời Nguyên vật liệu, tài nguyên khoáng sản, năng lượng không tái tạo được nước ta khai thác, phục vụ cho khai thác, sản xuất Nhiều loại máy móc hiện đại cũng đang được nước ta sản xuất như máy tính, các loại máy trong dây truyền sản xuất của doanh nghiệp Hệ thống điện, đường, trường, trạm cũng được nhà nước đầu
tư, phát triển
Tất cả tạo điều kiện cho sự phát triển ngày càng hiện đại của LLSX
b Những QHSX đang được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
QHSX chúng ta thiết lập và xây dựng hiện nay là QHSX trong nền kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là QHSX xã hội chủ nghĩa tiến
bộ vì nó hơn hẳn QHSX phong kiến và QHSX tư bản chủ nghĩa ( có bản chất bóc lột và ngày càng tỏ ra lỗi thời không phù hợp với lịch sử) Và QHSX xã hội chủ nghĩa sẽ dần xóa bỏ áp bức bóc lột đưa mọi thành viên trong bộ máy sản xuất và cả xã hội đến ấm no, hạnh phúc
- Đa dạng hóa các hình thức sở hữu: Do trình độ của LLSX ở nước ta hiện nay đa dạng, không đồng đều, nhiều trình độ do đó nước ta phải xây dựng một QHSX phù hợp Cùng với tiến trình xã hội hóa LLSX do công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại, con đường cơ bản của sự phát
triển “ QHSX xã hội chủ nghĩa ở nước ta là sự hình thành đa dạng các hình
thức sở hữu hỗn hợp, đan kết lẫn nhau giữa hai nhân tố công hữu và tư hữu bằng những hình thức kinh tế trung gian quá độ Trong đó, nhân tố công hữu
sẽ ngày càng tăng lên thông qua một quá trình tích lũy về lượng bằng những
Trang 10định hướng của Nhà nước phù hợp với sự phát triển của LLSX và theo đó yếu
tố công hữu sẽ ngày càng làm tốt hơn vai trò chi phối và chủ đạo trong nền
kinh tế” Các hình thức kinh tế quá độ để chuyển tư hữu thành công hữu là rất
đa dạng Thực tiễn cuộc sống và sự phát triển tư duy lý luận sẽ ngày càng bổ sung thêm những hình thức mới Cho đến nay chúng ta có thể khẳng định, để chuyển tư hữu thành công hữu không chỉ bằng con đường tịch thu, quốc hữu hóa hay bằng chủ nghĩa tư bản nhà nước, mà còn có thể bằng phát triển rộng rãi các hình thức của kinh tế hợp tác, các công ty cổ phần và các tổ chức kinh
tế của những người lao động làm chủ, liên doanh, liên kết Đa dạng có nghĩa
là chúng ta xây dựng một nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu nhà nước giữ
vị trí chủ đạo và then chốt trong nền kinh tế quốc dân Điều này hoàn toàn phù hợp với LLSX ở nước ta hiện nay Quan hệ sở hữu đang ngày càng tiến
bộ vì nó đang vận hành theo hướng hạn chế đến mức tối thiểu những tiêu cực trong quá trình sản xuất và phấn đấu đi đến xóa bỏ áp bức bóc lột đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn xã hội
- Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: Nếu trước kia chúng ta chỉ công nhận sự tồn tại của hai thành phần kinh tế: quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động VD ở nước ta tồn tại mô hình hợp tác xã, mô hình này trước thời kì đổi mới là các hợp tác xã mang tính chất ép buộc ( buộc mọi người vào làm trong hợp tác xã), tính công theo ngày không quan tâm tới năng suất, hiệu quả, tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong hợp tác, cũng như lợi ích của người lao động, công cụ lao động thủ công nên người này chăm chỉ, người khác vẫn có thể lười biếng Từ thực trạng tiêu cực đó nước ta không thể duy trì hai thành phần kinh tế đó nữa mà cần có sự đa dạng, mở rộng với việc công nhận thêm các thành phần kinh tế khác: thành phần kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản, tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh