1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận môn đường lối đề tài vấn đề XUẤT KHẨU gạo của VIỆT NAM TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA HIỆN NAY

22 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 90,46 KB

Nội dung

Cơ hội: Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phùhợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác cổ điển về phát triển kinh tế và chủ nghĩa duy vật lịch

Trang 1

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

1.1.1 Khái niệm

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt

ra cho mô hình kinh tế hiện tại của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nó được mô tả là mộtnền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường mà ở đó khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo trongnền kinh tế, hướng tới mục tiêu phát triển chủ nghĩa xã hội Kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch tập trung bằng nềnkinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường mà ở đó kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo.Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu

Đại hội XII xác định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa Việt Nam lànền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảmđịnh hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh

tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý cảu Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.”

1.1.2 Cơ hội, thách thức

a Cơ hội:

Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phùhợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác cổ điển về phát triển kinh tế và chủ nghĩa duy vật lịch sử,nơi chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xuất hiện khi điều kiện vật chất đã được phát triển đủ để pháttriển các mối quan hệ của chủ nghĩa xã hội Mô hình thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađược coi là một bước quan trọng để đạt được sự tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế cần thiếttrong khi có thể cùng tồn tại trong nền kinh tế thị trường toàn cầu và hưởng lợi từ thương mạitoàn cầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã tái khẳng định cam kết của mình đối với sự phát triển củanền kinh tế xã hội chủ nghĩa với những cải cách của thời kỳ Đổi mới Mô hình kinh tế này đượcbảo vệ từ quan điểm của chủ nghĩa Mác, trong đó tuyên bố rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chỉ

có thể xuất hiện sau khi phát triển nền tảng chủ nghĩa xã hội thông qua việc thiết lập nền kinh tếthị trường và kinh tế trao đổi hàng hóa, và chủ nghĩa xã hội sẽ chỉ xuất hiện sau khi giai đoạn nàyhoàn thành vai trò lịch sử của nó và dần tự chuyển hóa thành chủ nghĩa xã hội

Xuất phát từ việc cần kíp phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, Đảng và Nhànước ta đã chủ trương xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp chuyển sang nền

Trang 2

KTTT và hội nhập quốc tế Chủ trương đó nhanh chóng được các nhà đầu tư trong, ngoài nước

và đông đảo người sản xuất, tiêu dùng hưởng ứng Các doanh nghiệp tư nhân trong nước và cóvốn nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, hộ nông dân chuyển sang kinh doanh hàng hóa, hộ tưthương phát triển mạnh, thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển với quy mô ngày càng lớn,chủng loại phong phú hơn Thị trường tài chính, nhất là thị trường tín dụng và chứng khoán pháttriển khá nhanh Thị trường bất động sản, thị trường lao động và khoa học - công nghệ, dù cònchưa phát triển một cách chuẩn tắc, nhưng cũng đã hình thành Xuất khẩu, nhập khẩu phát triểnmạnh, đưa nước ta trở thành nước có nền kinh tế mở ở mức độ cao trong khu vực

b Thách thức:

Mặc dù từ Đại hội XI đã nhấn mạnh, vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nềnkinh tế, coi hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là một trong ba đột phá chiến lược…,nhưng nhiều năm đã trôi qua mà chủ trương ấy vẫn chưa đem lại thành quả như mong muốn:Kinh tế vĩ mô tuy cơ bản ổn định nhưng chưa vững chắc, còn phải đối mặt với nhiều khó khăn,thách thức Kinh tế phục hồi còn chậm, việc thực hiện tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, chuyển đổi

mô hình tăng trưởng gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu Những kết quả bướcđầu của việc thực hiện ba đột phá chiến lược chưa đủ để tạo ra sự chuyển biến về chất trong đổimới mô hình tăng trưởng Chất lượng tăng trưởng chưa thật sự được nâng cao và duy trì mộtcách bền vững

1.2 Tổng quan về xuất khẩu

1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu

Theo Điều 28 Luật Thương mại 2005: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa rakhỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi làkhu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

1.2.2 Các hình thức xuất khẩu

Ở Việt Nam có một số hình thức xuất khẩu chính:

- Xuất khẩu trực tiếp:

Trong hình thức này, hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương.Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ của quốc gia cũng như thông lệ mua bánquốc tế Người xuất khẩu tự đứng tên, đàm phán, bán hàng… nên gọi là trực tiếp Hình thứcthích hợp đối với gần như mọi loại hình doanh nghiệp, giúp chủ động được hoạt động kinhdoanh, khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế

Trang 3

Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, một trong những phương thức thức khá phổ biến làthanh toán qua tín dụng chứng từ L/C với những bước cần thiết: xin giấy phép, chuẩn bị hànghóa, làm thủ tục hải quan, giao hàng, tìm hiểu và mua bảo hiểm (nếu xuất theo điều kiện CIF,CIP), làm thủ tục nhận thanh toán.

- Xuất khẩu uỷ thác (gián tiếp):

Với hình thức này, bên có hàng sẽ ủy thác cho một đơn vị khác gọi là bên nhận ủy thác đểtiến hành xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác Doanh nghiệp nhận ủy thác cần ký kếthợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuấtkhẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuấtkhẩu từ chủ hàng đã ủy thác xuất khẩu

Thông thường, các doanh nghiệp chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài,quy mô kinh doanh còn nhỏ, nguồn lực hạn chế, chịu nhiều rào cản từ phía nhà nước sẽ áp dụnghình thức này Doanh nghiệp có thể xuất khẩu gián tiếp (ủy thác) thông qua công ty, tổ chức,xuất khẩu chuyên nghiệp hay một hãng khác…

- Gia công hàng xuất khẩu:

Công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu) từ công tynước ngoài về để sản xuất hàng hóa dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng Hàng hóa làm ra sẽ đượcxuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng Hình thức gia công xuất khẩu nàyđang ngày càng phát triển mạnh mẽ, được nhiều quốc giá có nguồn lao động dồi dào giá rẻ ápdụng Điều này tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới, mang lại việc làm cho người lao động.Việt Nam cũng gia công hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng như dệt may, da giầy, điệntử…

- Ngoài ra còn có mốt số hình thức xuất khẩu khác: xuất khẩu tại chỗ, tạm xuất tái nhập,tạm nhập tái xuất, buôn bán đối lưu, xuất khẩu theo nghị định thư ký kết giữa các Chính phủ…

1.2.3 Vai trò của xuất khẩu và xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam

Có thể tóm tắt vai trò của xuất khẩu với Việt Nam bao gồm:

- Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp Việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài chính làcách mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia, góp phần nâng tầm của doanh nghiệpnội địa Đây cũng là một trong những lợi ích chính yếu mà buôn bán quốc tế đem lại

- Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế Các công

ty lớn mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị ra thị trường quốc tế ngoài việc chiếm lĩnh thị

Trang 4

trường, còn giúp khẳng định tên tuổi công ty Quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì cũngđược khẳng định thương hiệu của chính quốc gia đó Có thể thấy rõ điều này qua thương hiệucác quốc gia như: Microsoft, Apple (Mỹ), Sony, Toyota (Nhật Bản), Samsung, Hyundai (HànQuốc),…

- Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước Lợi ích này mang tính vĩ mô, và cũng là yếu tố thenchốt mà các quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu để đảm bảo cán cân thanh toán và tăngtích lũy và dự trữ ngoại tệ

- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu thông qua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp

và các quốc gia Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụnglợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế so sánh của các nước

Trong các mặt hàng xuất khẩu, gạo có vai trò vị trí vô cùng quan trọng, là mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực đối với Việt Nam Từ năm 1989 gạo Việt Nam bắt đầu được xuất khẩu, góp mặtvào thị trường toàn cầu Dần dà ngành gạo xuất khẩu vươn mình lớn mạnh, trở thành nước xuấtkhẩu lớn trên thế giới Sự chuyển mình của ngành lúa gạo Việt Nam được cả thế giới nhìn nhận

và xem như một kỳ tích Tính đến năm 2018, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thếgiới sau Ấn Độ và Thái Lan Gạo Việt hiện đã có mặt ở gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ vớicác sản phẩm khá đa dạng như: Gạo hạt dài, gạo hạt ngắn, gạo thơm, gạo đồ, gạo hữu cơ… Đángchú ý, gạo Việt bước đầu đã thâm nhập được vào những thị trường có yêu cầu cao như: HànQuốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU… Nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rấtquan trọng

Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là một lợi thế lớn.Bởi những lợi thế căn bản như: đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực và đặc biệt yêucầu về vốn kỹ thuật trung bình, với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng điđúng đắn nhất Xuất khẩu gạo có tác động to lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất

cả các lợi thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập Gạo đóng vai trò quan trọng đối với anninh lương thực quốc gia trong điều kiện dân số tăng, đất nông nghiệp giảm do công nghiệp hóa,

đô thị hóa và tác động của biến đổi khí hậu Nhu cầu tiêu thụ và giá gạo thế giới ngày càng tăngtăng

Trang 5

2 THỰC TRẠNG2.1 Chủ trương của Đảng về xuất khẩu các nông sản trong quá trình công nghiệp hóa

Đại hội XII của Đảng ta đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh

tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng côngnghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trịgia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”(1) Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp ViệtNam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế

Đồng thời “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành công nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh tháiphát triển toàn diện về cả nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở pháthuy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ,nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả vàsức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninhlương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân Chútrọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trungruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước hình thành có tổhợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”(2)

Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và phát triểnnông thôn là: phát triển nông nghiệp bền vững; thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệphiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả cao; xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiệnđiều kiện sống của dân cư nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng,chống, giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệmôi trường

Trang 6

Đảng chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mớitrong giai đoạn 2016 – 2020 là: “tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triểnnông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân”(3).Đây lànhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi quá trình sản xuất nông nghiệp những năm gần đây tuy đã đạtđược nhiều thành tựu, nhưng kém bền vững và còn nhiều thách thức.

(1), (2), (3) ĐCSVN: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trungương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.92, 93, 281, 283-284

b Chủ trương của Đảng về xuất khẩu nông nghiệp

Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam khẳng định xuất khẩu nông nghiệp, đặc biệt làxuất khẩu gạo chiếm một vị trí quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam và gópphần đảm bảo an ninh lương thực cho cả khu vực và thế giới Việt Nam có vai trò ngày càngquan trọng trong phối hợp với các tổ chức đối tác, các nước xuất, nhập khẩu gạo, không chỉ ở giátrị chuỗi cung ứng gạo mà còn tham gia phát triển công nghệ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt làlĩnh vực lúa gạo, góp phần đảm bảo an ninh lương thực

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, địnhhướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó tập trung quan tâm pháttriển thị trường xuất khẩu gạo để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu gạo; định hướng chocông tác quy hoạch và tổ chức sản xuất lúa gạo hàng hóa trong nước theo hướng bảo đảm chấtlượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu, quy định củathị trường

Đồng thời, gắn phát triển thị trường xuất khẩu gạo với nâng cao năng lực cạnh tranh, xâydựng thương hiệu của sản phẩm gạo xuất khẩu và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo ViệtNam trên thị trường, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuấtkhẩu

c Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017

-2020, định hướng đến năm 2030.

1 Phát triển thị trường xuất khẩu gạo để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu gạo, gópphần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân, nâng cao thu nhập củangười nông dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực trong nước, bảo vệ môi trường sinhthái

Trang 7

2 Phát triển thị trường xuất khẩu gạo để định hướng cho công tác quy hoạch và tổ chứcsản xuất lúa gạo hàng hóa trong nước theo hướng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phùhợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường.

3 Phát triển thị trường xuất khẩu gạo gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựngthương hiệu của sản phẩm gạo xuất khẩu và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam;tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu

4 Phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo hướng đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộcvào một số thị trường nhất định phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế và hợp tác quốc

tế về đầu tư sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo; khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các hiệpđịnh thương mại tự do, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên

5 Phát triển thị trường xuất khẩu gạo nhằm cụ thể hóa và gắn với việc thực hiện Chiếnlược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược Hộinhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030; Đề án phát triểncác thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu ngànhnông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Đề án tái cơ cấungành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển thương hiệugạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2.1.2 Chính sách của Nhà nước

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, Nông nghiệp đã và đang cónhững đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt thể hiện qua sự thành công và tăng trưởngtrong việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế Kim ngạch xuất khẩu nôngsản 8 tháng năm 2019 đạt 26,58 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có một sốnhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD Với kết quả này, Việt Nam đã từng bướckhẳng định và tiếp tục củng cố vị trí là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới: chúng ta thuộcnhóm top 15 nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới Những thành tựu như vậy có được lànhờ một phần đóng góp không nhỏ của những chính sách thuận lợi hóa thương mại, đơn giảnhóa thủ tục xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu của Chính phủ

Bên cạnh những chính sách hiện tại, không thể không kể đến vai trò quan trọng của cácHiệp định thương mại tự do (FTA) Ngoài việc giúp mở rộng hơn nữa thị trường, chuyển dịch cơcấu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, còn đảm bảo một môi trường kinh doanh và pháp lý ổnđịnh, thông thoáng cho nhà đầu tư nhờ những cam kết mạnh mẽ về mở cửa thị trường và quản trịnhà nước

Trang 8

Việt Nam đã tham gia một số FTA “thế hệ mới”, cụ thể là Hiệp định Đối tác Toàn diện vàTiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam ngày 14 tháng

1 năm 2019 và Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được

ký kết ngày 30 tháng 6 năm 2019 Việc này chắc chắn mở ra một giai đoạn hợp tác mới đầy triểnvọng, kỳ vọng mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và tạo ra sức bật lớn chongành công nghiệp của cả Việt Nam và các đối tác

Hiệp định CPTPP với 10 đối tác, trong đó có những đối tác mà thông qua Hiệp định này,Việt Nam lần đầu thiết lập mối quan hệ thương mại tự do song phương như Ca-na-đa, Chi-lê,Mê-hi-cô và Pê-ru, sẽ mở ra các cơ hội hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và các đối tácCPTPP

Với CPTPP, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được hưởng thuếsuất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm, ví dụ như một số loại thủy sản(cá, tôm), các loại rau quả tươi và rau quả chế biến, gạo, các loại hạt khô… Đây là cơ hội tiềmnăng để các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu cũng như góp phần đa dạng hóa thịtrường xuất khẩu cho các mặt hàng nông lâm thủy sản có thế mạnh của ta

Với EVFTA, đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cảViệt Nam và EU, góp phần củng cố mối quan hệ song phương theo hướng chiến lược, toàn diện

và bền vững Về góc độ mở cửa thị trường, Hiệp định này sẽ đem lại cơ hội lớn cho lĩnh vựcnông nghiệp khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm xuống về 0%sau một lộ trình ngắn Cụ thể: ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 70,3% kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0% Sau 07 năm, 99,7% kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam sẽ được hưởng thuế 0%, một số ít các mặt hàng còn lại sẽ được nhập khẩu vào EU theo hạnngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%

2.2 Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm gần đây

2.2.1 Thành tựu

2.2.1.a Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019

▪ Các loại gạo Việt Nam xuất khẩu

Không chỉ tự cung đủ gạo, Việt Nam cũng đã trở thành một nước xuất khẩu gạo từ năm

1989 và hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới Xuất khẩu gạo trong những năm gầnđây đã đạt được những thành tựu đáng kể, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước phục vụcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và cho chính ngành công nghiệp Từ năm 2000 đến năm

2018, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 3,48 triệu tấn lên 6,12 triệu tấn, chiếm hơn

Trang 9

20 phần trăm khối lượng gạo được xuất khẩu trên thế giới Gạo cũng là sản phẩm thực phẩm xuấtkhẩu lớn nhất của Việt Nam đạt giá trị 2 - 3,7 tỷ đôla.

Việt Nam đã mở rộng thị trường ra trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ Nhìn chung, cho đếnnay thị trường gạo của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể, không những về chiều rộng mà còntheo chiều sâu Được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây

Tổng khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2019

Tổng khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam

giai đoạn 2010-2019

Lượng Trị giáCác loại gạo xuất khẩu quen thuộc của Việt Nam đó là: Gạo trắng, gạo lứt, gạo tấm, gạo nếp,…

Đơn vị: nghìn tấn

Trang 10

Gạo lứt Gạo đã xát Tấm Trị giá

▪ Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (đứng thứ 3 sau Ấn Độ vàThái Lan) Các mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnhthổ trên thế giới Trong đó, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia và Ghana là những thịtrường nhập khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU GẠO SANG CÁC THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU GẠO LỚN

CỦA VIỆT NAM (Đơn vị: triệu USD)

Trang 11

Indonesia 150,618 266,721 128,571 5,883 362,663

Nguồn: Cục thống kê Việt Nam, Trademap

KHỐI LƯỢNG GẠO VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG CÁC THỊ TRƯỜNG

NHẬP KHẨU CHỦ YẾU (Đơn vị: tấn)

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Trademap và Cục thống kê Việt Nam, từ cuối năm

2018, phía Bộ đã xác định xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn ở các thị trường lớn nhưIndonesia, Bangladesh, Trung Quốc do đều giảm nhập Trong đó, đặc biệt là Trung Quốc nămnay giảm nhập 65% gạo của Việt Nam “Với thị trường Trung Quốc, hiện có thêm các nướctham gia cung cấp gạo cho Trung Quốc Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác.Chưa kể, vấn đề còn là một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc chưa đạtđược kiểm tra an toàn chất lượng” Ông Nguyễn Quốc Toàn - Cục trưởng Cục Chế biến và Pháttriển thị trường nông sản nói và cho biết, có những thời điểm Trung Quốc tiến hành xả kho gạo

dự trữ nên cũng giảm nhập (Nguồn: https://vietnamnet.vn) Số liệu từ Hải quan Việt Nam cũng

cho thấy, lượng gạo xuất sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2019 đã giảm tới 66% so vớicùng kỳ năm 2018, xuống còn 318.100 tấn Chính vì thế, Trung Quốc từ nước nhập khẩu gạo lớnnhất của Việt Nam nay đã bị thế chỗ bởi Philipines

Trong 9 tháng đầu năm 2019, các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam nhưTrung Quốc, Malaysia, Indonesia, Ghana, đều giảm lượng gạo nhập khẩu đáng kể so với cùng

kỳ năm ngoái (theo bảng phân tích dưới đây) Như vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra đó là mở rộng thịtrường xuất khẩu gạo để đạt được mục tiêu đã đề ra trong CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNGĐẾN NĂM 2030 (Số: 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 03/07/2017) :

Ngày đăng: 05/05/2020, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Bùi Xuân Lưu, Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Ngoại thương
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động Xã hội
4. PGS. TS. Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương,“Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta”, Tuyên giáo – Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta”
5. Đỗ Minh, “Hạt gạo Việt - Hành trình vươn xa”, Báo Hà Nội mới : http://hanoimoi.com.vn 6. Cục chế biến và Phát triển nông sản: http://chebien.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hạt gạo Việt - Hành trình vươn xa”
11. Trang thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam: http://vinanet.vn/ Link
12. Vietnam.net : https://vietnamnet.vn/xuat-khau-gao-tag66716.html Link
2. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chương IV- Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.3. Luật Thương mại 2005 Khác
13. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:http://chinhphu.vn Khác
14. Thư viện pháp luật : https://thuvienphapluat.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w